Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường THPT huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý dạy học môn Vật lý tại các trường THPT huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn để đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường THPT huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường THPT huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VŨ ĐÌNH CHUNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG THỰC HÀNH CHO HỌC SINH ỞTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VŨ ĐÌNH CHUNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG THỰC HÀNH CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN LÊ THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi.Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực, không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào của tác giả khác. Thái Nguyên, ngày 25 tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Vũ Đình Chung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn i
- LỜI CẢM ƠN Luận văn khoa học này được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo và sự nỗ lực học tập, nghiên cứu của tác giả trong suốt thời gian học tập tại Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Trước hết, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệuTrường Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên; Các thầy giáo, cô giáo Khoa Tâm lí - Giáo dục Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyênđã tạo điều kiện tốt nhất giúp tác giả hoàn thành chương trình học tập, có được những kiến thức, kỹ năng cần thiết để nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất gửi đến PGS.TS. Nguyễn Văn Lê - người đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn khoa học, định hướng nghiên cứu và giúp đỡ tác giả trong thời gian thực hiện nhiệm vụ của đề tài. Tác giả xin chân thành cảm ơn tới các cán bộ quản lý, giáo viên và các em học sinh các trường THPThuyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình điều tra, khảo sát, thu thập các dữ liệu liên quan đến đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt quá trình học tập cũng như thời gian làm luận văn. Mặc dù có nhiều cố gắng để hoàn thiện luận văn, song không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự quan tâm, góp ý của Quý thầy/cô cũng như bạn bè, đồng nghiệp để tác giả hoàn thiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 25 tháng 11 năm 2019 Tác giả Vũ Đình Chung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. iv DANH MỤC BẢNG SỐ .............................................................................................. v DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ................................................................................. vi MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 3 4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 3 6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 3 7. Các phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3 8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG THỰC HÀNH CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT ....................................................................... 6 1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................... 6 1.1.1. Trên thế giới..................................................................................................... 6 1.1.2. Trong nước ...................................................................................................... 7 1.2. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................. 9 1.2.1. Quản lý............................................................................................................. 9 1.2.2. Quản lý giáo dục ............................................................................................ 11 1.2.3. Hoạt động dạy học ......................................................................................... 12 1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học ............................................................................ 14 1.2.5. Quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí .......................................................... 14 1.2.6. Kỹ năng thực hành ......................................................................................... 15 1.2.7. Dạy học Vật lý theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành .......................... 16 1.3. Dạy học môn Vật lý ở trường trung học phổ thông ...................................... 17 1.3.1. Đặc điểm của môn Vật lí ............................................................................... 17 1.3.2. Vị trí, vai trò môn Vật lí ở trường trung học phổ thông ................................ 17 1.3.3. Mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy học môn Vật lí ở trường trung học phổ thông ........................................................................... 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iii
- 1.3.4. Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh môn Vật lí............................................................................................... 22 1.4. Hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kĩ năng thực hành cho học sinh ở trường trung học phổ thông ................................................... 25 1.4.1. Hoạt động dạy môn Vật lí của giáo viên theo hướng tăng cường kĩ năng thực hành cho học sinh trung học phổ thông ................................................. 25 1.4.2. Hoạt động học môn Vật lí của học sinh theo hướng tăng cường kĩ năng thực hành ....................................................................................................... 26 1.4.3. Các điều kiện dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kĩ năng thực hành .... 30 1.5. Quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí ở trường trung học phổ thông theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ...................................... 30 1.5.1. Quản lý hoạt động dạy môn Vật lí của giáo viên .......................................... 30 1.5.2. Quản lý hoạt động học môn Vật lí của học sinh............................................ 35 1.5.3. Quản lý các điều kiện dạy học môn Vật lí ..................................................... 36 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Vật lí ở trường trung học phổ thông theo hướng tăng cường kĩ năng thực hành ................................... 38 1.6.1. Yêu cầu đổi mới giáo dục .............................................................................. 38 1.6.2. Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ .......................................................... 38 1.6.3. Điều kiện kinh tế - xã hội địa phương ........................................................... 39 1.6.4. Trình độ năng lực, phẩm chất của cán bộ quản lý trường học ...................... 39 1.6.5. Trình độ năng lực, phẩm chất của đội ngũ giáo viên dạy Vật lí.................... 40 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 41 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG KÝ NĂNG THỰC HÀNH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN............................... 42 2.1. Giáo dục trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn .......................... 42 2.1.1. Tình hình kinh tế văn hóa xã hội huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ...................... 42 2.1.2. Khái quát về giáo dục phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ...................... 43 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ...................................................................... 46 2.2.1. Mục tiêu khảo sát ........................................................................................... 46 2.2.2. Nội dung khảo sát .......................................................................................... 46 2.2.3. Mẫu và địa bàn khảo sát ................................................................................ 46 2.2.4. Phương pháp khảo sát .................................................................................... 47 2.2.5. Xử lý kết quả ................................................................................................. 47 2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Vật lí ở các trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành........... 48 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iv
- 2.3.1. Thực trạng hoạt động dạy môn Vật lí của giáo viên ..................................... 48 2.3.2. Thực trạng hoạt động học môn Vật lí của học sinh ....................................... 55 2.3.3. Thực trạng các điều kiện dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kĩ năng thực hành ............................................................................................... 58 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí ở các trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành ....................................................................................................... 60 2.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động dạy môn Vật lí của giáo viên theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành ....................................................................... 60 2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động học môn Vật lí của học sinh .......................... 66 2.4.3. Thực trạng quản lý các điều kiện dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kĩ năng thực hành ............................................................................... 68 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí ở trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành ....................................................................... 69 2.6. Đánh giá chung thực trạngquản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở các trường THPT huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ........................................................................... 71 2.6.1. Kết quả đạt được ............................................................................................ 71 2.6.2. Một số hạn chế ............................................................................................... 71 2.6.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết ............................................................... 72 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 73 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG THỰC HÀNH CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN .... 74 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý dạy học môn Vật lí ở các trường trung học phổ thông ........................................................................................ 74 3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý ..................................................................................... 74 3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống................................................................................... 74 3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn .................................................................................. 75 3.1.4. Đảm bảo tính toàn diện và đồng bộ ............................................................... 76 3.1.5. Đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực .................................................................... 76 3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ................................................................................................... 76 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn v
- 3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức về vai trò của kỹ năng thực hành trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí ở trường trung học phổ thông cho cán bộ quản lý, giáo viên học sinh................................................ 76 3.2.2. Xây dựng kế hoạch dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh một cách khoa học, hợp lý ....................................... 79 3.2.3. Chỉ đạo việc bồi dưỡng kỹ năng khai thác, sử dụng thiết bị dạy học môn Vật lí cho giáo viên Vật lí .............................................................................. 82 3.2.4. Tổ chức bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh đối với môn Vật lí thông qua thí nghiệm thực hành .................................................. 84 3.2.5. Chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí theo hướng tích cực sử dụng thiết bị thí nghiệm trong các tiết học......................................... 86 3.2.6. Tổ chức mua sắm, sửa chữa, bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn Vật lí theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.............................. 88 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .................................................................... 90 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ...................... 93 3.4.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp .............................................. 93 3.4.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp ................................................. 95 3.4.3. Đánh giá chung về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp.............. 97 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 98 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 99 1. Kết luận ................................................................................................................... 99 2. Khuyến nghị .......................................................................................................... 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 103 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn vi
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý CNTT Công nghệ thông tin CSVC Cơ sở vật chất CTGD Chương trình giáo dục GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giáo viên HĐDH Hoạt động dạy học HS Học sinh KH - CN Khoa học công nghệ KT - ĐG Kiểm tra - đánh giá Nxb Nhà xuất bản PPDH Phương pháp dạy học QL Quản lý QLGD Quản lý giáo dục TBDH Thiết bị dạy học THPT Trung học phổ thông iv
- DANH MỤC BẢNG SỐ Bảng 2.1. Quy mô trường lớp trong các năm học ................................................. 43 Bảng 2.2. Kết quả Xếp loại hạnh kiểm của học sinh năm học 2018 -2019 .......... 45 Bảng 2.3. Kết quả Xếp loại học lực của học sinh năm học 2018 -2019 ............... 45 Bảng 2.4. Kết quả tốt nghiệp THPT năm 2019 ..................................................... 46 Bảng 2.5. Kết quả khảo sát thực trạng công tác soạn bài, chuẩn bị lên lớp của GV ... 48 Bảng 2.6. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động dạy học trên lớp của GV ......... 49 Bảng 2.7. Kết quả khảo sát thực trạng đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí ... 53 Bảng 2.8. Kết quả khảo sát thực trạng đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Vật lí ..... 54 Bảng 2.9. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động học môn Vật lí trên lớp của HS ......56 Bảng 2.10. Kết quả khảo sát thực trạng tự học, tự nghiên cứu môn Vật lí của HS ........57 Bảng 2.11. Kết quả khảo sát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn Vật lí... 58 Bảng 2.12. Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng và thực hiện các kế hoạch ........ 61 Bảng 2.13. Kết quả khảo sát thực trạng phân công giảng dạy môn Vật lí .............. 62 Bảng 2.14. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy trên lớp môn Vật lí của GV ................................................................................................... 63 Bảng 2.15. Kết quả khảo sát thực trạng đổi mới phương pháp dạy học ................. 64 Bảng 2.16. Kết quả khảo sát thực trạng đổi mới đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS ............................................................................... 65 Bảng 2.17. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động học môn Vật lí của HS ... 67 Bảng 2.18. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn Vật lí của GV ................................................................................ 68 Bảng 2.19. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí ....................................................................................... 70 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp ......................... 93 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp ........................... 95 v
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ: Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm sự cần thiết của các biện pháp ............... 95 Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp ............... 97 Sơ đồ: Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................... 92 vi
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với nguồn nhân lực, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ với mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục hướng đến việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Việc đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế theo Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 đã và đang được triển khai thực hiện. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông. Dạy học là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, quản lý nhà trường thực chất là quản lý HĐDH và GD. Hiện nay, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tác động tới tất cả các lĩnh vực, trong đó ảnh hưởng lớn tới giáo dục, tới các nhà trường. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đòi hỏi mỗi nhà trường, mỗi người cán bộ quản lý, mỗi giáo viên, học sinh phải làm chủ được công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ trong quản lý, trong dạy và học. Hơn nữa,để sáng tạo ra những sản phẩm có tính ứng dụng cao thì việcdạy học môn Vật lí ở các bậc học phổ thông, đặc biệt là THPT là điều kiện không thể thiếu. Môn Vật lí là môn học quan trọng của CTGDPT, là một trong những môn học có tính tương tác cao, được áp dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như sản xuất, kinh doanh, môi trường, y học,...Môn Vật lí là một môn thi, là thành phần để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, do đó, nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí là một nhiệm vụ cần thiết của mỗi nhà trường phổ thông. Quản lý tốt hoạt động dạy học môn Vật lí sẽ có những đóng góp thiết thực cho việc nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí và qua đó nâng cao chất lượng GD của trường phổ thông, giúp nhà trường đạt được mục tiêu GD đã xác định. 1
- Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn là một huyện nghèo ở vùng núi phía bắc, điều kiện kinh tế, xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong những năm vừa qua, cùng với ngành giáo dục Bắc Kạn, các trường THPT trên địa bàn huyện Ba Bể đã cố gắng đổi mới công tác quản lý giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục, qua đó đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Đặc biệt đối với môn Vật lí, là một môn học khó đối với học sinh miền núi. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học môn Vật lí cấp trung học phổ thông, những năm qua, mặc dù đã cố gắng chuyển dần từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực nhưng số học sinh đáp ứng được yêu cầu của môn học còn thấp, đặc biệt là kỹ năng thực hành môn Vật lí của học sinh còn nhiều điểm yếu, khả năng vận dụng kiến thức Vật lí trong thực tế còn hạn chế, kết quả đạt được chưa cao. Số lượng học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh còn ít, không có học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi cấp Quốc gia. Là một cán bộ quản lý ở trường trung học phổ thông, tôi nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động dạy học, đặc biệt đối với môn Vật lí, cần quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí của nhà trường. Hiện nay chưa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về quản lý dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành học sinh ở các trường THPT. Đặc biệt tại các trường THPT tỉnh Bắc Kạn chưa có công trình nghiên cứu về dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Quản lý dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường THPT huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý dạy học môn Vật lý tại các trường THPT huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn để đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường THPT huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng dạy học mônVật lí. 2
- 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động dạy học môn Vật lí ở các trường trung học phổ thông theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện Pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. 4. Giả thuyết khoa học Quản lý dạy học môn Vật lí ở các trường trung học phổ thông tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những kết quả nhất định song vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là kỹ năng thực hành của học sinh chưa thể đáp ứng được hết các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông. Nếu áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hànhdo tác giả đề xuất thì đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng môn học này. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí ở trường trung học phổ thôngtheo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông. 5.2. Khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành ở các trường trung học phổ thông huyên Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. 5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông và tiến hành khảo nghiệm các biện pháp đề xuất. 6. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn trong năm học 2017- 2018, và năm học 2018-2019. 7. Các phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng phương pháp tổng hợp - phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa các văn kiện, tài liệu, nghị quyết, thông tư, quyết định, báo cáo chính trị của Đảng và Nhà nước; 3
- các quy định, quy chế, thông tư do Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành… và các tài liệu có liên quan tới các vấn đề lý luận về dạy học môn Vật lí ở các trường trung học phổ thông theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi lấy ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông. Cụ thể: Sử dụng các mẫu phiếu khảo sát với các lực lượng có liên quan trực tiếp đến đề tài là: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên, học sinh các trường THPT huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn với số lượng 4 CBQL, 29 giáo viên; 100 học sinh THPT. Nội dung điều tra: - Hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở các trường THPT huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (Phiếu điều tra phụ lục số 1, số 2). - Quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở các trường THPThuyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (Phiếu điều tra phụ lục số 1, số 2). 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn Trực tiếp phỏng vấn, điều tra sâu một số đối tượng như: cán bộ quản lý sở, huyện, chuyên gia, giáo viên, học sinh,… nhằm thu thập thông tin để kiểm tra, bổ sung, củng cố những kết luận khoa học. 7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục thông qua các buổi trao đổi, tọa đàm về dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông. 7.2.4. Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động Nghiên cứu sản phẩm, chất lượng sản phẩm, kết quả học tập của học sinh nhằm làm sáng tỏ vấn đề dạy học môn Vật lí ở các trường trung học phổ thông tỉnh Bắc Kạn đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông. 4
- 7.3. Các phương pháp xử lý thông tin Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý và phân tích về mặt định hướng các số liệu, kết quả nghiên cứu, đồng thời xác định mức độ tin cậy của việc điều tra và kết quả nghiên cứu. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận văn bao gồm 3 chương sau: Chương 1.Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh các trường trung học phổ thông. Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hànhcho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. 5
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG THỰC HÀNH CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT 1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Dạy học và quản lý dạy học là vấn đề được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và tổng kết: Nhà triết học Platon (427-348 TCN) đã khẳng định được vai trò tất yếu của giáo dục trong xã hội, tính quyết định của chính trị đối vớ giáo dục. Tư tưởng đó đã phần nào nói lên tmf quan trong của thể chế xã hội, của quản lý xã hội đối với giáo dục nói chung và dạy học nói riêng. Ở phương Đông, Khổng Tử (551-479 TCN) đã nêu lên quan điểm về phương pháp dạy học là dùng cách gợi mở, từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp, đò hỏi người học phải tích cực suy nghĩ, phải luyện tập, hình thành nền nếp, thói quen tronghọc tập. Trong dạy học, ông coi trọng việc tự học, tự rèn luyện phát huy mặt tích cực, sáng tạo, dạy học sát đối tượng. Kết hợp học với hành, lý thuyết gắn với thực tiễn, phát huy động cơ học tập đúng đắn, tạohứng thú và quyết tâm của người học. Với nhiều công trình nghiên cứu, Jêm Amot Comenxki (1592-1670) cho rằng, quá trình dạy học để truyền thụ và tiếp nhận tri thức là phải dựa vào sự vật, hiện tượng do học sinh tự quan sát, tự suy nghĩ mà hiểu biết. Ông là ngườ đầu tiên trong lịch sử đã nêm lên một hệ thống các nguyên tắc trong dạy học như: nguyên tắc phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh; nguyên tắc hệ thống và liên tục, nguyên tắc dạy học thao khả năng tiếp thu của học sinh, dạy học theo nguyên tắc cá biệt…. P.V.Zimin, M.I.Korđakôp, N.I.Saxerđôtôp đi sâu nghiên cứu việc lãnh đạo công tác giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và xem đây là khâu then chốt trong hoạt động quản lý của Hiệu trưởng [37]. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Chủ nghĩa Mác - Lênin với các tácphẩm kinh điển đã định hướng cho các hoạt động giáo dục. Trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, nhiều nhà khoa học của Liên Xô đã có những thành tựu đáng trân trọng về quản lý giáo dục và quản lý dạy học [38]. 6
- Trên thực tế và lý luận, nhiều tác giả của các nước trên thế giới đã rất quan tâm nghiên cứu hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học để tìm ra những biện pháp quản lý hữu hiện nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. 1.1.2. Trong nước Trong những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về vấn đề dạy học phát triển năng lực học sinh được biên soạn, công bố. Vấn đề quản lý dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường THPT đã được giới nghiên cứu, khai thác ở một số khía cạnh và mức độ nhất định trong hai nhóm tài liệu sau đây: Nhóm công trình nghiên cứu về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Nhóm tài liệu này chiếm số lượng khá lớn. Bao gồm chủ yếu là các sách chuyên khảo được xuất bản trong một vài năm trở lại đây. Cuốn Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh của các tác giả Đỗ Hương Trà (chủ biên), Nguyễn Văn Biên, Trần Khánh Ngọc... (Nxb Đại học Sư phạm, 2015) cung cấp một số cơ sở lý luận cần thiết về dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng lực. Đồng thời, cuốn sách còn giới thiệu các chủ đề tích hợp với các mức độ tích hợp khác nhau, từ tích hợp ở mức độ lồng ghép/liên hệ đến tích hợp ở mức độ hội tụ - vận dụng kiến thức liên môn, mức độ hoà trộn và tích hợp dựa trên các nguyên lý vận động, phát triển chung của giới tự nhiên. Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Trần Trung Dũng bảo vệ tại Đại học Vinh năm 2016 là một nghiên cứu hệ thống và chuyên sâu về dạy học phát triển năng lực. Luận án xoay quanh việc trình bày cơ sở lí luận của vấn đề quản lí hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh; phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lí hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Cùng năm 2016, nhóm tác giả Trần Thị Bích Liễu (chủ biên), Lê Kim Long, Hồ Thị Nhật... cho ấn hành cuốn Dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh phổ thông: Lý thuyết và thực hành (Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội). Nội dung cuốn sách trình bày những vấn đề chung về phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh. Điểm đáng chú ý là cuốn sách cung cấp các tiêu chí đánh giá, mẫu bài soạn, mẫu quan sát giờ dạy 7
- phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh; hướng dẫn phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong một số môn học và qua câu lạc bộ sáng tạo. Gần đây, cuốn Phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh phổ thông của nhóm tác giả Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Kim Hồng, Nguyễn Thị Diễm My (Nxb Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 2017) tiếp tục nghiên cứu lí luận về năng lực, phát triển năng lực học sinh phổ thông, phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Trên cơ sở đó, trình bày nội dung phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh phổ thông. Ngoài ra, vấn đề dạy học phát triển năng lực học sinh ở trường phổ thông còn được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu khác như bài báo Tổng quan nghiên cứu vấn đề giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Trần Trung Dũng đăng trên Tạp chí Giáo dục Số 362 (2015); bài báo Vận dụng dạy học dự án trong môn sinh học ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh của các tác giả Văn Thị Thanh Nhung, Phạm Thị Hồng Hạnh đăng trên Tạp chí Giáo dục số 368 (2015);… Nhóm công trình nghiên cứu về dạy học môn Vật lí Nhóm tài liệu này có số lượng khiêm tốn hơn, chủ yếu tập trung vào những vấn đề như tổ chức hoạt động nhận thức, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thí nghiệm… Có thể kể đến một vài nghiên cứu tiêu biểu: Tác giả Nguyễn Thị Hồng Việt với cuốn Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông (Nxb Giáo dục, 2003). Cuốn sách giới thiệu chung về phương pháp dạy học, sự vận dụng các phương pháp nhận thức khoa học Vật lí trong quá trình dạy học Vật lí nhằm bồi dưỡng các phương pháp này cho học sinh. Tác giả Phạm Hữu Tòng trong cuốn Dạy học Vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học (Nxb Đại học Sư phạm, 2004) đã nêu lên những vấn đề cơ bản của hoạt động dạy học ở các mức độ của học sinh; tổ chức, định hướng hoạt động tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đề và tư duy khoa học của học sinh; định hướng nghiên cứu chiến lược dạy học, khoa học về hoạt động dạy học môn vật lí ở trường phổ thông. Cuốn Ứng dụng tin học trong dạy học Vật lí của tác giả Trần Huy Hoàng (Nxb Giáo dục, 2012). Cuốn sách gồm hai phần nội dung: một là tổng quan về ứng dụng tin học trong dạy học; các chức năng hỗ trợ, ứng dụng cụ thể của máy tính trong dạy học Vật lí; quan điểm cơ bản để thiết kế phần mềm cùng một số tiêu chuẩn để xây dựng và 8
- đánh giá phần mềm dạy học. Hai là cuốn sách giới thiệu một số phần mềm hỗ trợ dạy học Vật lí; thiết kế bài giảng điện tử; việc sử dụng internet hỗ trợ dạy học Vật lí. Trên tạp chí Giáo dục học, nhiều nghiên cứu về dạy học Vật lí trong nhà trường được công bố. Đáng chú ý như Khai thác và sử dụng Internet trong việc thiết kế bài dạy học Vật lí (Lê Công Triêm, Nguyễn Hoàng Nam, Tạp chí Giáo dục, 2005, số 113, tr.33-34); Tổ chức hoạt động dạy học chương "từ trường" (Vật lí 11) theo hướng phát triển năng lực học sinh (tác giả Nguyễn Lâm Đức, Tạp chí Giáo dục, 2015, số 353, tr. 48-50); … Bên cạnh các sách xuất bản và bài tạp chí, dạy học Vật lí cũng là đề tài của nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ giáo dục học. Có thể kể đến tác giả Huỳnh Trọng Dương trong Luận án Tiến sĩ Giáo dục học Nghiên cứu xây dựng và sử dụng thí nghiệm theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học Vật lí ở trường trung học cơ sở bảo vệ tại Đại học Huế năm 2007; tác giả Nguyễn Ngọc Lê Nam với Luận án Tiến sĩ Giáo dục học Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học Vật lí nhờ sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính (thể hiện qua chương "Dòng điện trong các môi trường" lớp 11 THPT chương trình nâng cao) bảo vệ tại Đại học Vinh năm 2012; … Như vậy, mặc dù nguồn tài liệu xuất bản liên quan đến đề tài khá phong phú, đa dạng, giải quyết nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề, tuy nhiên số công trình đề cập trực tiếp đến quản lý dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường THPT còn hạn chế. Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu đi trước, luận văn “Quản lý dạy học môn Vật lí theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”là nghiên cứu đầu tiên về đề tài này. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý “Quản lý” là một thuật ngữ phổ biến trong xã hội. Mọi hoạt động của tổ chức, xã hội đều cần tới quản lý. Quản lý diễn ra trong mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và liên quan đến mọi người. Quản lý trở thành một khoa học, một nghệ thuật và là một nghề trong xã hội hiện đại. Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý tùy thuộc vào cách tiếp cận, góc độ nghiên cứu vàhoàn cảnh xã hội, kinh tế, chính trị. Có thể điểm qua một số quan điểm đó như sau: 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 412 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 342 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn