intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, tỉnh Hải Dương

Chia sẻ: Chuheodethuong10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

45
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn, đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các TTBDCT cấp huyện tỉnh Hải Dương, nhằm góp phần nâng cao chất lượng cán bộ cơ sở của tỉnh Hải Dương đáp ứng được yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, tỉnh Hải Dương

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––– BÙI THÚY HẠNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CƠ SỞ TẠI CÁC TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN TỈNH HẢI DƯƠNG Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Thu Hằng. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Bùi Thúy Hạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNi http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CẢM ƠN Luận văn khoa học: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, tỉnh Hải Dương” đã được hoàn thành. Trong quá trình nghiên cứu, được sự tận tình hướng dẫn của cô giáo, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng – Trường ĐHSP Hà Nô ̣i, tác giả đã tuân thủ đúng quy trình và phương pháp nghiên cứu khoa học, bám sát mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi của đề tài. Tuy nhiên, trong phạm vi giới hạn của một luận văn Thạc sỹ, khó có thể lý giải mọi vấn đề của đề tài một cách sâu sắc, toàn diện. Hơn nữa do điều kiện, khả năng nghiên cứu của tác giả còn có mặt hạn chế, nên mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi những điểm còn khiếm khuyết. Tác giả của luận văn rất mong nhận được sự chỉ giáo của các thầy, cô và sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tác giả về nội dung và phương pháp trong quá trình nghiên cứu khoa học để luận văn được hoàn thành. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy giáo, cô giáo khoa Tâm lý - Giáo du ̣c, trường Đại học sư phạm Thái Nguyên; các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy; các thầy, cô giáo cộng tác viên của Khoa đã giúp đỡ tác giả hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu khoa học. Chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo và đội ngũ cán bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hải Dương, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Hải Dương đã tạo điều kiện, nhiệt tình tham gia đóng góp ý kiến, cung cấp tư liệu, tài liệu và hợp tác phục vụ nghiên cứu để tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu khoa học. Xin chân thành cảm ơn./. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2016 Tác giả Bùi Thúy Hạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNii http://www.lrc.tnu.edu.vn
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................. i Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii Mục lục ........................................................................................................................ iii Các chữ viết tắt trong luận văn ..................................................................................... iv Danh mục các bảng ........................................................................................................ v Danh mục các hình ....................................................................................................... vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...........................................................................3 4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................................3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.....................................................................................3 7. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................3 8. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................................ 4 9. Cấu trúc luận văn .........................................................................................................5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CƠ SỞ TẠI CÁC TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN ............................................................................. 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................................6 1.2. Một số khái niệm cơ bản .........................................................................................7 1.2.1. Quản lý .................................................................................................................7 1.2.2. Bồi dưỡng ............................................................................................................8 1.2.3. Quản lý hoạt động bồi dưỡng .................................................................................9 1.2.4. Lý luận chính trị ...................................................................................................9 1.2.5. Bồi dưỡng lý luận chính trị ................................................................................10 1.2.6. Cán bộ cơ sở ......................................................................................................11 1.2.7. Vài nét về sự ra đời của Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ..................14 1.3. Hoạt động bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ....................................................................................................................16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iii http://www.lrc.tnu.edu.vn
  5. 1.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở ...............................................................................16 1.3.2. Các hoạt động cơ bản về bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ........................................................................................... 17 1.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện .......................................................................................................24 1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ........................................................................28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 31 Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CƠ SỞ TẠI CÁC TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN, TỈNH HẢI DƯƠNG ....................................32 2.1. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương ...........................................32 2.2. Khái quát về quá trình thành lập các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, tỉnh Hải Dương và những kết quả chủ yếu ......................................................32 2.2.1. Các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy Hải Dương về thành lập các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện .....................................................................................32 2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ....................34 2.2.3. Thực trạng trình độ lý luận chính trị, năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở tỉnh Hải Dương ............................................................................................................34 2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng LLCT cho đội ngũ cán bộ cơ sở tại các TTBDCT cấp huyện ở tỉnh Hải Dương .......................................................................36 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tỉnh Hải Dương....................................................................48 2.4.1. Quản lý mục tiêu bồi dưỡng ..............................................................................48 2.4.2. Quản lý tổ chức bộ máy, nhân sự ......................................................................49 2.4.3. QL xây dựng KH và tổ chức triển khai các khóa bồi dưỡng ............................. 50 2.4.4. Quản lý thực hiện nội dung bồi dưỡng ..................................................................52 2.4.5. Quản lý phương pháp bồi dưỡng .........................................................................54 2.4.6. Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên .....................................................56 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
  6. 2.4.7. Quản lý hoạt động học tập của học viên ............................................................ 58 2.4.8. Quản lý đánh giá kết quả và theo dõi về khả năng đáp ứng yêu cầu thực tiễn sau các khóa bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ cơ sở ..................................................................60 2.4.9. Quản lý các điều kiện phục vụ bồi dưỡng .........................................................61 2.5. Đánh giá chung về thực trạng QL hoạt động bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các TTBDCT cấp huyện tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 – 2015 .....................................65 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 67 Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CƠ SỞ TẠI CÁC TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN TỈNH HẢI DƯƠNG ...................................................................................................68 3.1. Định hướng và nguyên tắc đề xuất biện pháp ......................................................68 3.1.1.Định hướng đề xuất biện pháp ............................................................................68 3.1.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp .....................................................................70 3.2. Đề xuất biện pháp QL hoạt động bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các TTBDCT cấp huyện, tỉnh Hải Dương ...................................................................................................72 3.2.1. Xác định mục tiêu QL hoạt động bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các TTBDCT cấp huyện, tỉnh Hải Dương đáp ứng chiến lược lâu dài và nhiệm vụ chính trị trước mắt ......72 3.2.2. Hoàn thiện tổ chức và cơ chế quản lý tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện .....................................................................................................................75 3.2.3. Lập kế hoạch bồi dưỡng dựa trên dự báo nhu cầu và nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ cơ sở .................................................................................................................76 3.2.4. Đổi mới, cập nhật nội dung chương trình bồi dưỡng cán bộ cơ sở......................78 3.2.5. Đổi mới phương pháp bồi dưỡng phù hợp với đặc điểm nhận thức và trình độ của cán bộ cơ sở ............................................................................................................81 3.2.6. Tạo lập các điều kiện thiết yếu đảm bảo chất lượng bồi dưỡng. .......................84 3.2.7. Kiểm tra, đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ cơ sở theo yêu cầu và mục tiêu bồi dưỡng ..............................................................................................................87 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...........................................................................88 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất ........................90 3.4.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp được đề xuất .............................................90 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNv http://www.lrc.tnu.edu.vn
  7. 3.4.2. Mức độ khả thi của các biện pháp được đề xuất ...............................................91 3.4.3. Mối quan hệ giữa mức độ khả thi và cần thiết của các biện pháp đề xuất ...............92 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 93 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................94 1. Kết luận ....................................................................................................................94 2. Khuyến nghị .............................................................................................................95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................98 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vi http://www.lrc.tnu.edu.vn
  8. CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BD : Bồi dưỡng CNXH : Chủ nghĩa xã hội GV : Giảng viên GP : Giải pháp HĐND : Hội đồng nhân dân HV : Học viên KH : Kế hoạch KHBD : Kế hoạch bồi dưỡng LLCT : Lý luận chính trị ND : Nội dung NDHĐ : Nội dung hoạt động QL : Quản lý QLGD : Quản lý giáo dục UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TTBDCT : Trung tâm bồi dưỡng chính trị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Kết quả điều tra đánh giá thực trạng QL mục tiêu BD cán bộ cơ sở tại các TTBDCT cấp huyện tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 – 2015..............48 Bảng 2.2. Kết quả điều tra đánh giá thực trạng QL tổ chức bộ máy, nhân sự tại các TTBDCT cấp huyện tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 – 2015 .........................49 Bảng 2.3. Kết quả điều tra đánh giá thực trạng QL xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các khóa BD cán bộ cơ sở tại các TTBDCT cấp huyện tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 – 2015 ............................................................. 50 Bảng 2.4. Kết quả điều tra đánh giá thực trạng QL thực hiện nội dung bồi dưỡng tại các TTBDCT cấp huyện tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 – 2015 .................53 Bảng 2.5. Kết quả điều tra đánh giá thực trạng QL phương pháp bồi dưỡng LLCT cho đội ngũ cán bộ cơ sở tại các TTBDCT cấp huyện tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 – 2015 ................................................................................55 Bảng 2.6. Kết quả điều tra đánh giá thực trạng QL hoạt động giảng dạy của GV tại các TTBDCT cấp huyện tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 – 2015 .........................57 Bảng 2.7. Kết quả điều tra đánh giá thực trạng việc QL hoạt động học tập của HV tại các TTBDCT cấp huyện tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 – 2015 ...................58 Bảng 2.8. Kết quả điều tra thực trạng QL đánh giá kết quả bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các TTBDCT cấp huyện, giai đoạn 2010 – 2015.....................................60 Bảng 2.9. Kết quả điều tra đánh giá thực trạng về QL cơ sở vật chất, thiết bị, tài liệu, kinh phí phục vụ bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các TTBDCT cấp huyện tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 – 2015 ...........................................62 Bảng 2.10. Kết quả điều tra đánh giá thực trạng QL việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với GV, HV tại các TTBDCT cấp huyện tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 - 2015.....................................................................64 Bảng 3.1. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất .......................... 91 Bảng 3.2. Kết quả đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất ............................ 91 Bảng 3.3. Mối quan hệ giữa mức độ khả thi và cần thiết của các biện pháp đề xuất .........92 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNv http://www.lrc.tnu.edu.vn
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Biên chế của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện ............................ 37 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu giảng viên chuyên trách .............................................................. 42 Biểu đồ 2.2. Trình độ của giảng viên chuyên trách .....................................................42 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu giảng viên kiêm chức ..................................................................43 Biểu đồ 2.4. Trình độ của giảng viên kiêm chức .........................................................43 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vi http://www.lrc.tnu.edu.vn
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ mang tính chất chiến lược hết sức quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về công tác cán bộ đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”. Tư tưởng đó của Người đã chỉ giáo cho Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong mọi giai đoạn lịch sử. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng, của cách mạng nước ta. Lý luận tiên phong luôn là cơ sở xuất phát cho việc nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan, soi đường cho hoạt động thực tiễn, tạo tiền đề khoa học cho việc đề ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn cho từng thời kỳ cách mạng, đặc biệt là trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ và nền kinh tế tri thức. Đảng ta đã xác định giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, giáo dục lý luận chính trị có vai trò to lớn trong việc truyền bá tri thức chính trị, tư duy khoa học sáng tạo, làm cho toàn Đảng thống nhất mục tiêu lý tưởng, cương lĩnh, đường lối, khắc phục biểu hiện suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, nâng cao ý thức tự giác tu dưỡng, đạo đức cách mạng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nâng cao năng lực tổ chức, tập hợp, động viên, giáo dục thuyết phục quần chúng của đội ngũ cán bộ của Đảng. V.I.Lênin khẳng định "Không có lý luận thì không thể có phong trào cách mạng" [25]; Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ "Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa thì cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam" [20, tr268], "Đối với công việc kháng chiến, kiến quốc, lý luận là rất quan trọng. Không hiểu lý luận thì như người mù đi đêm" [15, tr231]. Theo Người giáo dục lý luận là nền tảng, trên cơ sở đó nâng cao trình độ văn hóa và chuyên môn. Người luôn nhấn mạnh đến giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, coi đây là yếu tố tiên quyết cho sự thành công của cách mạng. Thực hiện Quyết định số 100-QĐ/TW, ngày 03/6/1995 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) về tổ chức Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, các TTBDCT cấp huyện tỉnh Hải Dương được thành lập từ năm 1997; xuất phát từ vai trò của TTBDCT cấp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN1 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  12. huyện, một thiết chế, một công cụ quan trọng của Đảng, có sứ mạng truyền bá tri thức chính trị, xây dựng bản lĩnh, bồi dưỡng phẩm chất đội ngũ cán bộ, đảng viên và các thành viên trong hệ thống chính trị ở cơ sở, lực lượng nòng cốt trong việc biến chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước thành hiện thực trong cuộc sống. Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, những năm qua các TTBDCT cấp huyện tỉnh Hải Dương đã luôn quan tâm đến công tác BD, nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, đảng viên, công chức ở các địa phương, đặc biệt là bồi dưỡng về LLCT. Kết quả bồi dưỡng LLCT cho đội ngũ cán bộ cơ sở tại các TTBDCT cấp huyện đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực ở địa phương cũng như việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thúc đẩy việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ thì công tác BD đội ngũ cán bộ cơ sở tại các TTBDTC cấp huyện nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế: Nội dung chương trình chưa phù hợp với từng đối tượng, còn chậm được đổi mới, nặng về lý luận, thiếu kiến thức về kỹ năng lãnh đạo, quản lý, xử lý tình huống ở cơ sở; chưa kịp thời cập nhật những vấn đề mới mà thực tiễn đặt ra. Chất lượng đội ngũ cán bộ, GV, năng lực giảng dạy, quản lý ở các Trung tâm còn hạn chế nhưng chậm được đào tạo lại hoặc thay thế, một số không được đào tạo cơ bản hoặc ngành đào tạo không phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Chất lượng bài giảng, phương pháp truyền thụ, học tập, phương tiện dạy học còn nhiều bất cập, chưa đạt hiệu quả. Mục tiêu, sứ mạng, chức năng, nhiệm vụ chưa bao quát được nhu cầu BD nguồn nhân lực cho cơ sở trong tình hình mới. Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới ở cơ sở cần tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống và tìm các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các Trung tâm BDCT cấp huyện tỉnh Hải Dương thực sự là những vấn đề rất cần thiết và cấp bách. Đó là những lý do tác giả chọn và thực hiện đề tài "Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, tỉnh Hải Dương". 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn, đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các TTBDCT cấp huyện tỉnh Hải Dương, nhằm góp phần nâng cao chất lượng cán bộ cơ sở của tỉnh Hải Dương đáp ứng được yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN2 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  13. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các Trung tâm BDCT cấp huyện. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các Trung tâm BDCT cấp huyện tỉnh Hải Dương. 4. Giả thuyết khoa học Trong những năm qua, việc QL hoạt động BD cán bộ cơ sở tại các TTBDCT cấp huyện tỉnh Hải Dương đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Nếu xây dựng các biện pháp QL phù hợp dựa trên yêu cầu thực tế và khắc phục được những nguyên nhân bất cập đó thì công tác BD sẽ góp phần nâng cao phẩm chất và năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động BD cán bộ cơ sở tại các TTBDCT cấp huyện. 5.2. Đánh giá thực trạng công tác BD và QL hoạt động bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại TTBDCT cấp huyện tỉnh Hải Dương. 5.3. Đề xuất những biện pháp chủ yếu về quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các TTBDCT cấp huyện tỉnh Hải Dương. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác bồi dưỡng và quản lý hoạt động BD cán bộ cơ sở tại các TTBDCT cấp huyện tỉnh Hải Dương. 6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: 12 TTBDCT các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Trong đó đi sâu khảo sát, nghiên cứu một số TTBDCT cấp huyện mang tính mẫu, điển hình: TTBDCT Thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh, huyện Bình Giang, huyện Kim Thành. 6.3. Giới hạn về khách thể khảo sát: Điều tra, nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các TTBDCT cấp huyện tỉnh Hải Dương với mẫu khách thể: 150 người, trong đó cán bộ quản lý 24 người; cán bộ, giảng viên là 26 người; học viên 100 người. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của ngành và các tài liệu khoa học có liên quan đến hoạt động bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các TTBDCT cấp huyện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN3 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  14. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát, điều tra tình hình thực tiễn, thu thập các dữ kiện, số liệu có liên quan đến hoạt động bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các TTBDCT cấp huyện. Bao gồm: 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Xây dựng hệ thống câu hỏi, điều tra với mục đích chủ yếu là thu thập các số liệu nhằm xác định thực trạng việc QL hoạt động bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các TTBDCT cấp huyện hiện nay, phân tích các nguyên nhân thành công và hạn chế của thực trạng này. 7.2.2 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành trao đổi trực tiếp với cán bộ QL và GV một số TTBDCT cấp huyện và một số đồng chí Bí thư Đảng ủy cơ sở để tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng việc bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các TTBDCT cấp huyện, lý giải nguyên nhân của vấn đề. 7.2.3. Phương pháp quan sát: Thu thập thông tin qua việc quan sát các hoạt động giảng dạy của đội ngũ GV bằng việc: Dự giờ GV, cùng Giám đốc Trung tâm và GV có kinh nghiệm phân tích giờ dạy, điều tra thông qua hồ sơ, sổ sách (việc thực hiện quy chế chuyên môn, chương trình, tài liệu, kế hoạch, đào tạo, BD), quan sát các hoạt động QL của TTBDCT cấp huyện, đặc biệt là công tác QL hoạt động bồi dưỡng cán bộ cơ sở của Giám đốc TTBDCT cấp huyện. 7.3. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng một số thuật toán của toán học thống kê áp dụng trong nghiên cứu Khoa học giáo dục để xử lý các kết quả điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, đồng thời để đánh giá mức độ tin cậy của phương án điều tra. Trên cơ sở đó rút ra các nhận xét, kết luận khoa học mang tính khái quát. 8. Đóng góp mới của đề tài - Xác lập cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu: QL hoạt động bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các TTBDCT cấp huyện. - Khảo sát đánh giá về QL hoạt động bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các TTBDCT cấp huyện tỉnh Hải Dương từ năm 2010 đến nay (sau tổng kết 10 năm thực hiện Quy định số 54-QĐ/TW của Bộ Chính trị khóa VIII về chế độ học tập LLCT trong Đảng trong toàn tỉnh). - Đề xuất được các biện pháp QL hoạt động bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các TTBDCT cấp huyện nhằm góp phần nâng cao chất lượng cán bộ cơ sở đáp ứng yêu cầu, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN4 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  15. nhiệm vụ công tác giáo dục chính trị tư tưởng gắn với việc học tập & làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) của Đảng "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" theo định hướng phát triển kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn mà cuộc sống đặt ra ở cơ sở. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và các phụ lục kèm theo, luận văn có cấu trúc 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các TTBDCT cấp huyện. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các TTBDCT cấp huyện tỉnh Hải Dương. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các TTBDCT cấp huyện tỉnh Hải Dương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN5 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  16. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CƠ SỞ TẠI CÁC TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Đề cập đến BD và quản lý BD cán bộ cơ sở tại các cơ sở BD đã được nhiều cơ quan, các nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước tiếp cận với những nội dung, phạm vi và mức độ khác nhau, tùy theo mục đích nghiên cứu của từng tác giả, từng công trình khoa học. Có thể tổng hợp thành các nhóm nghiên cứu chính sau đây liên quan đến đối tượng nghiên cứu đề tài này. - Nhóm thứ nhất: Các nghiên cứu chung về QL có liên hệ với QL giáo dục nói chung và quản lý BD tại các cơ sở đào tạo, BD nói riêng. Có thể kể đến các công trình tiêu biểu như: “Lý luận đại cương về quản lý” của Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996); “Quản lý giáo dục” của Bùi Minh Hiền (chủ biên) – Vũ Ngọc Hải – Đặng Quốc Bảo. - Nhóm thứ hai: Các công trình đề cập trực tiếp đến BD cán bộ cơ sở - một đối tượng BD đặc thù. Vấn đề này đã có rất nhiều công trình nghiên cứu dưới các chiều cạnh, lát cắt khác nhau. Có thể kể đến các công trình như: "Hồ Chí Minh với công tác giáo dục, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ" của Lê Hanh Thông (2000); "Công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở các trường chính trị" của Trần Ngọc Uẩn (2001); “Đổi mới quản lý đào tạo ở TTBDCT cấp huyện” của Đặng Công Minh (2004); "Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác giáo dục LLCT" của Nguyễn Văn Sáu (2006); “Biện pháp QL thực hiện chương trình giáo dục LLCT tại các TTBDCT cấp huyện tỉnh Thái Nguyên” của Đỗ Thị Thìn (2008); “Công tác đào tạo, BD cán bộ lãnh đạo, QL theo các chức danh tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh” của Trần Minh Tuấn (2011); “Tạo bước chuyển biến mới trong việc học tập LLCT của cán bộ, đảng viên” của Nguyễn Phú Trọng, Tạp chí Cộng sản, tháng 11/ 1999. Các tài liệu trên dù mang tính khái quát hay chỉ đề cập tới một khía cạnh nào đó trong QLGD đều là những công trình khoa học có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn của công tác đào tạo, BD cán bộ nói chung, công tác bồi dưỡng LLCT cho đội ngũ cán bộ cơ sở nói riêng tại các TTBDCT cấp huyện và có giá trị tham khảo tốt để tác giả thực hiện đề tài Luận văn theo quan điểm kế thừa và phát triển. Tuy nhiên, qua các tài liệu, các công trình nghiên cứu của các tác giả, đến nay vẫn chưa thấy có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN6 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  17. công trình khoa học nào trực tiếp nghiên cứu, khảo sát, tổng kết một cách có hệ thống, toàn diện thực trạng và đề xuất các biện pháp QL hoạt động bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại các TTBDCT cấp huyện. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý Trong các giáo trình, tài liệu nghiên cứu về QL, khái niệm QL có nhiều cách tiếp cận khác nhau, trong phạm vi của đề tài, tác giả xin đề cập tới một số cách tiếp cận có liên quan: Theo Harold Koontz: Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của QL là hình thành một môi trường trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì QL là một nghệ thuật, còn kiến thức về QL là một khoa học [10]. Theo Từ điển tiếng Việt quản lý là: "Tổ chức điều khiển hoạt động của đơn vị, cơ quan" [26]. Tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ cho rằng: "Quản lý là một quá trình có định hướng, quá trình có mục tiêu, QL là một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người QL mong muốn" [12]. Tác giả Nguyễn Ngọc Quang quan niệm: "Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể QL đến tập thể những người lao động (khách thể quản lý) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến" [21]. Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: "Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể QL về các mặt văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội bằng hệ thống luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng" [9]. Theo tác giả Trần Kiểm: "Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích xác định" [14]. Theo Bùi Minh Hiền (chủ biên) – Vũ Ngọc Hải – Đặng Quốc Bảo: Xét QL với tư cách là một hành động thì: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể QL tới đối tượng QL nhằm đạt mục tiêu đề ra” [11, tr12]. Tuy cách tiếp cận các khái niệm về QL được đề cập ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng đều chứa đựng những nội dung cơ bản của QL là: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN7 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  18. - Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý. - Trong xã hội, QL là thuộc tính bất biến, nội tại của mọi quá trình hoạt động xã hội, được thực hiện với một tổ chức hay một nhóm xã hội. - Quản lý là những tác động có tính hướng đích, là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân thực hiện mục tiêu của tổ chức. - Yếu tố con người, trong đó chủ thể là những người QL và người bị QL giữ vai trò trung tâm trong chu trình hoạt động QL. Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể QL (người quản lý) theo kế hoạch chủ động và phù hợp với quy luật khách quan tới khách thể QL (người bị quản lý) nhằm tạo ra hiệu quả cần thiết vì sự tồn tại, ổn định và phát triển của tổ chức. Theo cách hiểu trên, QL luôn tồn tại với tư cách như là một hệ thống bao gồm những thành tố cấu trúc cơ bản sau: Chủ thể quản lý; Đối tượng quản lý; Cơ chế quản lý; Mục tiêu quản lý. Quản lý luôn tồn tại với tư cách là hệ thống: Hệ thống QL được tạo bởi nhiều thành tố xác định, chủ yếu bao gồm: Mục tiêu, tổ chức bộ máy, các nguồn lực, cơ chế QL, quy trình vận hành QL… - Quản lý có bốn chức năng cơ bản: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra/đánh giá. Các chức năng QL có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau. Khi thực hiện chức năng này thường liên quan đến các chức năng khác và ở mức độ khác nhau. Các chức năng đều cần đến yếu tố thông tin để hoạch định kế hoạch; cơ cấu tổ chức; chuyển tải mệnh lệnh chỉ đạo và phản hồi, thông tin kết quả hoạt động. Như vậy có thể hiểu một cách khái quát: Quản lý là một tập hợp các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các quá trình tự nhiên, xã hội, khoa học, kỹ thuật và công nghệ để chúng phát triển hợp quy luật, các nguồn lực (hiện hữu và tiềm năng) vật chất và tinh thần, hệ thống tổ chức và các thành viên thuộc hệ thống, các hoạt động để đạt được các mục đích đã định [13, tr10]. 1.2.2. Bồi dưỡng Bồi dưỡng theo Đại từ điển Tiếng Việt là: “Làm cho tốt hơn, giỏi hơn” [22, tr8]. Theo Từ điển Tiếng Việt “Bồi dưỡng” được hiểu là:“Làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất” [27]. Hay “BD làm cho tăng thêm sức của cơ thể bằng chất bổ. Làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất. BD cán bộ trẻ, BD đạo đức” [28]. Theo Điều 5 (2) Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo, BD công chức đã nêu rõ: “BD là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc” [3]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN8 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  19. Quan niệm trên cho thấy: - Chủ thể BD là người lao động đã được đào tạo và đã có một trình độ chuyên môn nhất định. - BD giúp chủ thể BD có cơ hội củng cố, mở mang hoặc nâng cao hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công việc đang làm. Như vậy, BD là quá trình bổ sung, cập nhật, củng cố kiến thức hoặc tăng thêm kiến thức mới cho người học. BD là quá trình tác động đến tâm lý, nhân cách của người học, làm cho họ nâng cao trình độ, năng lực công tác, phẩm chất đạo đức. BD là công việc được tiến hành sau đào tạo, là việc bổ sung thêm kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm việc trong quá trình làm việc trên nền tảng của tri thức đã được đào tạo. Kết quả của khóa BD là người học nhận giấy chứng nhận sau khi nộp bản báo cáo thu hoạch hoặc bài thi, kiểm tra. Thời gian của các khóa BD từ một tuần đến ba tháng. 1.2.3. Quản lý hoạt động bồi dưỡng Hoạt động bồi dưỡng là những hoạt động truyền thụ kiến thức, huấn luyện kỹ năng nhằm giúp người học làm giàu vốn hiểu biết, nâng cao hiệu quả hoạt động. Hoạt động BD gắn liền với một cơ sở đào tạo, BD trong hệ thống các cơ sở đào tạo, BD. Khâu cốt lõi của hoạt động BD là hoạt động dạy – học các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo về nghề nghiệp. Hoạt động BD bao quát nhiều nội dung, trong đó có một số nội dung then chốt như: mục tiêu, kế hoạch BD; nội dung BD; hoạt động dạy và học; nhân lực; đối tượng BD; cơ sở vật chất – kỹ thuật. Mỗi nội dung này lại có những tính chất, đặc điểm riêng biệt và có những tác động khác nhau đến kết quả của quá trình BD, đồng thời, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Như vậy, quản lý hoạt động BD đó là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, có định hướng của các chủ thể QL giáo dục và QL cơ sở giáo dục đến các đối tượng BD, thực hiện các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra/ đánh giá và huy động có hiệu quả các nguồn lực phục vụ hoạt động BD đạt kết quả nhằm: trang bị, bổ sung nâng cao kiến thức, kỹ năng liên quan đến công việc; thay đổi thái độ và hành vi; nâng cao hiệu quả thực hiện công việc; hoàn thành những mục tiêu của cá nhân và tổ chức. 1.2.4. Lý luận chính trị Có rất nhiều tiếp cận khác nhau về vấn đề “Lý luận”, nhưng nhìn chung đều có sự thống nhất: Lý luận là tập hợp các khái niệm, phạm trù quy luật được khái quát từ việc đúc rút những kinh nghiệm, hoạt động hằng ngày của con người. Hay nói khác đi, Lý luận là hệ thống các quan điểm, tư tưởng được khái quát từ thực tiễn khách quan. Chủ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN9 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  20. tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:“Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử. Lý luận chân chính là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh kỹ lưỡng, rõ ràng, làm thành kết luận, rồi lại đem nó chứng minh trong thực tế” [18, tr.487]. Định nghĩa về Lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh phản ánh chính xác và đầy đủ về bản chất khái niệm “Lý luận”. Qua đó, Người đã góp phần làm sáng tỏ quan niệm về Lý luận cũng như nguồn gốc, cách thức hình thành Lý luận. “Chính trị” là một lĩnh vực đặc biệt rất phức tạp, nó liên quan đến lợi ích trực tiếp của các giai cấp và các lực lượng xã hội nên có nhiều cách tiếp cận và nhìn nhận khác nhau. Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì “Chính trị” được hiểu là: “Những vấn đề về điều hành bộ máy nhà nước hoặc những hoạt động của giai cấp, chính Đảng nhằm dành hoặc duy trì quyền điều hành nhà nước” [23, tr.82]. Khái niệm Chính trị, hiểu một cách chung nhất là hệ thống các quan điểm, tư tưởng của giai cấp, phản ánh thế giới khách quan về mặt tồn tại, vận động và phát triển của các quan hệ xã hội, cùng các thiết chế tương ứng làm công cụ thực hiện các quan điểm, tư tưởng đó. Với góc độ tiếp cận khái niệm Lý luận và khái niệm Chính trị ở trên đây, có thể đưa ra khái niệm Lý luận chính trị như sau: LLCT là lý luận trong lĩnh vực chính trị. LLCT ra đời khi xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp để đại diện cho một lợi ích của một Đảng, một giai cấp nhất định trong xã hội. LLCT là hệ thống các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của một Đảng, một giai cấp để giành, giữ và thực thi quyền lực Nhà nước. Trên thế giới, khái niệm “Lý luận chính trị” được quan niệm là tất cả những lý luận về hoạt động gắn với quan hệ giữa các giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm lợi ích trong xã hội và xoay quanh một vấn đề trung tâm đó là giành giữ và sử dụng quyền lực nhà nước. Trong thực tiễn ở Việt Nam, “Lý luận chính trị” được hiểu là hệ thống các quan điểm, tri thức về đấu tranh giai cấp và về lãnh đạo quần chúng giành, giữ và xây dựng chính quyền nhân dân, được thể hiện chủ yếu và tập trung trong chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm lý luận của Đảng, Nhà nước ta. 1.2.5. Bồi dưỡng lý luận chính trị Bồi dưỡng LLCT là bổ sung, cập nhật kiến thức mới về LLCT, những thông tin và tri thức mà người được BD đã có, nhằm nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, QL, điều hành và thực thi công vụ, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 10 http://www.lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2