intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học trích đoạn tiểu thuyết "Ông già và biển cả" trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 theo đặc trưng thể loại

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

58
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm ra một định hướng dạy học và phương án cụ thể dạy học trích đoạn tiểu thuyết "Ông già và biển cả" vừa phù hợp với đặc trưng thể loại của tác phẩm, vừa phù hợp với tầm tiếp nhận của học sinh lớp 12 Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học trích đoạn tiểu thuyết "Ông già và biển cả" trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 theo đặc trưng thể loại

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LA THỊ MINH THÙY DẠY HỌC TRÍCH ĐOẠN TIỂU THUYẾT "ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ" TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN LỚP 12 THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thái Nguyên, năm 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LA THỊ MINH THÙY DẠY HỌC TRÍCH ĐOẠN TIỂU THUYẾT "ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ" TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN LỚP 12 THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI Chuyên ngành : LL&PP DH Văn - Tiếng Việt Mã số : 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Hữu Bội Thái Nguyên, năm 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoạn đây là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hoàng Hữu Bội. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác. Các thông tin, số liệu, trích dẫn trong luận văn đều đã được trích rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Thái Nguyên, ngày 16 tháng 4 năm 2016 TÁC GIẢ LUẬN VĂN La Thị Minh Thùy XÁC NHẬN XÁC NHẬN CỦA KHOA CHUYÊN MÔN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNi http://www.lrc.tnu.edu.vn
  4. LỜI CẢM ƠN Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn khoa học, tận tình và độ lượng của Thầy giáo, TS. Hoàng Hữu Bội trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Và các Thầy giáo, Cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã tận tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người thân yêu đã luôn bên tôi, động viên, giúp đỡ, khích lệ tôi trong những ngày học tập tại trường Thái Nguyên, tháng 04 năm 2016 Tác giả luận văn La Thị Minh Thùy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNii http://www.lrc.tnu.edu.vn
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT GV : Giáo viên HS : Học sinh PTTH : Phổ thông trung học THPT : Trung học phổ thông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iii http://www.lrc.tnu.edu.vn
  6. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………i LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………….ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………………….iii MỤC LỤC .......................................................................................................... iv PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 8 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 8 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 9 7. Dự kiến cấu trúc của luận văn ..................................................................... 9 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................ 11 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC TRÍCH ĐOẠN TIỂU THUYẾT "ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ" CỦA HÊMINGWAY .................................................................................................. 11 1.1 Cơ sở lí luận ............................................................................................. 11 1.1.1 Lí luận về phương pháp dạy học theo đặc trưng thể loại - thể loại tiểu thuyết ...................................................................................................... 11 1.1.2 Đặc trưng tiểu thuyết Hêmingway và tiểu thuyết "Ông già và biển cả" .. 17 1.2 Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 29 1.2.1 Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của trích đoạn "Ông già và biển cả" trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, tập 2 ............................................ 29 1.2.2 Giáo viên với việc dạy trích đoạn tiểu thuyết "Ông già và biển cả" trong trường PTTH hiện nay ......................................................................... 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
  7. 1.2.3 Học sinh với việc học trích đoạn tiểu thuyết "Ông già và biển cả" trong trường PTTH hiện nay. ........................................................................ 41 Chương 2: ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC TRÍCH ĐOẠN TIỂU THUYẾT "ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ" ........................................................................................... 44 2.1 Nguyên lý "Tảng băng trôi" và cách tiếp cận trích đoạn tiểu thuyết "Ông già và biển cả" theo nguyên lý "Tảng băng trôi" ................................. 44 2.1.1 Nguyên lý "Tảng băng trôi".................................................................. 44 2.1.2 "Ông già và biển cả" - nhìn từ lý thuyết "Tảng băng trôi" .................. 45 2.2 Định hướng dạy học của sách giáo viên và sách tham khảo ................... 50 2.2.1 Định hướng dạy học của sách giáo viên ............................................... 50 2.2.2 Định hướng dạy học của sách tham khảo ............................................. 56 2.3 Định hướng dạy học của luận văn ........................................................... 66 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................... 77 3.1 Thiết kế bài học trích đoạn tiểu thuyết "Ông già và biển cả" .................. 77 3.2 Tổ chức dạy học thực nghiệm đối chứng ................................................ 86 3.3 Kết quả thực nghiệm................................................................................ 88 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................... 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNv http://www.lrc.tnu.edu.vn
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Về mặt lí luận Vấn đề dạy học tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại là vấn đề không mới. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Thế nhưng hầu hết các công trình mới chỉ đưa định hướng chung chung mà chưa đi đến từng tác phẩm cụ thể, nhất là đối với các tác phẩm văn học nước ngoài được lựa chọn vào chương trình sách giáo khoa phổ thông. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài "Dạy học trích đoạn tiểu thuyết "Ông già và biển cả" trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 theo đặc trưng thể loại" với mong muốn vận dụng lý thuyết chung vào dạy học một tác phẩm cụ thể - tác phẩm "Ông già và biển cả" của nhà văn Hemingway với hi vọng góp thêm một tiếng nói nhỏ vào lý luận dạy học theo đặc trưng thể loại. 1.2 Về mặt thực tiễn Các tác phẩm văn học nước ngoài được đưa vào chương trình phổ thông đều là những tác phẩm có giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật đặc sắc tiêu biểu cho các nền văn học trên thế giới. Chẳng hạn văn học Trung Quốc có thơ Đường của Đỗ Phủ, Lí Bạch, Bạch Cư Dị, truyện ngắn của Lỗ Tấn; Văn học Nhật Bản có thơ Haicư; văn học Ấn Độ có Ramayana, thơ của Tagor; Văn học Nga có các sáng tác của Puskin, Léptônxtoi, Sêkhốp, Gorki, Sôlôkhôp; Văn học Anh có các sáng tác của Sếchxpia; Văn học Pháp có các tác phẩm của Huygô, Banzắc; Văn học Mĩ có các tác phẩm của Hêmingway, Mark Twain... Tuy nhiên, văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn ở bậc Trung học phổ thông trong qua trình giảng dạy và học tập, giáo viên và học sinh gặp không ít khó khăn, nhất là theo yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Một số giáo viên chú trọng dạy tác phẩm văn học Việt Nam hơn văn học nước ngoài. Phương pháp dạy học các tác phẩm văn học nước ngoài chưa được quan tâm nhiều. Thêm nữa, sự khác biệt trong văn hóa cũng gây nhiều khó khăn 1
  9. trong tiếp nhận và giảng dạy. Nhiều nhà quản lý, giáo viên và cả học sinh chưa thấy được hết vai trò quan trọng của văn học nước ngoài với việc bồi dưỡng thẩm mĩ, vốn văn hóa của học sinh. Tác phẩm “Ông già và biển cả” của nhà văn Hêmingway là tác phẩm đỉnh cao của văn xuôi hiện đại Mĩ nói riêng và văn học thế giới nói chung. Tác phẩm đã đem đến cho nhà văn Hêmingway giải Nobel văn học vào năm 1954. Tác phẩm này không chỉ mang nhiều ý nghĩa nhân sinh sâu sắc mà còn thể hiện nguyên lý sáng tác độc đáo do nhà văn đề xuất ra - nguyên lý “Tảng băng trôi”. Tuy nhiên, đây là một tác phẩm mà các yếu tố ngôn ngữ, cốt truyện, nhân vật… rất cô đọng nhưng lại hàm chứa nhiều tầng ý nghĩa, đòi hỏi người đọc tác phẩm phải bằng kinh nghiệm, hiểu biết bản thân mới khám phá ra được các tầng nghĩa đó. Do đó trong quá trình dạy học giáo viên không khỏi lúng túng và cảm thấy khó khăn khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu, cảm thụ, khám phá tác phẩm. Những lí do trên đây là cơ sở để chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “Dạy học trích đoạn tiểu thuyết “Ông già và biển cả” trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 theo đặc trưng thể loại” với hi vọng đóng góp thêm một vài ý kiến để khắc phục những khó khăn mà giáo viên và học sinh gặp phải trong quá trình dạy và học tác phẩm. 2. Lịch sử vấn đề Ernest Hêmingway (1899 - 1961) là một trong số ít những nhà văn nước ngoài được quan tâm, đầu tư dịch thuật, nghiên cứu khá kĩ lưỡng ở Việt Nam. Vào đầu những năm 90 là thời điểm mà Hêmingway được lựa chọn vào giảng dạy ở nhà trường, chỉ mới có ba tiểu thuyết của Hêmingway được dịch ở cả hai miền Nam - Bắc. Nhưng cho đến nay hầu hết các tác phẩm của Hêmingway đều đã được dịch và có mặt tại Việt Nam. Số lượng các đầu sách, bài viết trên báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu về Hêmingway và các tác phẩm của nhà văn này đã lên đến con số hơn 100 bài. Đây là một số lượng đáng kể với một 2
  10. tác giả nước ngoài tại Việt Nam. Sau đây là một số cuốn sách và công trình nghiên cứu đáng chú ý: 2.1 Sách và các công trình nghiên cứu về tác phẩm của Hemingway: Nghiên cứu và đánh giá về tác phẩm "Ông già và biển cả" có các các bài viết: - "Ông già và biển cả và sự cách tân của Hêmingway đối với thể loại văn xuôi thế kỉ XX" của tác giả Huy Liên. Tác giả chỉ ra những cách tân của Hêmingway với thể loại văn xuôi như: sử dụng hình thức văn xuôi tương đối nhỏ nhưng có sức chứa những hiện tượng và vấn đề to lớn trong cuộc sống con người, xã hội; Đổi mới các yếu tố cấu trúc thể loại; Sử dụng thủ pháp điệp khúc tạo âm hưởng vang vọng xung quanh nhân vật... - "Ông già và biển cả - tiểu thuyết hiện thực xuất sắc thế kỉ XX" của Lê Đình Cúc: "Hêmingway đã kết hợp nhiều phương pháp nghệ thuật để xây dựng nên tác phẩm. Bút pháp hiện thực là cơ sở cho bút pháp tượng trưng, bút pháp ấn tượng với những lợi thế của chúng đã tạo nên tính đa thanh đa nghĩa cho tác phẩm. Với bút pháp hiện thực Hêmingway đã xây dựng thành công nhân vật ông lão đánh cá Santiago với điển hình mang ý nghĩa khái quát cao nhất. Ông già Santiago là một ông lão đánh cá người Cuba nhưng toàn bộ tác phẩm đã cho người đọc một chân dung mới, là hình ảnh loài người với vấn đề của nhân loại".[5, tr.390] - Bài nghiên cứu "Người góp phần đổi mới tư duy văn xuôi" của Vương Trí Nhàn đã chỉ ra những đặc sắc của văn xuôi Hêmingway như: độc đáo trong giọng văn, sự phá bỏ cốt truyện, tạo mạch ngầm và khoảng trống cho văn bản. Theo Vương Trí Nhàn, qua các tác phẩm của Hêmingway "Các nhà nghiên cứu có thể tìm thấy dấu vết của một khuynh hướng chi phối văn học hiện đại: sự tan rã của các truyền thống, sự sụp đổ của ý niệm thống nhất về thời gian, sự chuyển hóa nhanh chóng từ cái hợp lí sang phi lí, và một khát vọng mà thế kỉ trước coi là điên rồ, làm sao để tác phẩm nghệ thuật chỉ là nó, chứ không biểu đạt một cái gì khác".[5, tr.312] 3
  11. - "Đối thoại và độc thoại nội tâm của Hêmingway", "Nguyên lý tảng băng trôi và "Ông già và biển cả"" của Lê Huy Bắc. Trong bài "Đối thoại và độc thoại nội tâm của Hêmingway" tác giả đã tiến hành khảo sát đối thoại và độc thoại nội tâm qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu của nhà văn. Kết quả khảo sát cho thấy "chỉ ở những tác phẩm sau 1937, khi người kể chuyện ở ngôi thứ ba hiện diện nhiều hơn thì độc thoại nội tâm của Hêmingway có những bước phát triển riêng. Từ đối thoại qua độc thoại nội tâm, Hêmingway gần như chuyển sang sáng tác từ truyện ngắn sang tiểu thuyết. Thế giới tiểu thuyết của ông là thế giới của những cách tân thuộc phạm vi độc thoại nội tâm" [5, tr.330]. Còn trong bài "Nguyên lý tảng băng trôi" và "Ông già và biển cả" " tác giả đã có những phân tích, lí giải khá sâu sắc về ý nghĩa hình tượng nguyên lý "tảng băng trôi", các "tầng chìm" văn bản và các quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu xung quanh hình tượng nhân vật Santiago. - "Nghệ thuật xây dựng truyện ngắn Hêmingway và nguyên tắc tảng băng trôi" của Trần Thị Thuật: "Thực sự thì Hêmingway, một mặt, luôn nỗ lực xây dựng thế giới tác phẩm mình với một dung lượng ngôn từ tối thiểu, một mặt, lại tìm cách để khả năng biểu hiện của thế giới ấy đạt mức tối đa, theo hướng cảm xúc thẩm mĩ của người tiếp nhận. Nói cách khác Hêmingway luôn đòi hỏi người đọc thâm nhập thế giới ấy một cách tích cực; cùng thở trong chính cái không khí của nó, và sống đồng thời với những trạng huống của nhân vật". [5, tr.338] - "Tiểu thuyết Hêmingway" của Đặng Anh Đào đề cập đến những kĩ thuật viết văn xuôi độc đáo của Hêmingway trong ba cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của Hêmingway là "Giã từ vũ khí"; "Chuông nguyện hồn ai" và "Ông già và biển cả". Đặc biệt với tiểu thuyết "Ông già và biển cả" tác giả đề cập đến những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện, điểm nhìn, hiện thực và biểu tượng trong tác phẩm. Theo tác giả thì: "Nếu xét trên bề mặt, thì "Ông già và biển cả" ít có mối liên hệ chặt chẽ với một số tiểu thuyết trước đó của Hêmingway như "Giã từ vũ khí"; "Chuông nguyện hồn ai"... hoặc một số 4
  12. truyện ngắn như "Năm mươi ngàn đô la"; "Người không thể chiến bại"; "Bọn giết người"... Nhưng nếu xét sâu hơn, thì những nét mới mẻ và độc đáo ở đây vẫn chỉ là sự phát triển một số nét đặc sắc về kiểu người hùng, về nghệ thuật kể chuyện vốn dĩ đã tiềm tàng từ trước ở tác phẩm của ông"..." [5, tr.266]. - Trong bài "Đọc "Ông già và biển cả" tác giả Phong Lê đề cập đến chủ nghĩa nhân đạo của Hêmingway. Theo Phong Lê chủ nghĩa nhân đạo được đề cập ngay trong triết lí câu chuyện, trong tính cách và hành động của nhân vật. Tác giả nhấn mạnh "tác phẩm có cái nhìn rất hiện thực về con ngưởi và dĩ có được chính do lòng tha thiết tin yêu con người của Hêmingway".[5, tr.239] - "Bàn về "Ông già và biển cả" của nhà nghiên cứu Phùng Văn Tửu bàn về vấn đề nội dung và hình thức trong tác phẩm "Ông già và biển cả". Tác giả đã có những phân tích sâu sắc về cốt truyện, ngôn ngữ, cấu tứ, độc thoại nội tâm mà nhà văn Hêmingway sử dụng trong tác phẩm này. Trên cơ sở phân tích mặt hình thức của tác phẩm tác giả đi vào lí giải về mặt nội dung, thử khám phá những nghĩa hàm ẩn trong tác phẩm. Phùng Văn Tửu đánh giá: "Với nghệ thuật "tảng băng trôi" và nghệ thuật độc thoại nội tâm được vận dụng đến độ thuần thục và nhiều tìm tòi đổi mới khác về kĩ thuật tiểu thuyết, Hêmingway "là một trong những nhà văn gây nên sóng gió trong cái biển cả mênh mông là văn học" (Trifonov)".[5, tr.275] 2.2 Sách và các công trình nghiên cứu về dạy - học tác phẩm "Ông già và biển cả" Nghiên cứu về dạy - học tác phẩm "Ông già và biển cả" trong nhà trường phổ thông có các bài viết như: "Dạy học tác phẩm của Hêmingway ở một số trường PTTH miền núi phía Bắc" của Phạm Ngọc Thưởng; "Hêmingway với học sinh phổ thông trung học Đà Nẵng" của Lê Quang Đức. Các tác giả này tiến hành điều tra khảo sát tình hình dạy và học văn học Mĩ nói chung và Hêmingway nói riêng trong nhà trường phổ thông ở một số trường miền núi phía Bắc và một số 5
  13. trường ở địa bàn tỉnh Đà Nẵng nhằm giúp các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý giáo dục có một cái nhìn thực tế hơn về dạy - học văn học Mĩ nói chung và dạy học tác phẩm Hêmingway nói riêng. Bài viết "Để giúp giáo viên giảng dạy tốt hơn tác phẩm của Hêmingway ở PTTH"của thạc sĩ Bùi Thị Kim Hạnh đăng trên báo Nghiên cứu giáo dục số 10/1998 đã tiến hành so sánh hai trích đoạn khác nhau trong tác phẩm "Ông già và biển cả" được đưa vào giảng dạy ở hai miền Nam - Bắc. Với hai đoạn trích này tác giả so sánh về các phần: khái quát, giảng văn, câu hỏi hướng dẫn, bài tập... để thấy được sự khác nhau trong quan điểm và mục đích biên soạn của hai bộ sách. Từ đó đề ra hướng tiếp cận phù hợp với từng văn bản cụ thể Về sách hướng dẫn dạy học gồm có: - Sách giáo viên Ngữ văn lớp 12 (chương trình chuẩn): Hướng dẫn dạy trích đoạn "Ông già và biển cả". * Về nội dung của bài dạy yêu cầu làm rõ các đơn vị kiến thức như: - Học sinh hiểu được niềm tin, ý chí và nghị lực của con người gửi gắm trong tác phẩm. - Phân biệt được các kiểu ngôn từ đối thoại, độc thoại nội tâm và hiểu cách viết theo nguyên lí "Tảng băng trôi" của Hêmingway * Về phương pháp: - Giáo viên chỉ chọn những chi tiết thật tiêu biểu để minh họa cho các luận điểm. * Tiến trình giờ dạy: Bước 1: Giáo viên cho học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm và nội dung nguyên lí "Tảng băng trôi". Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản trên cơ sở thảo luận và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Bước 3: Hướng dẫn học sinh thực hiện các bài tập nâng cao. - Cuốn "Dạy - học văn học nước ngoài Ngữ văn 12" của tác giả Lê Huy Bắc, theo tác giả nội dung bài dạy cần làm rõ: 6
  14. - Khai thác mối quan hệ giữa ông lão và con cá Kiếm, ngôn từ độc thoại, độc thoại nội tâm của ông lão để hướng đến việc tin tưởng, đề cao con người và cắt nghĩa nguyên nhân tồn tại của con người trên trái đất này. Các bước thực hiện: Bước 1: Tìm hiểu tác giả tác phẩm Bước 2: Đọc - hiểu văn bản: tóm tắt tác phẩm và phân tích tác phẩm - Cuốn "Thiết kế dạy học ngữ văn 12" của tác giả Hoàng Hữu Bội thì việc dạy học trích đoạn này cần làm rõ các nội dung sau: - Tìm ra các nghĩa hàm ẩn chứa trong tác phẩm. - Khai thác cả mặt nổi và chìm của "Tảng băng trôi" ở hai sự kiện được tái hiện trong văn bản là: + Cuộc chiến đấu giữa ông lão và con cá + Hình ảnh con cá và thái độ của ông lão với nó Bài học được dẫn dắt theo các bước: Bước 1: Đọc văn bản và tìm hiểu tác giả, tác phẩm Bước 2: Xem xét từng nội dung của văn bản Bước 3: Khơi gợi học sinh trao đổi những vấn đề tác giả đề ra trong tác phẩm Việc nghiên cứu các bài viết về văn học Mĩ, về Hêmingway, về tác phẩm "Ông già và biển cả" cùng với các bài điều tra, khảo sát tình hình dạy - học tác phẩm trong nhà trường, các bài thiết kế bài giảng dạy, phân tích tác phẩm trên đã giúp chúng tôi có cái nhìn khách quan hơn, hiểu một cách đúng đắn hơn về tác phẩm, đồng thời gợi mở, bổ sung thêm nguồn kiến thức giúp chúng cho chúng tôi hoàn thiện thêm đề tài nghiên cứu: "Dạy học trích đoạn tiểu thuyết "Ông già và biển cả" trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 theo đặc trưng thể loại". Về các công trình nghiên cứu khoa học có: - Luận án tiến sĩ Ngữ văn: “Hêmingway ở Việt Nam” của tác giả Bùi Thị Kim Hạnh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Luận án nghiên về tình hình tiếp nhận các tác phẩm của Hêmingway tại Việt Nam, sự giao thoa giữa Hêmingway và 7
  15. các nhà văn đương đại Việt Nam, việc dạy và học tác phẩm của Hêmingway trong nhà trường Việt Nam. - Luận án tiến sĩ Ngữ văn: “Kiểu nhân vật trung tâm trong các tác phẩm của Hêmingway” của tác giả Lê Huy Bắc, Đại học Sư phạm Hà Nội. Nghiên cứu về các đặc điểm của nhân vật trung tâm trong các tác phẩm của Hê mingway - Luận văn thạc sĩ Ngữ văn: “Truyện ngắn chiến tranh của Ernest Hemingway” của tác giả Nguyễn Tiến Dũng, Đại học sư phạm Hồ Chí Minh. Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu về đặc trưng truyện ngắn chiến tranh của Hêmingway ở phương diện ngôn ngữ, kết cấu, đề tài và thi pháp. 3. Mục đích nghiên cứu - Tìm ra một định hướng dạy học và phương án cụ thể dạy học trích đoạn tiểu thuyết "Ông già và biển cả" vừa phù hợp với đặc trưng thể loại của tác phẩm, vừa phù hợp với tầm tiếp nhận của học sinh lớp 12 Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Tác phẩm “Ông già và biển cả” của Hêmingway và phương pháp dạy học trích đoạn tiểu thuyết "Ông già và biển cả" của Hêmingway trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 ở nhà trường PTTH Việt Nam theo đặc trưng thể loại. 4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài Phương pháp dạy học trích đoạn tiểu thuyết “Ông già và biển cả” của nhà văn Hêmingway trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 theo đặc trưng thể loại. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu trên bình diện lý thuyết - Lý thuyết phương pháp dạy tác phẩm theo đặc trưng thể loại. - Nguyên lý "Tảng băng trôi" và đặc trưng tiểu thuyết của Hêmingway nói chung và tác phẩm "Ông già và biển cả" nói riêng. 5.2 Khảo sát thực tiễn dạy và học 8
  16. - Vị trí của trích đoạn tiểu thuyết "Ông già và biển cả" trong chương trình Ngữ văn phổ thông . - Học sinh với việc học tác phẩm: Học sinh học như thế nào? Học sinh đã đọc toàn bộ tác phẩm hay chưa? Có cảm thấy hứng thú không? Học sinh có ấn tượng gì và ấn tượng với chi tiết nào trong tác phẩm? - Giáo viên với việc dạy tác phẩm: Giáo viên có hiểu biết về tác giả, tác phẩm như thế nào? Dạy tác phẩm ra sao? trong dạy học tác phẩm này có điều gì khó khăn? Giáo viên có kinh nghiệm gì về phương pháp dạy tác phẩm có hiệu quả? 5.3 Thực nghiệm sư phạm Thiết kế bài học và dạy học thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi và tính hiệu quả của phương án do luận văn đề xuất. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1 Vận dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phương pháp tổng hợp lý luận: sử dụng phương pháp này nhằm đưa ra các đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết của nhà văn Hêmingway nói riêng, tìm hiểu đặc điểm cảm thụ của học sinh THPT để đưa ra nội dung, phương pháp, biện pháp dạy học cụ thể về trích đoạn tiểu thuyết “Ông già và biển cả”trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, tập 2. 6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Chúng tôi sử dụng các phương pháp: - Phương pháp thống kê để xử lý số liệu thu thập được trong quá trình điều tra khảo sát và thực nghiệm. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn để nắm bắt thực trạng dạy – học văn học nước ngoài ở nhà trường phổ thông như thế nào? Qua đó phục vụ cho nghiên cứu đề tài được sát thực hơn, góp phâng nâng cao hiệu quả dạy và học. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm thực nghiệm những đề xuất của luận văn. 7. Cấu trúc của luận văn 9
  17. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học trích đoạn tiểu thuyết "Ông già và biển cả" của Hêmingway 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Lý luận về phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại 1.1.2 Đặc trưng tiểu thuyết Hêmingway và tiểu thuyết "Ông già và biển cả" 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của trích đoạn tiểu thuyết "Ông già và biển cả" 1.2.2 Giáo viên với việc dạy trích đoạn tiểu thuyết "Ông già và biển cả" trong trường THPT hiện nay 1.2.3 Học sinh với việc học trích đoạn tiểu thuyết "Ông già và biển cả" trong trường THPT hiện nay Chương II: Định hướng dạy học trích đoạn tiểu thuyết “Ông già và biển cả” của Hêmingway 2.1 Nguyên lý "Tảng băng trôi" và cách tiếp cận trích đoạn tiểu thuyết "Ông già và biển cả" theo nguyên lý tảng băng trôi 2.2 Định hướng dạy học của sách giáo viên và sách tham khảo 2.3 Định hướng dạy học của luận văn Chương III: Thực nghiệm sư phạm 3.1 Thiết kế dạy học trích đoạn tiểu thuyết "Ông già và biển cả" trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 3.2 Tổ chức dạy học thực nghiệm 3.3 Kết quả thực nghiệm 10
  18. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC TRÍCH ĐOẠN TIỂU THUYẾT "ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ" CỦA HÊMINGWAY Ở chương này ý đồ khoa học của chúng tôi là muốn tìm hiểu hiện nay xã hội nhìn nhận, đánh giá như thế nào về tác phẩm “Ông già và biển cả” của nhà văn Hêmingway. Nhưng không phải tất cả mọi đánh giá chúng tôi đều đem vào trong nhà trường mà chỉ lựa chọn những nội dung phù hợp với mục đích giáo dục, giảng dạy trong nhà trường PTTH Việt Nam hiện nay. Do đó, nội dung chính của chương 1 này là tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm qua các ý kiến, các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu văn học. 1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1 Lí luận về phương pháp dạy học theo đặc trưng thể loại - thể loại tiểu thuyết 1.1.1.1 Lí luận về phương pháp dạy học theo đặc trưng thể loại Thể loại là dạng thức tồn tại chỉnh thể của tác phẩm văn học. Tác phẩm văn học nào cũng có một hình thể nhất định (thể thức về cấu tạo, ngôn từ...). Các hình thức cá biệt ấy rất đa dạng. Song các tác phẩm khác biệt ấy có những điểm gần gũi nhau về mặt ngôn từ, hình tượng, cấu tạo. Do đó người ta chia tác phẩm ra thành từng loại. Loại rộng hơn thể, thể nằm trong loại. Bất kì một tác phẩm văn học nào cũng thuộc về một loại nhất định. Mỗi loại bao gồm một số thể. Mỗi thể lại có những đặc thù riêng về mặt nội dung và hình thức. Ngay từ thời cổ đại người ta chia tác phẩm văn học ra làm ba loại cơ bản là: tự sự, trữ tình và kịch Tự sự là loại tác phẩm văn học tái hiện trực tiếp hiện thực khách quan. Tự sự là kể lại một câu chuyện có sự diễn biến của sự việc, hoàn cảnh, có sự phát 11
  19. triển của tâm trạng, tính cách, hành động của con người. Tác giả đóng vai trò của người kể chuyện. Người kể chuyện có thể công khai cũng có thể giấu mặt. Sự tồn tại của lời kể là một đặc điểm của loại tự sự. Tác phẩm thuộc loại hình tự sự có khả năng dựng nên những bức tranh rộng lớn, sâu sắc, nhiều mặt về đời sống xã hội và con người, về những biến động của lịch sử. Trữ tình là sự bộc lộ trực tiếp tư tưởng, cảm xúc, tâm sự... phong phú của tâm hồn và trí tuệ của con người. Tác giả có thể biểu hiện cảm xúc cá nhân mình mà không cần kèm theo bất cứ một sự miêu tả biến cố, sự kiện nào. Tác phẩm trữ tình biểu hiện cảm xúc chủ quan của nhà thơ nhưng điều đó cũng được xác lập trong mối quan hệ giữa con người và thực tại khách quan bởi vì mọi cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của con người bao giờ cũng đều là cảm xúc, tâm trạng trước vấn đề gì đó. Tác phẩm trữ tình bao giờ cũng mang đậm dấu ấn riêng của nhà thơ. Trong tác phẩm trữ tình có nhân vật trữ tình và nhân vật trong tác phẩm trữ tình. Nhân vật trong tác phẩm trữ tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tâm sự, cảm xúc, suy nghĩ ...của mình, là nguyên nhân trực tiếp khêu gợi nguồn cảm hứng cho tác giả. Nhân vật trữ tình không phải là đối tượng để nhà thơ miêu tả mà chính là những cảm xúc, ý nghĩ, tình cảm, tâm trạng, suy tư... về lẽ sống và con người được thể hiện trong tác phẩm. Kịch là kể một câu chuyện phản ánh xung đột nào đó trong xã hội không phải bằng lời kể mà bằng lời thoại của nhân vật. Một tác phẩm kịch có thể đọc nhưng chủ yếu là được diễn trên sân khấu. Ðặc điểm nổi bật của kịch là không có lời người kể chuyện, lời tác giả thu hẹp vào các chú thích, hướng dẫn ngắn gọn, tác giả đứng sau các nhân vật và hành động của nhân vật. Giống như truyện, trong kịch có nhân vật nhưng do không có người kể chuyện nên diễn biến nội tâm của nhân vật kịch thể hiện qua lời nói, ngữ điệu, hành động. Tính cách nhân vật hiện lên hoàn toàn qua lời nói (độc thoại, đối thoại, bàng thoại: nói với khán giả) và hành động. Lời nói của nhân vật thường ngắn gọn, giàu tính hành động. Nhà viết kịch tập trung miêu tả ngôn ngữ nhân vật. Nhân vật 12
  20. thường được phân chia thành hai tuyến rõ ràng, mâu thuẫn giữa hai tuyến nhân vật là mâu thuẫn của vở kịch. Cốt truyện của kịch là một chuỗi hành động của các nhân vật và những sự kiện liên quan tới những hành động đó. Cốt truyện trong một vở kịch thường chứa đựng nhiều tình huống mâu thuẫn gay cấn có tính xung đột cao. Sự phân chia tác phẩm văn học thành các thể, các loại là phù hợp với bản chất chức năng của văn học, phù hợp với quy luật phản ánh hiện thực. Nhưng thực tế văn học mỗi ngày một phong phú, đối tượng của văn học cũng ngày càng đa dạng. Mọi sự phân chia đều chỉ mang tính chất tương đối. Tuy nhiên dựa vào những đặc điểm riêng của ba loại này, chúng ta nhanh chóng nắm bắt được về cấu tạo hình tượng của tác phẩm. Từ đó thâm nhập sâu vào những cấu tạo phức tạp bên trong tác phẩm văn học. Nhờ đó "vẫn có thể nhận ra cái "tính chất trữ tình", "tính chất tự sự", "tính chất kịch" trong từng tác phẩm cụ thể, với từng tác giả và phong cách riêng, cụ thể nữa là thi pháp loại thể của nhà văn đó trong tác phẩm của họ. Chính cái "loại tính chất ấy" mới cho phép ta nhạy bén tiếp nhận "trúng", "đúng" với các tác phẩm cụ thể"[11, tr. 91]. Mục đích của việc dạy học tác phẩm văn học trong nhà trường là giúp cho học sinh cảm thụ, lĩnh hội được sâu sắc các giá trị tư tưởng, nghệ thuật trong hình tượng văn học của tác phẩm. Từ đó mà giáo dục cho học sinh về nhận thức, tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ, tư duy... Nhưng học sinh hiểu được đến đâu, nắm bắt tác phẩm được đến đâu còn tùy thuộc vào người thầy, vào mức độ hiểu, mức độ cảm của người thầy giáo. Do đó việc phân biệt được các loại, các thể văn học cần thiết trước hết cho người thầy trong việc tìm hiểu tác phẩm và cảm nhận về tác phẩm trước khi giảng dạy cho học sinh. Nói như giáo sư Trần Thanh Đạm thì "nhà văn sáng tác theo loại thể thì người đọc cũng cảm thụ theo loại thể và người dạy cũng giảng dạy theo loại thể. Nói một cách khác, phương thức cấu tạo hình tượng mà tác giả đã sử dụng khi sáng tác đã quy 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2