Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng năng lực phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là lý luận và thực trạng quản lý hoạt động ĐG KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường Tiểu học TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, đưa ra một số biện pháp quản lý hoạt động đánh giá nhằm nâng cao chất lượng GD ở các trường Tiểu học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng năng lực phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THỊ PHƯƠNG THẢO QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THỊ PHƯƠNG THẢO QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH Ngành Quản lý giáo dục Mã số: 8 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Ngọc Long THÁI NGUYÊN - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng năng lực phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh” là kết quả nghiên cứu của bản thân, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn được chỉ rõ nguồn gốc và được phép công bố. Thái Nguyên, ngày 08 tháng 06 năm 2020 Tác giả luận văn Hoàng Thị Phương Thảo i
- LỜI CẢM ƠN Qua hai năm học tập, rèn luyện và nghiên cứu tại trường đại học Sư phạm Thái Nguyên tôi đã nhận được sự tận tình tâm huyết giảng dạy, sự quản lí, hướng dẫn tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt của các thầy cô, trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để phục vụ cho công tác của mình. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, các thầy giáo, cô giáo phòng Đào tạo, Khoa Tâm lý - Giáo dục, các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo trong và ngoài Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã giảng dạy trong suốt quá trình học tập. Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Tiến sĩ Phạm Ngọc Long, người đã trực tiếp giúp đỡ, tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô lãnh đạo phòng Giáo dục - Đào tạo, các trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Móng Cái; cảm ơn các đồng chí, đồng nghiệp, đã tận tình giúp đỡ và cung cấp số liệu, đóng góp ý kiến để việc điều tra nghiên cứu và hoàn thành luận văn được thuận lợi. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng trong quá trình hoàn thiện luận văn tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý, xây dựng của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 08 tháng 06 năm 2020 Tác giả luận văn Hoàng Thị Phương Thảo ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT.................................................................... vii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ................................................................................................ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................3 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...........................................................................3 5. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................3 6. Giả thuyết khoa học ...................................................................................................3 7. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................4 8. Cấu trúc của luận văn.................................................................................................5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ...................................6 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................................6 1.1.1. Trên thế giới .........................................................................................................6 1.1.2. Ở Việt Nam ..........................................................................................................7 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ........................................................................8 1.2.1. Quản lý .................................................................................................................8 1.2.2. Đánh giá ...............................................................................................................9 1.2.3. Đánh giá kết quả học tập ...................................................................................10 1.2.4. Năng lực .............................................................................................................12 1.2.5. Đánh giá kết quả học tập theo định hướng năng lực phát triển năng lực học sinh ...12 1.2.6. Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo định hướng năng lực phát triển năng lực học sinh .................................................................................................13 1.3.1. Đặc điểm của học sinh tiểu học .........................................................................14 1.3.2. Định hướng đổi mới đánh giá kết quả học tập theo năng lực hiện nay .............17 1.3.2. Đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ..................................................................................................................19 iii
- 1.4. Các vấn đề về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng năng lực phát triển năng lực học sinh ở trường Tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. ................................................................................24 1.4.1. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của các thành tố liên quan đến hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh .........................................................................24 1.4.2. Vai trò, ý nghĩa quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh.....................................................26 1.4.3. Nguyên tắc quản lý hoạt động hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ..........................................27 1.4.4. Nội dung quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng trường tiểu học .................29 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Tiểu học. ..................34 1.5.1. Yếu tố chủ quan .................................................................................................34 1.5.2. Yếu tố khách quan .............................................................................................36 Kết luận chương 1 ........................................................................................................38 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH.........................................................................39 2.1. Khái quát chung về cấp Tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh ...........39 2.1.1. Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội của thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh ...........................................................39 2.1.2. Khái quát về cấp Tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh ...................40 2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng ..........................................................................43 2.2.1. Mục đích khảo sát ..............................................................................................43 2.2.2. Mẫu khảo sát ......................................................................................................43 2.2.3. Nội dung khảo sát ..............................................................................................44 2.2.4. Phương pháp khảo sát ........................................................................................45 2.2.5. Khảo sát độ tin cậy của thang đo .......................................................................45 2.3. Thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh...........................................................................................................48 2.3.1. Thực trạng việc thực hiện mục tiêu Đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh......................................................48 iv
- 2.3.2. Thực trạng về nội dung đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh..............................................................................50 2.3.3. Thực trạng thực hiện các hình thức đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực hoc sinh......................................................52 2.3.4. Thực trạng thực hiện các phương pháp đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh......................................................57 2.4. Thực trạng quản lý đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh...........................................................................................................59 2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lí đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................59 2.4.2. Thực trạng tổ chức đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh...........................................................................................................61 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh...........................................................................................................63 2.4.4. Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh...........................................................................................................65 2.4.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh.....................................................66 2.5. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo định hướng năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh ..................................................................................................................67 2.5.1. Điểm mạnh .........................................................................................................67 2.5.2. Điểm yếu ............................................................................................................68 2.5.3. Thời cơ ...............................................................................................................70 2.5.2. Nguy cơ ..............................................................................................................71 Kết luận chương 2 ........................................................................................................72 Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH.........................................................................73 v
- 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ...............................................................................73 3.1.1. Đảm bảo tính khoa học ......................................................................................73 3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống .......................................................................................73 3.1.3. Đảm bảo tính toàn diện ......................................................................................73 3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn.......................................................................................73 3.1.5. Đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả ...............................................................74 3.2. Biện pháp quản lý hoạt đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường Tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh...........................................................................................................74 3.2.1. Tổ chức truyền thông cho cha mẹ học sinh về đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của HS theo định hướng phát triển năng lực. ....................................74 3.2.2. Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh theo định hướng phát triển năng lực.............................................................................76 3.2.3. Tổ chức tập huấn chuyên môn về đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh theo định hướng phát triển năng lực .....................................79 3.2.4. Trang bị cơ sở vật chất, thiết bị, sử dụng công nghệ thông tin, kinh phí và các điều kiện khác cho việc đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ......................................................................................82 3.2.5. Chỉ đạo tăng cường phối hợp với cha mẹ HS và các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động đánh giá kết quả môn Tiếng Việt của học sinh theo định hướng phát triển năng lực .......................................................................................................86 3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với quản lý hoạt động đánh giá học kết quả học tập môn Tiếng Việt của HS theo định hướng phát triển năng lực. ......88 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...........................................................................90 3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất ...................91 3.4.1. Mục đích ............................................................................................................91 3.4.2. Nội dung khảo sát ..............................................................................................91 3.4.3. Đối tượng khảo sát .............................................................................................92 3.4.4. Phương pháp khảo sát ........................................................................................92 3.4.5. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp ........92 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................97 1. Kết luận ....................................................................................................................97 2. Khuyến nghị .............................................................................................................98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................100 PHỤ LỤC vi
- DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BGH : Ban giám hiệu Bộ GDĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo CBQL : Cán bộ quản lý CNTT : Công nghệ thông tin CSVC : Cơ sở vật chất ĐG : Đánh giá ĐGĐK : Đánh giá định kì ĐGTX : Đánh giá thường xuyên GD : Giáo dục GV : Giáo viên GVBM : Giáo viên bộ môn GVCN : Giáo viên chủ nhiệm HĐ : Hoạt động HS : Học sinh KH : Kế hoạch KQHT : Kết quả học tập NV : Nhân viên PTNL : Phát triển năng lực QL : Quản lý TCM : Tổ chuyên môn TP : Thành phố vii
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Hệ thống trường tiểu học những năm gần đây ............................................41 Bảng 2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý, GV của 14 trường tiểu học thành phố Móng Cái (2019) .................................................................................................41 Bảng 2.3. Chất lượng các môn học và HĐGD của các trường tiểu học TP Móng Cái Năm học 2018-2019 ..........................................................................42 Bảng 2.4. Mô tả thống kê hệ số Cronbach’s Anlpha của 26 mục hỏi .........................46 Bảng 2.5. Mô tả thống kê hệ số Cronbach’s Anlpha của 32 mục hỏi .........................47 Bảng 2.6. Đánh giá của GV về thực hiện mục tiêu đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực. .....................................49 Bảng 2.7. Đánh giá của GV về thực hiện nội dung đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực ......................................51 Bảng 2.8. Đánh giá của giáo viên về thực hiện đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực ......................................52 Bảng 2.9. Đánh giá của GV về thực trạng đánh giá định kỳ kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực. .....................................55 Bảng 2.10. Đánh giá của giáo viên về thực hiện các phương pháp đánh giá ..............57 Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng lập kế hoạch quản lý ..................60 Bảng 2.12. Thực trạng tổ chức đánh giá KQHT môn Tiếng Việt ...............................61 Bảng 2.13. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạch đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt .................................................................................................63 Bảng 2.14. Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Viếng Việt. ...............65 Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thiếtmức độ khả thi của các biện pháp ....92 Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ khả thi của các biện pháp .................93 viii
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến ĐG kết quả học tập môn môn Tiếng Việt ....................................................................................................................66 Biểu đồ 3.1. Đánh giá của CBQL về mức độ cần thiết, mức độ khả thi ...........................95 của các biện pháp ..........................................................................................................95 ix
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, để đáp ứng những yêu cầu về một nền giáo dục hiện hiện đại, ngành GD đã tập trung có nhiều giải pháp xây dựng dựng nền tảng, thiết kế, dựng nên bộ khung chương trình giáo dục, trong đó chú trọng đến định hướng, đổi mới căn bản toàn diện GD là chuyển từ nền GD hàn lâm, xa rời thực tế khách quan, sang nền GD quan tâm đến việc phát triển năng lực, phát huy tính sáng tạo của người học. Vì vậy, tại Nghị Quyết số 29-NQ/TW 04/11/2013 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện GD và đào tạo, với mục đích: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả GD, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. GD con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả,...”[2]. Yêu cầu đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục trong giai đoạn này là thực hiện tốt Chương trình GD phổ thông mới, giải quyết các vấn đề vướng mắc từ nội dung chương trình, phương pháp dạy học, CSVC, trang thiết bị dạy học,… “Mục tiêu của GD tiểu học là nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để góp phần hình thành nhân cách” [28]. Vì tư duy của học sinh tiểu học chủ yếu là trực quan nên yêu cầu mỗi GV phải linh hoạt lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp, cần nhẹ nhàng, tỉ mỉ, chu đáo trong hoạt động dạy học. Kết quả học tập của HS là chất lượng đầu ra của hoạt động giáo dục trong nhà trường. Vì thế, muốn đánh giá chính xác kết quả học tập của HS thì GV phải căn cứ vào quá trình học tập và các tiêu chí đánh giá được xây dựng từ chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ. Như chúng ta đã biết, trong dạy học tích cực đánh giá là một yếu tố vô cùng quan trọng, gắn liền với hoạt động dạy và học, có tác dụng điều chỉnh và nâng cao chất lượng dạy và học. Theo quan niệm truyền thống, đánh giá chỉ là đánh giá một chiều: giáo viên đánh giá học sinh và việc đánh giá thường chỉ được thực hiện chủ yếu dựa vào điểm số của các bài kiểm tra cuối kì hoặc điểm số của các bài kiểm tra một tiết. Theo quan điểm dạy học tích cực thì việc đánh giá phải diễn ra đa chiều: kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò, có thể tham chiếu thêm sự đánh giá lẫn nhau giữa trò và trò. Việc đánh giá nên được diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình học chứ không chỉ mang tính chất định kì như kiểm tra học kì hoặc giữa kì. Ở một mức độ cao hơn, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá không chỉ 1
- bằng điểm số mà phản hồi lại cho giáo viên những nỗ lực, quá trình phấn đấu và kết quả mà mình đạt được. Chừng nào chúng ta chưa nhìn nhận đánh giá phải là một quá trình song song và xuyên suốt quá trình học của học sinh thì chừng đó chúng ta chưa giải quyết được việc giáo viên và học sinh đối phó trong thi cử để đạt được điểm số cao và thảm họa học vẹt, học tủ cũng không bao giờ chấm dứt được. Trong những năm qua, ngành GD tiếp tục thực hiện chủ chương của Đảng và Nhà nước về GD như: “đổi mới công tác QL, quản trị trường học, phân cấp quản lí, giao quyền tự chủ cho các trường trong việc thực hiện KH GD đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở GD; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí, GV nhằm nâng cao chất lượng GD và đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GD phổ thông; đẩy mạnh thực hiện dân chủ trong trường học, khuyến khích sự sáng tạo và đề cao trách nhiệm của GV và cán bộ quản lí”; “vận dụng những thành tố tích cực của các mô hình, phương thức GD tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả GD; đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra ĐG KQHT của HS;...” Trong đó, việc thực hiện đổi mới kiểm tra ĐG KQHT của HS cấp Tiểu học nói chung và ĐG KQHT môn Tiếng Việt nói riêng luôn được chú trọng sửa đổi, bổ sung để phù hợp với yêu cầu mới. Tuy vậy, khi thực hiện ĐG KQHT nói chung, môn Tiếng Việt nói riêng ở các trường Tiểu học TP Móng Cái còn nhiều hạn chế ở chỗ: công tác kiểm tra mới chỉ ở mức tái hiện kiến thức đã học, chưa quan tâm đến việc vận dung các kiến thức ấy trong thưc tiễn cuộc sống như thế nào, chưa phát huy được tính sáng tạo của cá nhân học sinh; CBQL, GV gặp khó khăn khi viết nhận xét đảm bảo phù hợp với đối tượng, không trùng lặp, chính xác và đầy đủ; nhiều GV chưa nhận thức rõ được trách nhiệm của bản thân trong việc lưu giữ minh chứng chứng minh công tác đánh giá dẫn đến chất lượng GD không đảm bảo tính khách quan. Công tác quản lý ĐGTX của GV khó kiểm soát. Đánh giá đúng thực trạng việc thực hiện ĐG KQHT của HS theo định hướng năng lực ở các trường Tiểu học TP Móng Cái để đề ra các giải pháp QL hoạt động đánh giá HS có tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng năng lực phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh” để làm đề tài nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng GD nói chung. 2. Mục đích nghiên cứu Dựa vào các cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động ĐG KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường Tiểu học TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, đưa ra một số biện pháp quản lý hoạt động đánh giá nhằm nâng cao chất lượng GD ở các trường Tiểu học. 2
- 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng khung lý luận về hoạt động đánh giá và quản lý hoạt động ĐG KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường Tiểu học. - Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động ĐG KQHT và quản lý hoạt động ĐG KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường Tiểu học TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. - Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động ĐG KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường Tiểu học TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh và khảo nghiệm các biện pháp. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt ở các trường Tiểu học. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động ĐG KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng HS ở các trường Tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. 5. Phạm vi nghiên cứu 5.1. Về nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động ĐG KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường Tiểu học TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. 5.2. Về chủ thể quản lý Các biện pháp quản lý hoạt động ĐG KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực HS của hiệu trưởng ở các trường Tiểu học TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. 5.3. Về địa bàn khảo sát Đề tài được triển khai nghiên cứu trong phạm vi 14 trường Tiểu học trên địa bàn TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. 5.4. Về khách thể điều tra Tác giả tiến hành khảo sát 155 người bao gồm 32 CBQL và 123 GV của 14 trường tiểu học trên địa bàn TP Móng Cái. 5.5. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2019 đến năm 2020 6. Giả thuyết khoa học Hoạt động ĐG KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường Tiểu học TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai thực hiện và có những kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số tồn tại, bất cập, điều này do nhiều 3
- nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thuộc về yếu tố quản lý. Nếu nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ĐG KQHT của HS theo định hướng năng lực một cách khoa học, đảm bảo tính khách quan, phù hợp với điều kiện thực tiễn các trường Tiểu học ở TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ĐG KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng HS ở các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích, khái quát, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu lý luận về nghiên cứu, các công trình khoa học, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết thể hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quản lý giáo dục, quản lý đánh giá học sinh, đánh giá học sinh, các tư liệu sách báo về quản lý đánh giá KQHT môn Tiếng Việt của HS, ĐG KQHT của HS theo định hướng năng lực được quy định tại Thông tư 30, Thông tư 22, ... để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Sử dụng phiếu điều tra bằng bảng hỏi để thu thập thông tin thực tiễn từ cán bộ QL, GV và HS các trường Tiểu học TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh về QL hoạt động ĐG KQHT theo năng lực của HS ở các trường tiểu học; qua đó phân tích, đánh giá, tổng hợp thực trạng về vấn đề này. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn Trao đổi trực tiếp với các cán bộ QL các nhà trường, các GV có kinh nghiệm, uy tín trong hoạt động ĐG KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực HS hỏi nhằm tìm hiểu sâu hơn các ý kiến của QL, GV và CMHS để phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài. 7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động quản lý (hồ sơ QL, bộ đề kiểm tra định kỳ của các trường thuộc phạm vi nghiên cứu). Phân tích sản phẩm của hoạt động ĐG KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường tiểu học, từ đó biết được các thông tin chung nhất để đưa ra các đánh giá về thực trạng QL hoạt động ĐG KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường tiểu học TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. 7.2.4. Phương pháp chuyên gia Xin ý kiến các chuyên gia về tính hợp lý, mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động ĐG KQHT của HS theo định hướng năng lực. Trao đổi, xin ý kiến 4
- lãnh đạo phụ trách bậc Tiểu học của Sở GDĐT, Phòng GDĐT, Hiệu trưởng các trường Tiểu học đạt thành tích cao trong công tác dạy học… để hoàn thiện các biện pháp đề xuất. 7.3. Phương pháp sử dụng toán thống kê Để có được các số liệu khoa học, đề tài sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra, từ đó phục vụ cho hoạt động phân tích, đánh giá thực trạng và khảo nghiệm. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Khuyến nghị; Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. 5
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Trên thế giới, có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề quản lý hoạt động ĐG KQHT của HS. Thời kỳ tiền TBCN (thế kỷ XV-XVIII), nhà giáo dục Tiệp Khắc J.A.Comensky trong tác phẩm "Lý luận dạy học vĩ đại" , nhà nghiên cứu cho biết: “ý nghĩa, vai trò của kiểm tra, đánh giá quá trình lĩnh hội tri thức của HS, ông nhấn mạnh kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào mục tiêu học tập và hướng dẫn HS tự kiểm tra, đánh giá kiến thức của bản thân” [dẫn theo 19]. Theo Trung tâm nghiên cứu về Đánh giá của Đại học Melboume (Úc) thì: “Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí đã đưa ra trong các chuẩn hay kết quả học tập (KQHT)” [46]. Tác giả R.Tiler quan niệm “Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện các mục tiêu của chương trình GD” [36]. Nghiên cứu của Jean - Marie De Ketele (1989) thì: "Đánh giá có nghĩa là: Thu thập một tập hợp thông tin đủ, thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy; và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin; nhằm ra một quyết định” [45]. Theo A.I Vroeiienstiin thì: “Đánh giá chất lượng là mọi hoạt động có cấu trúc nhằm đưa đến sự xem xét về chất lượng của quá trình DH, bao gồm tự đánh giá hay đánh giá bởi các chuyên gia từ bên ngoài” [45]. P.E.Griffin cho biết “Đánh giá là đưa ra phán quyết về giá trị của một sự kiện, nó bao hàm cả việc thu thập thông tin sử dụng trong việc đánh giá một chương trình, một sản phẩm, một tiến trình, mục tiêu hay tiềm năng ứng dụng của một cách thức đưa ra nhằm mục đích nhất định” [26]. Nghiên cứu của Savin thì “Đánh giá có thể trở thành một phương tiện quan trọng để điều khiển sự học tập của học sinh, đẩy mạnh sự pháp triển về công tác giáo dục của các em. Đánh giá được thực hiện trên cơ sở kiểm tra và đánh giá theo hệ thống 5 bậc: xuất sắc 5 điểm, tốt 4 điểm, trung bình 3 điểm, xấu 2 điểm, rất xấu 1 điểm” [22]. 6
- Bên cạnh đó, Tác phẩm “Educational Assessment of Students” (Đánh giá HS) của tác giả Anthony J.Nitko đã trình bày về vai trò của công tác QL trong ĐG KQHT của HS như: “Phát triển các KH giảng dạy kết hợp với đánh giá; các đánh giá về mục tiêu, hiệu quả; đánh giá HS”; “Đánh giá HS còn là trách nhiệm to lớn của người Hiệu trưởng trong nhà trường, hiệu quả của công tác đánh giá có tốt hay không là do năng lực QL của người Hiệu trưởng nhà trường” [1]. Ngoài ra, có các tài liệu “Monitering Educational Achivement” của tác giả N.Postlethwaite (2004); “Monitering Evaluation: Some Tools, Methods and Approches” của Worbank (2004); cuốn “Managing Evaluation in Educational” của Kath Aspinwall, Tim Simkins, John F. Wilkinson and M. John Me Auley (1992); cuốn “Mười bước tiến tới hệ thống giám sát và đánh giá dựa trên kết quả” của Jody Zall Kusek, Ray C.Rist (2005),... đã viết về QL hoạt động ĐGHS, đây là những tài liệu giúp cho người thực hiện quản lý biết được những lý thuyết cơ bản để thực hiện quản lý hoạt động ĐG KQHT của HS nói chung, đánh giá kết quả môn Tiếng Việt nói riêng đạt hiệu quả. Như vậy, vấn đề ĐG nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các học giả trên thế giới. Kết quả của những nghiên cứu này giúp chúng ta thấy được ý nghĩa, vai trò của ĐG trong GD; quan niệm, xu hướng ĐG hiện nay; quy trình, phương pháp, kĩ thuật, công cụ ĐG. 1.1.2. Ở Việt Nam Theo Trần Trọng Hà (2015) “GD phổ thông nước ta đang dần chuyển hướng từ chú trọng việc truyền đạt kiến thức sang coi trọng hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của HS. Để thực hiện được thành công nhiệm vụ mới này, cần phải thay đổi, điều chỉnh nhiều thành tố của GD phổ thông. Một trong những thành tố then chốt đó là phát triển chương trình GD phổ thông theo định hướng phát triển năng lực”[12]. Tác giả Nguyễn Thị Tính quan niệm “Đánh giá trong GD là một quá trình hoạt động được tiến hành có hệ thống nhằm xác định mức độ đạt được của đối tượng QL về mục tiêu đã định; nó bao gồm sự mô tả định tính, định lượng, kết quả đạt được thông qua những nhận xét, so sánh với những mục tiêu đã đặt ra” [31]. Theo nhóm tác giả Nguyễn Thị Hồng Nam, Trịnh Quốc Lập (2008): “ĐG KQHT có nhiều ý nghĩa với người học, người dạy cũng như với người QL và các nhà khoa học. Khi kết quả học tập được đánh giá một cách khoa học, chất lượng dạy học và đào tạo được nâng cao. Trong bài viết trình bày một số vấn đề lý thuyết về ĐG KQHT của sinh viên và những cải tiến phương pháp kiểm tra ĐG KQHT của sinh viên tại khoa Sư phạm, Đại học Cần Thơ, đồng thời tác giả cũng đưa ra những đề xuất khắc phục những tồn tại trong việc kiểm tra và đánh giá hiện nay” [21]. 7
- Đánh giá trong GD “có mục đích chung là cung cấp thông tin để ra các quyết định về dạy học và GD”, “GV thực hiện kiểm tra, đánh giá HS vì các mục tiêu khác nhau…: phân loại HS, lên KH và điều chỉnh hoạt động giảng dạy; phản hồi và khích lệ; phán đoán giá trị, xếp loại học tập và phân định mức độ tiến bộ” [19]. Nguyễn Hữu Hậu, Phạm Văn Hiền cho rằng: “Thực tiễn, ĐG KQHT của học sinh hiện nay“chủ yếu tập trung vào việc đánh giá về những gì mà nhà trường dạy cho học sinh mà chưa thực sự chú trọng vào việc đánh giá những gì học sinh học được”(học trong trường, học ở nhà, học ngoài xã hội).Phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng chưa có những đổi mới về căn bản, đánh giá chủ yếu dựa trên mục tiêu (kiến thức, kỹ năng và thái độ), và nội dung trong sách giáo khoa” [13]. Như vậy, qua các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước cho thấy: Đánh giá trong giáo dục nói chung, trong hoạt động dạy học nói riêng là một vấn đề quan trọng, được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, các giáo viên quan tâm. Xu thế đánh gia hiện nay là đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Các công trình nghiên cứu đều chỉ ra vai trò, ý nghĩa của hoạt động này trong quá trình dạy học và xem đó là một công việc quan trọng của giáo viên. Có nhiều cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu về đánh giá song chưa có công trình nào tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Vì vậy, mong muốn nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường Tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh” để đóng góp một phần nhỏ trong việc nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá học sinh tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Quản lý Khái niệm chung nhất về quản lý là “tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội theo pháp luật” [dẫn theo14, tr.800 - 801]. Tác giả Frederick W.Taylor (1856-1915) quan niệm: “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái gì đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ tiền nhất. Quản lý là các hoạt động được thực hiện nhằm bảo vệ sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác” [30]. Theo H.Fayol “Quản lí là sự dự đoán và lập KH, tổ chức, điều khiển, phối hợp và cuối cùng là kiểm tra và đây cũng là 5 chức năng cơ bản nhất của quản lí” [14, tr.20] Tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” Harold Koontz : “QL là một dạng thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục tiêu của nhóm. Ngoài ra ông còn cho rằng: Mục tiêu của nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời 8
- gian, tiền bạc, và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có tổ chức về quản lý là một khoa học” [23, tr.33]. Ở Việt Nam, cũng có rất nhiều tác nhà nghiên cứu và đưa ra khái niệm về quản lý. Tác giả Nguyễn Quốc Trí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) KH hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”; “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đich của chủ thể QL tới đối tượng QL nhằm đạt mục tiêu đề ra” [40]. - Nhà nghiên cứu Đặng Bá Lãm “Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất” [20]. - Trần Kiểm cho biết: “Quản lý là những tác hoạch định của chủ thể QL trong việc huy động, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [17, tr.74]. - Theo tác giả Bùi Trọng Tuân, Nguyễn Kỳ: “Quản lý là chức năng của những hệ thống có tổ chức với những bản chất khác nhau (kỹ thuật, sinh vật, xã hội), thực hiện những chương trình mục đích hoạt động” [33]. Cách diễn đạt có khác nhau, nhưng chung quy lại ta có thể hiểu: Quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng việc sử dụng các phương tiện quản lý nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt tới mục tiêu quản lý. 1.2.2. Đánh giá Có nhiều quan niệm trong đánh giá, tùy thuộc vào mục đích, vai trò, mức độ và đối tượng đánh giá mà tác giả đưa ra các quan niệm sâu hơn về khía cạnh đánh giá. Từ điển tiếng Việt giải thích: “đánh giá là: Nhận định giá trị” [35]. Các kết quả kiểm tra thành tích học tập, rèn luyện của HS được thể hiện trong việc đánh giá những thành tích học tập, rèn luyện đó. Những quan điểm về đánh giá trong giáo dục [dẫn theo 19, tr8]: Theo C.E.Beeby (1997): “đánh giá là sự thu thập và lý giải một cách có hệ thống những bằng chứng dẫn tới sự phán xét về giá trị theo quan điểm hành động”. Tác giả P.E.Griffin (1996): “đánh giá là đưa ra phán quyết về giá trị của một sự kiện, nó bao hàm việc thu thập thông tin sử dụng trong việc định giá của một chương trình, một sản phẩm, một tiến trình, mục tiêu hay tiềm năng ứng dụng của một cách thức đưa ra, nhằm đạt mục đích nhất định”. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 523 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 315 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 329 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 259 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn