Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần Vô cơ Hóa học lớp 11 Trung học phổ thông
lượt xem 5
download
Đề tài này được thực hiện nhằm đề xuất và sử dụng một số biện pháp góp phần phát triển năng lực tự học cho HS trong dạy học phần vô cơ Hóa học lớp 11, đồng thời nâng cao chất lượng dạy và học Hóa học ở trường THPT hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần Vô cơ Hóa học lớp 11 Trung học phổ thông
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Trần Quỳnh Phương PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN VÔ CƠ HÓA HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Trần Quỳnh Phương PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN VÔ CƠ HÓA HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn Hóa học Mã số : 60 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ NGỌC HOA Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Tôi đã gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới mọi sự giúp đỡ trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Tất cả thông tin và tài liệu được sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Tác giả Nguyễn Trần Quỳnh Phương
- LỜI CÁM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời tri ân chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và Phòng sau đại học luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các học viên được sinh hoạt và học tập, các thầy cô đã tận tình giảng dạy, trang bị cho tôi kiến thức và cơ sở khoa học lý luận để thực hiện luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Phạm Thị Ngọc Hoa – người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành đến Ban Giám hiệu, thầy cô giáo và các em học sinh trường THPT Nguyễn Hữu Huân, THPT Thủ Đức đã tạo cơ hội và mọi điều kiện thuận lợi để giúp tôi thực nghiệm sư phạm và các thầy cô là học viên cao học Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học khóa 26 và 27 đã nhiệt tình giúp tôi làm khảo sát thực nghiệm. Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, bạn bè và người thân đã luôn bên cạnh làm chỗ dựa tinh thần cho tôi trong những lúc khó khăn, luôn tạo điều kiện và động viên tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 03 năm 2018 Tác giả Nguyễn Trần Quỳnh Phương
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................4 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ..........................................................................4 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về năng lực và năng lực tự học ....................4 1.1.2. Một số luận văn nghiên cứu về phát triển năng lực tự học...........................5 1.2. Tự học ...................................................................................................................8 1.2.1. Khái niệm về tự học ......................................................................................8 1.2.2. Vai trò của tự học..........................................................................................9 1.2.3. Các hình thức tự học ...................................................................................10 1.2.4. Phương pháp tự học ....................................................................................12 1.2.5. Quá trình dạy – tự học ................................................................................12 1.2.6. Chu trình dạy – tự học ................................................................................13 1.3. Cơ sở lý luận về năng lực, năng lực tự học ........................................................14 1.3.1. Khái niệm năng lực .....................................................................................14 1.3.2. Cấu trúc và phân loại năng lực ...................................................................15 1.3.3. Khái niệm năng lực tự học ..........................................................................15 1.3.4. Cấu trúc năng lực tự học .............................................................................16 1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tự học ................................................18 1.4. Dạy và học tích cực ............................................................................................20 1.4.1. Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực .......20 1.4.2. Một số phương pháp dạy học tích cực ........................................................23 1.5. Một số hình thức đánh giá năng lực tự học của học sinh ...................................27
- 1.5.1. Đánh giá quá trình ......................................................................................27 1.5.2. Đánh giá qua hồ sơ .....................................................................................28 1.6. Thực trạng việc phát triển năng lực và năng lực tự học cho học sinh ở một số trường THPT hiện nay...........................................................................................28 1.6.1. Mục đích điều tra ........................................................................................28 1.6.2. Đối tượng điều tra .......................................................................................28 1.6.3. Nội dung điều tra ........................................................................................29 1.6.4. Kết quả điều tra ...........................................................................................30 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................37 Chương 2. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 11 THPT ..................38 2.1. Phân tích cấu trúc và mục tiêu chương trình hóa vô cơ lớp 11 ..........................38 2.1.1. Cấu trúc chương trình hóa vô cơ lớp 11 .....................................................38 2.1.2. Mục tiêu chương trình hóa vô cơ lớp 11 ....................................................39 2.2. Một số biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Hóa học vô cơ lớp 11 .................................................................................................41 2.2.1. Biện pháp 1: Thiết kế và sử dụng tài liệu hỗ trợ tự học .............................42 2.2.2. Biện pháp 2: Giao các nhiệm vụ học tập kích thích động cơ tự học của học sinh ..........................................................................................................64 2.3. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực tự học của học sinh ...............................77 2.3.1. Quy trình thực hiện .....................................................................................77 2.3.2. Một số bộ công cụ đánh giá năng lực tự học của học sinh .........................78 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................90 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM...................................................................91 3.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................................91 3.2. Nội dung thực nghiệm ........................................................................................91 3.3. Đối tượng thực nghiệm .......................................................................................91 3.4. Tiến hành thực nghiệm .......................................................................................91 3.4.1. Chuẩn bị thực nghiệm .................................................................................91 3.4.2. Tiến hành giảng dạy và thu thập kết quả ....................................................92
- 3.4.3. Xử lý, phân tích và đánh giá kết quả ..........................................................93 3.5. Kết quả thực nghiệm...........................................................................................95 3.5.1. Kết quả thực nghiệm về mặt định lượng ....................................................95 3.5.2. Kết quả của biện pháp 1............................................................................100 3.5.3. Kết quả của biện pháp 2............................................................................104 3.5.4. Đánh giá về mặt định tính .........................................................................108 Tiểu kết chương 3 ......................................................................................................111 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................112 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................114 PHỤ LỤC
- DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CT : Công thức CNTT : Công nghệ thông tin CTCT : Công thức cấu tạo ĐC : Đối chứng ĐHSP : Đại học sư phạm Đktc : Điều kiện tiêu chuẩn GV : Giáo viên HS : Học sinh NLTH : Năng lực tự học Nxb : Nhà xuất bản PGS : Phó giáo sư PPDH : Phương pháp dạy học PT : Phương trình SGK : Sách giáo khoa SL : Số lượng THPT : Trung học phổ thông TLTH : Tài liệu tự học TN : Thực nghiệm Tp. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TS : Tiến sĩ
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Số GV các trường THPT được tham khảo ý kiến......................................29 Bảng 1.2. Số HS các trường được tham khảo ý kiến .................................................29 Bảng 1.3. Số lượng phiếu tham khảo ý kiến HS ........................................................30 Bảng 1.4. Mức độ quan trọng của việc HS tự học .....................................................30 Bảng 1.5. Thời gian HS dành cho việc tự học môn hóa học ......................................30 Bảng 1.6. Hoạt động được HS quan tâm để đạt kết quả học tập tốt ..........................31 Bảng 1.7. Lý do phải tự học .......................................................................................31 Bảng 1.8. Công việc HS thực hiện trong tự học ........................................................32 Bảng 1.9. Khả năng tự học môn Hóa học hiện nay của HS .......................................33 Bảng 1.10. Những khó khăn của HS trong quá trình tự học ........................................33 Bảng 1.11. Biểu hiện của NLTH ..................................................................................34 Bảng 1.12. Các hoạt động rèn luyện NLTH cho HS của GV ......................................35 Bảng 2.1. Nội dung chương trình hóa học vô cơ lớp 11 ban cơ bản..........................38 Bảng 2.2. Kết quả khảo sát của tác giả Mai Thị Yến Dung .......................................41 Bảng 2.3. Các hoạt động rèn luyện kĩ năng tự học cho HS của GV ..........................42 Bảng 2.4. Những ý tưởng nhiệm vụ học tập chương trình Hóa học vô cơ lớp 11 .....66 Bảng 3.1. Danh sách các lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC)...................91 Bảng 3.2. Kết quả bài kiểm tra số 1 ...........................................................................95 Bảng 3.3. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra số 1 ...............95 Bảng 3.4. Tổng hợp phân loại kết quả học tập bài kiểm tra số 1 ...............................96 Bảng 3.5. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra số 1 ....................................97 Bảng 3.6. Kết quả bài kiểm tra số 2 ...........................................................................97 Bảng 3.7. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra số 2 ...............97 Bảng 3.8. Tổng hợp phân loại kết quả học tập bài kiểm tra số 2 ...............................98 Bảng 3.9. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra số 2 ....................................99 Bảng 3.10. Kết quả khảo sát của câu 4.......................................................................102 Bảng 3.11. Kết quả khảo sát của câu 5.......................................................................103 Bảng 3.12. Điểm vở ghi của HS .................................................................................103 Bảng 3.13. Đánh giá của HS về các biện pháp phát triển NLTH ..............................109
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Chu trình tự học .............................................................................................13 Hình 2.1. Một số mẫu phân bón ....................................................................................72 Hình 2.2. HS tham quan nhà máy silicat Tân Hà Việt – Dĩ An, Bình Dương...........74 Hình 2.3. Sơ đồ tư duy bài “Nitơ” .............................................................................75 Hình 2.4. Sơ đồ tư duy về Nitơ và các hợp chất của Nitơ .........................................76 Hình 2.5. Bài báo về “AMONIAC” ...........................................................................76 Hình 2.6. HS trưng bày, báo cáo sản phẩm poster về khí cười .................................77 Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 1 .....................................................96 Hình 3.2. Biểu đồ phân loại kết quả học tập bài kiểm tra số 1 ..................................96 Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 2 .....................................................98 Hình 3.4. Biểu đồ phân loại kết quả học tập bài kiểm tra số 2 ..................................99 Hình 3.5. Bài ghi của HS lớp TN.............................................................................100 Hình 3.6. Phiếu điều tra sau tự học của HS lớp TN.................................................101 Hình 3.7. Sổ theo dõi dự án của HS.........................................................................105 Hình 3.8. HS thực hiện dự án ..................................................................................106 Hình 3.9. HS thuyết trình tại lớp..............................................................................106 Hình 3.10. Giấy chứng nhận tham gia chung kết cuộc thi “Giáo viên sáng tạo trên nền tảng CNTT cấp thành phố” năm học 2017 – 2018 ..................................107 Hình 3.11. Sản phẩm của dự án .................................................................................107 Hình 3.12. HS triển lãm sản phẩm, thuyết trình về dự án .........................................107 Hình 3.13. Một số dự án song hành khác ..................................................................108
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sự phát triển kinh tế – xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực vì nhà trường dù tốt đến mấy cũng không thể đáp ứng hết nhu cầu học tập của người học cũng như đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội. Chính vì thế một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học, thúc đẩy quá trình rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh, góp phần vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng đào tạo. Vấn đề tự học, tự đào tạo của người học đã được Đảng, Nhà nước quan tâm quán triệt sâu sắc từ nhiều năm qua. Nghị quyết Trung ương V khóa 8 từng nêu rõ: “Tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học, tự sáng tạo của học sinh, bảo đảm mọi điều kiện và thời gian tự học cho học sinh, phát triển mạnh mẽ phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân”. Mục tiêu của giáo dục Việt Nam là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp. Về cách học, khuyến khích học sinh lấy tự học là chính, học tập một cách chủ động và sáng tạo. Đáng tiếc là trong thực tế hiện nay những điều đó chưa được thực hiện tốt nếu không nói là còn nhiều yếu kém, thậm chí xa rời mục tiêu, hạ thấp yêu cầu học tập chỉ còn quan tâm đến điểm số mà không chú ý đến chất lượng. Tự học là một năng lực vô cùng quan trọng của mỗi người, tuy nhiên nhiều học sinh hiện nay lại không biết cách tự học và tự học như thế nào để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất. Chính vì thế, nếu giáo viên có thể hình thành và phát huy được cho học sinh năng lực tự học, biết vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống, biết tự phát hiện và giải quyết những vấn đề gặp phải thì sẽ khơi dậy nơi các em niềm hứng thú, say mê và lòng ham học hỏi. Xuất phát từ những lý do trên trên, tôi xin phép chọn đề tài: “PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN VÔ CƠ HÓA HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”.
- 2 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất và sử dụng một số biện pháp góp phần phát triển năng lực tự học cho HS trong dạy học phần vô cơ Hóa học lớp 11, đồng thời nâng cao chất lượng dạy và học Hóa học ở trường THPT hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực tự học và vấn đề tự học có hướng dẫn cho HS THPT. - Phân tích cấu trúc và nội dung chương trình hóa học vô cơ lớp 11. - Nghiên cứu cơ sở khoa học và nguyên tắc để đề xuất một số biện pháp phát triển NLTH cho HS. - Đề xuất và thiết kế một số giáo án có sử dụng các biện pháp phát triển NLTH cho học sinh trong dạy học Hóa học vô cơ lớp 11. - Thực nghiệm sư phạm và xử lý số liệu thống kê nhằm đánh giá tính khả thi của các biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 11 THPT. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học hóa học ở trường THPT. - Đối tượng nghiên cứu: + Lý luận về tự học và năng lực tự học Hóa học. + Các biện pháp nhằm phát triển năng lực tự học Hóa học cho học sinh ở trường THPT. 5. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: chương trình hóa học vô cơ lớp 11. - Thời gian nghiên cứu: 09/2016 – 09/2017. - Địa bàn nghiên cứu: một số trường THPT ở TPHCM. 6. Giả thuyết khoa học Nếu kết hợp sử dụng tài liệu tự học vào các giai đoạn: trước, trong và sau bài lên lớp theo các phương pháp dạy học tích cực, tăng cường tổ chức hoạt động ngoại khóa bằng cách giao cho các nhóm HS các nhiệm vụ học tập thì sẽ phát triển NLTH cho HS và góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Hóa học ở trường THPT.
- 3 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu các văn bản của Đảng và Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo có liên quan đến năng lực tư duy, phát triển năng lực tư duy ở người học. - Nghiên cứu các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước liên quan đến phát triển NL, NL tư duy cho HS. - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến tự học, NL và NLTH. - Nghiên cứu cách xây dựng và sử dụng các biện pháp phát triển NLTH cho HS trong dạy học Hóa học ở trường THPT. - Nghiên cứu thiết kế giáo án có sử dụng các biện pháp đã đề xuất để phát triển năng lực tự học cho HS. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Nghiên cứu tình hình dạy học Hóa học và vấn đề tự học của học sinh lớp 11 THPT hiện nay. - Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp đã đề xuất để phát triển năng lực tự học cho học sinh. 7.3. Phương pháp thống kê toán học - Tính các tham số thống kê đặc trưng. - Vẽ đồ thị, biểu đồ để so sánh các kết quả nghiên cứu. - Dùng phép thử Student để kiểm định kết quả của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. 8. Đóng góp mới của đề tài - Tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn về các PPDH tích cực, phát triển NL và NLTH, cung cấp các số liệu điều tra thực nghiệm. - Thiết kế các tài liệu tự học phần vô cơ Hóa học 11 THPT theo hướng tăng cường tính chủ động, tự lực của HS phát triển năng lực tự học. - Lựa chọn ý tưởng và biên soạn tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập bằng các hoạt động ngoại khóa. - Thiết kế thang đo đánh giá các sản phẩm học tập, biểu hiện của NLTH ở HS.
- 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về năng lực và năng lực tự học 1) GS. Phan Trọng Luận (1998), Tự học – một chìa khóa vàng của giáo dục, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, (số 18). Tác giả đã nêu bật lên được vai trò của tự học trong quá trình phát triển của đất nước nhưng lại chưa đề cập đến các biện pháp để phát triển NLTH cho HS. 2) GS. Nguyễn Cảnh Toàn (1998), Quá trình dạy tự học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 3) GS. Nguyễn Cảnh Toàn (2001), Tuyển tập tác phẩm tự giáo dục tự học tự nghiên cứu, Tập 1 và 2, Trường ĐHSP Hà Nội, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây. GS. TSKH. Nguyễn Cảnh Toàn (nguyên Thứ trưởng Bộ GD – ĐT, Phó chủ tịch Hội Toán học Việt Nam, hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) là người tiên phong và có những đóng góp trong việc tìm hiểu vấn đề tự học đối với nhiều loại hình đào tạo, nhiều đối tượng người học khác nhau. Ông phân tích các quan điểm về quá trình dạy – tự học, những hạn chế của các phương pháp giáo dục trước đây, những khó khăn, trở ngại của việc tự học và đưa ra các phương châm, biện pháp hữu ích để tự học đạt kết quả tốt nhất. 4) GS. TSKH. Thái Duy Tuyên (2004), “Một số vấn đề cần thiết khi hướng dẫn học sinh tự học”, Tạp chí Giáo dục, (số 82). 5) GS. TSKH. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục, Hà Nội. Trong hai tài liệu trên tác giả đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học, cách biên soạn giáo trình theo hướng bồi dưỡng phương pháp tự học. 6) PGS. TS. Đặng Thành Hưng (2012), “Bản chất và điều kiện của việc tự học”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, (số 78). Tác giả đã đưa ra những quan điểm về bản chất của tự học, điều kiện của tự học, kinh nghiệm và phương pháp tự học. Ngoài ra, tác giả còn nêu rõ vai trò, tầm quan trọng và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tự học. Điều đó giúp ích cho người
- 5 học trong việc tham khảo và quyết định phương pháp tự học phù hợp cho mỗi môn học, mỗi cá nhân. 7) Nguyễn Hiến Lê (2003), Tự học – một nhu cầu thời đại, NXB Văn hóa thông tin. 8) Nguyễn Gia Cầu (2005), “Để giúp học sinh biết cách học và biết tự học”, Tạp chí Giáo dục, (số 124). 9) PGS. TS Đặng Thị Oanh, Dương Huy Cẩn (2007), Tổ chức seminar theo tài liệu tự học có hướng dẫn nhằm tăng cường tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên, Tạp chí Giáo dục, (số 135). 10) Đặng Thị Thanh Mai – Nông Thị Hà (2007),“Tăng cường khả năng tự học của sinh viên qua hướng dẫn sinh viên cách học”, Tạp chí Giáo dục, (số 177). 11) Võ Thành Phước (2008), “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của học sinh trung học cơ sở”, Tạp chí Giáo dục, (số 201). 12) PGS.TS Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu (2008), Tự học của sinh viên, NXB Giáo dục, đã trình bày khái quát về hoạt động học tập, tự học và ảnh hưởng của yếu tố tâm lý đến hoạt động tự học của sinh viên. 1.1.2. Một số luận văn nghiên cứu về phát triển năng lực tự học 1.1.2.1. Các đề tài về thiết kế website hỗ trợ tự học Với các luận văn thạc sĩ thuộc trường ĐHSP Tp.HCM của các tác giả: Nguyễn Thị Liễu (2008), Lê Thị Thu Hà (2009), Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2010), Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2011), Trần Thị Ngọc Diễm (2011), Phan Thị Thúy Hằng (2011), Nguyễn Thị Minh Lý (2011), Nguyễn Thị Minh Lý (2011), Vũ Lê Hà Khánh (2011), Phan Đăng Khoa (2012). Các đề tài này nghiên cứu và thiết kế công cụ hỗ trợ học tập hiệu quả, có nội dung trải rộng chương trình từ lớp 10, 11, 12. Các công cụ này giúp GV và HS dễ dàng tra cứu các thông tin của bài học, hỗ trợ tốt cho việc tự học và củng cố kiến thức, đưa công nghệ thông tin đến gần với các hoạt động học tập, nghiên cứu của HS. Hạn chế của công cụ này phải đòi hỏi có máy tính và mạng internet mới có thể sử dụng được.
- 6 1.1.2.2. Các đề tài về thiết kế e - book hỗ trợ tự học Với các luận văn thạc sĩ thuộc trường ĐHSP Tp.HCM của các tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà (2008), Vũ Thị Phương Linh (2009), Phạm Thùy Linh (2009), Tống Thanh Tùng (2009), Đàm Thị Thanh Hưng (2009), Nguyễn Thị Thanh Thắm (2009), Nguyễn Ngọc Bảo Trân (2009), Đỗ Thị Việt Phương (2010), Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2011), Nguyễn Trí Ngẫn (2011), Phạm Quốc Thành (2011), Huỳnh Lâm Thị Ngọc Thảo (2011), Văn Thị Trà My (2011), Lê Thị Cẩm Tú (2011), Đặng Hà Xuyên (2012). Các đề tài này nghiên cứu tạo ra công cụ hỗ trợ tự học cho học sinh vì các E- book đều có nội dung kiến thức đầy đủ, phong phú, logic; hình ảnh được lấy từ internet hoặc tự xây dựng các phân đoạn thí nghiệm nên hấp dẫn và lôi cuốn. Hạn chế của các đề tài là việc nghiên cứu hạn chế và một chương hoặc một chuyên đề nên không có tính hệ thống và liên tục của một tác giả. Điều đó cũng gây không ít khó khăn trong việc tìm kiếm cho GV – HS, việc tự nghiên cứu của một HS tự học độc lập. Cả hai hướng nghiên cứu trên đều cung cấp tài liệu tự học hấp dẫn, phù hợp với xu hướng của công nghệ thông tin. Tuy nhiên do hạn chế bởi các điều kiện dạy học như hiện tại nên các ứng dụng trên chưa rộng rãi. 1.1.2.3. Các đề tài về thiết kế tài liệu tự học Các đề tài nghiên cứu tài liệu hỗ trợ tự học cho đối tượng học sinh chuyên, học sinh khá giỏi như: Luận án tiến sĩ thuộc trường ĐHSP Hà Nội của tác giả Nguyễn Thị Ngà (2011), “Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun phần kiến thức cơ sở hóa học chung – chương trình THPT chuyên hóa học góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh”. Luận văn thạc sĩ thuộc trường ĐHSP Tp.HCM của các tác giả: Trần Thị Thanh Hà (2010), Nguyễn Ngọc Nguyên (2010), Lê Huỳnh Phước Hiệp (2011), Võ Sỹ Hiện (2012). Các luận văn thạc sĩ nghiên cứu thuộc trường ĐHSP Tp.HCM tài liệu hỗ trợ tự học cho học sinh theo hướng xây dựng các mođun và hệ thống bài tập của các tác giả: Nguyễn Ngọc Mai Chi (2011), Lê Huỳnh Phước Hiệp (2011), Trần Thị Minh
- 7 (2011), Nguyễn Thị Ngọc Mai (2011), Nguyễn Thị Ngọc Minh (2011), Phan Kim Oanh (2011), Đoàn Thị Hồng Loan (2011), Nguyễn Phụng Hiếu (2012), Trần Thị Thúy Nga (2012), Chu Lan Trinh (2012). Các đề tài này nghiên cứu thiết kế ra các tài liệu hỗ trợ tự học hiệu quả giúp HS nắm được kiến thức cơ bản của SGK, hệ thống bài tập cụ thể, rõ ràng, đi từ dễ đến khó, có đáp án hoặc hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho HS tự học, tự kiểm tra đánh giá kiến thức. Ngoài ra, các đề tài này còn được tham khảo, trao đổi và sử dụng rộng rãi trong tổ bộ môn hóa của nhiều trườnng THPT trong Tp.HCM. 1.1.2.4. Các đề tài về bồi dưỡng, phát triển năng lực tự học Các luận văn thạc sĩ thuộc trường ĐHSP Tp.HCM của các tác giả: 1) Phạm Thị Thủy (2012), Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần dẫn xuất của Hiđrocacbon - Hóa học lớp 11 nâng cao. 2) Phan Thiên Thanh (2014), Phát triển một số năng lực học tập của học sinh trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 THPT. 3) Nguyễn Thị Ngọc Tuyết (2014), Phát triển một số năng lực học tập cho học sinh trung bình - yếu trong dạy học hóa học lớp 10 THPT. 4) Mai Thị Yến Dung (2015), Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học hóa học lớp 11 THPT. 5) Lê Xuân Hồng (2017), Tổ chức các hoạt động phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần phần hiđrocacbon Hóa học lớp 11 THPT. 6) Võ Thị Trúc Quyên (2017), Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Oxi – Lưu huỳnh lớp 10 THPT. Các đề này nghiên cứu các nguyên tắc hình thành, xây dựng bộ công cụ đánh giá các biện pháp được sử dụng nhằm phát triển NLTH cho HS một cách hiệu quả nhất. Đây cũng là cơ sở khoa học, nguồn tư liệu quý giá, gợi ý quan trọng trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Đặc biệt, là luận văn của tác giả Mai Thị Yến Dung đã đưa ra được 8 biện pháp riêng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển NLTH cho HS, tuy nhiên thật sự rất khó để có thể áp dụng, kiểm tra, đánh giá tất cả các biện pháp trong quá trình học tập của HS.
- 8 1.2. Tự học 1.2.1. Khái niệm về tự học Theo GS.TSKH. Nguyễn Cảnh Toàn trong Quá trình dạy – tự học [37]: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,…) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ), cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý chí muốn thi đỗ, biết biến khó khăn thành thuận lợi,…) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình.” Ông cho rằng “Tự học thường được hiểu là học với sách, không có thầy bên cạnh. Nhưng hiểu như vậy là hơi hẹp. Ngay cả khi có thầy bên cạnh, thì thầy cũng chỉ giảng giải, uốn nắn, chứ thầy đâu có học hộ trò. Dạy, dù sao, cũng chỉ là ngoại lực tác động đến trò. Ngoại lực đó phải có sự cộng hưởng của nội lực cố gắng của học trò. Sự cố gắng này mới đúng là tự học”. Theo tác giả Nguyễn Kỳ trong Quá trình dạy –Tự học thì “Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí của người tự nghiên cứu, xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề đặt ra cho mình, nhận thức vấn đề, thu thập xử lý thông tin, tái hiện kiến thức cũ, xây dựng các giải pháp, giải quyết vấn đề, xử lý tình huống, thử nghiệm các giải pháp” [16]. Trong tập bài giảng chuyên đề Dạy tự học cho SV trong các nhà trường trung học chuyên nghiệp và Cao đẳng, Đại học [32], GS – TSKH Thái Duy Tuyên viết: “Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học”. Theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách khoa (2001), tự học là “quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên và sự quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục, đào tạo.”
- 9 Trong luận văn chúng tôi sử dụng khái niệm của tự học là một hình thức có tính cá nhân, do bản thân người học tự nỗ lực, phấn đấu, kiên trì thực hiện dưới sự hỗ trợ, tác động của GV, gia đình, bạn bè và xã hội. Người học tự tìm kiếm, chọn lọc tài liệu và thông tin, thực hiện các nhiệm vụ học tập, làm báo cáo, viết đề cương,… từ đó sẽ trở nên năng động, tích cực và chủ động hơn trong học tập, nghiên cứu. 1.2.2. Vai trò của tự học Theo GS. TSKH. Nguyễn Cảnh Toàn trong Quá trình dạy tự học [37]: - Chỉ có tự học thì mới học được suốt đời, học một cách chủ động, giảm đến mức thấp nhất chi phí đào tạo. - Cốt lõi của việc học là tự học. Tự học giúp trang bị vốn kiến thức vững chắc cho người học. - Tự học không chỉ giải quyết vấn đề trí dục mà còn cả vấn đề đức dục và thể dục. Theo GS. Nhà giáo nhân dân Phan Trọng Luận trong bài báo Tự học - một chìa khóa vàng của giáo dục [18] đăng trên Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, tự học có vai trò: - Tự học đang trở thành chìa khóa vàng trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay. - Tự học là con đường khắc phục nghịch lý: học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường thì có giới hạn. - Tự học giúp con người giải quyết mâu thuẫn giữa khát vọng cao đẹp về học vấn với hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống cá nhân. - Tự học là con đường thử thách rèn luyện và hình thành ý chí cao đẹp của mỗi con người trên con đường lập nghiệp. Theo PGS. TS. Trịnh Văn Biều – Lí luận dạy học hóa học [4], tự học còn có vai trò: - Tự học có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi người, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập. - Tự học là con đường tự khẳng định của mỗi người. Tự học giúp cho con người giải quyết mâu thuẫn giữa khát vọng cao đẹp về học vấn với hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống cá nhân.
- 10 - Tự học khắc phục nghịch lý: học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường thì có hạn. Sự bùng nổ thông tin làm cho người thầy không có cách nào truyền thụ hết kiến thức cho trò, trò phải học cách học, tự học, tự đào tạo để không bị rơi vào tình trạng “tụt hậu”. Đối với học sinh THPT, quỹ thời gian 3 năm được đào tạo ở bậc học này chắc chắn sẽ không thể nào tiếp thu được hết khối lượng kiến thức khổng lồ trong chương trình. Vì vậy, tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian ít ỏi ở nhà trường. Ngoài ra, theo PGS. TS Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu – Tự học của sinh viên [1]: - Tự học là phương thức tạo ra chất lượng thực sự lâu bền, là điều kiện trực tiếp đến chất lượng học tập của người học. - Tự học là cơ sở cho tính tích cực nhận thức của người học. Tự học rèn luyện cho người học tính kiên trì, lòng dũng cảm vượt khó, tính tự lực, chủ động trong công việc. - Tự học giúp người học khắc phục những nét tính cách không phù hợp, góp phần bồi dưỡng hứng thú học tập, giúp người học biết suy nghĩ sâu sắc, tinh tế và có những cảm nhận theo cách riêng của mỗi người, từ đó tiến hành hoạt động học tập ở mức độ cao hơn. Tóm lại, tự học là con đường giúp người học có thể chủ động học tập, nghiên cứu suốt đời. Chỉ có tự học tập, trao dồi kiến thức và kỹ năng thì con người mới không bị lạc hậu, mới có thể thích ứng và theo kịp thời đại, mới biết cách vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, nếu xây dựng được phương pháp tự học, đặc biệt là sự tự giác, ý chí tích cực chủ động sáng tạo sẽ khơi dậy năng lực tiềm tàng, tạo ra động lực nội sinh to lớn cho người học. 1.2.3. Các hình thức tự học Theo PGS.TS Trịnh Văn Biều [4] thường có 3 kiểu tự học: - Tự học không có hướng dẫn: Người học tự xây dựng động cơ, xác định mục đích, tự tìm kiếm tài liệu để đọc, hiểu, vận dụng các kiến thức trong đó. Đây là đỉnh cao của tự học, là hình thức tự nghiên cứu khoa học, hướng con người đến hoạt động tự học, tự nghiên cứu suốt đời.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 301 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn