intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang

Chia sẻ: Ganuongmuoilu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

53
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là lý luận, thực tiễn về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên Đại học Nông - Lâm Bắc Giang, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên Đại học Nông - Lâm Bắc Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRỊNH THỊ HUYỀN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO CHUẨN ĐẦU RA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG - LÂM BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRỊNH THỊ HUYỀN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO CHUẨN ĐẦU RA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG - LÂM BẮC GIANG Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THANH THÁI NGUYÊN - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan các số liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020 Tác giả Trịnh Thị Huyền i
  4. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Ban Giám hiệu, tập thể các thầy, cô giáo Khoa Tâm lý - Giáo dục; Phòng Đào tạo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, định hướng trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Thanh, đã tận tình giúp đỡ, dành nhiều công sức định hướng khoa học và luôn động viên, khích lệ tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, lãnh đạo các phòng ban cùng các giảng viên Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang đã giúp đỡ, chia sẻ, cung cấp cho tác giả nhiều tư liệu, thông tin và đóng góp cho tác giả nhiều ý kiến quý báu để hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, xin cảm ơn sự quan tâm tạo điều kiện của những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp để tác giả hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020 Tác giả Trịnh Thị Huyền ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................viii DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................. x MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 3 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 3 5. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO CHUẨN ĐẦU RA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC .............................................................................. 6 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu....................................................................... 6 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài................................................... 6 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ...................................................... 7 1.2. Khái niệm cơ bản của đề tài ....................................................................... 10 1.2.1. Kết quả học tập của sinh viên .................................................................. 10 1.2.2. Chuẩn đầu ra ............................................................................................ 11 1.2.3. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo chuẩn đầu ra...................... 12 1.2.4. Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo chuẩn đầu ra ....................................................................................................... 14 iii
  6. 1.3. Hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường ĐH .......................................................................................................... 15 1.3.1. Đặc điểm hoạt động học tập sinh viên trường đại học ............................ 15 1.3.2. Mục tiêu đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường đại học .................................................................................................... 16 1.3.3. Phương pháp và hình thức đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường đại học.......................................................................... 17 1.3.4. Yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo trình độ đại học ........... 21 1.3.5. Thang đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo chuẩn đầu ra ở các trường đại học.............................................................................................. 22 1.4. Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên ĐH ...................................................................................................... 27 1.4.1. Vai trò của phòng Khảo thí & ĐBCL trong việc quản lý động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên ĐH................................... 27 1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động đánh giá kết quả đánh giá học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên ở các trường đại học............................................... 28 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên ......................................................................... 34 1.5.1. Yếu tố khách quan ................................................................................... 34 1.5.2. Yếu tố chủ quan ....................................................................................... 36 Kết luận chương 1.............................................................................................. 39 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO CHUẨN ĐẦU RA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG - LÂM BẮC GIANG ..................................... 40 2.1. Khái quát chung về khách thể nghiên cứu.................................................. 40 2.1.1. Khái quát về Đại học Nông - Lâm Bắc Giang ........................................ 40 2.1.2. Mục tiêu đào tạo của trường .................................................................... 41 2.1.3. Quy mô đào tạo của trường ..................................................................... 41 iv
  7. 2.1.4. Tổ chức bộ máy của trường ..................................................................... 42 2.1.5. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên của trường ................. 43 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ....................................................................... 44 2.2.1. Mục đích khảo sát .................................................................................... 44 2.2.2. Nội dung khảo sát .................................................................................... 44 2.2.3. Công cụ khảo sát...................................................................................... 44 2.2.4. Phương pháp khảo sát .............................................................................. 45 2.2.5. Xử lý dữ liệu khảo sát .............................................................................. 45 2.3. Thực trạng về hoạt động ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang ........................................................................ 46 2.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng của đánh giá KQHT theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường Đại học Nông- Lâm Bắc Giang ................................... 46 Qua bảng 2.2 cho thấy: Các CBQL và GV, đều nhận thức rất rõ tầm quan trọng của hoạt động đánh giá KQHT theo chuẩn đầu ra của sinh viên. ............ 46 2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung, hình thức ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên ............................................................................................................. 46 2.3.3. Thực trạng sử dụng các phương pháp ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên trường Đại học Nông -Lâm Bắc Giang ..................................................... 48 2.3.4. Thực trạng thực hiện quy trình tổ chức ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên trường Đại học Nông -Lâm Bắc Giang .............................................. 49 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên trường Đại học Nông -Lâm Bắc Giang ............................................................. 51 2.4.1. Lập kế hoạch ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang ...................................................................................... 51 2.4.2. Tổ chức, chỉ đạo ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên trường Đại học Nông- Lâm Bắc Giang ................................................................................ 54 2.4.3. Thực trạng việc kiểm tra, giám sát hoạt động ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên trường Đại học Nông- Lâm Bắc Giang ....................................... 58 v
  8. 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang............................................. 60 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang ....... 62 2.6.1. Ưu điểm ................................................................................................... 62 2.6.2. Tồn tại và nguyên nhân ........................................................................... 63 Kết luận chương 2.............................................................................................. 65 Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO CHUẨN ĐẦU RA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BẮC GIANG ....................................... 66 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp .............................................................. 66 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ......................................................... 66 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ............................................................ 66 3.1.3.Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ........................................................... 66 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống .......................................................... 67 3.1.5.Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .............................................................. 67 3.1.6 Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu của chương trình đào tạo ......................... 68 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo chuẩn đầu ra ở Đại học Nông - Lâm Bắc Giang................................ 68 3.2.1. Nâng cao nhận thức trách nhiệm cho giảng viên về vai trò của đánh giá kết quả học tập theo CĐR của sinh viên...................................................... 68 3.2.2. Xây dựng kế hoạch quản lý đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của SV ở các bộ môn trong trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang ........... 70 3.2.3. Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên ở trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang ............. 72 3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp quản lý trong hoạt động ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên ở trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang .................................................................................................. 74 vi
  9. 3.2.5. Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức ĐGKQHT theo CĐR của SV ở trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang ......... 76 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đã đề xuất ............................................... 78 3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp ....... 78 3.4.1. Mục đích .................................................................................................. 78 3.4.2. Nội dung và cách tiến hành ..................................................................... 78 3.4.3. Đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp ........................ 79 Kết luận chương 3.............................................................................................. 86 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 87 1. Kết luận .......................................................................................................... 87 2. Khuyến nghị................................................................................................... 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 90 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 93 vii
  10. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bộ Nông nghiệp & PTNT : Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn CĐR : Chuẩn đầu ra CNTT : Công nghệ thông tin ĐBCL : Đảm bảo chất lượng ĐBT : Điểm trung bình ĐGKQHT : Đánh giá kết quả học tập ĐH : Đại học GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GV : Giảng viên KQHT : Kết quả học tập SV : Sinh viên viii
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình đội ngũ CBQL, GV của trường ................................................. 43 Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động đánh giá KQHT theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường Đại học Nông- Lâm Bắc Giang .................................................................................................. 46 Bảng 2.3. Đánh giá CBQL và GV về thực hiện nội dung, hình thức ĐGKQHT theo CĐR của SV trường ĐH Nông - Lâm Bắc Giang ................................ 47 Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng sử dụng các phương pháp ĐGKQHT theo CĐR của SV trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang .... 48 Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL và GV về thực hiện quy trình tổ chức ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang ............. 50 Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL và GV về lập kế hoạch ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang .................................... 52 Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL và GV về tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch ĐGKQHT theo CĐR của SV trường Đại học Nông- Lâm Bắc Giang ..... 54 Bảng 2.8: Đánh giá của CBQL và GV về tổ chức, chỉ đạo thực hiện quy chế, quy định trong ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang ................................................................................ 56 Bảng 2.9. Đánh giá về tổ chức, chỉ đạo thực hiện nguyên tắc khách quan, công bằng, toàn diện trong ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang....................................................................... 57 Bảng 2.10. Đánh giá của về thực trạng việc kiểm tra, giám sát việc ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên ............................................................................. 59 Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL và GV về yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên trường Đại học Nông-Lâm Bắc Giang .................................................................................................. 61 Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp ........................................................... 79 Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp .............................................................. 81 Bảng 3.3. Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi ............................... 83 ix
  12. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp .............................................. 80 Biểu đồ 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp ................................................ 82 Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi ................. 84 x
  13. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp ở hầu hết các nước trên thế giới đều phải nhắm đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhu cầu xã hội đặt ra các chuẩn mực bắt buộc các cơ sở đào tạo phải thiết kế chương trình đào tạo, tổ chức và quản lý quá trình đào tạo, kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo để cho ra trường những học sinh, sinh viên đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ, ý thức nghề nghiệp - xã hội đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế - xã hội đang vận động và phát triển rất nhanh. Đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên là một khâu quan trọng và cần thiết trong quá trình đào tạo sinh viên đang học tập trong trường đại học. Thông qua việc đánh giá, các nhà quản lý giáo dục, thầy cô biết được họ đang làm tốt cái gì và cái gì cần thay đổi để có thể đào tạo sinh viên tốt hơn, đáp ứng theo chuẩn đầu ra mà Nhà trường đã cam kết với xã hội. Đồng thời qua đó, sinh viên cũng biết được họ tiếp thu được những cái gì và những cái gì chưa tiếp thu được. Chuẩn đầu ra của mỗi ngành học là cam kết của Nhà trường với xã hội về sản phẩm đào tạo của trường sau khi tốt nghiệp. Kết quả học tập của sinh viên là tiêu chí quan trọng nói lên sự trưởng thành, đánh giá mức độ thành đạt và cũng là thước đo trình độ tổ chức thực hiện giáo dục của các nhà trường. Kết quả học tập giúp cho sinh viên hiểu được họ đạt chuẩn đào tạo và mục tiêu đào tạo ở mức độ nào. Ngoài ra kết quả này còn nói lên khả năng và chất lượng đào tạo của một trường, cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các công ty, xí nghiệp v.v… Chính vì vậy, các nước trên thế giới đều đánh giá rất cao việc làm thế nào để đánh giá kết quả học tập của sinh viên một cách tốt nhất. Quản lý công tác đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên quyết định chất lượng hoạt động đánh giá, đảm bảo hoạt động đánh giá 1
  14. KQHT được thực hiện một cách chính xác, đảm bảo khách quan, công bằng và là động lực thúc đẩy người học chủ động, tích cực sáng tạo và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Việc đổi mới đánh giá kết quả học tập có vai trò quan trọng trong tiến trình đổi mới nền giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đã được khẳng định như một chiến lược, một chính sách quốc gia về giáo dục đó là chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực. Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang là trường đại học công lập nằm trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, là cơ sở đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được thành lập theo Quyết định số 133/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20 tháng 01 năm 2011.Trường có chức năng, nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học và công nhân nghề về kinh tế, kỹ thuật trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, đáp ứng sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện tại Nhà trường có 6 khoa chuyên môn với 14 chuyên ngành đào tạo, tất cả các chương trình đào tạo của Trường đã được công bố chuẩn đầu ra một cách rộng rãi với xã hội. Hiện nay, hoạt động đào tạo, hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên đã được thiết kế theo hướng bám sát với chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên mặc dù đã có sự đổi mới tích cực trong những năm vừa qua, tuy nhiên hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thể hiện rõ nét đặc trưng của hình thức đào tạo theo tín chỉ và chưa thực sự phát huy hết vai trò quan trọng của công tác này trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, việc quản lý hoạt động này tại trường cũng còn nhiều vấn đề cần phải cải tiến. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang” để nghiên cứu. 2
  15. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên Đại học Nông - Lâm Bắc Giang, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên Đại học Nông - Lâm Bắc Giang. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang. 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài - Địa bàn: Đại học Nông - Lâm Bắc Giang - Khách thể khảo sát: 135 ngưởi gồm 65 CBQL (Hiệu trưởng; phó Hiệu trưởng; Chủ tịch Hội đồng trường; Trưởng/Phó khoa; Trưởng/Phó bộ môn; Trưởng/Phó phòng,ban,trung tâm) và 70 GV. 5. Giả thuyết khoa học Hiên nay, việc đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên Đại học Nông - Lâm Bắc Giang còn nhiều hạn chế, bất cập nhiều khâu chưa chặt chẽ dẫn đến vẫn còn những yếu tố chưa khách quan công bằng, chưa phát huy được tích tích cực của sinh viên. Thực trạng đó do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân là do công tác quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá. Vậy nên, nếu tìm hiểu lý luận và thực tiễn hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên thì sẽ đề xuất được một số biện pháp phù hợp có tính khả thi để nâng cao chất lượng, hiệu quả đánh giá kết quả học tập theo 3
  16. chuẩn đầu ra của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường đại học. - Nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang - Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang. 7. Phương pháp nghiên cứu Những phương pháp chính sẽ được sử dụng trong luận văn bao gồm: 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp, so sánh tài liệu, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài ở chương 1. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp điều tra: Dùng phiếu hỏi để lấy ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên nhằm thu thập những số liệu thực tế để đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang. - Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn một số cán bộ quản lý, giảng viên về hoạt động ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên và công tác quản lý hoạt động ĐGKQHT theo CĐR của sinh viên. Phương pháp này dùng để hỗ trợ phương pháp điều tra. - Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên. 7.3. Phương pháp thống kê toán học: Để xử lý và phân tích các số liệu thu thập được từ các phương pháp khác. 4
  17. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trong trường đại học. Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của sinh viên trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang 5
  18. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO CHUẨN ĐẦU RA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Đánh giá trong giáo dục là một hoạt động quan trọng, nó được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của khoa học giáo dục, nó là một khâu trong quá trình giáo dục nói chung và trong dạy học nói riêng. Vì vậy, đòi hỏi phải có những nghiên cứu riêng về khoa học đánh giá. Trên thế giới đã có rất nhiều các công trình khoa học nghiên cứu về đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, có thể kể đến các công trình tiêu biểu của một số tác giả sau đây: Trong cuốn sách Measurement and Evaluation in Teaching (Đo lường và đánh giá trong dạy học) của Norman E. Gronlund [35], tác giả đã giới thiệu tới giảng viên và những người đang theo học nghiệp vụ sư phạm về những nguyên tắc và quy trình đánh giá cần thiết cho việc dạy học hiệu quả. Tác giả D.S. Frith và H.G. Macintosh đã trình bày rõ ràng, cụ thể về những lý luận cơ bản của đánh giá trong lớp học, cách lập kế hoạch đánh giá, cách đánh giá…trong cuốn sách “A Teacher's Guide to Assessment”(Hướng dẫn giảng viên đánh giá) [34]. Theo cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục đại học của vương quốc Anh Quality Assurance Agency for Higher Educatio (QAA) cho rằng, đánh giá kết quả học tập của sinh viên nhằm mục đích: cung cấp thông tin phản hồi về sự tiến bộ trong học tập của sinh viên để thúc đẩy sinh viên học tập, cung cấp thông tin cho xã hội và các nhà quản lý giáo dục về mức độ đạt được về kiến thức, khả năng và kỹ năng của sinh viên theo tiêu chuẩn đã đặt ra của Quốc gia và của từng trường đại học [37]. 6
  19. Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (Asean University Network) đã đưa ra bộ tiêu chuẩn gồm các tiêu chí để đánh giá kết quả học tập của sinh viên, bao gồm các vấn đề sau: Quy trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên nhằm đảm bảo độ giá trị, độ tin cậy và công bằng; Có quy định hợp lý về thủ tục khiếu nại kết quả đã được đánh giá; Sử dụng nhiều hình thức đánh giá kết quả học tập mềm dẻo, phù hợp với nội dung và theo đúng mục tiêu, mục đích đặt ra; Các tiêu chí đánh giá kết quả học tập cần được phổ biến rõ ràng cho sinh viên trên nguyên tắc minh bạch, nhất quán; Thường xuyên thẩm định độ tin cậy và tính giá trị của các phương pháp đánh giá kết quả học tập, đồng thời thường xuyên phát triển và thực nghiệm các phương pháp đánh giá kết quả học tập mới. Trong tác phẩm “Quản lý chất lượng trong các trường học” của tác giả Warren Piper.D (1993), đã chỉ rõ các chức năng đảm bảo chất lượng của cơ sở đào tạo bao gồm các yếu tố: xác lập chuẩn, xây dựng quy trình, xác định tiêu chí đánh giá và vận hành, đo lường, đánh giá, thu thập và xử lý số liệu [33] Ralf Tyler, nhà giáo dục và tâm lí học nổi tiếng của Mĩ đã nghiên cứu quy trình đánh giá để đánh giá sự tiến bộ của học sinh. Theo Freeman (1994), trong tác phẩm “Đảm bảo chất lượng trong giáo dục và đào tạo” [14], đảm bảo chất lượng là một cách tiếp cận mà công nghiệp sản xuất sử dụng nhằm đạt được chất lượng tốt nhất... Đảm bảo chất lượng là một cách tiếp cận có hệ thống nhằm xác định nhu cầu thị trường và điều chỉnh các phương thức làm việc nhằm đáp ứng được các nhu cầu đó. Ở các nước phát triển hoạt động đánh giá và trách nhiệm chính trong hoạt động đánh giá là thuộc về giáo viên, giảng viên của các cơ sở đào tạo được đặc biệt coi trọng. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam trong những năm gần đây công tác kiểm định và đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục, đánh giá chương trình giáo dục được đặc biệt quan tâm; khoa học đánh giá đang phát triển, tiêu biểu như có một số công trình nghiên cứu của một số tác giả sau: 7
  20. Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh trong công trình “Đánh giá và đo lường kết quả học tập” [30], tác giả đã lý giải và đưa ra những vấn đề chung về lý luận đánh giá và đánh giá kết quả học tập. Tác giả khẳng định, đánh giá kết quả học tập có vai trò quan trọng không thể thiếu của quá trình dạy học, nó không chỉ chắp nối thêm vào sau bài giảng mà nó có quan hệ hợp thành với các lực lượng tham gia vào quá trình đào tạo như nhà quản lý, giáo viên, học sinh. Theo Lâm Quang Thiệp trong công trình nghiên cứu “Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập ở các trường đại học nước ta”[32], đã chỉ rõ giữa hoạt động dạy và hoạt động học có nhiều mối quan hệ tương tác quan trọng nhất là công tác đánh giá. Tác giả Nguyễn Công Khanh trong cuốn sách “Kiểm tra đánh giá trong giáo dục”[20], đã chỉ rõ phương pháp luận, quy trình kiểm tra đánh giá, các nguyên tắc kiểm tra đánh giá và thiết kế công cụ đo lường, các phương pháp phân tích, chọn mẫu, đánh giá độ tin cậy, độ hiệu lực, thiết kế công cụ đo cũng như các bước cơ bản thực hành các kỹ năng thu thập, xử lý, thích nghi hóa dữ liệu đó, phần phụ lục còn đưa ra các mô hình xử lý số liệu và bảng hỏi để cho người đọc tham khảo. Tác giả Trần Bá Hoành (1995) khi nghiên cứu về đánh giá trong giáo dục đã trình bày quy trình đánh giá, chỉ ra các phương pháp và kĩ thuật đánh giá [18]; Tác giả Nguyễn Công Khanh (2014) nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá trong giáo dục đã khai thác đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực, các phương pháp và kĩ thuật đánh giá [19]. Về lĩnh vực quản lý có tác giả Nguyễn Thanh Tú (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu về đánh giá kết quả học tập của sinh viên tiếp cận theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường đại học. Bên cạnh đó còn một số công trình nghiên cứu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV các trường cao đẳng, đại học và dạy nghề theo tiếp cận chuẩn đầu ra như: 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0