intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho thanh niên thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

48
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho thanh niên thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh hiện nay, đề tài đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho thanh niên thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho thanh niên thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THỊ QUỲNH GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TỔ QUỐC CHO THANH NIÊN THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN, NĂM 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THỊ QUỲNH GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TỔ QUỐC CHO THANH NIÊN THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH Ngành: LL&PPDH BỘ MÔN LLCT Mã số: 8.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỒNG VĂN QUÂN THÁI NGUYÊN, NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đồng Văn Quân, chưa được sử dụng hoặc công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, đảm bảo tính khách quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Trích dẫn tài liệu đảm bảo chính xác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Trần Thị Quỳnh i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi từ phía thầy cô giáo, nhà trường và gia đình. Trước tiên cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn - TS. Đồng Văn Quân, người đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi vượt qua được những khó khăn để hoàn thành luận văn của mình. Đồng thời tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban chủ nhiệm khoa Giáo dục Chính trị, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Chính trị - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh trường THPT Hoàng Hoa Thám, THPT Lê Chân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trên địa bàn thị xã Đông Triều đã tạo mọi điều kiện, đồng hành, giúp đỡ tôi để luận văn được hoàn thành. Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn cảm thông, động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt khóa học cũng như trong quá trình thực hiện luận văn. Thái Nguyên,… tháng 4 năm 2018 Tác giả Trần Thị Quỳnh ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. iv MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài...................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................... 4 4. Giả thiết khoa học ............................................................................................ 4 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài ..................................... 5 6. Những đóng góp mới của đề tài ...................................................................... 5 7. Kết cấu của đề tài............................................................................................. 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TỔ QUỐC CHO THANH NIÊN .................. 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu của đề tài .................................................................. 6 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.............................................................. 6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................................. 8 1.2. Một số khái niệm công cụ........................................................................... 10 1.2.1. Khái niệm chủ quyền biển, đảo ............................................................... 10 1.2.2. Khái niệm giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo........................... 15 1.3. Sự cần thiết và nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho thanh niên ............................................... 18 1.3.1. Sự cần thiết phải giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho thanh niên........................................................................................................... 18 1.3.2. Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho thanh niên .................................................... 22 iii
  6. Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TỔ QUỐC CHO THANH NIÊN THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ................... 31 2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội và phong trào thanh niên thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ................................................................................................ 31 2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ................ 31 2.1.2. Đặc điểm phong trào thanh niên thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ........... 34 2.2. Thực trạng của việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho thanh niên thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ......................................... 39 2.2.1. Những kết quả đạt được của việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho thanh niên thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh và nguyên nhân.................................................................................................................... 44 2.1.2. Những hạn chế của việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho thanh niên thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh và nguyên nhân ...... 48 2.3. Những vấn đề đặt ra trong việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho thanh niên thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ........................... 53 Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TỔ QUỐC CHO THANH NIÊN THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, QUẢNG NINH ................................................................................................. 58 3.1. Những nguyên tắc cơ bản khi xác định biện pháp giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho thanh niên thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ................................................................................................................... 58 3.1.1. Xác định đúng những kiến thức cơ bản cần giáo dục ............................. 58 3.1.2. Đảm bảo tính khoa học, chính xác và tính tư tưởng ............................... 64 3.1.3. Đảm bảo tính cụ thể, hình ảnh, giàu biểu tượng lịch sử.......................... 65 3.1.4. Phát huy tính tích cực của thanh niên ...................................................... 66 iv
  7. 3.2. Một số giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho thanh niên thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ......................................... 69 3.2.1. Giải pháp giáo dục thanh niên trong nhà trường ..................................... 69 3.2.2. Tăng cường vai trò của tổ chức đoàn, hội ............................................... 73 3.2.3. Tăng cường mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường - xã hội để giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho thanh niên thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh hiện nay .................................................................................. 76 3.2.4. Giải pháp giáo dục thanh niên đường phố............................................... 77 3.2.5. Các giải pháp thực tiễn .............................................................................. 78 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 84 PHỤ LỤC v
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGH : Ban Giám hiệu CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá GV : Giáo viên HĐND : Hội đồng nhân dân HS : Học sinh KT-XH : Kinh tế - Xã hội LSDT : Lịch sử dân tộc NQ : Nghị quyết NXB : Nhà xuất bản SGD : Sách Giáo dục SGK : Sách giáo khoa THPT : Trung học phổ thông TNCS : Thanh niên cộng sản UBND : Uỷ ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa iv
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là đất nước có lịch sừ lâu đời đã trải qua một chặng đường dài hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đầy chông gai; một đất nước mà điều kiện địa lý và hoàn cảnh lịch sử đã đặt ra quá nhiều thử thách gian nguy, phải thường xuyên đối phó với thiên tai và địch hoạ. Đối với dân tộc Việt Nam, thử thách lớn nhất và nguy hiểm nhất là phải liên tục chống lại những thế lực xâm lược quá lớn mạnh và hung bạo để bảo vệ tự do, độc lập. Việt Nam là một dân tộc có truyền thống và tư chất quân sự đặc biệt. Có dân tộc nào yêu quý hoà bình và khát vọng độc lập tự do như dân tộc Việt Nam? Chính điều đó đã thôi thúc nhân dân cả nước đứng lên chiến đấu giữ nước. Không để cho kẻ thù khuất phục, dân tộc Việt Nam luôn luôn vươn lên với ý chí kiên cường, với trí tuệ tài ba và năng lực sáng tạo phong phú vì tự do độc lập. Qua hàng chục thế kỷ, thường xuyên phải sống trong sự tủi hờn nước mất nhà tan, trong bão lửa của chiến tranh chống xâm lược, nhân dân Việt Nam càng hiểu rõ những giá trị truyền thống của mình. Truyền thống quân sự với bao bài học quý giá ấy là báu vật của tổ tiên được xây đắp bằng mồ hôi nước mắt, bằng máu xương của bao thế hệ. Lịch sử Việt Nam trải qua bao gian nan thử thách; người xưa có câu: “lửa thử vàng gian nan thử sức”; thực tế lịch sử đã chứng minh rằng: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói. Là một quốc gia nằm ở ven bờ trung tâm Biển Đông, Việt Nam có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển đồng thời cũng đứng trước những thách thức lớn trong công việc bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, an ninh quốc phòng, giao thông thương mại, khai thác và bảo vệ tài nguyên, bảo đảm thi hành pháp luật và tài sản trên biển. Ngày nay, với việc triển khai thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đã đem lại nhiều thành tựu to lớn, nổi bật là độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; thế và lực của nước ta đã tăng lên 1
  10. nhiều; đất nước hòa bình, ổn định đã tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội; nước ta được xem là điểm đến an toàn của du khách và môi trường hấp dẫn của các nhà đầu tư quốc tế,... Để tiếp tục sự nghiệp đổi mới, thực hiện mục tiêu phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì vấn đề chiến lược con người cần được quan tâm đặc biệt, nhất là thế hệ trẻ. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước đi trên con đường XHCN hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên. Thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay đa phần có năng lực và phẩm chất tốt, biết suy nghĩ đến tương lai của mình, ý thức được trách nhiệm công dân, nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc. Đại bộ phận giới trẻ luôn giữ vững và phát huy truyền thống yêu nước, hiếu học, đoàn kết, tin tưởng vào công cuộc đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo. Song, bên cạnh đó, vẫn còn có một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên có biểu hiện lệch lạc về tư tưởng, nhận thức. Đó là sự thờ ơ về chính trị, là thái độ bàng quan trước những sự kiện chính trị của đất nước; là lối sống buông thả, đi ngược lại với những chuẩn mực đạo đức; là lối sống thực dụng, sống gấp, sùng bái đồng tiền… Chính điều đó đặt ra yêu cầu khách quan là phải nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn những diễn biến phức tạp trong đời sống chính trị tư tưởng của lớp trẻ, cần có những định hướng đúng đắn trong nhận thức chính trị cho thế hệ trẻ. Do đó, việc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành con người mới XHCN, có khả năng đảm đương những nhiệm vụ của cách mạng là việc làm có ý nghĩa quyết định; trong đó, phải đặc biệt coi trọng việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cho thế hệ trẻ. Hiện nay, trước những tác động nhiều mặt của tình hình chính trị và đời sống kinh tế - xã hội trong và ngoài nước, vấn đề độc lập chủ quyền, tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của Tổ quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức đã đặt ra yêu cầu cấp 2
  11. thiết đối với cả hệ thống chính trị, các ngành, các lực lượng, trong đó có thế hệ trẻ. Các thế lực thù địch tìm mọi cách tấn công xuyên tạc, phủ nhận vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền các lối sống phương Tây xa lạ với thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Chúng coi bộ phận thanh niên, sinh viên là đối tượng dễ lôi kéo, dễ kích động để chống phá chế độ. Quảng Ninh là một trong 25 tỉnh, thành phố có biên giới, tuy nhiên lại là tỉnh duy nhất có đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc, với đường biên giới trên bộ dài 118,825 km và đường phân định Vịnh Bắc Bộ trên biển dài trên 191 km. Mặc khác, Quảng Ninh là một trong 28 tỉnh, thành có biển, với đường bờ biển dài 250 km, trong đó có 40.000 hecta bãi triều và trên 20.000 hecta eo vịnh, có 2/12 huyện đảo của cả nước. Tỉnh có 2.077 hòn đảo, và diện tích các đảo chiếm 11,5% diện tích đất tự nhiên. Thị xã Đông Triều nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, cách của khẩu Móng Cái 217km, phía Bắc giáp huyện Lục Nam, Sơn Động (Bắc Giang), phía Tây giáp thị xã Chí Linh (Hải Dương), phía Nam giáp huyện Kinh Môn (Hải Dương), phía Đông giáp thành phố Uông Bí, phía Đông Nam giáp Thuỷ Nguyên (Hải Phòng). Là một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Quảng Ninh, nên công tác giáo dục ý thức chính trị gắn với vấn đề bảo vệ độc lập, chủ quyền biển đảo cho thanh niên tại thị xã Đông Triều lại càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Đây là lý do chính để tác giả lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho thanh niên thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho thanh niên thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh hiện 3
  12. nay, đề tài đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho thanh niên thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để đạt được mục đích đã nêu trên, luận văn cần phải giải quyết những nhiệm vụ sau: + Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến chủ quyền biển, đảo Tổ quốc và việc giáo dục ý thức cho thanh niên thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh về chủ quyền biển đảo Tổ quốc. + Nghiên cứu thực trạng của việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho thanh niên thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. + Xác định những yêu cầu phải thực hiện và đề xuất biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho thanh niên thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận, thực tiễn và giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho thanh niên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu vào việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho thanh niên tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, trong giai đoạn hiện nay. 4. Giả thiết khoa học Hiện nay, vấn đề nâng cao công tác giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc cho thanh niên thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh mặc dù đã được quan tâm, thực hiện song hiệu quả chưa cao, còn nhiều bất cập. Nếu luận văn đề xuất được các giải pháp đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp giáo dục, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa bàn thị 4
  13. xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biền, đảo cho thanh niên Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, đáp ứng mục tiêu phát triển con người toàn diện. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 5.1. Cơ sở lý luận - Dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo. - Dựa trên những thành tựu nghiên cứu mới về lý luận giáo dục, tâm lý học, phương pháp dạy học các bộ môn liên quan đến đề tài, nghiên cứu lịch sử…. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là phép biện chứng duy vật và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích, tổng hợp; so sánh; phương pháp lôgíc và lịch sử; phương pháp khảo cứu tài liệu,… 6. Những đóng góp mới của đề tài - Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần làm phong phú về mặt lí luận, khẳng định vai trò, ý nghĩa của giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho thanh niên thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, đề tài đề xuất những giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho thanh niên thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh nhằm giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc hiệu quả. - Nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo đối với các đồng nghiệp trong việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho thanh niên cả nước nói chung và thanh niên thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh nói riêng. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương với 10 tiết. 5
  14. NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TỔ QUỐC CHO THANH NIÊN 1.1. Tổng quan nghiên cứu của đề tài Hiện nay, giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc cho thanh niên đang là vấn đề được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Các công trình nghiên cứu là sách xuất bản: Công trình nghiên cứu “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, Nhà xuất bản L’Harmattan Paris (Pháp) công bố vào tháng 3/1996, học giả người Pháp Monique Chemillier - Gendreau đã rà soát các tài liệu lưu trữ của Pháp với khoảng gần 50 phụ lục đính kèm đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa - Trường Sa, đồng thời phản đối hành động bành trướng của Trung Quốc [19]. Cuốn sách "Đảo đá trên biển Đông sau Phán quyết của Tòa La-Hay" (Islands and rocks in the South China Sea: Post-Hague ruling) do nhà báo tự do và nghiên cứu viên cao cấp của Viện Mỹ-Châu Á tại Washington James Borton chủ biên đã được xuất bản tháng 5/2017. Cuốn sách được phát triển dựa trên 21 bài tham luận của các tác giả đến từ nhiều quốc gia trên thế giới được trình bày trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế do Đại học Nha Trang và Đại học Phạm Văn Đồng tổ chức. Hội thảo này được tổ chức một tháng sau khi Tòa Trọng tài công bố Phán quyết cuối cùng về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc tháng 7/2016. Cuốn sách tập trung phân tích ba nội dung chính: (I) quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật quốc tế; (II) tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; (III) Phán quyết của Toà trọng tài trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc [26]. 6
  15. Cuốn sách The South China Sea: Towards A Region of Peace, Security and Cooperation do hai học giả C. J. Jenner và Trần Trường Thủy hiệu đính và do Nhà xuất bản Đại học Cambridge xuất bản, cập nhật về tranh chấp ở Biển Đông với sự đóng góp của nhiều chuyên gia và nhà nghiên cứu có uy tín trong lĩnh vực. Cuốn sách gồm có bốn phần. Phần 1 đánh giá về tầm quan trọng của Biển Đông đối với hệ thống thế giới. Phần 2 phân tích lợi ích của các nước ở Biển Đông từ các cấp độ khác nhau, từ nội bộ, quốc gia cho đến khu vực. Phần 3 nhìn nhận các tranh chấp ở Biển Đông qua lăng kính luật pháp. Phần 4 thảo luận về một số vấn đề cụ thể, như hiện đại hóa quân sự, cạnh tranh các nước lớn, đánh bắt cá, và đề xuất về những hợp tác chuyên ngành ở khu vực. Kết luận của cuốn sách nêu bật tác động của các nhân tố lịch sử và chiến lược của các nước đến quá trình phát triển của các tranh chấp. [27]. Các văn bản quy định mang tính pháp quy: Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982: Cơ sở pháp lý quốc tế để bảo vệ quyền lợi của Việt Nam trên Biển Đông, tên tiếng Anh là United Nations Convention on the Law of the Sea, hay thường được gọi tắt là UNCLOS 1982. Công ước Luật biển 1982 có hiệu lực từ ngày 16/11/1994 (12 tháng kể từ ngày Guyana, nước thứ 60 phê chuẩn Công ước ngày 16/11/1993). Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 là một văn kiện pháp lý đa phương đồ sộ, bao gồm 320 điều khoản và 9 Phụ lục, với hơn 1000 quy phạm pháp luật, Công ước Luật biển 1982 đã đáp ứng nguyện vọng và mong đợi của cộng đồng quốc tế về một trật tự pháp lý quốc tế mới đối với tất cả các vấn đề về biển và đại dương, bao gồm cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Công ước Luật biển 1982 thực sự là một bản hiến pháp về biển của cộng đồng quốc tế bởi Công ước không chỉ bao gồm các điều khoản mang tính điều ước mà còn là văn bản pháp điển hoá các quy định mang tính tập quán. Công ước Luật biển 1982 đã trù định toàn bộ các quy định liên quan đến các vùng biển mà một quốc gia ven biển có quyền được hưởng, cũng như những quy định liên quan đến việc sử dụng, khai thác biển và đại dương, cụ thể là: Quy chế pháp lý 7
  16. của tất cả các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia; Chế độ pháp lý đối với biển cả và Vùng - di sản chung của loài người; các quy định hàng hải và hàng không; việc sử dụng và quản lý tài nguyên biển bao gồm tài nguyên sinh vật và không sinh vật; Vấn đề bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an ninh trật tự trên biển; việc giải quyết tranh chấp và hợp tác quốc tế về biển; Quy chế hoạt động của cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương; Uỷ ban ranh giới ngoài thềm lục địa, toà án Luật biển quốc tế, hội nghị các quốc gia thành viên Công ước [16]. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo, nhiều cuốn sách, bài báo, công trình nghiên cứu khoa học đã viết về vấn đề này, tiêu biểu trong số đó là: Các công trình nghiên cứu là sách xuất bản: Trong cuốn “Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa”, nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1984. Đã tóm tắt quan điểm của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam một lần nữa chứng tỏ các quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa từ lâu và liên tục là bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. Việc Trung Quốc đưa ra yêu sách hai quần đảo đó là không có căn cứ pháp lý. Hành động dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa là hành động xâm lược [10]. Tác giả Trần Công Trục (2011) trong “Dấu ấn Việt Nam trên biển Đông” đã nhấn mạnh về vị trí vai trò của biển Đông trong lịch sử dân tộc, đồng thời tác giả đã giới thiệu rõ những định nghĩa mang tính chuyên ngành về nội thủy, lãnh hải, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia [47]. Bộ ngoại giao, ủy ban biên giới quốc gia “Những vấn đề liên quan đến chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên biển Đông”, nhà xuất bản Tri thức, Trần Duy Hải chủ biên, 2013. Cuốn sách đã khái quát về biển Đông và tình hình biển Đông hiện nay, đưa ra các cơ sở pháp lí khẳng định quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam [21]. 8
  17. Bộ ngoại giao, ủy ban biên giới quốc gia “Tài liệu định hướng công tác tuyên huấn về biển đảo”, NXB Tri thức, 2013. Cuốn sách đề cập nhiều hoạt động nhằm bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam và chủ trương của Việt Nam trong vấn đề biển Đông [12]. Bộ sách của NXB Giáo dục 2014, gồm cuốn “Hoàng Sa, Trường Sa khát vọng hòa bình” của Bùi Tất Tươm - Vũ Bá Hòa [44].; “Hoàng Sa, Trường Sa trong vòng tay Tổ quốc”, của Hồng Châu - Minh Tân, tập I,II [17] ; “Kể chuyện biển đảo Việt Nam” của Lê Thông - Đặng Duy Lợi - Đỗ Anh Dũng - Nguyễn Thanh Long, tập I,II,III,IV [46] ; “Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa” của Hãn Nguyên Nguyễn Nhã đã nghiên cứu về biển đảo của Việt Nam. Đồng thời, cũng khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng những nguồn tài liệu khoa học và hết sức quý giá trong việc khẳng định chủ quyền của dân tộc trên vùng biển, đảo của Tổ quốc [36]. Ngoài ra còn có triển lãm về “Chủ quyền biển đảo Việt Nam qua các thời kì lịch sử” tại Bảo tàng quân đội nhân nhân Việt Nam tháng 5 năm 2013 nhiều tư liệu, bằng chứng của Việt Nam, của các nước phương Tây, của Trung Quốc, đặc biệt là 19 Mộc bản triều Nguyễn khắc ghi đã chứng tỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là một trong những bằng chứng quan trọng và khách quan trong việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Công trình nghiên cứu là luận văn: Luận văn của Tạ Thị Thu Hằng, “Xung đột chủ quyền ở quần đảo Trường Sa - Những vấn đề đặt ra và hướng giải quyết”. Luận văn thạc sỹ chính trị học (2013). Đây là một luận văn cập nhật được tính thời sự cao, phân tích rõ tình hình căng thẳng ở quần đảo Trường sa giữa nước ta với các nước láng giềng. Luận văn cũng đề ra được hướng giải quyết thích đáng của Đảng và nhà nước ta trong tình hình hiện nay [22]. 9
  18. Ngoài ra, còn rất nhiều các bài báo khoa học, những đề tài, luận văn, luận án của các tác giả cũng đã đề cập tới vấn đề chủ quyền biển, đảo Tổ quốc ở nhiều chiều cạnh khác nhau. Đây sẽ là những cơ sở lý luận quan trọng, giúp tác giả có căn cứ khoa học để nghiên cứu làm sáng tỏ những nhiệm vụ đề ra trong luận văn của mình: Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho thanh niên thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. 1.2. Một số khái niệm công cụ 1.2.1. Khái niệm chủ quyền biển, đảo Theo Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời” [23, tr. 30]. Khái niệm chủ quyền biển, đảo nằm trong khái niệm chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Theo Từ điển thuật ngữ Lịch sử phổ thông: “chủ quyền quốc gia là quyền cao nhất của một dân tộc, một quốc gia độc lập, tự mình làm chủ đất đai, tài sản, tự mình quyết định vận mệnh của mình. Những nội dung này được khẳng định trong pháp luật mỗi nước, trong văn bản pháp lý quốc tế, là nguyên tắc cơ bản cần tuân theo” [29, tr.104]. “Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tối cao tuyệt đối, hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình. Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ là quyền quyết định mọi vấn đề của quốc gia đối với lãnh thổ, đó là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Quốc gia có quyền đặt ra quy chế pháp lí đối với lãnh thổ. Với tư cách là chủ sở hữu, Nhà nước có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với lãnh thổ thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước như các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp” [29, tr. 30]. Theo công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (thường được gọi tắt là Công ước Luật Biển năm 1982) được thông qua tại thành phố Môntê-gô bay của Gia-mai-ca vào ngày 10-12-1982. Công ước đã có hiệu lực và hiện nay 10
  19. có 161 thành viên tham gia, trong đó có các nước ven Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po và Bru-nây. Công ước quy định các quốc gia ven biển có các vùng biển là nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Chiều rộng của các vùng biển này được tính từ đường cơ sở dùng để tính lãnh hải của quốc gia ven biển. Công ước Luật Biển năm 1982 quy định rất rõ quy chế pháp lý của từng vùng biển. Theo thông lệ quốc tế, vùng biển quốc gia (xem Unclos) được xác định gồm: Nội thủy: Điều 8 của UNCLOS 1982 quy định nội thủy là toàn bộ vùng nước tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Tại nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền của mình. UNCLOS được thông qua tại thành phố Môn-tê- gô-bay của Gia-mai-ca ngày 10-12-1982. Lãnh hải: Lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài đường cơ sở. Theo luật biển quốc tế cho đến những năm 60 của thế kỷ 20, chiều rộng của lãnh hải của quốc gia ven biển chỉ có 3 hải lý (mỗi hải lý bằng 1.852m). Theo luật biển quốc tế hiện đại, cụ thể là điều 3 của UNCLOS 1982 thì chiều rộng tối đa của lãnh hải là 12 hải lý. Các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với lãnh hải của mình. Chủ quyền đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải là tuyệt đối. Chủ quyền đối với vùng trời phía trên lãnh hải cũng là tuyệt đối. Tuy nhiên, chủ quyền đối với vùng nước lãnh hải không được tuyệt đối như trong nội thủy bởi vì ở lãnh hải của quốc gia ven biển, tàu thuyền của các quốc gia khác được quyền qua lại không gây hại. Quốc gia ven biển có quyền ban hành các quy định để kiểm soát và giám sát tàu thuyền nước ngoài thực hiện việc qua lại lãnh hải của mình trong một số 11
  20. vấn đề (an toàn hàng hải, điều phối giao thông đường biển; bảo vệ các thiết bị, công trình, hệ thống đảm bảo hàng hải; bảo vệ tuyến dây cáp và ống dẫn ở biển; bảo tồn tài nguyên sinh vật biển; ngăn ngừa vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển liên quan đến đánh bắt hải sản; bảo vệ môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; và ngăn ngừa các vi phạm về hải quan, thuế khóa, nhập cư, y tế) và quy định hành lang để tàu thuyền đi qua. Vùng tiếp giáp lãnh hải: Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài và sát với lãnh hải. Chiều rộng của vùng tiếp giáp lãnh hải cũng không quá 12 hải lý. Quốc gia ven biển có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm ngăn ngừa việc vi phạm các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, nhập cư hay y tế trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình. Quốc gia ven biển cũng có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải để trừng trị việc vi phạm các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình. Vùng đặc quyền kinh tế: Đó là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở (vì lãnh hải 12 hải lý, nên thực chất vùng đặc quyền kinh tế có 188 hải lý). Đây là một chế định pháp lý hoàn toàn mới vì theo luật biển quốc tế cho đến những năm 50 của thế kỷ 20, các quốc gia ven biển không có vùng biển này. Theo Điều 56 của UNCLOS 1982, trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật ở đó. Cho đến nay, tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế mà các quốc gia ven biển đang khai thác chủ yếu là tôm, cá. Quốc gia ven biển cũng có quyền chủ quyền đối với các hoạt động khác như sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2