Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Một số biện pháp phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh tỉnh Tiền Giang trong dạy học phần hóa vô cơ lớp 11 trung học phổ thông
lượt xem 6
download
Đề tài nhằm phát triển năng lực thực hành thí nghiệm Hóa học cho HS, góp phần hình thành, nâng cao chất lượng môn Hóa học thông qua phần Hóa học vô cơ lớp 11 cho HS các trường THPT ở tỉnh Tiền Giang. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Một số biện pháp phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh tỉnh Tiền Giang trong dạy học phần hóa vô cơ lớp 11 trung học phổ thông
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Hữu Phúc MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH HÓA HỌC CHO HỌC SINH TỈNH TIỀN GIANG TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA VÔ CƠ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Hữu Phúc MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH HÓA HỌC CHO HỌC SINH TỈNH TIỀN GIANG TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA VÔ CƠ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học Mã số : 60 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHÚ TUẤN Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố. Tp Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2018 Học viên thực hiện Nguyễn Hữu Phúc
- LỜI CẢM ƠN Bằng tất cả lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Sau đại học, Quý Thầy Cô đã tận tình giảng dạy để khóa học được hoàn thành tốt đẹp. Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Phú Tuấn tận tình giúp đỡ, động viên, hướng dẫn tôi vượt qua mọi khó khăn trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tôi cũng xin chân thành cám ơn Quí Thầy Cô, các bạn đồng nghiệp và các em học sinh thuộc các trường THPT Trần Hưng Đạo, THPT Chợ Gạo, THPT Phước Thạnh, THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa, THPT Trần Văn Hoài đã nhiệt tình giúp tôi tiến hành điều tra và thực nghiệm đề tài luận văn này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc, tạo điều kiện để tôi thực hiện tốt luận văn. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 3/2018 Nguyễn Hữu Phúc
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................. 4 1.1. Lịch sử về vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 4 1.1.1. Các văn bản chỉ đạo liên quan đến năng lực thực hành của học sinh ................ 4 1.1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 4 1.2. Đổi mới giáo dục Việt Nam theo định hướng phát triển năng lực sau năm 2015 ............................................................................................................ 6 1.2.1. Quan điểm xây dựng chương trình ................................................................ 6 1.2.2. Mục tiêu của chương trình ............................................................................. 6 1.2.3. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực .................................................... 7 1.2.4. Cấu trúc của năng lực ..................................................................................... 8 1.3. Một số vấn đề về năng lực và năng lực thực hành hóa học của học sinh ........... 10 1.3.1. Khái niệm năng lực và năng lực thực hành.................................................. 10 1.3.2. Các biểu hiện của năng lực thực hành của học sinh .................................... 12 1.4. Thí nghiệm hóa học trong dạy học ở trường phổ thông ..................................... 13 1.4.1. Vai trò của thí nghiệm hóa học trong dạy học ............................................. 13 1.4.2. Phân loại thí nghiệm .................................................................................... 14 1.4.3. Những yêu cầu sư phạm của việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học ......... 14 1.4.4. Chuẩn bị thí nghiệm cho giờ lên lớp ............................................................ 16 1.4.5. Sử dụng thí nghiệm cho giờ lên lớp ............................................................. 16 1.4.6. Thí nghiệm ngoại khóa ................................................................................ 19 1.4.7. Định hướng cải tiến hệ thống thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông ....... 20
- 1.5. Thực trạng việc sử dụng thí nghiệm trong trường THPT tỉnh Tiền Giang......... 22 1.5.1. Mục đích điều tra ......................................................................................... 22 1.5.2. Đối tượng điều tra ........................................................................................ 22 1.5.3. Phương pháp tiến hành điều tra ................................................................... 23 1.5.4. Kết quả điều tra ............................................................................................ 23 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 34 Chương 2. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 11 ................................................................. 35 2.1. Phân tích cấu trúc và nội dung chương trình Hóa học vô cơ lớp 11 THPT........ 35 2.1.1. Vị trí và nhiệm vụ của chương trình .......................................................... 35 2.1.2. Nội dung và cấu trúc phần hóa vô cơ lớp 11 ở trường THPT ................... 35 2.1.3. Một số chú ý trong giảng dạy chương trình hóa học vô cơ lớp 11 THPT .............................................................................................. 36 2.2. Hệ thống thí nghiệm trong phần hóa học vô cơ lớp 11....................................... 37 2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn thí nghiệm để tổ chức hoạt động học tập tích cực ..... 37 2.2.2. Danh mục thí nghiệm ................................................................................... 38 2.3. Đánh giá năng lực thực hành thí nghiệm của học sinh trong dạy học hóa học vô cơ lớp 11 THPT ...................................................................................... 39 2.3.1. Cấu trúc tiêu chí đánh giá năng lực thực hành hóa học ............................. 39 2.3.2. Thang đo đánh giá năng lực thực hành thí nghiệm hóa học ...................... 40 2.4. Một số biện pháp phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho học sinh............................................................................................................. 41 2.4.1. Thiết kế và sử dụng tài liệu hướng dẫn thí nghiệm hóa học ...................... 41 2.4.2. Sử dụng thí nghiệm hóa học kết hợp với phương pháp dạy học tích cực ....................................................................................................... 45 2.4.3. Sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học........................................................ 48 2.5. Thiết kế bộ dụng cụ và các thí nghiệm tại nhà ................................................... 56 2.5.1. Bộ dụng cụ thực hành tại nhà cho HS .......................................................... 56 2.5.2. Thiết kế các thí nghiệm ................................................................................ 57
- 2.6. Thiết kế một số giáo án minh họa ....................................................................... 59 2.6.1. Giáo án bài : AXIT NITRIC ........................................................................ 59 2.6.2. Giáo án bài 16: HỢP CHẤT CỦA CACBON ............................................. 75 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 86 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM................................................................... 87 3.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................................ 87 3.2. Đối tượng thực nghiệm ....................................................................................... 87 3.3. Tiến hành thực nghiệm ....................................................................................... 87 3.4. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................... 89 3.4.1. Kết quả định lượng ....................................................................................... 89 3.4.2. Kết quả định tính ........................................................................................ 109 Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................... 114 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 117 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ 1. HS Học sinh 2. DHHH Dạy học hóa học 3. DH Dạy học 4. ĐC Đối chứng 5. GV Giáo viên 6. NL Năng lực 7. NLTHHH Năng lực thực hành hóa học 8. PƯHH Phản ứng hóa học 9. PP Phương pháp 10. PPDH Phương pháp dạy học 11. PPGD Phương pháp giáo dục 12. PTDH Phương tiện dạy học 13. PTHH Phương trình hóa học 14. TN Thí nghiệm 15. ThN Thực nghiệm 16. TNGV Thí nghiệm của giáo viên 17. TNHH Thí nghiệm hóa học 18. TNHS Thí nghiệm của học sinh 19. THTN Thực hành thí nghiệm 20. TCHH Tính chất hóa học 21. TCVL Tính chất vật lý 22. THCS Trung học cơ sở 23. THPT Trung học phổ thông
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Đối tượng điều tra GV ............................................................................... 22 Bảng 1.2. Đối tượng điều tra HS (450) ...................................................................... 23 Bảng 1.3. Mức độ sử dụng các hình thức thí nghiệm của GV ................................... 23 Bảng 1.4. Mức độ sử dụng các thí nghiệm theo các phương pháp dạy học của GV ....................................................................................................... 24 Bảng 1.5. Mức độ sử dụng các phương tiện trực quan của GV ................................. 25 Bảng 1.6. Tính hiệu quả của việc sử dụng thí nghiệm ............................................... 25 Bảng 1.7. Tỷ lệ thực hiện các thí nghiệm trong chương trình hóa học THPT ........... 26 Bảng 1.8. Những khó khăn khi sử dụng thí nghiệm hóa học ..................................... 27 Bảng 1.9. Tình hình cơ sở vật chất, chế độ làm việc của GV hóa học ...................... 28 Bảng 1.10. Tình hình cải tiến các thí nghiệm hóa học ................................................. 28 Bảng 1.11. Khó khăn của HS với môn Hóa học .......................................................... 29 Bảng 1.12. Loại bài gây khó khăn cho HS với môn Hóa học ...................................... 29 Bảng 1.13. Hứng thú của HS với môn Hóa học ........................................................... 30 Bảng 1.14. Kỹ năng thực hành, thí nghiệm của HS với môn Hóa học ........................ 31 Bảng 1.15. Nơi làm thực hành, thí nghiệm của HS...................................................... 31 Bảng 1.16. HS thích học môn hóa học ......................................................................... 32 Bảng 1.17. Khoảng thời gian HS lập lại một lần thí nghiệm, thực hành ..................... 32 Bảng 2.1. Hệ thống các TN hóa học 11 chương 2,3 chương trình hóa học 11 .......... 38 Bảng 3.1. Số lượng HS lớp ThN và ĐC ..................................................................... 87 Bảng 3.2. Điểm bài kiểm tra trước tác động của lớp ThN và ĐC .............................. 90 Bảng 3.3. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra trước tác động ...................................................................................................... 90 Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra trước tác động .............................. 91 Bảng 3.5. Tổng hợp chi tiết bài kiểm tra trước tác động............................................ 92 Bảng 3.6. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra trước tác động ................... 92 Bảng 3.7. Điểm bài kiểm tra 15 phút ......................................................................... 93 Bảng 3.8. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 15 phút ....................................................................................................... 94
- Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra 15 phút ......................................... 95 Bảng 3.10. Tổng hợp chi tiết bài kiểm tra 15 phút....................................................... 95 Bảng 3.11. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra 15 phút .............................. 96 Bảng 3.12. Điểm bài kiểm tra 1 tiết ............................................................................. 98 Bảng 3.13. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 1 tiết .............. 98 Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra 1 tiết ............................................. 99 Bảng 3.15. Tổng hợp kết quả học tập chi tiết bài kiểm tra 1 tiết ............................... 100 Bảng 3.16. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra 1 tiết ........................ 100 Bảng 3.17. Tổng hợp so sánh các tham số đặc trưng của bài kiểm tra 1 tiết trước và sau thực nghiệm .................................................................................. 102 Bảng 3.18. Phân loại mức độ phát triển năng lực thực hành thí nghiệm của học sinh theo bảng kiểm quan sát ................................................................... 104 Bảng 3.19. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bảng kiểm quan sát NLTHTN ...... 105 Bảng 3.20. Danh sách GV tham gia nhận xét ............................................................ 109
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Đồ thị lũy tích bài kiểm tra trước tác động .................................................. 91 Hình 3.2. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra trước tác động ...................................... 91 Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 15 phút .................................................. 94 Hình 3.4. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra 15 phút ................................................. 95 Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 1 tiết ...................................................... 99 Hình 3.6. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra 1 tiết ..................................................... 99 Hình 3.7. Đồ thị đánh giá NLTHTN qua bảng kiểm quan sát ................................... 104
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết số 29 của Đảng tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XI xác định: Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo đối với định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”[1]. Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và một nền kinh tế tri thức luôn không ngừng cập nhật như hiện nay đòi hỏi con người phải có năng lực (NL) hợp tác, giao tiếp; NL sử dụng ngôn ngữ; NL tư duy; NL sử dụng công nghệ thông tin; NL phát triển và giải quyết vấn đề; NL thích ứng với sự thay đổi…Đây chính là những NL cơ bản để người Việt Nam chúng ta hòa vào sự phát triển của nhân loại, để không bị tụt hậu, rút bớt khoảng cách với những nước phát triển trong khu vực và trên thế giới cũng như đáp ứng yêu cầu giáo dục của xã hội là đào tạo học sinh (HS) trở thành những người lao động mới với những NL cơ bản đáp ứng yêu cầu cuộc sống. Luật Giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã xác định rõ: Nguyên lý giáo dục là học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra định hướng đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 là xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất và NL người học. Chính vì vậy nhu cầu đẩy mạnh áp dụng đa dạng hiệu quả các phương pháp (PP) và các hình thức tổ chức giáo dục và kiểm tra đánh giá theo yêu cầu phát triển NL người học ngày càng cấp thiết. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh tỉnh Tiền Giang trong dạy học phần
- 2 hóa vô cơ lớp 11 trung học phổ thông” để giúp HS làm chủ tri thức bằng con đường phát huy nội lực bản thân, hoàn thiện để hội nhập và phát triển. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm phát triển năng lực thực hành thí nghiệm (NLTHTN) Hóa học cho HS, góp phần hình thành, nâng cao chất lượng môn Hóa học thông qua phần Hóa học vô cơ lớp 11 cho HS các trường THPT ở tỉnh Tiền Giang. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Hệ thống hóa lý luận về NLTHTN Hóa học và biện pháp phát triển NLTHTN Hóa học cho HS các trường THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. - Tìm hiểu thực trạng NLTHTN Hóa học và biện pháp phát triển NLTH Hóa học cho HS các trường THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. - Đề xuất biện pháp phát triển NLTH Hóa học cho HS các trường THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả của đề tài. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phát triển NLTHTN Hóa học . - Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học Hóa học ở trường THPT. 5. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung chương trình Hóa học Vô cơ lớp 11 chương trình cơ bản. - Phần thực nghiệm được tiến hành thực hiện với HS khối 11 ở một số trường THPT của tỉnh Tiền Giang. - Thời gian nghiên cứu từ tháng 8/2016-5/2017. 6. Giả thuyết khoa học Nếu sử dụng một số biện pháp: Bài tập thực nghiệm hóa học, những thí nghiệm hóa học ngoài nhà trường thì góp phần hình thành và phát triển NLTHTN, nâng cao chất lượng học tập Hóa học cho HS trường THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. 7. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận - Đọc và nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài. - Truy cập thông tin trên Internet.
- 3 - Phân tích tổng hợp các thông tin thu thập được 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra thu thập thông tin. - Trao đổi kinh nghiệm, tổng hợp ý kiến các chuyên gia, GV hóa học ở trường THPT về các đề xuất trong đề tài - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: TNSP để kiểm định giá trị thực tiễn, tính khả thi và hiệu quả các biện pháp đề xuất trong đề tài. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp toán học thống kê, sử lý số liệu trong thực nghiệm sư phạm 8. Điểm mới của đề tài - Cung cấp thực trạng về NLTHTN của HS ở các trường THPT tỉnh Tiền Giang. - Đề xuất quy trình lựa chọn các PPDH theo hướng nâng cao NLTHTN. - Thiết kế và sử dụng tài liệu hướng dẫn thí nghiệm hóa học. - Thiết kế các bài tập thực nghiệm hóa học. - Thiết kế dụng cụ học tập-vui chơi và các thí nghiệm ngoài nhà trường cho HS trong hoạt động trải nghiệm.
- 4 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các văn bản chỉ đạo liên quan đến năng lực thực hành của học sinh - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI [1], đặc biệt là Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo mạnh mẽ việc khắc phục những hạn chế của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học (DH) theo định hướng tăng cường hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo. - Theo tài liệu [2] hiện nay và những năm tiếp theo giáo dục trung học cần thực hiện những nhiệm vụ sau: + Tiếp tục thực hiện hiệu quả nội dung các cuộc vận động, phong trào thi đua của ngành bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện từng địa phương, gắn với việc đổi mới HĐ giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, GV, nhân viên , HS tại mỗi cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục. + Tạo điều kiện để cơ sở giáo dục trung học chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện chương trình; xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển NL HS thông qua việc điều chỉnh nội dung DH theo hướng tinh giản; xây dựng các chủ đề tích hợp nội dung DH, đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng, chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống... + Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các HĐ trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của HS 1.1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu THTN là một vấn đề cốt lõi của môn Hóa học, vì vậy việc phát triển những kỹ năng TH, TN cũng đã có nhiều tác giả phân tích, nghiên cứu trong những năm qua như:
- 5 - Luận án Tiến sĩ “Phát triển tư duy và rèn luyện kiến thức kĩ năng thực hành Hóa học cho HS trung học phổ thông qua các bài tập Hóa học thực nghiệm” – Tác giả Cao Cự Giác (năm 2006, ĐHSP Hà Nội) [19]. Luận án đề cập đến một số biện pháp thiết kế và sử dụng BTHHTN nhằm phát triển tư duy và rèn luyện kiến thức kĩ năng TH Hóa học cho HS THPT. Trong luận án đã đưa ra một số cơ sở lí luận, hệ thống BTHHTN và cách sử dụng các BTHHTN trong DH Hóa học. Tuy nhiên, hệ thống bài tập lại bao quát toàn bộ chương trình Hóa học phổ thông chứ không phân loại thành từng khối lớp, từng chương cụ thể, các biện pháp được thiết kế nhằm phát triển tư duy và rèn luyện KNTH, chưa chú trọng nhiều việc phát huy tính tích cực học tập cho HS trong giảng dạy Hóa học. Luận án là cơ sở để chúng tôi tham khảo và làm căn cứ cho luận văn của chúng tôi. - Luận văn “Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện kiến thức, kỹ năng TN trong chương trình hóa học 10 nâng cao cho HS theo hướng dạy học tích cực” của tác giả Đỗ Thị Bích Ngọc, Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh, năm 2009. Tác giả đã trình bày được những lựa chọn và hệ thống các TN khi nghiên cứu tài liệu mới theo hướng tích cực trong SGK 10 nâng cao, đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng TN cho HS lớp 10 theo hướng DH tích cực, xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm, bài tập hình vẽ và đề xuất PP sử dụng chúng nhằm rèn luyện kiến thức – kỹ năng thực hành cho HS [24] - Luận văn “Sử dụng phương tiện trực quan trong DH Hóa học lớp 11 theo hướng DH tích cực” của tác giả Lê Thị Kim Văn, Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh, năm 2012 [36] Luận văn của tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phương tiện trực quan , DH tích cực, các PPDH tích cực, xây dựng hệ thống phương tiện trực quan phần Hóa học lớp 11 (nâng cao), nghiên cứu các cách sử dụng phương tiện trực quan theo hướng DH tích cực phục vụ cho GV. - Bài báo “Nâng cao năng lực thực hành thí nghiệm Hóa học ở trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” của tác giả Nguyễn Hữu Phúc [28]. Tác giả đã trình bày những biện pháp nhằm phát triển NL THTN Hóa học trong DH ở trường
- 6 phổ thông tỉnh Tiền Giang như tăng cường tập huấn PP sử dụng TN; tăng cường cơ sở vật chất, phòng THTN, tổ chức các HĐ thi đồ dùng DH; thi HS giỏi thực hành… Như vậy, việc nâng cao NL THTN trong DH Hóa học đã nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên việc nghiên cứu hệ thống “Một số biện pháp phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh tỉnh Tiền Giang trong dạy học phần hóa vô cơ lớp 11 trung học phổ thông” chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và hoàn chỉnh. 1.2. Đổi mới giáo dục Việt Nam theo định hướng phát triển năng lực sau năm 2015 1.2.1. Quan điểm xây dựng chương trình Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng theo hướng mở, cụ thể là: - Chương trình bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với HS toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần bảo đảm kết nối HĐ của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội [2], [26]. - Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và NL của HS, nội dung giáo dục, PP giáo dục và PP đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và GV phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình. - Chương trình bảo đảm tính ổn định và khả năng phát triển trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học - công nghệ và yêu cầu của thực tế. 1.2.2. Mục tiêu của chương trình - Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp HS phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và NL cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. - Chương trình giáo dục THCS giúp HS phát triển các phẩm chất, NL đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học; tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực
- 7 chung của xã hội; hình thành PP học tập, hoàn chỉnh tri thức và kỹ năng nền tảng để tiếp tục học lên THPT, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động. - Chương trình giáo dục tiểu học giúp HS hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và NL; định hướng chính vào giáo dục về giá trị gia đình, quê hương, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt. - Chương trình giáo dục THPT giúp HS tiếp tục phát triển những phẩm chất, NL của người lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với NL và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. 1.2.3. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất chủ yếu sau: yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm [6] - Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho HS những NL cốt lõi sau: + Những NL chung được tất cả các môn học và HĐ giáo dục (gọi chung là môn học) góp phần hình thành, phát triển: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Những NL chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học nhất định: NL ngôn ngữ, NL tính toán, NL tìm hiểu tự nhiên và xã hội, NL công nghệ, NL tin học, NL thẩm mỹ, NL thể chất. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các NL cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng NL đặc biệt (năng khiếu) của HS. - Các yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và NL cốt lõi là căn cứ để xây dựng chương trình môn học, biên soạn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn tổ chức DH, đánh giá kết quả giáo dục HS và chất lượng giáo dục phổ thông.
- 8 1.2.4. Cấu trúc của năng lực 1.2.4.1. Những năng lực chung * Năng lực tự chủ và tự học bao gồm 5 NL sau: - Tự lực. - Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng, tự kiểm soát tình cảm, thái độ, hành vi của mình. - Tự định hướng nghề nghiệp. - Tự học. - Tự hoàn thiện. * Năng lực giao tiếp và hợp tác bao gồm 8 NL thành phần sau - Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp. - Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và hóa giải các mâu thuẫn. - Xác định mục đích và phương thức hợp tác. - Xác định trách nhiệm và HĐ của bản thân. - Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác. - Tổ chức và thuyết phục người khác. - Đánh giá HĐ hợp tác. - Hội nhập quốc tế. * Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo gồm 6 NL thành phần sau - Nhận ra ý tưởng mới. - Phát hiện và làm rõ vấn đề. - Hình thành và triển khai ý tưởng mới. - Đề xuất, lựa chọn giải pháp. - Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề. - Tư duy độc lập. 1.2.4.2. Những NL chuyên môn Gồm 7 NL thành phần sau đây - Năng lực ngôn ngữ: sử dụng Tiếng Việt, viết đúng và sáng tạo các kiểu văn bản, sử dụng ngoại ngữ phải đạt NL bậc 3 về ngoại ngữ
- 9 - Năng lực tính toán: Hiểu biết các khái niệm, kiến thức toán học phổ thông, cơ bản; biết cách vận dụng các thao tác tư duy, suy luận; tính toán, ước lượng, sử dụng các công cụ tính toán và dụng cụ đo… - Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội: + Năng lực tìm hiểu tự nhiên: nhận thức kiến thức khoa học, hiểu biết kiến thức phổ thông cốt lõi về ngành, nghề, lĩnh vực khoa học theo thiên hướng của bản thân và định hướng được ngành, nghề sẽ lựa chọn sau khi tốt nghiệp THPT; tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên; vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường + Năng lực tìm hiểu xã hội: nắm được những tri thức cơ bản về đối tượng của các khoa học xã hội (KHXH); hiểu được một số khái niệm cơ bản liên quan đến đối tượng của KHXH, hiểu được những tri thức cơ bản về một số đối tượng của KHXH. - Năng lực công nghệ: nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của thiết kế, các yếu tố ảnh hưởng tới thiết kế, quy trình thiết kế, các nghề nghiệp liên quan tới thiết kế; ứng dụng được một số công cụ trong hỗ trợ thiết kế; vận dụng được tư duy thiết kế trong tìm tòi, sáng tạo thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống, xã hội; hiểu được nguyên tắc sử dụng một số sản phẩm kỹ thuật, công nghệ an toàn, hiệu quả. - Năng lực tin học: sử dụng và quản lý các phương tiện, công cụ, các hệ thống tự động hóa của CNTT; phối hợp được và sử dụng đúng cách các thiết bị và phần mềm thông dụng (trong đó có các hệ thống thông minh) để phục vụ học tập và cuộc sống; biết tổ chức và lưu trữ dữ liệu an toàn. Hiểu biết và ứng xử phù hợp chuẩn mực đạo đức, văn hóa và pháp luật trong xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức. Nhận biết và giải quyết vấn đề trong môi trường công nghệ tri thức - Năng lực thẩm mỹ: nhận biết các yếu tố thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài, cái chân, cái thiện, cái cao cả); nhận biết được giá trị phổ biến của văn hóa thẩm mỹ Việt Nam, một số giá trị nghệ thuật, nhân văn cơ bản của nhân loại và ảnh hưởng của chúng đến các lĩnh vực đời sống xã hội; có cảm xúc và thể hiện thái độ, quan điểm trước các hiện tượng thẩm mỹ trong tự nhiên, trong đời sống xã hội và văn học, nghệ thuật. - Năng lực thể chất: sống thích ứng và hài hòa với môi trường, nêu được cơ sở khoa học của các biện pháp bảo vệ môi trường, điều chỉnh chế độ sinh hoạt, học tập và
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 332 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 527 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 334 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 264 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn