intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục tình yêu biển, đảo cho học sinh THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Chia sẻ: Canhvatxanhbaola | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:131

24
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu lí luận và thực tiễn giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS, đề xuất các biện pháp giáo dục tình yêu biển, đảo thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục tình yêu biển, đảo cho học sinh THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀ NG VĂN HUYÊN GIÁO DỤC TÌNH YÊU BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỨ KỲ , TỈ NH HẢI DƯƠNG THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀ I GIỜ LÊN LỚP LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀ NG VĂN HUYÊN GIÁO DỤC TÌNH YÊU BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỨ KỲ , TỈ NH HẢI DƯƠNG THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀ I GIỜ LÊN LỚP Chuyên ngành: GIÁO DỤC HỌC Mã số: 60.14.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG THI ̣ NGA THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nguồn số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 7 năm 2016 Tác giả luận văn Hoàng Văn Huyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi được học tập nghiên cứu trong suốt khóa học. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong nhà trường đã truyền thụ cho tôi vốn kiến thức vô cùng quý báu để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài và làm giàu thêm hành trang kiến thức trên con đường sự nghiệp của mình. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Dương Thị Nga đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo Phòng GD&ĐT, Ban Giám hiệu trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, cùng các thầy cô giáo tham gia cộng tác đã nhiệt tình tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã luôn tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Thái Nguyên, tháng 7 năm 2016 Tác giả luận văn Hoàng Văn Huyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ii http://www.lrc.tnu.edu.vn
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... v DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ .............................................................................. vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 3 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài .......................................................... 3 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 4 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC TÌNH YÊU BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀ I GIỜ LÊN LỚP .................................................. 5 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề....................................................................... 5 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................................ 5 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ........................................................................ 7 1.2. Một số khái niệm cơ bản .............................................................................. 9 1.2.1. Giáo du ̣c........................................................................................................ 9 1.2.2. Biển, đảo ..................................................................................................... 10 1.2.3. Tình yêu biể n, đảo ..................................................................................... 13 1.2.4. Giáo dục tình yêu biể n, đảo...................................................................... 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iii http://www.lrc.tnu.edu.vn
  6. 1.2.5. Hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c ngoài giờ lên lớp ..................................................... 17 1.2.6. Giáo dục tình yêu biển, đảo thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ....................................................................................................... 18 1.3. Đặc điểm lứa tuổi của ho ̣c sinh Trung học cơ sở ....................................... 19 1.3.1. Đặc điểm về sinh lí .................................................................................... 19 1.3.2. Đặc điểm về nhận thức ............................................................................. 20 1.3.3. Đặc điểm về ý thức.................................................................................... 20 1.3.4. Đặc điểm về tình cảm ............................................................................... 21 1.3.5. Đặc điểm về hoạt động học tập................................................................ 21 1.4. Một số vấn đề lí luận về giáo du ̣c tình yêu biể n, đảo cho ho ̣c sinh Trung học cơ sở thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ....... 22 1.4.1. Yêu cầ u giáo du ̣c trong nhà trường Trung học cơ sở ............................ 22 1.4.2. Tầm quan trọng của việc giáo du ̣c tình yêu biể n, đảo cho ho ̣c sinh ở trường Trung học cơ sở ........................................................................................ 23 1.4.3. Ưu thế của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với giáo dục tình yêu biển, đảo cho ho ̣c sinh Trung học cơ sở ................................................. 25 1.4.4. Mục tiêu giáo dục tình yêu biển, đảo cho ho ̣c sinh Trung học cơ sở thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ................................ 28 1.4.5. Nội dung giáo dục tình yêu biển, đảo cho ho ̣c sinh Trung học cơ sở thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ................................ 30 1.4.6. Phương pháp giáo dục tình yêu biển, đảo cho ho ̣c sinh Trung học cơ sở thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ........................... 31 1.4.7. Hình thức giáo dục tình yêu biển, đảo cho ho ̣c sinh Trung học cơ sở thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ................................ 34 1.4.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho ho ̣c sinh THCS thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ......... 36 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................. 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
  7. Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TÌNH YÊU BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỨ KỲ , TỈ NH HẢI DƯƠNG THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀ I GIỜ LÊN LỚP ................................................................................................. 40 2.1. Khái quát về địa bàn, hoạt động khảo sát ................................................... 40 2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu.................................................................. 40 2.1.2. Mục đích khảo sát...................................................................................... 41 2.1.3. Đối tượng khảo sát .................................................................................... 41 2.1.4. Nội dung khảo sát ...................................................................................... 42 2.1.5. Phương pháp khảo sát ............................................................................... 42 2.2. Thực trạng giáo dục tình yêu biể n, đảo cho giáo dục tình yêu biển, đảo cho ho ̣c sinh Trung học cơ sở thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ................................................................................................ 43 2.2.1. Nhận thức về vai trò của việc giáo dục tình yêu biển, đảo giáo dục tình yêu biển, đảo cho ho ̣c sinh Trung học cơ sở thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ..................................................................... 43 2.2.2. Thực trạng nội dung giáo dục tình yêu biển, đảo cho ho ̣c sinh Trung học cơ sở thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ........ 46 2.2.3. Thực trạng phương pháp giáo dục tình yêu biển, đảo cho ho ̣c sinh Trung học cơ sở thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ........ 50 2.2.4. Thực trạng hình thức giáo dục tình yêu biển, đảo cho ho ̣c sinh Trung học cơ sở thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ........ 53 2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho ho ̣c sinh THCS thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ......... 55 2.2.6. Nguyên nhân của thực trạng .................................................................... 58 2.3. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục tình yêu biển, đảo cho ho ̣c sinh THCS thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ............... 60 2.3.1. Mặt tích cực................................................................................................ 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn
  8. 2.3.2. Những hạn chế ........................................................................................... 62 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 64 Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÌNH YÊU BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỨ KỲ , TỈ NH HẢI DƯƠNG THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀ I GIỜ LÊN LỚP ................................................................................................. 65 3.1. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp ......................................................... 65 3.1.1. Đảm bảo tính pháp lí ................................................................................. 65 3.1.2. Đảm bảo tính toàn diện, tính khoa học ................................................... 65 3.1.3. Đảm bảo tính sư phạm .............................................................................. 66 3.1.4. Đảm bảo sự thống nhất giữa nội dung kiến thức biển, đảo với mục đích giáo dục của nhà trường .......................................................................... 68 3.1.5. Đảm bảo tính thực tiễn.............................................................................. 69 3.1.6. Đảm bảo tính khả thi ................................................................................. 69 3.2. Biện pháp giáo dục tình yêu biển, đảo cho ho ̣c sinh Trung học cơ sở thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .................................. 70 3.2.1. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo cho cho ho ̣c sinh THCS...... 71 3.2.2. Tăng cường các hoạt động tham quan, trải nghiệm cho học sinh về chủ đề biển, đảo ................................................................................................... 74 3.2.3. Tổ chức cho học sinh tiến hành triển lãm sưu tầm tài liệu, hiện vật lịch sử gắn liền với chủ đề biển, đảo................................................................ 77 3.2.4. Khai thác hình thức đọc sách, tài liệu chuyên đề về chủ đề biển, đảo cho cho ho ̣c sinh Trung học cơ sở ................................................................... 80 3.2.5. Kế t hơ ̣p chă ̣t chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho ho ̣c sinh THCS ................... 82 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 84 3.4. Thực nghiệm sư phạm ................................................................................ 85 3.4.1. Mục đích thực nghiệm .............................................................................. 85 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vi http://www.lrc.tnu.edu.vn
  9. 3.4.2. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................. 85 3.4.3. Nội dung thực nghiệm .............................................................................. 86 3.4.4. Phương pháp thực nghiệm........................................................................ 86 3.4.5. Quy trình thực nghiệm .............................................................................. 87 3.4.6. Các tham số đặc trưng............................................................................... 87 3.4.7. Kết quả thực nghiệm ................................................................................. 88 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 94 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 95 1. Kết luận .......................................................................................................... 95 2. Khuyến nghị................................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 98 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vii http://www.lrc.tnu.edu.vn
  10. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BGH : Ban Giám hiệu CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa Xã hội ĐC : Đố i chứng ĐHQG : Đa ̣i học Quố c gia GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo GDNGLL : Giáo dục ngoài giờ lên lớp GS : Giáo sư GV : Giáo viên HS : Học sinh NXB : Nhà xuất bản PGS : Phó giáo sư SL : Số lượng THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TN : Thực nghiê ̣m TNTP : Thiế u niên tiề n phong TS : Tiến sĩ XHCN : Xã hô ̣i Chủ nghiã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
  11. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Cơ cấu đối tượng khảo sát................................................................. 41 Bảng 2.2. Nhận thức của GV về vai trò của việc giáo dục giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL ................. 43 Bảng 2.3. Thái độ của HS về việc tìm hiểu tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức về biển, đảo................................................................................ 44 Bảng 2.4. Nhận thức của HS về vai trò của việc giáo dục giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL ................. 45 Bảng 2.5. Tần suất thực hiện các nội dung giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL ....................................... 47 Bảng 2.6. Thực trạng nội dung giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL ......................................................... 48 Bảng 2.7. Đánh giá của GV về phương pháp giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL ................................ 51 Bảng 2.8. Đánh giá của HS về các phương pháp của GV nhằm giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL ... 52 Bảng 2.9. Thực trạng hình thức giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL ......................................................... 53 Bảng 2.10. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL ................................ 56 Bảng 3.1. Bảng tần xuất điểm kiểm tra của lớp TN và ĐC............................... 88 Bảng 3.2. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích qua bài kiểm tra của HS .......................................................................................... 89 Bảng 3.3. Phân loại kết quả học tập của HS (%) bài kiểm tra .......................... 90 Bảng 3.4. Bảng thống kê các tham số đặc trưng (giá trị trung bình cộng, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên, p độc lập của các lớp TN và ĐC).......................................................................................... 91 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn
  12. DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 3.1. Đường lũy tích biểu diễn kết quả kiểm tra ........................................ 90 Hình 3.2. Đồ thị cột biểu diễn kết quả kiểm tra giữa lớp TN và lớp ĐC .......... 91 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vi http://www.lrc.tnu.edu.vn
  13. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo du ̣c có vai trò chủ đạo trong viê ̣c hình thành và phát triể n nhân cách con người. Mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam được xác định rất rõ trong Luật Giáo dục năm 2005 là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [21, tr.3]. Như vậy, nhiệm vụ của nhà trường không chỉ thể hiện ở giáo dục về trí tuệ, nhận thức mà còn chú trọng bồi dưỡng giáo dục cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, ý thức dân tộc, và đặc biệt, trong giai đoạn có nhiều diễn biến chính trị phức tạp hiện nay, các trường phổ thông cần đề cao nhiệm vụ giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho HS… Việt Nam là một quốc gia có ba mặt giáp biển. Biển Việt Nam có đầy đủ các yếu tố cấu thành theo Luật Biển quốc tế. Các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ, gây mất ổn định chính trị - xã hội, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển đang có nhiều diễn biến phức tạp. Biển Đông có vị thế chiến lược, trở thành vị trí chính trị đặc biệt quan trọng trong bản đồ quân sự, bản đồ chính trị, là nơi đã và đang diễn ra những tranh chấp phức tạp, quyết liệt về chủ quyền giữa các quốc gia; tiềm ẩn những bất trắc khó lường, thách thức, đe dọa đến sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, an ninh của nước ta. Vì vậy việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ trọng yếu và có ý nghĩa chiến lược. Đẩy mạnh tuyên truyề n, giáo du ̣c để nâng cao nhâ ̣n thức, xây dựng ý thức trách nhiê ̣m công dân với tổ quố c, đă ̣c biê ̣t là về chủ quyề n biể n, đảo là mô ̣t yêu cầ u cấ p thiế t của các trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1
  14. Trong thời gian qua, các trường phổ thông đã có nhiều hình thức tổ chức hoạt động nhằm giáo dục lòng yêu nước, ý thức dân tộc, ý thức về chủ quyền biển, đảo. Trong đó, việc tổ chức các hoạt động GDNGLL giữ vai trò quan trọng và có những ưu thế nhất định trong giáo dục, rèn luyện những phẩm chất nhân cách tốt đẹp, bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc cho các em. Hoạt động GDNGLL với tư cách là tổ chức các hoa ̣t đô ̣ng nhằ m bổ trợ, củng cố và mở rộng tri thức cho các môn học cơ bản, hình thành những phẩm chất nhân cách toàn diện cho HS trong thời đại mới. Giáo du ̣c ý thức biể n, đảo thông qua tổ chức hoa ̣t đô ̣ng GDNGLL có tác đô ̣ng sâu sắc vào nhâ ̣n thức của ho ̣c sinh, có khả năng đưa các em vào những trải nghiệm thực tiễn hữu ích, làm thay đổi nhận thức, tình cảm và hành vi của các em. Hiê ̣n nay, viê ̣c tổ chức giáo du ̣c nâng cao ý thức về chủ quyề n biể n, đảo cho ho ̣c sinh bậc THCS đã đươ ̣c chú tro ̣ng, kết quả đã có chuyể n biế n tích cực trong ý thức trách nhiê ̣m công dân về chủ quyề n biể n, đảo của ho ̣c sinh. Tuy nhiên, nhà trường vẫn chưa tận dụng hết các hình thức tổ chức hoạt động với mục đích giáo dục ý thức về chủ quyề n biể n, đảo cho ho ̣c sinh, viê ̣c tổ chức giáo dục tập trung chủ yếu ở các hoạt động của bộ môn Lịch sử, mà chưa tận dụng hết các cơ hội trong hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL để giáo dục cho các em. Những hình thức, biện pháp tổ chức hoạt động GDNGLL với chủ đề “Biển, đảo” còn nghèo nàn, kém hấp dẫn. Vì vậy, nhận thức của các em về chủ quyền biển, đảo còn có những hạn chế nhất định, đặc biệt là các em HS vùng nông thôn, miền núi, dẫn tới các em chưa đinh ̣ hình rõ tình yêu biển, đảo. Xuấ t phát từ lí do đó, chúng tôi cho ̣n đề tài: “Giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông qua các hoạt động GDNGLL” để nghiên cứu, nhằ m giáo du ̣c tình yêu biển, đảo cho HS THCS nói chung và HS THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS, đề xuất các biện pháp giáo dục tình yêu biển, đảo thông qua các hoạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2
  15. động GDNGLL cho HS THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục trong nhà trường THCS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biêṇ pháp giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông qua hoạt động GDNGLL. 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay, nhận thức về chủ quyền biển, đảo của HS THCS huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương chưa cao, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục chủ quyền biển, đảo cho HS trong các trường trên địa bàn huyện còn có những hạn chế nhất định, dẫn tới thể hiện tình yêu biể n đảo của ho ̣c sinh còn hạn chế . Nếu đề xuất được các biện pháp một cách khoa học, phù hợp và sáng tạo thì sẽ tạo ra những tác động tích cực, từ đó nâng cao nhận thức và hiệu quả giáo du ̣c tiǹ h yêu biển, đảo cho HS THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL. 5.2. Đánh giá thực trạng công tác giáo du ̣c tình yêu biển, đảo cho ho ̣c sinh THCS huyê ̣n Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông qua hoa ̣t đô ̣ng GDNGLL. 5.3. Biện pháp giáo du ̣c tình yêu biển, đảo cho ho ̣c sinh THCS huyê ̣n Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đề tài tập trung thiết kế một số hoạt động GDNGLL nhằm giáo du ̣c tiǹ h yêu biển, đảo cho HS THCS huyê ̣n Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. - Khảo sát tại 6 trường THCS đa ̣i diêṇ khu bắ c, khu trung tâm, khu nam của huyê ̣n. - Thử nghiệm tại trường THCS Minh Đức, huyê ̣n Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3
  16. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận Chúng tôi sử dụng nhóm phương pháp lí thuyết để thu thập và xử lí các thông tin lí luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: - Nghiên cứu, phân tích các tài liệu, giáo trình, các văn bản pháp quy, những quy định của ngành, … có liên quan đến đề tài. Chọn lọc thông tin cần thiết để xây dựng cở sở nghiên cứu cho đề tài. - Khái quát hóa các nội dung về lí luận giáo du ̣c tình yêu biể n, đảo cho ho ̣c sinh THCS thông qua hoa ̣t động GDNGLL. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra giáo dục: Sử dụng bảng hỏi dành cho GV, HS của các nhà trường để thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn GV cốt cán, HS để làm rõ thêm thực trạng tổ chức hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c. 7.2.3. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia về tính cần thiết và khả thi của các thiết kế hoạt động GDNGLL. 7.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ: Sử dụng các công thức toán thống kê để xử lí số liệu thu được. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận văn được cấu trúc trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về giáo du ̣c tình yêu biể n, đảo cho HS THCS thông qua hoạt động GDNGLL. Chương 2: Thực trạng giáo du ̣c tình yêu biển, đảo cho ho ̣c sinh THCS huyê ̣n Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương. Chương 3: Biện pháp giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS THCS huyê ̣n Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 4
  17. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC TÌNH YÊU BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀ I GIỜ LÊN LỚP 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài Ở nhiều nước, nhất là các nước có nền giáo dục phát triển, công tác nghiên cứu về lịch sử biển, đảo, để thông qua đó giáo dục tình yêu quê hương, biển, đảo rất được chú trọng. Ở Nga, sau cách mạng Tháng Mười, theo chỉ thị của V.I.Lênin, văn kiện giáo dục đầu tiên của Liên bang Xô Viết (1918), đã nêu rõ nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, yêu biển cả ở trường phổ thông. Việc giáo dục tình yêu đối với quê hương, đất nước, với đồng ruộng, biển cả được tiến hành trong bài nội khóa và hoạt động ngoại khóa với khẩu hiệu: “Sống, làm việc ở làng, thành phố, vùng quê hương và đại dương Xô Viết”. Vào những năm 80 của thế kỉ XX trong các công trình: “Lịch sử Xô Viết” do G.N.Matixin chủ biên (1980); “Phương pháp giáo dục tình yêu đối với nước Nga Xô Viết” do N.X.Bôrixôp chủ biên (1982), các tác giả đã chỉ rõ phương pháp nghiên cứu, biên soạn, giáo dục ý thức và tình cảm đối với đất nước, biển cả của nước Nga và đặc biệt “phải làm cho HS hứng thú, say mê thể hiện tình yêu với chủ quyền đất nước, chủ quyền đại dương của nước Nga, có như vậy các em mới yêu mảnh đất quê hương, mới giáo dục được truyền thống của quê hương”. [35, tr.8] Ở Liên Hiệp Anh vốn là một quốc gia quần đảo, thì việc giáo dục thế hệ trẻ về tình yêu biển, đảo được đặc biệt quan tâm. Điều đó liên quan tới việc giáo dục chủ quyền, giáo dục lịch sử và giáo dục truyền thống ở đất nước này. Qua các công trình nghiên cứu và những chia sẻ trên những diễn đàn giáo dục như: www.balh.co.uk (website của Hiệp hội lịch sử ở Anh); Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 5
  18. www.le.ac.uk (website của Đại học Leicester, một trung tâm nghiên cứu địa lí, lịch sử ở Anh)… có thể thấy việc giáo dục truyền thống, giáo dục tình yêu quê hương, tình yêu biển, đảo rất được coi trọng. Ngoài hình thức giáo dục trên lớp, GV còn tổ chức giáo dục, học tập, nghiên cứu về đất nước, biển, đảo tại các di tích, bảo tàng, hướng dẫn HS trải nghiệm cuộc sống của những ngư dân, tiếp xúc trò chuyện và phỏng vấn nhân chứng và người dân địa phương đã từng đi biển.[7] Ở Mĩ và Canada cũng là các quốc gia biển, việc giáo dục tình yêu quê hương đất nước, trong đó có tình yêu biển, đảo đặc biệt được chú trọng, HS ngay từ tiểu học đã được học về lịch sử, địa lí của bang, của quốc gia mình đang sống. Trong chương trình giáo dục ngoại khóa được được đưa vào khá sớm và được quy định rõ ràng trong chương trình giáo dục chuẩn chung cho toàn bang đối với Mi ̃ và chuẩn quốc gia đối với Canada. Ngay từ mẫu giáo, những kiến thức lịch sử, địa lí biển, đảo của quốc gia đã được lồng ghép trong các bài dạy của GV, nhất là các bang có tiếp giáp biển hoặc các bang là quần đảo như: Hawai, Califonia, Maiami, Quebec, ... HS mẫu giáo ở các bang này được làm quen với những kiến thức sơ đẳng về lịch sử và địa lí của bang, về mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại thông qua các câu chuyện, nhân vật, địa danh lịch sử gắn liền với biển, đảo ở địa phương mình đang sống. Đối với HS tiểu học, bước đầu cho các em làm quen với những nhân vật lịch sử, những tấm gương yêu nước thông qua những câu chuyện lịch sử, truyền thuyết dân gian. Từ đó xây dựng cho HS niềm tin vào tính cách, bản lĩnh của những nhân vật lịch sử, những con người có thật trong lịch sử. Đồng thời cho các em thấy những tác động, ảnh hưởng của họ đối với lịch sử phát triển của dân tộc, của bang và của biển, đảo quê hương họ. Chính từ những nhân vật đó mà hình thành tình cảm yêu mến, kính trọng đối với những anh hùng đã xả thân cho Tổ quốc, với biển và đảo quê hương các em. Để các em thêm yêu và tự hào về quê hương, đất nước mình [7]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 6
  19. Ở Singapo, Malaixia, Indonexia là những quốc đảo ở Đông Nam Á thì việc giáo dục tình yêu biển, đảo, ý thức môi trường biển, đảo đặc biệt được các nhà chức trách quan tâm. Trong chương trình bắt buộc của chuyên đề giáo dục về biển, đảo xuất hiện các bậc ở trường THCS và THPT, mỗi học kì ít nhất có một tiết dạy bằng phương pháp thực tế về biển, đảo, tài nguyên biển bảo, giáo dục về tình yêu và ý thức biển, đảo. Kiến thức về biển, đảo quốc gia còn được đưa vào trong nội dung kiểm tra, đánh giá. Điều này phát huy được giá trị lớn trong việc giáo dục tình yêu quê hương nơi HS theo học [7]. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Giáo dục tình yêu biển, đảo cho HS không phải là một đề tài mới, thường được gói chung trong nội dung giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho HS ở các cấp học và đã được đề cập đến trong nhiều tài liệu. Trong tác phẩm “Giá trị truyền thống của dân tộc Viê ̣t Nam” của GS. Trần Văn Giàu (chủ biên), NXB Khoa học xã hội (1980), khi nói đến chức năng và nhiệm vụ của nhà trường trong việc giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ đã khẳng định “Cung cấp cho thế hệ trẻ những hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, xã hội và con người của quê hương, đất nước,... từ lòng yêu đất liền, hải đảo, yêu những thứ thân thuộc xung quanh đến lòng yêu nước, yêu CNXH, họ đã được chuẩn bị để bảo vệ Tổ quốc và xây dựng CNXH ngay trên vùng đất, vùng biển quê hương”. [12, tr.56] Trong tài liệu “Một số chuyên đề phương pháp giáo dục lịch sử truyền thống” của GS Phan Ngọc Liên, PGS Trịnh Đình Tùng, GS Nguyễn Thị Côi, TS Trần Vĩnh Tường đồng chủ biên, NXB ĐHQG Hà Nội, (2002) có chuyên đề “Giáo dục cho HS về truyền thống lịch sử nước nhà” gồm nhiều bài viết của các tác giả có ý nghĩa lí luận và thực tiễn trong công tác giáo dục tình yêu quê hương, vùng trời, vùng biển của đất nước cho HS. Các bài viết đã khẳng định sự cần thiết của việc giáo dục tình yêu quê hương đất nước, trong đó có tình yêu biển, đảo đảo. Đặc biệt là bài: “Khai thác nội dung tình yêu nước qua hoạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 7
  20. động ngoại khóa để giáo dục cho HS phổ thông” của tác giả Trần Vĩnh Tường đã nêu rõ giáo dục tình yêu nước là ưu thế của các ngoại khóa và khẳng định: “Mỗi quốc gia, dân tộc đều có cương vực lãnh thổ, chủ quyền vùng trời, vùng biển riêng, đều gắn liền với những yếu tố địa lí, khí hậu, thời tiết,…Người dân nào cũng có tình yêu quê hương đất nước, biểu hiện cao nhất của tình yêu ấy là tinh thần đấu tranh bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền đất liền, hải đảo, vùng trời của Tổ quốc”. Bài viết còn đề cập đến một số biện pháp cụ thể nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho HS.[19, tr.7] Ngoài ra, trong một số sách tham khảo khác như quyển “Giáo dục truyền thống” của Lê Văn Tám, NXB Thanh Niên (1978) [25], hay quyển “Truyền thống yêu nước trong lịch sử Việt Nam” của Cao Minh, NXB Thanh Niên, (1999) [22], quyển “Tìm hiểu hoạt động giáo dục tình yêu nước bảo về tổ quốc qua lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến 1930” của tác giả Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Thị Côi, Nguyễn Thái Hoàng, NXB Quân đội (1994) [26] đều đề cập đến nội dung giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, yêu biển, đảo của Tổ quốc ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên chưa có cuốn tài liệu nào đề cập một cách toàn diện và cụ thể các hình thức cũng như biện pháp để giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho HS ở trường THCS thông qua các hoạt động GDNGLL. Bên cạnh các tác phẩm còn có nhiều bài viết trên các tạp chí cũng đề cập đến vấn đề này. Bài “Mấy biện pháp nâng cao tính giáo dục qua một hoạt động GDNGLL” của PGS Trịnh Đình Tùng, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 5 (1988) [30], đã đề ra cách tổ chức các hoạt động GDNGLL nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình nhận thức, tăng cường hiệu quả giáo dục của giờ học đặc biệt là các nội dung giáo dục với chủ đề về tình yêu quê hương, đất nước nước. Bài “Giáo dục tình yêu biển, đảo quê hương qua những hoạt động trải nghiệm thực tế” của tác giả Mai Thị Tình, Tạp chí Nghiên cứu lich ̣ sử, số 2 (2013) [1], đã khẳng định giá trị to lớn của việc giáo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0