intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho giáo viên trung học cơ sở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

Chia sẻ: Ganuongmuoiot | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

30
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho giáo viên THCS huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho giáo viên trung học cơ sở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM PHẠM VĂN THIỆU QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG KỸ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH HƢNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM PHẠM VĂN THIỆU QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG KỸ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH HƢNG YÊN Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Hồng Quang THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng trong bất cứ một công trình nào. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2016 Tác giả luận văn Phạm Văn Thiệu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.ltc.tnu.edu.vn
  4. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và kính trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Các thầy giáo, cô giáo trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên và các thầy, cô giáo ngoài trƣờng tham gia giảng dạy các chuyên đề cao học quản lý giáo dục cho học viên cao học khóa 22. Các đồng chí lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Động, sở Giáo dục và Đào tạo Hƣng Yên, các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh các trƣờng THCS huyện Kim Động, tỉnh Hƣng Yên; gia đình và bạn bè đã hỗ trợ các tƣ liệu, góp những ý kiến quý báu về chuyên môn, những ý tƣởng mới cho tôi trong công tác quản lý và quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này. Cuối cùng tôi xin đƣợc dành trọn tình cảm kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất với PGS.TS. Phạm Hồng Quang ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn, đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình định hƣớng, chuẩn bị đề cƣơng, viết, sửa chữa, hoàn chỉnh và bảo vệ đề tài này. Hưng Yên, ngày 05 tháng 5 năm 2016 Tác giả Phạm Văn Thiệu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – iiĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC .......................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................ iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................... v MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ............................................................... 2 4. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 6. Giới hạn phạm vi khảo sát ............................................................................ 3 7. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 3 8. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 4 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG KỸ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO GIÁO VIÊN .................................................................................................... 5 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu ..................................................................... 5 1.1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài.................................................................. 5 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................ 8 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài .......................................................... 11 1.2.1. Quản lý .............................................................................................. 11 1.2.2. Kỹ năng ............................................................................................. 12 1.2.3. Hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo (hoạt động trải nghiệm sáng tạo) ........................................................................................ 13 1.2.4. Kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ............................... 14 1.2.5. Bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho GV THCS.................................................................................................... 16 1.2.6. Quản lý bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ...................................................................................................... 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –iii ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  6. 1.3. Một số vấn đề lý luận về bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho giáo viên Trung học cơ sở.............................................. 17 1.3.1. Mục tiêu bồi dƣỡng ........................................................................... 17 1.3.2. Nội dung bồi dƣỡng ........................................................................... 18 1.3.3. Phƣơng pháp bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐTNST........................... 24 1.3.4. Các hình thức bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐTNS cho giáo viên ...... 32 1.4. Quản lý bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐTNST cho giáo viên THCS ........ 33 1.4.1. Mục tiêu quản lý bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐTNST cho giáo viên THCS.......................................................................................... 33 1.4.2. Xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng cho GV về kỹ năng tổ chức HĐTNST ..................................................................................................... 33 1.4.3. Quản lý thực hiện kế hoạch bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐTNST cho giáo viên .............................................................................. 35 1.4.4. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dƣỡng GV về kỹ năng tổ chức HĐTNST ............................................................................................ 39 1.4.5. Phƣơng pháp quản lý bồi dƣỡng giáo viên về kỹ năng tổ chức HĐTNST ..................................................................................................... 39 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐTNST cho giáo viên ......................................................................... 41 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ................................................................................. 42 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG KỸ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO GIÁO VIÊN HUYỆN KIM ĐỘNG TỈNH HƢNG YÊN ........................................ 43 2.1. Một vài nét về các trƣờng THCS ở huyện Kim Động .............................. 43 2.2. Thực trạng hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐTNST cho giáo viên ở các trƣờng THCS huyện Kim Động, tỉnh HƣngYên ............................. 44 2.2.1. Thực trạng nhu cầu của giáo viên đối với hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐTNST ................................................................................ 46 2.2.2. Thực trạng nội dung bồi dƣỡng giáo viên về kỹ năng tổ chức HĐTNST ..................................................................................................... 47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –iv ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  7. 2.2.3. Thực trạng hình thức, phƣơng pháp bồi dƣỡng giáo viên về kỹ năng tổ chức HĐTNST ................................................................................ 51 2.2.4. Thực trạng thời gian bồi dƣỡng giáo viên về kỹ năng tổ chức HĐTNST ..................................................................................................... 55 2.2.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dƣỡng giáo viên về kỹ năng tổ chức HĐTNST ........................................................................... 56 2.3. Thực trạng quản lý bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐTNST cho giáo viên THCS huyện Kim Động, tỉnh Hƣng Yên................................................. 57 2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐTNST cho giáo viên THCS huyện Kim Động, tỉnh Hƣng Yên ............... 57 2.3.2. Thực trạng về xây dựng đội ngũ giáo viên làm nhiệm vụ trong hoạt động bồi dƣỡng giáo viên về HĐTNST ............................................... 60 2.3.3. Tổ chức, chỉ đạo công tác bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐTNST ....... 65 2.3.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐTNST cho giáo viên .............................................................................. 67 2.3.5. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐTNST cho giáo viên ..................................................... 70 2.4. Thực trạng các yếu tố đến ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức TĐTNST của giáo viên .............................................. 71 2.4.1. Những yếu tố thuận lợi ...................................................................... 72 2.4.2. Những yếu tố khó khăn ...................................................................... 73 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ................................................................................. 75 Chƣơng 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG KỸ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO GIÁO VIÊN THCS HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH HƢNG YÊN ........................... 77 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ............................................................ 77 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ..................................................... 77 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện .................................................... 77 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – vĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  8. 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tiễn thực tiễn, khả thi ........................................ 77 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế .................................................... 78 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, phát triển ...................................... 78 3.2. Một số biện pháp quản lý bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐTNST cho GV THCS huyện Kim Động, tỉnh Hƣng Yên ................................................. 79 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho GV về ý nghĩa của HĐTNST ............................ 79 3.2.2. Xác định nhu cầu bồi dƣỡng của giáo viên và xác định các danh mục kỹ năng thiết về tổ chức HĐTNST để bồi dƣỡng cho GV .................... 84 3.2.3. Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán trong hoạt động bồi dƣỡng HĐTNST ..................................................................................................... 85 3.2.4. Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng tổ chức HĐTNST ............. 86 3.2.5. Huy động các nguồn lực cho hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐTNST của giáo viên ................................................................................ 87 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................... 91 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .................. 92 3.4.1. Mục tiêu khảo nghiệm ....................................................................... 92 3.4.2. Quy trình khảo nghiệm ...................................................................... 93 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ................................................................................. 97 KẾT LUẬN VÀ KHUYỂN NGHỊ ............................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –vi ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NGUYÊN CHỮ BGH Ban giám hiệu BVMT Bảo vệ môi trƣờng CBQL Cán bộ quản lý CT-XH Chính trị xã hội GD& ĐT Giáo dục và đào tạo GDH Giáo dục học GDNGLL Giáo dục ngoài giờ lên lớp GVBM Giáo viên bộ môn GVCN Giáo viên chủ nhiệm HĐTNST Hoạt động trải nghiệm sáng tạo HTGD Hệ thống giáo dục PPGD Phƣơng pháp giáo dục QLGD Quản lý giáo dục THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND Uỷ ban nhân dân VĐCB Vấn đề cơ bản XHCN Xã hội chủ nghĩa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –iv ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Số lƣợng cán bộ giáo viên và trình độ ở các trƣờng THCS huyện Kim Động (Năm học 2014-2015)...................................................... 43 Bảng 2.2. Nội dung bồi dƣỡng giáo viên về kỹ năng tổ chức HĐTNST........... 48 Bảng 2.3. Hình thức tổ chức bồi dƣỡng ............................................................. 52 Bảng 2.4. Phƣơng pháp bồi dƣỡng và kết quả đáp ứng ..................................... 53 Bảng 2.5. Thời gian phù hợp tổ chức lớp BD .................................................... 55 Bảng 2.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dƣỡng................................................ 56 Bảng 2.7. Đánh giá về xây dựng kế hoạch BD kỹ năng tổ chức HĐTNST cho GV ............................................................................................... 58 Bảng 2.8. Thống kê chất lƣợng đội ngũ giáo viên làm nhiệm vụ bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐTNST huyện Kim Động năm học 2014 - 2015 ........ 61 Bảng 2.9. Đánh giá về việc tuyển chọn đội ngũ giáo viên làm nhiệm vụ bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐTNST cho GV THCS huyện Kim Động .......................................................................................... 62 Bảng 2.10. Tiêu chuẩn để tuyển chọn đội ngũ giáo viên làm nhiệm vụ bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐTNST cho GV THCS ............................ 63 Bảng 2.11. Nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên làm nhiệm vụ bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐTNST cho GV THCS ............................................ 64 Bảng 2.12. Biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên làm nhiệm vụ bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐTNST cho GV THCS ........................................ 64 Bảng 2.13. Đánh giá về tổ chức, chỉ đạo công tác bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐTNST cho giáo viên ..................................................................... 66 Bảng 2.14. Đánh giá của CB, giáo viên về kiểm tra, đánh giá công tác bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐTNST cho giáo viên của nhà quản lý .... 68 Bảng 2.15. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐTNST cho giáo viên .......................................... 70 Bảng 2.16. Yếu tố ảnh hƣởng............................................................................... 71 Bảng 3.1. Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp................................ 93 Bảng 3.2. Kết quả đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ...... 94 v
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đảng ta đã xác định: "Cùng với khoa học và công nghệ, GD&ĐT phải đƣợc xem là quốc sách hàng đầu nhằ m nâng cao dân trí , đào ta ̣o nhân lƣ̣c , bồ i dƣỡng nhân tài” . Điều này tiếp tục đƣợc nhấn mạnh trong nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ƣơng Đảng khóa VIII và xuyên suốt đến nay qua các văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX , thứ X, thứ XI. Xác định rõ vai trò, tầm quan tro ̣ng của min ̀ h trong sƣ̣ nghiê ̣p phát triể n đấ t nƣớc , trong nhƣ̃ng năm gầ n đây , sự nghiệp giáo du ̣c nƣớc ta đã đạt đƣợc những kết quả rất đáng ghi nhận. Đến Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ƣơng khóa XI, Tổng bí thƣ Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành nghị quyết số 29 - NQ/TW với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Giáo dục phổ thông nhằm tạo ra những con ngƣời Việt Nam phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, có những phẩm chất cao đẹp, có các năng lực chung và phát huy tiềm năng của bản thân, làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời. Để hƣớng tới mục đích đó, cần đổi mới các hoạt động giáo dục với sự năng động và sáng tạo. Một trong những hoạt động giáo dục đƣợc quan tâm nhiều và đƣợc sự ủng hộ nhiệt tình từ gia đình học sinh, nhà trƣờng và xã hội, đặc biệt là từ chính các em học sinh và thầy giáo, cô giáo, đó chính là HĐTNST. HĐTNST về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Nội dung của HĐTNST thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng đƣợc nhu cầu hoạt động của ngƣời học, giúp ngƣời học vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi. Tuy nhiên, đây là công việc mới mẻ, nhiều khó khăn, thách thức và đòi hỏi công tác quản lý của nhà quản lý phải có các biện 1
  12. pháp phù hợp. Trong đó, nhiệm vụ hàng đầu và cũng là giải pháp quan trọng là bồi dƣỡng cho đội ngũ giáo viên các trƣờng THCS trong huyện một hệ thống kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Trong xu thế phát triển và hội nhập của thế giới trong những năm đầu thế kỷ XXI, nhân loại đang vừa đón nhận những những thời cơ về cuộc cách mạng khoa học - công nghệ; xu thế hội nhập, toàn cầu hóa về kinh tế, văn hóa và nền kinh tể tri thức. Những thời cơ đó tác động không nhỏ tới giáo dục và đào tạo của mỗi quốc gia, đồng thời đòi hỏi mỗi quốc gia thƣờng xuyên đổi mới giáo dục đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại; đó là đào tạo nguồn nhân lực; đặc biệt nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Chính vì vậy, trong những năm đầu thế kỷ XXI, UNESCO đề xƣớng 4 trụ cột giáo dục của thế giới: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Nhƣ vậy mục đích giáo dục phải, đáp ứng 2 yêu cầu: Giúp cho ngƣời học tiếp thu kiến thức và có kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức để từng bƣớc hoàn thiện, phát triển nhân cách nhân cách. Mặt khác, nó không chỉ yêu cầu ngƣời học sinh nắm vững và vận dụng kiến thức; mà còn đi xa hơn, giáo dục cho ngƣời học sinh biết chuyển từ tri thức sách vở gắn với thực tiễn sinh động đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ xung quanh các em; trong cuộc sống, trong lao động sản xuất, trong ứng xử, giao tiếp, định hƣớng giá trị với sứ mệnh trở thành chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc. Xuất phát từ những lí do khách quan và chủ quan nhƣ đã nêu trên, tác giả chọn đề tài "Quản lý bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho giáo viên trung học cơ sở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên". 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất các biện pháp bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐTNST cho giáo viên THCS huyện Kim Động, tỉnh Hƣng Yên. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý bồi dƣỡng giáo viên THCS 2
  13. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐTNST cho giáo viên THCS huyện Kim Động, tỉnh Hƣng Yên. 4. Giả thuyết nghiên cứu Hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐTNST cho giáo viên của các trƣờng THCS huyện Kim Động, tỉnh Hƣng Yên thời gian qua đã đƣợc quan tâm thực hiện, tuy nhiên, hiệu quả chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới giáo dục giai đoạn hiện nay. Nếu đề xuất đƣợc các biện pháp quản lý bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐTNST cho giáo viên THCS mang tính khoa học, hệ thống, khả thi thì sẽ nâng cao kỹ năng tổ chức HĐTNST cho đội ngũ GV các trƣờng THCS, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐTNST cho giáo viên THCS. 5.2. Khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐTNST cho giáo viên THCS huyện Kim Động, tỉnh Hƣng Yên. 5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐTNST cho giáo viên THCS huyện Kim Động, tỉnh Hƣng Yên. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. 6. Giới hạn phạm vi khảo sát Đề tài triển khai khảo sát trên 465 CBQL và GV, trong đó 18 đ/c hiệu trƣởng và 17 đ/c phó hiệu trƣởng, 41 tổ trƣởng CM và 389 GV của 18 trƣờng THCS huyện Kim Động, thời gian trong năm học 2014 - 2015. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu tài liệu Tác giả sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp để nghiên cứu các văn kiện của Đảng, của Bộ GD&ĐT bàn về giáo dục và đào tạo, đặc biệt bàn về HĐTNST. Nghiên cứu các giáo trình, sách báo, các công trình sản phẩm liên quan đến cơ sở lý luận về giáo dục, hoạt động giáo dục, hoạt động giáo dục 3
  14. trải nghiệm, quản lý kỹ năng tổ chức HĐ TNST. Những kinh nghiệm của các quốc gia tiên tiến về tổ chức HĐTNST cho giáo viên nhằm xây dựng khung lý luận của đề tài. 7.2. Nhóm các phưng pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra, khảo sát thực tế bằng các phiếu hỏi, thu thập thông tin, xử lý số liệu nhằm mô tả thực trạng bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐTNST cho giáo viên các trƣờng THCS huyện Kim Động, tỉnh Hƣng Yên. - Phỏng vấn trực tiếp cán bộ QL cấp trƣờng và đội ngũ GV nhằm bổ sung cho kết quả điều tra bằng phiếu hỏi. - Nghiên cứu thực tế, tổng kết kinh nghiệm về bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức HĐTNST cho giáo viên THCS huyện Kim Động tỉnh Hƣng Yên. - Phƣơng pháp xin ý kiến chuyên gia nhằm khảo nghiệm tính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp đề xuất. 7.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu bổ trợ Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu đã thu đƣợc từ các phƣơng pháp khác. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị. Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung cơ bản của luận văn đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho giáo viên trung học cơ sở. Chương 2. Thực trạng quản lý bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho giáo viên THCS huyện Kim Động, tỉnh Hƣng Yên. Chương 3. Biện pháp quản lý bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho giáo viên THCS huyện Kim Động, tỉnh Hƣng Yên. 4
  15. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG KỸ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO GIÁO VIÊN 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài * Nghiên cứu về kỹ năng và kỹ năng tổ chức hoạt động Kỹ năng là vấn đề đƣợc nhiều tác giả ngoài nƣớc quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt từ nửa cuối của thế kỷ XIX sang đến thế kỉ thứ kỉ thứ XX, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học trong đó có tâm lí học, giáo dục học vấn đề kỹ năng đƣợc quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Các tác giả nhƣ: B.M. Cheplôp, A.N.Lêônchep, A.G. Côvaliôp… đều khẳng định: Muốn phát triển năng lực cần nắm vững tri thức và vận dụng sáng tạo những kỹ năng, kỹ xảo đã có vào hoạt động thực tiễn. Tác giả K.K.Platônôp và G.G.Gôlubev cũng chỉ rõ: Kỹ năng là điều kiện quan trọng để hình thành năng lực, ngược lại năng lực lại chi phối kỹ năng. Năng lực giúp cho kỹ năng đƣợc hình thành nhanh chóng và ổn định, nếu không có năng lực trong lĩnh vực hoạt động nào đó thì khó có thể hình thành kỹ thuật hành động chính xác, thành thạo. Năng lực còn thúc đẩy sự hình thành kỹ năng không chỉ trong một lĩnh vực hoạt động mà còn giúp hình thành kỹ năng trong các lĩnh vực hoạt động khác tƣơng đƣơng. Điều này rất có ý nghĩa trong nghiên cứu để hình thành hệ thống kỹ năng nghiệp vụ sƣ phạm, góp phần nâng cao năng lực sƣ phạm cho giáo viên. Nghiên cứu về kỹ năng tổ chức hoạt động là hƣớng nghiên cứu đƣợc phát triển từ đầu thế kỷ XX trở lại đây. Các nhà Tâm lý học, học phƣơng Tây đã đi sâu nghiên cứu về kỹ năng tổ chức, lãnh đạo. Điển hình là các tác giả: W.Benis, Mc.Call & Lombardo, R.Balke, G.A.Yulk, G.Courtois, A.Makenzic,... Tác giả G.A.Yulk trong cuốn “Leadership in organization” (Ngƣời lãnh đạo 5
  16. trong một tổ chức) đã đƣa ra những kỹ năng tổ chức đặc trƣng của một ngƣời lãnh đạo thành công, đó là: Thông minh, kỹ năng nhận thức tốt, sáng tạo, khôn khéo, kỹ năng nói hoạt bát, có sức thuyết phục, thông thạo về các phƣơng diện. Trên thế giới nhiều trƣờng Ðại học đào tạo giáo viên thiên về kỹ năng hơn kiến thức chuyên ngành. Giáo viên trƣớc tiên phải là ngƣời có khả năng tƣơng tác tích cực với học sinh. Chính vì vậy, ngoài việc chú trọng rèn luyện phƣơng pháp dạy học, giáo viên cần có khả năng truyền lửa, kỹ năng tổ chức những hoạt động tƣơng tác với học viên, Những nghiên cứu của các tác giả phƣơng Tây đã đóng góp những thành tựu đáng kể trong sự phát triển các lĩnh vực hoạt động trong, đặc biệt là lao động sản xuất. Từ những năm 60 - 70, các nhà Tâm lý học Xô viết cũng chú ý nhiều đến kỹ năng tổ chức hoạt động. Đó là các nghiên cứu của N.V.Cudơmina, A.G.Côvaliôv, P.M.Kecgientxev, L.I.Umanxki, A.N.Lutoskin, L.T.Tiuptia... Tài liệu “Những nguyên lý của công tác tổ chức” của P.M.Kecgientxev đã nghiên cứu về công tác tổ chức ở mức độ khái quát nhất. Trong cuốn “Tâm lý học về công tác của Bí thƣ chi đoàn”, L.I.Umanxki và A.N.Lutoskin đã nêu lên cấu trúc của hoạt động tổ chức bao gồm 9 hành động đƣợc sắp xếp theo trình tự từ mở đầu đến khi kết thúc hoạt động. Những bƣớc tiến hành đó đƣợc mô tả khá đầy đủ, chi tiết, có thể vận dụng trong công tác tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh để nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động và góp phần tạo nên một môi trƣờng giáo dục tốt giúp các em học sinh phát triển hơn cả về nhân cách và trí tuệ. * Nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm sáng tạo a. Singapore: Hội đồng nghệ thuật quốc gia có chƣơng trình giáo dục nghệ thuật, cung cấp, tài trợ cho nhà trƣờng phổ thông toàn bộ chƣơng hình của các nhóm nghệ thuật, những kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật... b. Netherlands: Thiết lập trang mạng nhằm trợ giúp những học sinh có những sáng tạo làm quen với nghề nghiệp. Học sinh gửi hồ sơ sáng tạo (dự án) 6
  17. của mình vào trang mạng này, thu thập thêm những hiểu biết từ đây; mỗi học sinh nhận đƣợc khoản tiền nhỏ để thực hiện dự án của mình. c. Đức: Từ cấp Tiểu học đã nhấn mạnh đến vị trí của các kĩ năng cá biệt, trong đó có phát triển lã năng sáng tạo cho trẻ, phát triển khả năng học độc lập; tƣ duy phê phán và học từ kinh nghiệm của chính mình. d. Nhật: Nuôi dƣỡng cho trẻ năng lực ứng phó với sự thay đổi của xã hội, hình thành một cơ sở vũng mạnh để khuyến khích trẻ sáng tạo. Từ giữa thế kỷ XX, nhà khoa học giáo dục nổi tiếng ngƣời Mỹ, John Dewey, với tác phẩm Kinh nghiệm và Giáo dục (Experience and Education) đã chỉ ra hạn chế của giáo dục nhà trƣờng và đƣa ra quan điểm về vai trò của kinh nghiệm trong giáo dục. Với triết lý giáo dục đề cao vai trò của kinh nghiệm, Dewey cũng chỉ ra rằng, những kinh nghiệm có ý nghĩa giáo dục giúp nâng cao hiệu quả giáo dục bằng cách kết nối ngƣời học và những kiến thức đƣợc học với thực tiễn. Kolb (1984) cũng đƣa ra một lý thuyết về học từ trải nghiệm (Experiential learning), theo đó, học là một quá trình trong đó kiến thức của ngƣời học đƣợc tạo ra qua việc chuyển hóa kinh nghiệm; nghĩa là, bản chất của hoạt động học là quá trình trải nghiệm. Một số quan niệm khác của các học giả quốc tế cho rằng giáo dục trải nghiệm coi trọng và khuyến khích mối liên hệ giữa các bài học trừu tƣợng với các hoạt động giáo dục cụ thể để tối ƣu hóa kết quả học tập (Sakofs, 1995); học từ trải nghiệm phải gắn kinh nghiệm của ngƣời học với hoạt động phản ánh và phân tích (Chapman, McPhee and Proudman, 1995); chỉ có kinh nghiệm thì chƣa đủ để đƣợc gọi là trải nghiệm; chính quá trình phản ánh đã chuyển hóa kinh nghiệm thành trải nghiệm giáo dục (Joplin, 1995). Năm 2009, chƣơng trình giáo dục Hàn Quốc đã đƣa hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo thành nội dung môn học trong chƣơng trình của nhà trƣờng phổ thông bao gồm: hoạt động tự chủ, hoạt động câu lạc bộ, hoạt động từ thiện, hoạt động định hƣớng phát triển bản thân. 7
  18. 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam * Nghiên cứu về kỹ năng tổ chức hoạt động Vấn đề nghiên cứu về kỹ năng cũng đƣợc nhiều tác giả trong nƣớc quan tâm, đặc biệt là trong những năm gần đây. Phần lớn các tác giả Việt Nam thƣờng vận dụng những kết quả nghiên cứu của các tác giả Xô viết vào việc nghiên cứu kỹ năng trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể. Điển hình là các tác giả: Trần Trọng Thủy, Nguyễn Nhƣ An, Lê Khánh Bằng, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành… đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất về kỹ năng, vạch ra những hƣớng đi cơ bản ở góc độ lý luận cũng nhƣ thực tiễn cho nhiều đề tài nghiên cứu sau này. Nhiều tác giả Việt Nam đã lấy đối tƣợng nghiên cứu là các kỹ năng cần hình thành ở học sinh, sinh viên trong học tập một môn học cụ thể hoặc trong một lĩnh vực hoạt động nhất định. Điển hình là các tác giả: Dƣơng Diệu Hoa, Nguyễn Thị Mùi, Cao Thị Thặng, Đỗ Thị Châu, Nguyễn Phụ Thông Thái, Trịnh Văn Biền… Những tác giả này cũng những bài nghiên cứu của họ đã đóng góp công sức vào lịch sử nghiên cứu về kỹ năng tổ chức giúp giáo viên có thêm tài liệu tìm hiểu để các công trình nghiên cứu khác ngày càng hoàn thiện và đầy đủ, sáng tạo hơn. Nghiên cứu về kỹ năng tổ chức hoạt động cũng đã đƣợc một số nhà nghiên cứu quan tâm đến. Tác giả Trần Quốc Thành nghiên cứu “Kỹ năng tổ chức trò chơi của chi đội trƣởng chi đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh”.Đây là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đã vận dụng lý luận về kỹ năng, kỹ năng tổ chức để nghiên cứu kỹ năng tổ chức một hoạt động cụ thể - hoạt động trò chơi của thiếu nhi. Tác giả Hoàng Thị Oanh với công trình “Nghiên cứu kỹ năng tổ chức hoạt động chơi cho trẻ 5 tuổi của sinh viên CĐSP mẫu giáo” đã phân tích kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ bao gồm một hệ thống 28 kỹ năng đƣợc chia thành 5 nhóm. Ngoài ra còn có những nghiên cứu về kỹ năng tổ chức hoạt động nhƣ: “Kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên” của tác giả Mai Bích Thu; 8
  19. “Tìm hiểu quá trình hình thành kỹ năng tổ chức nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên các trƣờng ĐHSP” của Nguyễn Thị Hảo; “Bƣớc đầu tìm hiểu việc rèn luyện kỹ năng tổ chức công tác chủ nhiệm lớp cho sinh viên năm thứ 2 ở các trƣờng ĐHSP” của Bùi Thị Mùi,... Các nghiên cứu này cũng đã góp phần làm phong phú thêm những ứng dụng của lý luận về kỹ năng tổ chức vào từng lĩnh vực hoạt động cụ thể. Nhìn chung ở Việt Nam những công trình nghiên cứu về kỹ năng tổ chức các hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục còn chƣa nhiều. * Nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm sáng tạo Hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo là các hoạt động định hƣớng giáo dục. Cách gọi tên có thêm cụm từ “sáng tạo” nhằm mục đích nhấn mạnh vai trò của chủ thể hoạt động và mục đích, ý nghĩa của loại hoạt động này. Triển khai hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo chính là thực hiện quan điểm, định hƣớng “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trƣờng gắn liền với xã hội”. Từ thời kỳ đầu của nền giáo dục nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ phƣơng pháp để đào tạo nên ngƣời có đức tài là “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trƣờng gắn liền với xã hội”. Đây cũng là nguyên lý giáo dục đƣợc quy định trong Luật giáo dục Việt Nam [28]. Tuy vậy, trong thời gian vừa qua, do cách hiểu và cách làm, Giáo dục và Đào tạo chƣa đạt đƣợc nhiều thành công trong việc thực hiện nguyện lý này. Trong thời gian gần đây, theo yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, một hoạt động giáo dục đƣợc biết đến với tên gọi là “hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo” đã nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục và giáo viên: - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đƣa hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo vào trong chƣơng trình giáo dục phổ thông, giúp các nhà trƣờng khắc phục những hạn chế tồn tại trong chƣơng trình giáo dục hiện nay, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. 9
  20. - Hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2014-2015, 2015- 2016 của bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở Giáo dục và Đào tạo đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh. - Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Kỷ yếu hội thảo “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo khoa học kỹ thuật trong trƣờng Trung học” [7]. - Bùi Ngọc Diệp (2015), “Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trƣờng phổ thông”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 113- tháng 02/2015, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam [15]. - Nguyễn Thị Hiền (2014), “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo kinh nghiệm Hàn Quốc và Việt Nam”, Tạp chí giáo dục, 308 (1), tr.88-97 [19]. - Đinh Thị Kim Thoa (2014), Trải nghiệm sáng tạo, hoạt động quan trọng trong chƣơng trình giáo dục phổ thông mới, Đại học Giáo dục [33]. - Đỗ Ngọc Thống (2015), “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo từ kinh nghiệm giáo dục quốc tế và vấn đề của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học giáo dục, 115(1), tr.13-16 [34]. - Ngô Thị Tuyên (2015), “Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo”, Công nghệ giáo dục - tin tức [38],... Có thể nói, hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo không hoàn toàn xa lạ đối với giáo dục Việt Nam, tuy nhiên để triển khai thực hiện hoạt động giáo dục này một cách có hiệu quả tại các trƣờng Trung học cơ sở thì nhà quản lý giáo dục chiếm một vai trò rất quan trọng. Thực tế từ trƣớc đến nay chƣa có công trình nghiên cứu về quản lý bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho GV Trung học cơ sở, mà thực tiễn hiện nay lại đòi hỏi rất nhiều. Do đó, việc nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho GV Trung học cơ sở, đặc biệt là các trƣờng Trung học cơ sở thuộc huyện Kim Động tỉnh Hƣng Yên là việc làm hết sức cần thiết. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1