Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề tài đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––– LÒ THỊ THIỆN QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN NẬM PỒ TỈNH ĐIỆN BIÊN Ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: 8.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ NGỌC THÁI NGUYÊN - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2018 Tác giả luận văn Lò Thị Thiện i
- LỜI CẢM ƠN Với tất cả sự kính trọng và tình cảm chân thành của mình, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Ban Giám hiệu, Phòng sau đại học thuộc trường Đại học Sư phạm - ĐHTN, toàn thể các thầy giáo, cô giáo Khoa Tâm lý Giáo dục, các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và tham gia quản lý tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Ngọc - Khoa Tâm lý Giáo dục trường Đại học Sư phạm - ĐHTN, đã tận tình và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo Nhà trường, các thầy giáo, cô giáo trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp cho tôi những thông tin, số liệu, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu. Cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ tinh thần giúp đỡ để tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của Hội đồng khoa học và Quý thầy cô, anh chị em đồng nghiệp và bạn bè. Xin trân trọng cảm ơn./. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2018 Tác giả luận văn Lò Thị Thiện ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................. i Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii Mục lục ........................................................................................................................ iii Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................... iv Danh mục bảng và biểu đồ ............................................................................................ v MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................2 3. Đối tượng và khác thể nghiên cứu .............................................................................2 4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................................3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................3 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................... 3 7. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................3 8. Cấu trúc luận văn .......................................................................................................4 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON ..................................................5 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................5 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ..............................................................................5 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ..................................................................................6 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ........................................................................8 1.2.1. Quản lý .................................................................................................................8 1.2.2. Khái niệm âm nhạc .............................................................................................. 9 1.2.3. Hoạt động giáo dục âm nhạc ...............................................................................9 1.2.4. Quản lí hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non .....................................10 1.3. Hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non và ưu thế hoạt động giáo dục âm nhạc trong việc phát triển cho trẻ mầm non ....................................................11 1.3.1. Hình thức, mục tiêu, nội dung giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non ..................11 1.3.2. Ưu thế của hoạt động giáo dục âm nhạc trong việc phát triển trẻ mầm non .....20 iii
- 1.4. Quản lí hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non trong trường mầm non ..........20 1.4.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non ..................20 1.4.2. Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non ....................21 1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non .....................22 1.4.4. Quản lý cơ sở vật chất, sử dụng kinh phí phục vụ hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ ..................................................................................................................23 1.4.5. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non ....23 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................28 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN .................................................................................................................29 2.1. Khái quát về tình hình giáo dục tại các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên .....................................................................................................................29 2.2. Những vấn đề chung về khảo sát thực trạng .........................................................30 2.2.1. Mục đích khảo sát thực trạng .............................................................................30 2.2.2. Nội dung khảo sát thực trạng .............................................................................30 2.2.3. Đối tượng khảo sát ............................................................................................. 31 2.2.4. Phương pháp khảo sát thực trạng.......................................................................31 2.2.5. Tiêu chí và thang đánh giá thực trạng ............................................................... 31 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng ..................................................................................32 2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí về vai trò của hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non ............................................................................................ 32 2.3.2. Thực trạng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non ................................ 35 2.3.3. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non....................43 2.4. Đánh giá chung về thực trạng ...............................................................................55 2.4.1. Những điểm mạnh ............................................................................................. 55 2.4.2. Những điểm còn hạn chế ...................................................................................56 2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng ..............................................................................57 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................58 iv
- Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN ................................................................................................................60 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ........................................................................60 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và hệ thống...................................................60 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ...................................................................60 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ....................................................................60 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ .....................................................................61 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính chất lượng và hiệu quả..............................................61 3.2. Biện pháp hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ ở các trường mầm non ...............61 3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ ở các trường mầm non ..................61 3.2.2. Biện pháp 2: Hoàn thiện kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ ở các trường mầm non ............................................................................................ 63 3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo tổ chuyên môn và GVCN đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non ............................................................ 66 3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ ở các trường mầm non ............................. 71 3.2.5. Biện pháp 5: Huy động các lực lượng giáo dục tham gia thực hiện hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ ở các trường mầm non ..............................................72 3.2.6. Biện pháp 6: Chỉ đạo đổi mới việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ ở các trường mầm non .......................................................................76 3.3. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của những biện pháp đề xuất .......79 3.3.1. Mục đích, nội dung, phương pháp và đối tượng khảo sát .................................79 3.3.2. Khảo nghiệm sự cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất .......................80 3.3.3. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất .............................................................. 82 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................83 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................88 PHỤ LỤC v
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý CSVC Cơ sở vật chất GV Giáo viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm PHHS Phụ huynh học sinh QL Quản lý TTB Trang thiết bị iv
- DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 2.1. Đối tượng khảo sát....................................................................................31 Bảng 2.2. Đánh giá của CBQL và GV về vai trò của hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non...............................................................................33 Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL và GV về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non...............................................................................34 Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL và GV về việc thực hiện nội dung giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non...............................................................................36 Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL và GV về việc thực hiện hình thức giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non...............................................................................40 Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL và GV về việc thực hiện phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non .........................................................................41 Bảng 2.7. Thực trạng công tác lập kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non .......................................................................................44 Bảng 2.8. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non ở các trường mầm non Huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên...........46 Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL về chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non...............................................................................47 Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL về việc quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị, kinh phí hoạt động giáo dục phát triển hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non ...................................................................................................48 Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL về sự phối hợp chỉ đạo các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non .............50 Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL và GV về công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non .......................... 52 Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL và GV về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non .......................... 54 Bảng 3.1. Đối tượng khảo sát....................................................................................80 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp ....................................81 Bảng 3.3. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp ......................................82 Biểu đồ 2.1. Biểu đồ đánh giá về tầm quan trọng của việc phát triển hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ ở các trường mầm non .....................................32 v
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ. Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Ngay từ những năm tháng của cuộc đời, giai điệu âm nhạc phát triển rất mạnh mẽ và giai đoạn này được gọi là giai đoạn vàng, giai đoạn phát triển siêu tốc. Đối với trẻ em, âm nhạc giữ vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển cơ sở ban đầu của nhân cách. Do đó để phát triển nhân cách một cách toàn diện cho trẻ mầm non thì nhiệm vụ giáo dục âm nhạc cần phả bắt đầu từ rất sớm. Vì âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kì diệu đầy cảm xúc. Theo những nghiên cứu gần đây âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi, khi được nghe tiếng ru à ơi của mẹ. Tâm hồn trẻ thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ cho nên việc tổ chức cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ. Bởi chính ở đây âm nhạc được coi như một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Trẻ mầm non trong cả nước nói chung nói chung và trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên nói riêng là những trẻ đang bước vào độ tuổi phát triển mạnh về các đặc điểm nhân cách tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của trẻ ở giai đoạn tiếp theo. Việc tổ chức hoạt động dạy học âm nhạc cho trẻ mầm non ở các trường mầm non Trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã được tổ chức và triển khai thực hiện và đạt những kết quả nhất định. Tuy nhiên do điều kiện huyện Nậm Pồ là huyện khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên, đường xá đi lại khó khăn, 99% là con em dân tộc thiểu số và để hạn chế thấp những khó khăn tồn tại và tiếp tục phát huy tối đa những mặt mạnh cần có được hệ thống các biện pháp quản lí sao cho hình thức giáo dục này trở nên hiệu quả hơn. 1
- Hiện nay các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã quan tâm đến chất lượng giáo dục, nhà trường đã áp dụng mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm, nhiều biện pháp để phát triển toàn diện toàn diện cho trẻ. Trong đó có đề cập đến việc tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non để trẻ phát triển khỏe mạnh, cân đối, nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, cảm nhận, biểu lộ cảm xúc, biết yêu mến ông bà, bố mẹ , gia đình, thật thà, yêu thích cái đẹp. Trên thực tế hoạt động giáo dục này đã đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên việc tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc còn nghèo nàn, đơn điệu về phương pháp và hình thức tổ chức, kĩ năng ca hát của trẻ còn hạn chế về giọng, về hơi, âm vực, tiết tấu, ngôn ngữ làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát. Ngoài ra việc phát âm của trẻ chưa hoàn chỉnh, âm phát ra yếu hơi thở ngắn, nông và đặc biệt sự phối hợp giữa tai nghe và giọng, cử chỉ điệu bộ chưa thật chủ động. Bản thân trẻ hát chưa có tính nghệ thuật. Giáo viên chưa tạo được nhiều trò chơi, còn mang tính dập khuân, máy móc, tích hợp giáo dục âm nhạc lấy trẻ làm trung tâm với các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày ở trường mầm non còn hạn chế, không sáng tạo chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Xuất phát từ lý do trên tác giả chọn đề tài “Quản lí hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non. 3. Đối tượng và khác thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ ở các trường mầm non huyện Nậm pồ, tỉnh Điện Biên. 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình quản lí hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ của Hiệu trưởng ở các trường mầm non. 2
- 4. Giả thuyết khoa học Hoạt động giáo dục âm nhạc là một trong những nội dung giáo dục chủ yếu, đặc biệt ở bậc giáo dục mầm non, giáo dục âm nhạc góp phần hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Nếu xây dựng được các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục âm nhạc trẻ mầm non một cách hiệu quả sẽ nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện đối với trẻ mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận về quản lí hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ ở các trường mầm non - Nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm pồ, tỉnh Điện Biên. - Đề xuất một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm pồ, tỉnh Điện Biên. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài 6.1. Phạm vi không gian Lựa chọn ngẫu nhiên 04 trường mầm non ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên (Gồm 4 trường mầm non: Nà Hỳ, Nà Khoa, Na Cô Sa, Chà Tở). 6.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu Tập trung nghiên cứu biện pháp quản lí hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ của Hiệu trưởng ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm pồ, tỉnh Điện Biên. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận - Hệ thống hóa, thu thập, phân tích, tổng hợp những vấn đề lý luận trong và ngoài nước liên quan đến quản lí hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ ở các trường mầm non nhằm khái quát hóa cơ sở lý luận và làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài. - Mục đích sử dụng: xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (Phương pháp ankét) - Xây dựng phiếu điều tra với các dạng câu hỏi đóng, câu hỏi mở. - Mục đích sử dụng: 3
- + Tìm hiểu thực trạng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ và công tác quản lý hoạt động này ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên. + Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. 7.2.2. Phương pháp quan sát thực tế, phân tích thực trạng - Quan sát các hoạt động giáo dục mâm nhạc của giáo viên và biểu hiện của trẻ tại địa bàn lựa chọn nghiên cứu. - Mục đích: đánh giá khách quan thực trạng hoạt động giáo dục âm nhạc và quản lí hoạt động này tại địa bàn lựa chọn nghiên cứu. 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn - Đối tượng: cán bộ quản lí và giáo viên của các trường mầm non tiến hành khảo sát. - Mục đích sử dụng: tìm hiểu sâu những vấn đề cần làm sáng rõ trong quá trình nghiên cứu. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Thu thập xử lý kết quả điều tra thực trạng và kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm pồ, tỉnh Điện Biên bằng toán thống kê, phần mềm xử lý số liệu Excel. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận - khuyến nghị, tài liệu tham khảo phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ ở các trường mầm non. Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm pồ, tỉnh Điện Biên. Chương 3: Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm pồ, tỉnh Điện Biên. 4
- Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Theo nhà nghiên cứu Tâm lý học Fran Rauscher và Gordon Shaw thuộc Đại học California Irvine, Hoa Kỳ, có mối liên hệ chặt chẽ giữa trình độ âm nhạc với việc kiểm soát trình độ toán cao cấp. Tương tự như vậy với khả năng trong các lĩnh vực khoa học khi con bạn đã đi học. Âm nhạc có khả năng tăng sự thông minh đặc biệt của trẻ đến 46% so với những đứa trẻ không được lớn lên cùng âm nhạc. Ở một số nước như Mỹ, Canada, Israel… đã có cả một đội ngũ các chuyên gia nghiên cứu về âm nhạc và tác động của âm nhạc cho trẻ, ngoài ra có khá nhiều công trình nghiên cứu về lí luận cũng như thực tiễn ghi nhận vai trò của âm nhạc đối với trẻ như: Sunbeam 1 - của Frances Balodis. Cuốn sách này là giáo trình độc quyền của tổ chức Music for young children (MYC) - Canada. MYC được thành lập vào năm 1980 tại Canada do Frances Balodis là một giáo viên âm nhạc, đồng thời cũng là một chuyên gia về trẻ em, sáng lập nhằm mục đích tạo môi trường dạy nhạc chất lượng cao cho trẻ. Nhiều nghiên cứu khoa học tập trung khảo sát xem giáo dục âm nhạc tác động thế nào đến những lĩnh vực khác nhau của sự phát triển tri thức (khả năng nhận thức, trí nhớ, khả năng ngôn ngữ) của trẻ như: Theo khảo sát của Brenda HannaPladdy thì các bài học âm nhạc cho trẻ em làm cho trí tuệ của chúng sắc bén hơn khi lớn lên, học sinh piano có thể hiểu các khái niệm khoa học và toán học dễ dàng hơn. Trẻ em nếu được dạy piano cho thấy khả năng lí luận được tăng hơn 34% (theo tạp chí Nghiên cứu Thần kinh học, 1997), học sinh có học nhạc nhận nhiều phần thưởng, bảng danh dự, nhiều điểm A và B hơn hơn người không học nhạc (khảo sát của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, 1998)…Ngay từ những thập niên 80 của thế kỉ XX, các công trình nghiên cứu trên nhiều nước cũng tiếp cận về phương pháp và vai trò dạy học âm nhạc cho trẻ mầm non: 5
- N.A. Vetlughina [25], A. Xô - khor [1] và ngày càng được áp dụng rộng rãi trong thực tế giảng dạy hiện nay. Đại văn hào M. Gorki nhận xét: “Âm nhạc có tác động kì diệu đến tận đáy lòng, người lớn cần đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục âm nhạc cho trẻ càng sớm càng tốt”. [12] Nhà chỉ huy dàn nhạc nổi tiếng Lôtôkôpxki viết: “Cả người lớn, cả trẻ em, thông thường khi nghe nhạc đều có ý muốn cử động theo nhịp tiết tấu. Tay họ đung đưa, chân gõ nhịp, đầu lắc lư. Đó là hình thức múa tự phát. Nhiều khi các em nhỏ vừa nghe nhạc, vừa tự ngẫu hứng điệu múa có tiết tấu độc đáo của mình” [12, tr.32]. Nhà sư phạm V. Xukhômlinxki đã đánh giá rất cao hiệu quả giáo dục toàn diện của âm nhạc: “Chất lượng công việc giáo dục trong một nhà trường được xác định phần lớn bởi mức độ hoạt động âm nhạc trong hoạt động của nhà trường đó” [12; tr.32]. Theo nhà nghiên cứu Tâm lý học Fran Rauscher và Gordon Shaw thuộc Đại học California Irvine, Hoa Kỳ, có mối liên hệ chặt chẽ giữa trình độ âm nhạc với việc kiểm soát trình độ toán cao cấp. Tương tự như vậy với khả năng trong các lĩnh vực khoa học khi con bạn đã đi học. Âm nhạc có khả năng tăng sự thông minh đặc biệt của trẻ đến 46% so với những đứa trẻ không được lớn lên cùng âm nhạc. Nghe, vận động theo nhạc giúp trẻ tập phối hợp các động tác đi, chạy, nhảy chính xác, tác phong nhanh nhẹn. Vận động toàn thân khi có nhạc k m theo tạo cho trẻ sự mềm dẻo nhịp nhàng, có ảnh hưởng tốt đến tim mạch và sự phát triển cơ. Nếu nghe nhạc đúng mức và phù hợp sẽ làm thư giãn thần kinh, kích thích óc sáng tạo. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao sự nghiệp giáo dục “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng người, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” và người đã nêu ra quan điểm giáo dục đó là: Giáo dục là bình đẳng cho mọi người, đặc biệt phải quan tâm đến giáo dục mầm non. Tùy theo độ tuổi mà đưa ra mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục cho phù hợp. Giáo dục toàn diện là phải giáo dục cho người học về tất cả các mặt. 6
- Trước năm 1979, trong các lớp mẫu giáo ở nước ta, chương trình “Hát múa mẫu giáo” có nội dung rất đơn giản, chủ yếu là trẻ hát và múa minh họa một số bài để giải trí, gây hứng thú, hấp dẫn trẻ đến lớp mẫu giáo, vấn đề khó khăn ở đây là do gặp nhiều hạn chế về khả năng âm nhạc của giáo viên, về thiết bị vật chất và sự hạn chế về số lượng bài hát phù hợp cho trẻ mẫu giáo. Mãi đến năm 1979, Vụ giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục đã sưu tầm, tuyển chọn nhiều bài hát mẫu giáo để dạy các cháu vừa hát vừa minh họa động tác theo nhịp điệu của bài hát. Từ đó phong trào ca hát đi vào nề nếp và phát triển, trong thời kì này đã có cuốn: “Kịch bản lễ hội ở trường Mầm non” cũng của tác giả Hoàng Văn Yến (1981) và cuốn: “Dạy múa ở trường mẫu giáo” thuộc Nhà xuất bản Giáo dục 1984. Hay cuốn: “Múa và phương pháp dạy trẻ vận động theo âm nhạc” của Trần Minh Trí - Nhà xuất bản Giáo dục -1999 Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết thể hiện sự đồng quan điểm với V.V. Đavưđốp, A.A. Vetlyghina (nhà tâm lý học) trong cuốn “Giáo dục mầm non - những vấn đề lý luận và thực tiễn” xem trọng giáo dục trẻ thông qua nghệ thuật. Theo tác giả thì nghệ thuật luôn là món ăn tinh thần bổ ích và lý thú, không thể thiếu được của trẻ thơ [31]. Tác giả Phạm Thị Hoà trong luận văn của mình đã nghiên cứu vấn đề: “Nghiên cứu âm nhạc với lứa tuổi mẫu giáo từ 3 - 6 tuổi”. Luận văn này tác giả đi sâu nghiên cứu âm nhạc trọng phạm vi rộng: Lứa tuổi mẫu giáo từ 3 - 6 tuổi. Đây là nghiên cứu cơ bản về các sáng tác cho trẻ mẫu giáo, tác giả phân tích nội dung tác phẩm âm nhạc dành cho trẻ em (dân ca, đồng dao, ca khúc mới…) [12]. Trong số các tác giả trong nước đã kể trên phải kể đến những đóng góp của Phạm Thị Hòa với nhiều công lao nghiên cứu, biên soạn nhiều công trình, giáo trình giáo dục âm nhạc nói chung và giáo dục âm nhạc ở MG có giá trị như: Giáo trình Phương pháp giáo dục âm nhạc trong trường mầm non (Hệ đào tạo từ xa - Đại học Huế 2007), Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo hướng giáo dục tích hợp (Viện Nghiên cứu chiến lược và phát triển chương trình giáo dục mầm non), Âm nhạc với thể dục sáng của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ 2006 - 2007), Hướng dẫn thiết kế bài soạn giáo dục âm nhạc cho giáo viên mầm non, Âm nhạc với sự phát triển nhân cách và đời sống trẻ mẫu giáo (Số 90 chuyên đề quý II/2004. Tạp chí Giáo dục), Vai trò của âm nhạc trong các hoạt động 7
- giáo dục và đời sống trẻ thơ ở trường mầm non (Số 93-8/2004, Tạp chí giáo dục), Vai trò giáo dục của âm nhạc trong thể dục sáng của trẻ ở trường mầm non 2005 (Tạp chí giáo dục), Về việc tuyển chọn các bài hát dạy trẻ theo các chủ đề giáo dục ở trường mầm non hiện nay (Số 160 - 4/2007. Tạp chí giáo dục)… Các tác giả nói trên đã làm sáng tỏ vai trò, sự cần thiết của giáo dục âm nhạc đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên các nghiên cứu đối với vấn đề dạy học môn âm nhạc cho trẻ mẫu giáo thì chưa nhiều. Trong đề tài này, tác giả kế thừa các đề tài trước và đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc cho trẻ trong trường mầm non phù hợp với địa bàn khảo sát. 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Quản lý Có nhiều khái niệm khác nhau: Theo C. Mac “Quản lý là lao động điều khiển lao động” [7; tr. 350], Mác viết: “bất cứ lao động hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô lớn, đều yêu cầu phải có sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân… một nhạc sĩ thì điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng” Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài nước (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [20; tr.22]. Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì định nghĩa kinh điển nhất về quản lý là “Quá trình tác động có chủ hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể (người bị quản lý) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của mình” [6; tr.30] Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là sự bảo đảm hoạt động của hệ thống trong điều kiện có biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển hệ thống đến trạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh mới” [26; tr.32] Theo tác giả Nguyễn Khắc Chương: “Quản lý là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định” [8; tr.21] 8
- Theo tác giả Trần Hữu Cát và Đoàn Minh Duệ: “Quản lý là hoạt động thiết yếu nảy sinh khi con người hoạt động tập thể, là sự tác động của chủ thể và khách thể, trong đó quan trọng nhất là khách thể con người nhằm thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức”. [4, Tr. 41] Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu chung” [2, Tr.176]. Theo tác giả Phan Văn Kha, khái niệm quản lý trong hoạt động giáo dục được hiểu là: “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích đã định”. [22; tr.23] - Theo Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ: “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý có hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn” [16; Tr.225]. Như vậy, theo khái niệm của các tác giả thì bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của người quản lý đến tập thể người bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Trong giáo dục nhà trường đó là tác động của người quản lý đến tập thể GV, HS và các lực lượng khác nhằm thực hiện hệ thống các mục tiêu giáo dục. 1.2.2. Khái niệm âm nhạc Âm nhạc là một môn nghệ thuật phối hợp âm thanh theo những quy luật nhất định. Âm nhạc bắt nguồn từ những âm thanh trong cuộc sống, nó phản ánh những tình cảm của con người. [23; tr.34] Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt. Các yếu tố chính của nó là cao độ (điều chỉnh giai điệu), nhịp điệu (và các khái niệm liên quan của nó: tempo, tốc độ), âm điệu, và những phẩm chất âm thanh của âm sắc và kết cấu bản nhạc. Là âm thanh thanh nhạc hoặc công cụ âm thanh (hoặc cả hai) kết hợp theo cách như vậy để tạo ra vẻ đẹp của hình thức, sự hài hòa và biểu hiện cảm xúc 1.2.3. Hoạt động giáo dục âm nhạc Theo Đặng Thành Hưng “Hoạt động giáo dục là hoạt động do người lớn tổ chức theo kế hoạch, chương trình giáo dục, trực tiếp điều hành chúng và chịu trách 9
- nhiệm về chúng chính là nhà trường, các giáo viên và các nhà giáo dục có liên quan như cha mẹ học sinh, các tổ chức giáo dục xã hội và các cơ sở giáo dục nhà nước” [17; tr.24]. Vậy, “Hoạt động giáo dục âm nhạc là một quá trình sư phạm nhằm hình thành và phát triển ở học sinh năng lực cảm thụ và nhận thức đúng đắn về cái đẹp trong tự nhiên, trong xã hội và trong nghệ thuật. Giáo dục cho học sinh tình yêu cái đẹp và năng lực sáng tạo ra cái đẹp” 1.2.4. Quản lí hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non Từ các khái niệm trên, tác giả khái niệm “Quản lý hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của hiệu trưởng tới giáo viên và trẻ mầm non trong quá trình dạy học nhằm đạt được mục tiêu đề ra của nhà trường” Quản lý hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là phải tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: Cụ thể hoá mục tiêu; nội dung dạy học: Chương trình giáo dục mầm non thể hiện ở mục tiêu giáo dục mầm non; quản lí việc thực hiện chương trình nhằm quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục âm nhạc mầm non, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, quản lí cách thức đánh giá kết quả giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non ở mỗi lớp, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục trẻ mầm non. Quản lí phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non: Quản lí phương pháp dạy học là quản lí việc thực hiện phương pháp. Đây là quá trình được đặc trưng ở tính chất hai mặt, nghĩa là bao gồm hai hoạt động: hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Hai hoạt động này tồn tại và được tiến hành trong mối quan hệ biện chứng, trong đó hoạt động dạy có vai trò chủ đạo và hoạt động học có vai trò tích cực, chủ động. Quản lí hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non của giáo viên: Quản lí giáo viên và hoạt động giảng dạy của giáo viên thực chất là quản lí phân công giảng dạy cho giáo viên, quản lí việc thực hiện nội dung chương trình, quản lí việc chuẩn bị lên lớp của giáo viên, quản lí giờ lên lớp của giáo viên, quản lí hoạt động kiểm tra, 10
- đánh giá kết quả học tập của học sinh,... đặc biệt là quá trình tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu, rèn luyện của giáo viên. Còn quản lí theo tiếp cận chức năng: quản lí việc xây dựng kế hoạch giảng dạy, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non. Quản lí phương tiện dạy học âm nhạc cho trẻ mầm non: Quản lí phương tiện dạy học là quá trình hoạt động có định hướng, có tổ chức dựa trên những thông tin về tình trạng của phương tiện dạy học và đặc điểm, đặc thù của mỗi nhà trường nhằm đảo bảo cho việc đầu tư, khai thác với hiệu quả cao nhất. 1.3. Hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non và ưu thế hoạt động giáo dục âm nhạc trong việc phát triển cho trẻ mầm non 1.3.1. Hình thức, mục tiêu, nội dung giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non 1.3.1.1. Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non a. Âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mĩ - Âm nhạc là một trong các bộ môn nghệ thuật giáo dục cái đẹp cho trẻ, giúp trẻ tưởng tượng tập nói lên cảm xúc của mình, trẻ thấy được mình có thể diễn tả những ý nghĩ, những ước mơ, những cảm xúc mạnh mẽ hay dịu dàng. - Trong dạy học âm nhạc, điều quan trọng là phải cho trẻ tham gia tất cả các hoạt động như nghe nhạc, vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc. Được tiếp xúc với âm nhạc ở một chừng mực nào đó trẻ sẽ biết nhận xét, trao đổi… sự cảm nhận của trẻ về ý nghĩa của lời ca, âm điệu tiết tấu của bài hát được nghe giúp trẻ thêm yêu tác phẩm âm nhạc, đó chính là ý nghĩa của giáo dục thẩm mĩ. - Tiếp xúc âm nhạc có quá trình, thường xuyên sẽ tạo cho trẻ sự ham thích, xuất hiện quan hệ lựa chọn, nghĩa là có sự ham thích khác nhau. Đó chính là cơ sở của việc hình thành thị hiếu âm nhạc. - Âm nhạc nói chung và hoạt động ca hát nói riêng có sức mạnh lôi cuốn tâm hồn, tình cảm của con người trong đời sống xã hội, nhất là đối với trẻ thơ. Âm nhạc chân chính có giá trị cảm hoá mọi người cùng hướng tới cái đẹp. Ví dụ: Bài hát, Con chim non, Chị ong nâu và em bé, Cá vàng bơi, Màu hoa, Hoa trường em, Mùa hè đến, Con cò cánh trắng… những hình ảnh mang biểu tượng về cái đẹp được thể hiện rõ trong bài hát. Những hình ảnh này nuôi dưỡng tâm hồn trẻ 11
- những nhận thức về cái đẹp. Từ nhận thức cái đẹp một cách khách quan sẽ đi sâu vào thế giới nội tâm của trẻ. - Bài hát giáo dục tình cảm thẩm mỹ cho trẻ (cái đẹp trong ứng xử với ông bà cha mẹ…). Giáo dục tình cảm thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc trong trường mầm non làm phong phú thêm đời sống tinh thần của trẻ, giúp trẻ cảm thụ cái đẹp, tạo niềm tin cho các cháu vui sống trong hiện tại và tương lai. b. Âm nhạc là phương tiện giáo dục đạo đức Đại văn hào M.Gorki đã nhận xét: “Âm nhạc tác động một cách kì diệu đến tận đáy lòng. Nó khám phá cái phẩm chất cao quí nhất ở con người”. Lời ca trong các tác phẩm âm nhạc giàu hình ảnh, phong phú và mang đậm chất trữ tình. Chính vì vậy nó đã giúp trẻ phát hiện và cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, sự ngộ nghĩnh đáng yêu của các con vật quen thuộc, về tình cảm gia đình, bạn bè, tình yêu quê hương đất nước... từ đó gợi cho trẻ về cách ứng xử, hay nói cách khác là giáo dục cho trẻ đạo đức làm người. Những bài dân ca, đồng dao phong phú về âm điệu, tiết tấu, phương thức diễn xướng, phong tục tập quán sẽ cho trẻ hiểu biết về bản sắc âm nhạc dân tộc Việt Nam, bồi dưỡng cho trẻ cảm xúc trữ tình, lòng tự hào về văn hoá dân tộc. Các hoạt động âm nhạc của trẻ mầm non thường diễn ra trong một nhóm hoặc tập thể lớp, khi cùng nhau múa hát, chơi trò chơi âm nhạc giúp trẻ vui tươi, hồn nhiên, thoải mái và tự tin hơn. Khi tham gia các hoạt động âm nhạc, mỗi trẻ đều phải chấp hành tính tổ chức, sự chú ý, phản ứng nhanh, biết kiềm chế, điều khiển vận động phù hợp với âm nhạc, biết nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau. Do đó âm nhạc là phương tiện giáo dục cho trẻ về văn hoá giao tiếp, hành vi ứng xử và tính tập thể, tạo điều kiện hình thành những phẩm chất đạo đức của trẻ. c. Âm nhạc góp phần phát triển trí tuệ - Nghệ thuật âm nhạc không chỉ là món ăn tinh thần mà còn có vai trò thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển trí tuệ của trẻ. - Cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển quan sát, nhạy bén. Trẻ tập trung nghe nhạc, so sánh âm thanh, làm quen với ý nghĩa biểu cảm của âm thanh đó, ghi nhớ những đặc điểm, tính chất của hình tượng âm nhạc. - Trong khi tập hát, trẻ không chỉ tiếp thu về giai điệu, tiết tấu, lời ca, mà còn phát triển ngôn ngữ (phát âm chính xác, biểu cảm, mở rộng vốn từ). Các dạng hoạt 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn