intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên

Chia sẻ: Tomcangxanh90 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:138

20
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là quản lý tổ chức hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên, để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh cho học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỖ XUÂN THỦY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PTDTBT THCS HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỖ XUÂN THỦY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PTDTBT THCS HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 8.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT HẠNH THÁI NGUYÊN - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa từng được ai công bố các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018 Tác giả luận văn Đỗ Xuân Thủy i
  4. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường ĐHSP Thái Nguyên, Khoa Tâm lý Giáo dục, các thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu đề tài. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Tuyết Hạnh - người đã trực tiếp hướng dẫn tác giả thực hiện luận văn này. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo UBND, Lãnh đạo phòng GD&ĐT, cán bộ chuyên môn Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ đã tạo điều kiện để tác giả được học tập nâng cao trình độ. Xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh của các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp thông tin, trả lời phiếu hỏi và giúp đỡ để tác giả thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu. Xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, quan tâm, chia sẻ và tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành tốt luận văn này. Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù đã rất cố gắng nhưng khó tránh khỏi những thiết sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, Cô, các độc giả và những ai quan tâm đến vấn đề này. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018 Tác giả luận văn Đỗ Xuân Thủy ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................. 2 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 7. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4 8. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ ................................. 5 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề....................................................................... 5 1.1.1. Những nghiên cứu về hoạt động ngoại khóa môn học ở trường phổ thông ............................................................................................................. 5 1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý hoạt động ngoại khóa môn học ở trường phổ thông ............................................................................................... 10 1.2. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 12 1.2.1. Ngoại khóa ............................................................................................... 12 1.2.2. Ngoại khóa môn học ................................................................................ 13 iii
  6. 1.2.3. Hoạt động ngoại khoá môn tiếng Anh..................................................... 14 1.2.4. Quản lý..................................................................................................... 15 1.2.5. Quản lý hoạt động ngoại khóa môn học .................................................. 16 1.3. Ngoại khoá môn tiếng Anh ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS.......... 16 1.3.1. Cơ sở của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá môn tiếng Anh ................ 16 1.3.2. Mục tiêu tổ chức hoạt động ngoại khoá môn tiếng Anh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ........................................................ 20 1.3.3. Nội dung tổ chức hoạt động ngoại khoá môn tiếng Anh ở phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ............................................................... 22 1.3.4. Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá môn tiếng Anh ở phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ............................................. 24 1.4. Điều kiện và yêu cầu thực hiện hoạt động ngoại khoá môn tiếng Anh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ......................................... 26 1.5. Quản lý hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh ........................................... 27 1.5.1. Lập kế hoạch quản lý hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh .................. 28 1.5.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh ........ 30 1.5.3. Chỉ đạo hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh ........................................ 31 1.5.4. Kiểm tra, đánh giá tổ chức hoạt động ngoại khoá môn tiếng Anh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ............................................ 34 1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động ngoại khoá môn tiếng Anh ở trường các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS ..................... 36 1.6.1. Đặc điểm và năng lực học sinh các trường phổ thông bán trú THCS ........ 36 1.6.2. Năng lực đội ngũ giáo viên tiếng Anh..................................................... 37 1.6.3. Sự phối hợp của các lực lượng giáo dục ................................................. 38 1.6.4. Năng lực quản lý của hiệu trưởng và các cán bộ quản lý trường học......... 39 1.6.5. Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính của trường ........................................ 39 1.6.6. Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương ................................................. 39 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 41 iv
  7. Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN ......................................................................... 42 2.1. Một vài nét về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát .............................. 42 2.1.1. Một vài nét về các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên ........................................................................................................... 42 2.1.2. Tổ chức khảo sát ...................................................................................... 46 2.2. Thực trạng hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh của học sinh ở các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên ........................... 48 2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh ở trường PTDT Bán trú THCS ................................................. 48 2.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh ở các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ .................................................... 52 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh cho học sinh ở các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.......... 58 2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh cho học sinh ở các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ ............................ 58 2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh cho HS ở các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên ........ 61 2.3.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh cho học sinh ở các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.......... 63 2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá HĐNK môn tiếng Anh cho học sinh ở các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên ................. 65 2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở .................. 67 2.4.1. Đặc điểm và năng lực của học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ............................................................................................. 70 v
  8. 2.4.2. Năng lực đội ngũ giáo viên...................................................................... 70 2.4.3. Sự phối hợp của các lực lượng giáo dục ................................................. 71 2.4.4. Năng lực quản lý của hiệu trưởng và cán bộ quản lý nhà trường ........... 72 2.4.5. Điều kiện CSVC, tài chính nhà trường.................................................... 72 2.4.6. Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. ................................................ 72 2.5. Đánh giá chung về thực trạng ..................................................................... 73 2.5.1 Những điểm mạnh .................................................................................... 73 2.5.2 Những điểm yếu ....................................................................................... 74 2.5.3. Nguyên nhân ............................................................................................ 75 2.5.4. Các vấn đề cần giải quyết ........................................................................ 76 Kết luận chương 2.............................................................................................. 77 Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN ......................................................................... 78 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp .............................................................. 78 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu của GD............................................. 78 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ......................................................... 78 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ........................................................... 79 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................. 79 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .......................................................... 80 3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh cho học sinh ở các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ ................................... 80 3.2.1. Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL - GV - HS và các lực lượng giáo dục về tác dụng, tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh cho HS ở trường PTDT Bán trú THCS ........................... 80 3.2.2. Xây dựng kế hoạch HĐNK môn tiếng Anh đúng qui trình dựa trên các căn cứ khoa học và thực tiễn ....................................................................... 84 vi
  9. 3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBGV về tổ chức hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở.......................................................................... 87 3.2.4. Nâng cao năng lực lập kế hoạch, quản lý hoạt động ngoại khóa bộ môn cho hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn .............................................. 90 3.2.5. Chỉ đạo tổ chức đa dạng hình thức ngoại khóa môn tiếng Anh và kết hợp với các bộ môn khác ............................................................................. 93 3.2.6. Xây dựng các điều kiện để tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh ........................................................................................................... 95 3.2.7. Đổi mới kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh cho học sinh ở trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên ............................................................................................. 98 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................... 101 3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ........... 103 3.4.1 Đối tượng khảo nghiệm .......................................................................... 103 3.4.2 Cách đánh giá ......................................................................................... 103 3.4.3. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................. 103 Kết luận chương 3............................................................................................ 106 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 108 1. Kết luận ........................................................................................................ 108 2. Khuyến nghị................................................................................................. 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 112 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 114 vii
  10. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBGV : Cán bộ giáo viên CBQL : Cán bộ quản lý GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo HĐGDNGLL : Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp HĐNK : Hoạt động ngoại khóa NXB : Nhà xuất bản PTDTBT : Phổ thông dân tộc bán trú THCS : Trung học cơ sở XHCN : Xã hội chủ nghĩa iv
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Quy mô mạng lưới trường, lớp, HS cấp THCS ................................ 44 Bảng 2.2: Kết quả 2 mặt giáo dục 3 năm qua.................................................... 45 Bảng 2.3: Kết quả chất lượng dạy học môn tiếng Anh 3 năm qua ................... 46 Bảng 2.3: Nhận thức của CBGV về ý nghĩa tổ chức hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh cho HS ở trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên .................................................................... 49 Bảng 2.4: Nhận thức của CBGV về mục tiêu tổ chức hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh cho HS ở trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.......................................................... 51 Bảng 2.5: Mức độ thực hiện các nội dung hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh ở các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên ........................................................................................... 53 Bảng 2.6. Số lần tổ chức ngoại khoá môn tiếng Anh ........................................ 54 Bảng 2.7. Hình thức tổ chức và số học sinh các trường tham gia ..................... 55 Bảng 2.8: Đánh giá của CBGV về sự cần thiết của các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh ở các nhà trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên ................................. 56 Bảng 2.9: Nhận thức của HS về các nội dung HĐNK môn tiếng Anh ............. 58 Bảng 2.10: Đánh giá thực trạng việc xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh của hiệu trưởng các trường PTDT Bán trú THCS Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên ......................................................... 59 Bảng 2.11: Đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch HĐNK môn tiếng Anh cho học sinh ở các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.......................................................... 62 Bảng 2.12: Thực trạng chỉ đạo tổ chức HĐNK môn tiếng Anh cho HS ........... 64 v
  12. Bảng 2.13: Ý kiến của CBQL và GV về thực trạng kiểm tra, đánh giá HĐNK môn tiếng Anh cho học sinh ở các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên .............................................. 66 Bảng 2.14: Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh cho học sinh ở các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên .............................................. 68 Bảng 2.15: Thực trạng về những khó khăn gặp phải khi tổ chức HĐNK môn tiếng Anh ................................................................................... 69 Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm thu được về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất .......................................................... 103 vi
  13. DANH MỤC CÁC HÌNH Biểu đồ: 3.1: Mức độ tương quan của tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐNK môn tiếng Anh ở trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên ................................... 104 vi
  14. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhân loại bước sang thế kỷ XXI, thế kỷ của công nghệ thông tin và kinh tế tri thức. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu của mỗi quốc gia, mỗi đất nước. Để đưa đất nước Việt Nam phát triển và hội nhập với các nước trên thế giới thành công cần chăm lo phát triển GD&ĐT. Hội nghị trung ương 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết tiếp tục khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học: yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả”. Việc đổi mới chương trình, phương pháp, hình thức dạy học luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh nhằm đáp ứng yêu cầu hiện nay về sử dụng ngoại ngữ trong thời kỳ hội nhập của đất nước. Việc học tiếng Anh không đơn thuần chỉ học lấy lệ, học để có điểm để xét tốt nghiệp, mà nó đòi hỏi phát triển đầy đủ các kỹ năng ở người học, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp nghe, nói. Để giải quyết vấn đề nêu trên, đối với cấp quản lý giáo dục cũng như các nhà trường đã và đang từng bước tìm ra các giải pháp, biện pháp hữu hiệu. Một trong những giải pháp đang được các nhà trường quan tâm, đó là việc tổ chức hoạt động ngoại khóa bộ môn trong nhà trường. Hoạt động ngoại khóa bộ môn được xem là một trong những hình thức tổ chức dạy học quan trọng, là một trong những con đường để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. 1
  15. Hoạt động ngoại khóa của học sinh có tác dụng tạo môi trường thuận lợi để học sinh các trường PTDTBT THCS phát triển một cách toàn diện về năng lực, phát huy những tố chất và tài năng, khắc phục những điểm yếu còn tồn tại để phát triển và thích ứng trong môi trường xã hội luôn luôn biến đổi. Tuy nhiên, trong thực tiễn, các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ mới quan tâm nhiều đến hoạt động dạy học, ít quan tâm đến hoạt động ngoại khóa bộ môn cho học sinh. Hiệu quả các hoạt động ngoại khóa dạy học nói chung và hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh chưa cao. Khả năng sử dụng ngoại ngữ của học sinh còn yếu, đặc biệt là học sinh ở các trường vùng sâu, vùng xa như huyện Nậm Pồ. ... Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên chính là do việc tổ chức quản lý dạy và học ngoại ngữ còn có những hạn chế nhất định. Vì vậy mà nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là phải có các biện pháp quản lý cụ thể, thiết thực quản lý hoạt động ngoại khoá môn Tiếng Anh, nhằm để nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng dạy môn tiếng Anh ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ nói riêng. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên” làm luận văn tốt nghiệp khoá đào tạo. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực trạng quản lý tổ chức hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên, để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh cho học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động ngoại khóa trong dạy học môn tiếng Anh cho học sinh các trường PTDTBT THCS và quản lý hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh ở các trường PTDTBT THCS. 2
  16. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ. 4. Giả thuyết khoa học Tổ chức hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh của các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên là một trong những việc làm thiết thực để tăng cường năng lực tiếng Anh cho học sinh theo yếu cầu đổi mới giáo dục. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh cho học sinh phù hợp với điều kiện thực tế, đặc điểm tâm sinh lý học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh của các trường PTDTBT THCS 5.2. Thực trạng quản lý hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh của các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ 5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh của các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, hệ thống hóa…các tài liệu khoa học, các văn bản quy định của ngành có liên quan đến dạy học, hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh, quản lý, quản lý dạy học…. nhằm xây dựng khung lý thuyết của đề tài. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra, khảo sát thực tế bằng các phiếu hỏi, thu thập thông tin, xử lý số liệu nhằm mô tả thực trạng hoạt động dạy học, tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học tiếng Anh và thực trạng quản lý hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên. 3
  17. - Phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh nhằm bổ sung kết quả điều tra bằng phiếu hỏi. - Quan sát, tổng kết kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên và một số kinh nghiệm quản lý hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh. - Phương pháp xin ý kiến chuyên gia nhằm khảo nghiệm tính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp đề xuất. 6.3. Phương pháp hỗ trợ - Sử dụng phương pháp thống kê toán học và phần mềm tin học để sử lý số liệu và phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu. 7. Phạm vi nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu của luận văn, tác giả luận văn chỉ nghiên cứu các biện pháp quản lý của hiệu trưởng về hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh cho học sinh ở ba trường PTDTTH THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Nghiên cứu khảo sát thực trạng ở 3 trường PTDTTH THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Trường PTDTTH THCS NaCôSa Trường PTDTTH THCS Nà Khoa Trường PTDTTH THCS Nà Bủng Giới hạn khách thể điều tra. Luận văn tiến hành khảo sát trên các đối tượng cụ thể sau: 3 hiệu trưởng, 5 phó hiệu trưởng, 4 tổ trưởng chuyên môn; 48 giáo viên giảng dạy; 150 học sinh các khối lớp được lấy ngẫu nhiên 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh cho học sinh các trường PTDTBT THCS. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. 4
  18. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu về hoạt động ngoại khóa môn học ở trường phổ thông Hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khoá là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục ở hầu hết tất cả các nước trên thế giới: như Anh, Nhật, Nga, Mĩ, Việt Nam…. Hoạt động này được chú trọng nghiên cứu và thực hiện như là một công cụ hữu ích để giúp học sinh học tập có kết quả tốt hơn và phát triển toàn diện hơn nhân cách của các em. Tại Anh, gần 7 triệu học sinh hàng năm được tham gia vào các hoạt động ngoại khoá và hoạt động ngoài giờ lên lớp, có nghĩa là hàng tuần có hàng nghìn em được đi tham quan hay tham gia vào các câu lạc bộ học tập. Theo các nhà giáo dục Anh, các hoạt động này giúp học sinh gắn kiến thức với cuộc sống. Chính phủ Anh cho rằng, cần xem các hoạt động này là một phần quan trọng của công tác giáo dục thế hệ trẻ. Để nâng cao chất lượng và tăng cường số lượng các hoạt động này, chính phủ Anh đã đưa ra các qui định về trách nhiệm của giáo viên và nhà trường, tăng cường các nguồn lực và các điều kiện cho việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác [25]. Bà Ruth Kelly, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Anh nhận xét: Các hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhất là các hoạt động ngoại khoá đã làm giàu chương trình học, tạo dựng niềm tin và củng cố kĩ năng cho học sinh. Quy định mới của Bộ Giáo dục Anh về tổ chức và quản lí các hoạt động ngoài giờ lên lớp nêu rõ: + Cần cam kết rằng tất cả mọi trẻ em phải có cơ hội tham gia một cách có chất lượng các hoạt động ngoài giờ lên lớp, học tập các kinh nghiệm sống. + Khuyến khích các trường học liên kết với nhau trong việc tổ chức các hoạt động này; 5
  19. + Khuyến khích cha mẹ học sinh tham gia; Đưa ra các hỗ trợ và các lời khuyên; Cung cấp thông tin và các hướng dẫn thực hành và đặt mục tiêu ưu tiên cho việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. [25] Công trình nghiên cứu gần đây của các nhà giáo dục Mĩ cho thấy tác dụng to lớn của các hoạt động ngoài giờ lên lớp nói chung và ngoại khoá nói riêng sau đây đối với đời sống của học sinh: có 49% học sinh không tham gia vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp sử dụng ma tuý, 37% trong độ tuổi từ 13-19 phải làm bố mẹ sớm hơn những em khác có tham gia từ 1 đến 4 giờ vào các hoạt động ngoại khoá 8/10 em có tham gia các hoạt động ngoại khoá đạt được kết quả học tập cao. Những học sinh thường xuyên tham gia vào các chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp có chất lượng thường đạt được thành tích học tập cao hơn, có hành vi đạo đức tốt hơn trong nhà trường, có mối quan hệ và xúc cảm tốt hơn, phát triển tốt hơn và không có các hiện tượng sử dụng ma tuý, bạo lực...[28]. Các nhà giáo dục Nhật Bản nhấn mạnh tầm quan trọng của các hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khoá. Học sinh Nhật Bản dành khá nhiều thời gian cho các hoạt động này vì hầu hết các trường học ở Nhật Bản là các trường bán trú. Tuy nhiên, các hoạt động ngoài giời lên lớp này tập trung chủ yếu vào việc giáo dục đạo đức và giáo dục truyền thống cho học sinh như dạy các nghi thức giao tiếp theo tập tục của người Nhật, dạy cách pha trà, nấu nướng, các nghề truyền thống của Nhật Bản... [27] Ngoại khoá các môn học chủ yếu tổ chức qua các cuộc thi, các trò chơi ở trường và trên ti vi. Chương trình cải cách giáo dục của Nhật Bản giảm bớt thời lượng các giờ trên lớp để tăng cường nhiều hơn các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh. Nghiên cứu của các nhà giáo dục Mĩ gần đây cho rằng, hoạt động ngoài giờ lên lớp và ngoại khoá là một trong những điều kiện đem lại chất lượng giáo dục cao ở các nước. Các hình thức hoạt đông ngoại khoá của các trường học phổ thông ở các nước chủ yếu tập trung vào: các trò chơi trí tuệ, dạ hội, câu lạc bộ nhạc, kịch, thể thao, hội hoạ... 6
  20. Nhà sư phạm người Nga T.V Smiêcnôva [4] cũng tổng kết lại rằng: “Muốn giáo dục học sinh thành người có kiến thức văn hoá, trong các bài nội khoá về văn học, tôi đã giới thiệu cho các em về các mặt khác nhau của nghệ thuật, đào sâu những kiến thức đó trong hoạt động ngoại khoá bộ môn”. Ông cho rằng “Ngoại khoá để thu hút học sinh, làm cho họ hứng thú và đi đến kết luận rằng công tác ngoại khoá cần được suy nghĩ kỹ và tiến hành ở tất cả các lớp trong hệ thống giáo dục mà không được mang tính chất thất thường”.[4]. Nhà sư phạm A.T. Côp chi ê va[4] xem hoạt động ngoại khoá bộ môn là để nâng cao đạo đức và năng khiếu mọi mặt của học sinh và kết luận: “Công việc ngoại khoá nếu được tiến hành có hệ thống không những nâng cao trình độ chung về sự tiến bộ của học sinh mà còn cả về trình độ ngôn ngữ, kiến thức của các em” . Cai Rôp - Nhà giáo dục học người Nga đã viết: “Khi đặt kế hoạch công tác giảng dạy chung cho cả năm học mới, người hiệu trưởng phải xét kết quả hoạt động ngoài lớp năm học trước và nhằm mục đích nâng cao thành tích của học sinh, củng cố kỷ luật và nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường, mà hoạch định nhiệm vụ hoạt động ngoài giờ lên lớp cho năm học sắp tới. Trong kế hoạch công tác của nhà trường có dành một mục riêng cho hoạt động ngoài lớp. Mục đích đó gồm mấy yếu tố sau: Xây dựng điều kiện và cơ sở vật chất cho hoạt động ngoài lớp năm tới, các hoạt động ngoài lớp của nhà trường và của lớp, phân phối lực lượng và định kỳ hạn cho kế hoạch. Về kế hoạch tỷ mỉ, chi tiết, cụ thể về cách tổ chức các hoạt động quần chúng đặc biệt hoặc các ngày nghỉ… thì người phụ trách tổ chức và người chỉ đạo sẽ quyết định riêng và bổ sung cho kế hoạch toàn năm. Những người phụ trách tổ chức và người chỉ đạo ấy chính là những người được uỷ nhiệm thi hành những điều khoản bổ sung kia”. Như vậy, các công trình nghiên cứu này đã làm nổi rõ tầm quan trọng của các hoạt động ngoại khoá và chỉ ra một số biện pháp cần thiết cho người hiệu trưởng phải làm gì để tổ chức và quản lí tốt các hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.[6] 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2