Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
lượt xem 6
download
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về QL hoạt động BDTX cho GV tại trường THPT và khảo sát, đánh giá thực trạng QL hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, luận văn đề xuất các biện pháp QL hoạt động này tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thùy Hương QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thùy Hương QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG Chuyên ngành: Quản lí Giáo dục Mã số: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THÚY DUNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Thị Thùy Hương, cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện: - Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là công trình của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Thị Thúy Dung. - Những kết quả nghiên cứu của các tác giả khác và các số liệu được sử dụng trong luận văn đều có trích dẫn đầy đủ. - Các số liệu, kết quả thống kê nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Vĩnh Long, ngày 18 tháng 3 năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Thùy Hương
- LỜI CẢM ƠN Với tấm lòng chân thành, đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy/Cô Khoa Khoa học Giáo dục; phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh về sự nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt khóa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Thúy Dung là người Thầy đã tận tâm hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi để luận văn này được hoàn thành. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy/Cô trong Ban Giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn và quý Thầy/Cô trường THPT Trà Ôn, trường THPT Lê Thanh Mừng, trường THPT Vĩnh Xuân, trường THPT Hựu Thành, quý Thầy/Cô bậc THPT trường THCS và THPT Hòa Bình huyện Trà Ôn và quý Thầy/Cô trong Ban Giám hiệu trường THPT Hòa Ninh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quý Thầy/Cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn này được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Vĩnh Long, ngày 18 tháng 03 năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Thùy Hương
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHO GIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ........................................ 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ..........................................................................7 1.2. Các khái niệm cơ bản .....................................................................................10 1.3. Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại trường trung học phổ thông .......................................................................................................14 1.4. Quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại trường trung học phổ thông.......................................................................................23 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại trường trung học phổ thông ...............................................33 Kết luận chương 1 .............................................................................................. 36 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG ............................................................. 37 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục trung học phổ thông tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long .................................................................37 2.2. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng .......................................................39 2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long .........................41 2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về sự cần
- thiết của hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại trường trung học phổ thông ..................................................................... 41 2.3.2. Thực trạng việc thực hiện các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long ................................................................................................ 43 2.3.3. Thực trạng các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long .................................................................................. 52 2.4. Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long...................53 2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về tầm quan trọng của quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại trường trung học phổ thông ................................................................ 53 2.4.2. Thực trạng việc thực hiện các chức năng quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường THPT, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long .................................................................................. 54 2.4.3. Thực trạng quản lí các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long ......................................................................................... 60 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long .................................................................................62 2.5.1. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về cán bộ quản lí nhà trường .................................................................................... 62 2.5.2. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về giáo viên ........ 64 2.5.3. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về môi trường và điều kiện .............................................................................................. 65 2.5.4. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên ...................... 66 Kết luận chương 2 .............................................................................................. 70
- Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG ............................................................. 71 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .......................................................................71 3.2. Biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long..................72 3.2.1. Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng lập kế hoạch ....................... 73 3.2.2. Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng tổ chức ............................... 76 3.2.3. Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng chỉ đạo ............................... 78 3.2.4. Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng kiểm tra .............................. 79 3.2.5. Nhóm biện pháp liên quan đến các điều kiện phục vụ hoạt động BDTX cho GV ......................................................................................... 82 3.2.6. Nhóm biện pháp tạo yếu tố thuận lợi cho quản lí hoạt động cho bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên các trường trung học phổ thông ...... 84 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ....................................................................85 3.4. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất ...............86 3.4.1. Mục tiêu, nội dung, phương pháp và khách thể khảo sát ...................... 86 3.4.2. Tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất .............................................. 87 3.4.3. Tính khả thi của các biện pháp được đề xuất ........................................ 89 Kết luận chương 3 .............................................................................................. 95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 96 1. KẾT LUẬN ............................................................................................................96 2. KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 100
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt Bộ Giáo dục - Đào tạo : Bộ GD - ĐT Bồi dưỡng : BD Bồi dưỡng thường xuyên : BDTX Cán bộ quản lí : CBQL Cơ sở vật chất : CSVC Công nghệ thông tin : CNTT Đào tạo : ĐT Điểm trung bình : ĐTB Điểm trung bình cộng : ĐTBC Giáo viên : GV Giáo dục phổ thông : GDPT Giáo dục và Đào tạo : GD&ĐT Hiệu trưởng : HT Mức độ cấp thiết : MĐCT Mức độ khả thi : MĐKT Phó Hiệu trưởng : PHT Phổ thông : PT Quản lí : QL Sở Giáo dục - Đào tạo : Sở GD - ĐT Tổ trưởng chuyên môn : TTCM Thứ hạng : TH Thứ tự : TT Trung học cơ sở : THCS Trung học phổ thông : THPT
- DANH MỤC CÁC BẢNG TT Ký hiệu Tên bảng Trang Thống kê số học sinh đỗ tốt nghiệp Trung học phổ 1 Bảng 2.1 thông của huyện Trà Ôn trong 3 năm từ 2016 – 37 2018. Thống kê số phòng học, phòng thí nghiệm, phòng bộ 2 Bảng 2.2 38 môn, phòng thư viện của 5 trường ở huyện Trà Ôn. Thống kê đội ngũ cán bộ quản lí năm học 2017 – 3 Bảng 2.3 38 2018. Thống kê đội ngũ giáo viên của các trường trung học 4 Bảng 2.4 39 phổ thông huyện Trà Ôn. 5 Bảng 2.5 Mẫu khảo sát thực trạng. 40 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên 6 Bảng 2.6 về sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng thường 42 xuyên cho giáo viên. Đánh giá việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng tập 7 Bảng 2.7 43 trung theo triệu tập của Sở Giáo dục - Đào tạo. Đánh giá việc thực hiện hoạt động học tập, sinh hoạt 8 Bảng 2.8 45 chuyên môn tại trường Trung học phổ thông. Đánh giá việc thực hiện hoạt động dự giờ và rút kinh 9 Bảng 2.9 46 nghiệm giờ dự. Đánh giá việc thực hiện hoạt động chuyên đề (cấp 10 Bảng 2.10 47 trường, tổ) Đánh giá việc thực hiện hoạt động tự học, tự bồi 11 Bảng 2.11 49 dưỡng của giáo viên. Tổng hợp đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động 12 Bảng 2.12 bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường 51 trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Đánh giá về các điều kiện phục vụ hoạt động bồi 13 Bảng 2.13 dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường 52 Trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về tầm quan trọng của quản lí hoạt động bồi dưỡng 14 Bảng 2.14 53 thường xuyên cho giáo viên tại trường Trung học phổ thông. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng 15 Bảng 2.15 55 thường xuyên cho giáo viên. Thực trạng tổ chức nhân sự thực hiện hoạt động 16 Bảng 2.16 56 bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên. Thực trạng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng thường 17 Bảng 2.17 57 xuyên cho giáo viên. 18 Bảng 2.18 Thực trạng kiểm tra hoạt động bồi dưỡng thường 58
- TT Ký hiệu Tên bảng Trang xuyên cho giáo viên. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng việc thực hiện các chức năng quản lí hoạt động bồi dưỡng thường 19 Bảng 2.19 60 xuyên cho giáo viên tại các trường Trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Thực trạng quản lí các điều kiện phục vụ hoạt động 20 Bảng 2.20 61 bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc 21 Bảng 2.21 62 về cán bộ quản lí. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc 22 Bảng 2.22 64 về giáo viên Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc 23 Bảng 2.23 65 về môi trường và điều kiện. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động bồi dưỡng thường 24 Bảng 2.24 66 xuyên cho giáo viên tại các trường Trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng thường 25 Bảng 3.1 xuyên cho giáo viên tại các trường Trung học phổ 72 thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Mức độ cấp thiết của nhóm biện pháp thực hiện các chức năng quản lí hoạt động bồi dưỡng thường 26 Bảng 3.2 87 xuyên cho giáo viên theo đánh giá của cán bộ quản lí và giáo viên được khảo sát. Mức độ cấp thiết của nhóm biện pháp tác động vào các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến quản lí hoạt động 27 Bảng 3.3 89 bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên các trường Trung học phổ thông. Mức độ khả thi của nhóm biện pháp thực hiện các 28 Bảng 3.4 chức năng quản lí hoạt động bồi dưỡng thường 90 xuyên cho giáo viên. Mức độ khả thi của nhóm biện pháp tác động vào các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến quản lí hoạt động 29 Bảng 3.5 91 bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên các trường Trung học phổ thông. Tổng hợp đánh giá về mức độ cấp thiết của các nhóm biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng thường 30 Bảng 3.6 92 xuyên cho giáo viên các trường Trung học phổ thông. Tổng hợp đánh giá về mức độ khả thi của các nhóm 31 Bảng 3.7 92 biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên
- TT Ký hiệu Tên bảng Trang cho giáo viên các trường Trung học phổ thông. Tổng hợp đánh giá về mức độ cấp thiết và khả thi của các nhóm biện pháp quản lí hoạt động hoạt động 32 Bảng 3.8 93 bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường Trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ TT Ký hiệu Tên biểu đồ Trang 1 Sơ đồ 1.1 Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo 15 viên tại trường Trung học phổ thông. 2 Sơ đồ 1.2 Quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho 25 giáo viên tại trường Trung học phổ thông. Tổng hợp đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại 3 Biểu đồ 2.1 các trường Trung học phổ thông, huyện Trà Ôn, 51 tỉnh Vĩnh Long. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các 4 Biểu đồ 2.2 67 trường Trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Tổng hợp mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng thường 5 Biểu đồ 3.1 94 xuyên cho giáo viên tại các trường Trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chất lượng của giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục trung học phổ thông nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, yếu tố quan trọng là đội ngũ giáo viên. Đội ngũ này cần được bồi dưỡng thường xuyên về năng lực và phẩm chất để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục. Quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) cho giáo viên (GV) trong trường trung học phổ thông (THPT) là một nội dung quản lí không thể thiếu đối với hiệu trưởng trường THPT. Hoạt động BDTX cho giáo viên trung học phổ thông (THPT) và quản lí (QL) hoạt động BDTX cho GV THPT càng trở nên quan trọng khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 về phê duyệt “Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục PT” (Thủ tướng Chính phủ, 2015). Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 về phê duyệt “Đề án đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục PT giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến năm 2015” (Thủ tướng Chính phủ, 2016). Đề án đặt ra mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV và cán bộ quản lí (CBQL) cơ sở giáo dục PT bảo đảm chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục PT, góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Qua đề án, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng GV THPT càng được khẳng định; việc nâng cao chất lượng GV được xem là khâu đột phá, trọng tâm của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, là yêu cầu cấp thiết trong việc thực hiện nhiệm vụ GD&ĐT hiện nay. Trong thời gian vừa qua, công tác BDTX cho đội ngũ GV THPT đã được Sở GD&ĐT Tỉnh Vĩnh Long quan tâm thực hiện theo các văn bản chỉ đạo của cấp trên. Sở GD&ĐT đã chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo GV xây dựng kế hoạch và tổ chức BDTX cho đội ngũ GV cốt cán của Tỉnh; chỉ đạo các trường PT trong Tỉnh xây dựng kế hoạch BDTX cho GV tại đơn vị và khuyến khích mỗi GV thường xuyên tự đổi mới, tích cực tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- 2 Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc triển khai công tác BDTX cho GV THPT và quản lí công tác BDTX cho GV tại các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long tuy được quan tâm thực hiện nhưng chưa thật sự hiệu quả: công tác QL của hiệu trưởng thể hiện một số hạn chế trong việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động BDTX cho GV trong trường, năng lực tự học và bồi dưỡng chuyên môn của một số GV chưa đáp ứng theo yêu cầu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề BDTX cho GV và QL công tác BDTX cho GV các bậc học khác nhau tại nhiều địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, nghiên cứu vấn đề này tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long chưa có tác giả nào nghiên cứu. Xuất phát từ các lí do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long” là cần thiết, nhằm tìm ra các biện pháp QL góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT của địa phương này. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về QL hoạt động BDTX cho GV tại trường THPT và khảo sát, đánh giá thực trạng QL hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, luận văn đề xuất các biện pháp QL hoạt động này tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. 4. Giả thuyết nghiên cứu Quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long đã được quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả nhất định tuy nhiên việc quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT này vẫn còn một
- 3 số hạn chế, do ảnh hưởng bởi một số yếu tố thuộc về CBQL nhà trường, về cá nhân GV và các điều kiện phục vụ hoạt động BDTX cho GV trong trường THPT. Nếu hệ thống hóa được lí luận về QL hoạt động BDTX cho GV tại trường THPT và làm sáng tỏ thực trạng về QL hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, thì sẽ đề xuất được các biện pháp QL hoạt động này mang tính cấp thiết và khả thi cao. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa các vấn đề lí luận về QL hoạt động BDTX cho GV tại trường THPT. 5.2. Khảo sát và phân tích thực trạng QL hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. 5.3. Đề xuất các biện pháp QL hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long và khảo sát ý kiến về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Về đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về QL hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT công lập của chủ thể QL là hiệu trưởng nhà trường. 6.2. Về địa bàn khảo sát: Khảo sát tại 5 trường THPT công lập của huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long: trường THPT Trà Ôn, trường THPT Lê Thanh Mừng, trường THPT Vĩnh Xuân, trường THPT Hựu Thành và trường THCS - THPT Hòa Bình (chỉ khảo sát ở bậc THPT của trường này). 6.3. Về khách thể khảo sát: Mẫu khảo sát 115 người, bao gồm: 5 hiệu trưởng, 10 phó hiệu trưởng, 25 tổ trưởng chuyên môn, 75 GV tại 5 trường THPT nói trên. 6.4. Về thời gian khảo sát: Khảo sát thực trạng diễn ra trong 2 năm học: 2016 - 2017 và 2017 - 2018. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận nghiên cứu 7.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc
- 4 Quan điểm hệ thống - cấu trúc đòi hỏi phải xem xét đối tượng nghiên cứu là hệ thống bao gồm nhiều yếu tố, nhiều bộ phận liên quan với nhau. Vì thế, nghiên cứu, khảo sát thực trạng một cách toàn diện: tất cả các nội dung liên quan đến công tác quản lí hoạt động BDTX cho GV THPT; tất cả các đối tượng liên quan đến hoạt động này trong trường PT; tất cả các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến quản lí hoạt động này tại trường phổ thông. Các biện pháp quản lí hoạt động BDTX cho GV THPT được đề xuất trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm tạo ra sự hỗ trợ hợp lý giữa các biện pháp, nâng cao đồng bộ hiệu quả quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. 7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic Quan điểm lịch sử - logic đòi hỏi nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động BDTX GV cho THPT vào những khoảng thời gian, không gian và điều kiện cụ thể. Việc này giúp cho công tác điều tra thực trạng được chính xác, phù hợp, thể hiện được tính logic, chặt chẽ và khoa học trong nghiên cứu. 7.1.3. Quan điểm thực tiễn Vận dụng quan điểm thực tiễn vào đề tài nhằm nghiên cứu và đánh giá công tác quản lí hoạt động BDTX cho GV THPT trong điều kiện thực tế và cụ thể của các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Xuất phát từ quan điểm thực tiễn, có thể đề xuất một số biện pháp cần thiết quản lí hoạt động BDTX cho GV THPT mang tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn của các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các tài liệu lí luận trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động BDTX cho GV và QL hoạt động BDTX cho GV tại trường THPT để xây dựng khung lí luận về QL hoạt động BDTX cho GV tại trường THPT. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- 5 Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi dành cho 5 hiệu trưởng, 10 phó hiệu trưởng, 25 tổ trưởng chuyên môn và 75 giáo viên, nhằm làm rõ thực trạng hoạt động BDTX cho GV và QL hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Ngoài ra, phương pháp này còn sử dụng để khảo sát ý kiến về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất. 7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp phỏng vấn sâu tiến hành với 5 CBQL nhà trường, 5 TTCM và 5 GV nhằm làm rõ hơn thông tin thu nhận từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. 7.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động Nghiên cứu các hồ sơ, văn bản liên quan đến quản lí hoạt động BDTX cho GV tại 5 trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long nhằm làm rõ hơn thông tin thu nhận từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu. 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm SPSS để xử lí các số liệu thu được từ quá trình khảo sát nhằm làm rõ thực trạng. 8. Đóng góp mới của luận văn 8.1. Về lí luận Luận văn hệ thống hóa lí luận về hoạt động BDTX và quản lí hoạt động BDTX tại trường THPT. 8.2. Về thực tiễn Luận văn mô tả sát thực, cụ thể, toàn diện thực trạng quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT Huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Luận văn đề xuất được một số biện pháp quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT Huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về QL hoạt động BDTX cho GV tại trường THPT. Chương 2: Thực trạng QL hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT Huyện Trà Ôn, Tỉnh Vĩnh Long.
- 6 Chương 3: Biện pháp QL hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT Huyện Trà Ôn, Tỉnh Vĩnh Long.
- 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHO GIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng và bồi dưỡng thường xuyên GV đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, cả ở nước ngoài và ở trong nước. 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Ở nhiều quốc gia trên thế giới, công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên rất được quan tâm thực hiện và được xem là hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bắt buộc đối với giáo viên: Ở Pháp, một quốc gia có nền giáo dục rất phát triển ở Châu Âu, đã xây dựng 49 nguyên tắc mới cho giáo dục. Trong đó có đề cập đến công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên GV: mỗi GV được hưởng ít nhất 35 giờ đối với công tác đào tạo tiếp tục hàng năm và thời gian làm việc của GV giảm từ 18 giờ xuống 15 giờ/tuần, thay vào đó GV phải có 4 giờ/tuần có mặt trong nhà trường để nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị cho các hoạt động giảng dạy và tham gia làm việc theo nhóm để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy lẫn nhau (Trích lại từ Hà Sĩ Hồ & Lê Tuấn, 1995). Ở Anh có chương trình cố vấn cho GV mới vào nghề (montering for beginning teachers) chương trình này cũng được xem như là một hình thức BDTX cho GV (Andrew J. Hobson, 2009). Tiếp tục phát triển nghề nghiệp cho GV sau tuyển dụng (Continuous professional development) là một mô hình BDTX khác cũng được các nước Châu Âu thực hiện để nâng cao chất lượng GV (Peter Lee, 2014). Còn ở Nhật Bản, quốc gia phát triển vào bậc nhất của Châu Á cũng đặc biệt chú trọng tới công tác bồi dưỡng phát triển đội ngũ GV. Theo luật Giáo dục Nhật Bản quy định: Để trở thành GV phổ thông phải có chứng chỉ sư phạm và ở quốc gia này cũng đưa ra quy chế bồi dưỡng bắt buộc hàng năm đối với GV phổ thông mới vào nghề với thời lượng là 300 giờ cho năm thứ nhất, 30 buổi trong năm thứ 10. GV đương nhiệm được bồi dưỡng bằng nhiều hình thức, ở nhiều cấp với phương thức đổi mới, đa dạng. (Trích lại từ Mạc Thị Việt Hà, 2008)
- 8 Đối với Trung Quốc sau mỗi chu kỳ 5 năm GV phải tham gia khóa BD nghiệp vụ trong 240 giờ; Còn ở Hàn Quốc thì 182 giờ trong năm thứ năm và ở Đài Loan thì bắt buộc là 90 giờ mỗi chu kỳ 3 năm GV phải tham gia đào tạo BD chuyên môn nghiệp vụ (Issues Concerning Teacher Education in the East Asian Region, Asia-Pacific Journal of Teacher Education&Development, 2003). Nhìn chung, giống như các ngành nghề khác, nghề giáo cũng phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tu nghiệp hay đào tạo lại sau một thời gian làm việc để được bổ sung, cập nhật kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng kịp sự tiến bộ và thay đổi nhanh hiện nay của thế giới, đặt biệt là thay đổi không ngừng của thời đại công nghệ mới. 1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước Ở Việt Nam, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Với quan điểm giáo viên là một trong những nhân tố quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường và nhiệm vụ BDTX cho giáo viên được ưu tiên thực hiện. Cụ thể, việc thực hiện BDTX cho GV hàng năm được thể chế hóa tại Thông tư số 30/2011/TT-BGDĐT về ban hành Chương trình BDTX cho GV trung học phổ thông và Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT quy định Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên (sau đây gọi tắt là Thông tư 26). Trong đó nhấn mạnh, công tác BDTX cho GV nhằm đạt mục tiêu “GV học tập BDTX để cập nhật kiến thức chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực GD và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp GV, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển GD của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng GD. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của GV; năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX; năng lực tổ chức, quản lí hoạt động tự học, tự bồi dưỡng GV của nhà trường, của phòng GD&ĐT và của sở GD&DDT” (Bộ GD & ĐT, 2012) (trích mục tiêu của TT 26). Để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ BDTX cho GV đạt hiệu quả, trong những năm qua có rất nhiều hội thảo khoa học và nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới công tác BDTX cho GV và quản lí BDTX cho GV. Cụ thể có thể kể đến đó là :
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 412 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 342 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn