Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non Huyện Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non Huyện Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ, góp phần nâng cao hiệu quả GD toàn diện cho trẻ mầm non.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non Huyện Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐINH THỊ THU HUYỀN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐINH THỊ THU HUYỀN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ TÌNH THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016 Tác giả luận văn ĐINH THỊ THU HUYỀN i
- LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả như ngày hôm nay, em xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Tình đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên em trong quá trình em làm đề tài. Những kiến thức và kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học được Cô dạy bảo là nền tảng, động lực để em tiếp tục trên con đường nghiên cứu khoa học. Em xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, cô giáo Trường ĐHSP Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại ĐHSP Thái Nguyên. Tác giả xin chân thành cảm ơn BGH Trường mầm non Thị trấn Ninh Giang Huyện Ninh Giang, Tỉnh Hải Dương nơi tác giả công tác đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần trong 2 năm qua để tác giả hoàn thành quá trình học tập. Tác giả xin chân thành cảm ơn Phòng GD&ĐT Huyện Ninh Giang, các trường mầm non trên địa bàn huyện, đồng nghiệp, bạn bè, gia đình đã cộng tác, chia sẻ, giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016 Tác giả luận văn ĐINH THỊ THU HUYỀN ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................. v MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Tính cấ p thiết của vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 4 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 5 4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 5 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 5 7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 6 8. Đóng góp mới của luận văn ...................................................................................... 7 9. Cấu trúc của luận văn................................................................................................ 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON ....... 9 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 9 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài .................................................. 9 1.1.2. Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................... 9 1.2. Hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non ........................... 11 1.2.1. Khái niệm ..................................................................................................... 11 1.2.2. Ý nghĩa của hoạt động phòng chống tai nạn thương tích với sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non ................................................................................. 15 1.2.3. Nhiệm vụ phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non ..................... 17 1.2.4. Nội dung phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non ...................... 18 1.3. Quản lý các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non ........ 30 1.3.1. Quản lý ......................................................................................................... 30 1.3.2. Quản lý GD................................................................................................... 31 iii
- 1.3.3. Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non ..................................................................................................................... 32 1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương ........... 40 1.4.1. Các yếu tố khách quan.................................................................................. 40 1.4.2. Các yếu tố chủ quan ..................................................................................... 40 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 42 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN NINH GIANG - TỈNH HẢI DƯƠNG...................................................... 43 2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu .................................................... 43 2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương .......................................................................................................... 43 2.1.2. Một số kết quả đạt được của ngành giáo dục mầm non huyện Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương ............................................................................................. 44 2.2. Thực trạng hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non Huyện Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương ........................................................ 47 2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng của hoạt động PCTNTT cho trẻ ở trường mầm non Huyện Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương ............................................................................................. 47 2.2.2. Thực trạng hoạt động PCTNTT cho trẻ ở các trường mầm non Huyện Ninh Giang, Tỉnh Hải Dương ..................................................................................... 49 2.2.3. Thực trạng hình thành các kỹ năng, thói quen PCTNTT cho trẻ ở các trường mầm non Huyện Ninh Giang, Tỉnh Hải Dương .............................................. 51 2.2.4. Thực trạng tổ chức các hoạt động hàng ngày đảm bảo bảo an toàn PCTNTT cho trẻ ở trường mầm non .......................................................................... 53 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ cho trẻ ở trường mầm non Huyện Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương .................................... 63 2.3.1. Thực trạng việc lập kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ...... 63 2.3.2. Thực trạng tổ chức các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ...... 64 iv
- 2.3.3. Thực trạng công tác chỉ đạo các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ .................................................................................................................. 65 2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ...................................................................................................... 66 2.3.5. Thực trạng quản lý các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ........................................ 68 2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non ................................................................ 71 2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường Mầm non Huyện Ninh Giang, Tỉnh Hải Dương .... 73 2.5.1. Ưu điểm ........................................................................................................ 73 2.5.2. Hạn chế ......................................................................................................... 74 2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế ............................................................................. 75 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 76 Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG ...................................................................... 77 3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp .................................................................... 77 3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu ................................................................................. 77 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn ................................................................................. 77 3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả.................................................................................. 77 3.1.4. Đảm bảo tính khả thi .................................................................................... 77 3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non ........................................................................................... 78 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho GV, NV về vấn đề đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ............................................................................... 78 3.2.2. Tuyên truyền phổ biến kiến thức về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tới các bậc phụ huynh ..................................................................................... 79 3.2.3. Bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho CBQL, GV, NV .......................................................................................................... 82 v
- 3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non ........................................................... 84 3.2.5. Xây dựng môi trường đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ .................................................................................................................. 86 3.2.6. Trang bị bổ sung cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu về đảm bảo an toàn công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ .............................................. 89 3.2.7. Tăng cường sự phối kết hợp giữa Gia đình - Nhà trường và Xã hội trong hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non ........... 92 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động PCTNTT cho trẻ ở trường mầm non .......................................................................................................... 97 3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động PCTNTT cho trẻ mầm non ................................................................................ 98 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 100 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................................... 101 1. Kết luận ................................................................................................................. 101 1.1. Về lý luận ...................................................................................................... 101 1.2. Về thực tiễn ................................................................................................... 101 1.3. Về biện pháp đề xuất ..................................................................................... 102 2. Khuyến nghị .......................................................................................................... 103 2.1. Đối với Đảng, Nhà nước ............................................................................... 103 2.2. Đối với Bộ GD và các ban ngành .................................................................. 103 2.3. Đối với Phòng giáo dục và Đào tạo............................................................... 103 2.4. Đối với các trường mầm non ......................................................................... 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 105 PHẦN PHỤ LỤC vi
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Stt Ký hiệu, viết tắt Viết đầy đủ 1 CBQL Cán bộ quản lý 2 CSGD Chăm sóc giáo dục 3 CSVC Cơ sở vật chất 4 GD Giáo dục 5 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 6 GDMN Giáo dục mầm non 7 GV Giáo viên 8 NV Nhân viên 9 PCTNTT Phòng chống tai nạn thương tích iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Bảng quy định chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm non ..... 29 Bảng 2.1: Theo cô hoạt động PCTNTT cho trẻ ở trường mầm non được đánh giá như thế nào? ...................................................................................... 48 Bảng 2.2: GD kỹ năng và thói quen PCTNTT cho trẻ cần chú trọng ở những thời điểm nào? ......................................................................................... 51 Bảng 2.3: Cô đã thực hiện việc hình thành kỹ năng, và thói quen PCTNTT cho trẻ ở mức nào? ......................................................................................... 52 Bảng 2.4: Thực trạng việc tổ chức bữa ăn đảm bảo an toàn cho trẻ........................... 53 Bảng 2.5: Thực trạng tổ chức thực hiện những yêu cầu về đảm bảo an toàn PCTNTT trong khi tổ chức cho trẻ ăn .................................................... 54 Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV về việc tổ chức giấc ngủ đảm bảo an toàn PCTNTT cho trẻ ...................................................................................... 55 Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, GV về việc tổ chức hoạt động học đảm bảo an toàn PCTNTT cho trẻ .............................................................................. 57 Bảng 2.8: Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức HĐVC cho trẻ ......................... 59 Bảng 2.9: Thực trạng đáp ứng nhu cầu khi tổ chức cho trẻ chơi TC vận động .......... 60 Bảng 2.10: Thực trạng đảm bảo chế độ sinh hoạt hợp lý ........................................... 61 Bảng 2.11: Thực trạng những nội dung trong chế độ sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng nhiều đến công tác đảm bảo an toàn PCTNTT cho trẻ ............... 62 Bảng 2.12: Kết quả công tác xây dựng kế hoạch PCTNTT cho trẻ ........................... 63 Bảng 2.13: Kết quả công tác tổ chức hoạt động PCTNTT cho trẻ ............................. 64 Bảng 2.14: Kết quả công tác chỉ đạo hoạt động PCTNTT cho trẻ ............................. 66 Bảng 2.15: Kết quả công tác kiểm tra, đánh giá GV, NV trong hoạt động PCTNTT cho trẻ ở trường mầm non Huyện Ninh Giang ....................... 67 Bảng 2.16: Kết quả quản lý về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động PCTNTT cho trẻ ............................................................................. 68 Bảng 2.17. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động PCTNTT cho trẻ ở các trường mầm non................................................................. 71 Bảng 3.1. Đánh giá của các nhà khoa học, CBQL, GV, NV về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp ................................................................... 98 v
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấ p thiết của vấn đề nghiên cứu Giáo dục đào tạo (GDĐT) là cốt lõi, là trọng tâm của chiến lược trồng người. Phát triển GD là nền tảng để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, là động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Bởi vậy Đảng ta đã khẳng định "Giáo dục là quốc sách hàng đầu", trong đó giáo dục mầm non (GDMN) là một bộ phận cấu thành của hệ thống Giáo dục (GD) quốc dân, có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực của đất nước. GDMN thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, GD trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi (Điều 21 luật GD 2005) [20]. Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1; Hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, những kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo. GDMN là giai đoạn khởi đầu đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em, thời kỳ mầm non còn được gọi là thời kỳ vàng của cuộc đời. Với đặc điểm phát triển đặc biệt của trẻ mầm non, với vai trò quan trọng của việc GD trẻ nên GD mầm non có những nhiệm vụ đặc biệt mà không một bậc học nào có được, đó là đồng thời thực hiện nhiệm vụ: Nuôi dưỡng, chăm sóc và GD. Trong các nhiệm vụ trên thì nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc nói chung trong đó việc đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở lứa tuổi mầm non có vị trí vô cùng quan trọng và được coi là nhiệm vụ hàng đầu, vì sự an toàn của trẻ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nó là yếu tố then chốt mà nhà trường, gia đình và xã hội cùng chung tay phối hợp thực hiện để trên cơ sở đó đảm bảo cho trẻ có được thể chất khoẻ mạnh, tinh thần thoải mái khi tham gia vào các hoạt động ở trường cũng như ở gia đình. Đây cũng là nền tảng để trẻ phát triển toàn diện ở những giai đoạn sau này. Thực tế trong những năm gần đây cho thấy, ở trong trường mầm non việc đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ chưa được quan tâm đúng mức. Đã có không ít những tai nạn thương tích hết sức thương tâm xảy ra đã cướp đi sinh mạng của những đứa trẻ và để lại những hậu quả nặng nề cho gia đình, nhà trường và xã hội. Điển hình như: 10h trưa ngày 25-02-2010, bé Trương Tường Vy (14 tháng tuổi), Trường Mầm non Tư thục Tuổi Ngọc - thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An, Bình Dương, đi vệ sinh cùng một bạn nữ. Sau khi trẻ ăn xong, vài phút sau, cô vào kiểm tra thì thấy vòi nước đang chảy và phát hiện một cháu bé gục mặt vào xô nhựa chứa 1
- nước. Sau khi phát hiện ra cháu, nhà trường đã đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Dĩ An. Tuy nhiên, các bác sĩ chẩn đoán, cháu Vy đã tử vong trước lúc nhập viện. Trước đó, ngày 03-11-2009, một cháu bé 4 tuổi đã chết tại nhà vệ sinh của Trường Mầm non Nam Ngạn, TP Thanh Hóa vì bị ngã gục mặt vào chậu nước. - Tại Trường Mầm non Bán công Minh Hà thuộc Hà Nội, bé Nguyễn Văn Nam 4 tuổi đã chết đuối tại ao hồ bên rìa tường sát trường mầm non. Khi cô giáo điểm danh thấy thiếu cháu, các cô chạy đi tìm và thấy dép của cháu nổi lên trên mặt ao sát rìa tường Tháng 6/2013, một bé trai 4 tuổi tử vong khi ngã từ tầng 11 tòa nhà khu đô thị bán đảo Linh Đàm (Hà Nội). Ngày 23/06/2011, bé Minh (Lê Chân, Hải Phòng) đang ngủ tại nơi trông trẻ thì bị chiếc TV 29 inch từ trên kệ gỗ rơi trúng đầu. Em bị chấn thương sọ não, rồi tử vong. Ngày 29.10.2014, trong khi chơi với bạn, cháu Vũ Công Minh 6 tuổi (ở Nam Định) bị đập đầu vào đầu bạn khiến thái dương phải lún móp gây chấn thương sọ não. Bé Phạm Ánh Nhật quê ở Đăklăc (6 tuổi) nhập viện trong tình trạng hoảng loạn, lưỡi cháy đen và co rút biến dạng sau khi nghịch phích cắm từ máy phát điện năng lượng mặt trời….. - Bé Quang Vinh học tại Nhà trẻ tư thục Hoa Lan quận Tân Phú (TPHCM) mới 4 tuổi, không chịu ăn, bị cô giáo Trần Thị Xuân Nữ nhốt vào thang máy vận chuyển thức ăn rồi bấm nút cho thang chuyển động để hù dọa bé. Khi thang nâng mở cửa, khắp người cháu đã bết máu, mình đầy thương tích. Cháu được cô đưa đến bệnh viện cấp cứu, tại bệnh viện bác sĩ cho biết cháu bị chấn thương đầu, sưng bầm tím thái dương trái, xuất huyết vùng cổ mặt, hai mắt bị xuất huyết kết mạc, nề mi, trên đầu có vết thương gây lóc da thái dương trái 15cm, lộ sọ, tỉ lệ thương tật 38% vĩnh viễn. - Bé Trân bị phù não do bị cô giáo dùng băng keo dán miệng dẫn đến bị ngưng tim, ngưng thở, được đưa đến bệnh viện Nhi Đồng 1. Bác sĩ đã nhiệt tình cứu chữa, nhưng do sức khỏe bé quá yếu nên dẫn đến tử vong. - Bé Ngân 3 tuổi được gửi ở nhà cô bảo mẫu Trần Thị Phụng ở xã Thuận Giao, tỉnh Bình Dương, bị bạo hành khi tắm. Cô Phụng đã có những hành vi bạo lực liên tục tát nước vào mặt, lấy chân đạp lên người bé Ngân. - Gần đây nhất, tại nhóm trẻ gia đình Phương Anh, quận Thủ Đức, người dân cũng phát hiện 2 bảo mẫu đã bóp cổ trẻ, gí đầu xuống đất, lấy khăn bịt mũi, tát liên tiếp vào mặt các bé rất dã man. Em bé 14 tháng tuổi bị chết vì sặc cháo ở một nhóm trẻ gia đình thuộc tổ 12 - phường Hòa Cương Bắc. Trong khi ăn cháo, bé bị sặc dẫn đến tím tái, khó thở. Mặc dù các cô đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng cháu Lộc vẫn bị tử vong. 2
- - Ngày 27-8, cháu Trần Nhật Hương (12 tháng tuổi), Trường Mầm non Thiên Thần Nhỏ (Số 9, BT6, KĐT Việt Hưng) đã tử vong, nguyên nhân ban đầu được các bác sĩ cho rằng cháu bị sặc cháo. Cháu mới được gửi ở trường vào ngày 26-8, tính đến thời điểm cháu mất chưa đầy 2 ngày. - Bé P.T.A (20 tháng tuổi), ngụ tại Bến Tre. Sau 30 ngày khó thở kéo dài, sổ mũi và ho liên tục, bác sĩ chẩn đoán bị viêm phổi, nhưng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, kết quả XQ cho thấy cả 2 lá phổi của bé đều bị viêm, phổi trái xẹp một phần, nguyên nhân do bé ngậm và nuốt bóng đèn trang trí vào họng. Tháng 9-2008, cháu Nguyễn Anh Đạt, 3 tuổi, học tại Trường Mầm non Tư thục Thiện Ý, TP Đà Lạt đã tử vong do kẹt trong thang máy vận chuyển thức ăn. Khi bé Đạt khóc, cô bảo mẫu để bé ngồi xuống ghế gần cầu thang máy vận chuyển thức ăn để tìm khăn lau cho bé. Trong lúc cô đi lấy khăn, bé bò vào thang máy đã mở sẵn và thang máy tự động đi lên. Bé được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng trong tình trạng tím tái, có vết kẹp ngang bụng và vết thương ở phần chân, cháu đã tử vong sau đó vài ngày. Ngoài trường hợp hóc, nuốt phải dị vật, trẻ thường bị tai nạn khi sử dụng các loại xe đồ chơi, hoặc trẻ chơi các đồ chơi có nguồn gốc không rõ ràng, vật liệu sản xuất đồ chơi chứa nhiều chất độc hại có thể gây ung thư, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe trẻ em. Một tai nạn điển hình: Một cháu bé 2 tuổi ở trường mầm non tại thành phố Hà Nội vừa chết do nuốt phải đồ chơi (trứng nhựa). Tai nạn thương tích ở trẻ em đã để lại hậu quả vô cùng to lớn cho không chỉ gia đình, nhà trường mà còn trở thành một gánh nặng đối với xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng trong hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở lứa tuổi mầm non, trong những năm qua tại Huyện Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương được sự quan tâm của các cấp các ngành đặc biệt là ngành GD thì hoạt động phòng chống tai nạn thương tích nói riêng và công tác GD toàn diện cho trẻ ở các trường mầm nói chung đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ như: Qui mô trường, lớp mầm non đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và phù hợp Điều lệ trường mầm non. Huyện Ninh Giang có 28 trường mầm non; Tổng số nhóm lớp trong toàn huyện: 319 nhóm, lớp. Chia ra: Nhà trẻ có 100 nhóm (trong đó có 9 nhóm trẻ tư thục), có 27 nhóm ghép (trong đó có 6 nhóm trẻ tư thục); Mẫu giáo có 219 lớp, có 15 lớp ghép 2 độ tuổi, (trong đó có 73 lớp MG 5 tuổi được phân lớp đúng độ tuổi) đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và phù hợp Điều lệ trường mầm non. Tỷ lệ huy động trẻ tăng so với năm học trước từ 1% trở lên: Tỷ lệ huy động nhà trẻ đạt 46,5% trở lên; Mẫu giáo đạt 98% trở lên; Riêng trẻ 5 tuổi đạt 99,99%. 3
- Tổng số trẻ điều tra trong toàn huyện: 14.085 cháu; Chia ra: Trẻ nhà trẻ 7002 cháu, trẻ mẫu giáo 7083 cháu; Số trẻ huy động: 10.282 cháu. Chia ra: Nhà trẻ 3257 cháu, đạt 46,5%, tăng so với năm học trước 0,2%; Mẫu giáo: 7025 cháu, đạt 99.1%, tăng so với năm học trước 1%. Riêng trẻ 5 tuổi huy động 2296 cháu, đạt 100%. Trung bình số điểm trường/trường giảm so với năm học trước: Số điểm trường trong toàn huyện 68 điểm. Các điểm trường đều có giấy chứng nhận bàn giao quyền sử dụng đất cho trường mầm non. 100% điểm trường đều có tường bao, sân chơi, cổng trường, biển trường đảm bảo an toàn cho trẻ. 100% trường có công trình vệ sinh cho trẻ, tổng số công trình vệ sinh toàn huyện có 241, trong đó số công trình đúng qui cách có 214. 100% các trường có nguồn nước sạch cho trẻ sử dụng. 100% trường có nhà bếp để tổ chức bán trú cho trẻ đảm bảo an toàn. Đảm bảo tuyệt đối an toàn về thân thể và tinh thần cho trẻ. Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non Trong năm học các trường mầm non trong huyện đã thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn về thân thể và tinh thần cho trẻ. Công tác chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non được nâng lên… kết quả của các hoạt động đã góp phần quan trọng trong quá trình GD toàn diện nhân cách cho trẻ ở các trường mầm non. Tuy nhiên, đi sâu tìm hiểu thì hoạt động phòng chống tai nạn thương tích ở Huyện Ninh Giang, Tỉnh Hải Dương vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định đặc biệt là công tác quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ như: Hoạt động quản lý thực hiện chương trình chăm sóc chưa triệt để; kế hoạch đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích còn chung chung khó thực hiện; đội ngũ cán bộ, GV, NV thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích còn thiếu về số lượng và chưa đảm bảo về mặt chất lượng... Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi chọn nội dung “Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non Huyện Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện trẻ ở lứa tuổi mầm non. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non Huyện 4
- Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ, góp phần nâng cao hiệu quả GD toàn diện cho trẻ mầm non. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Huyện Ninh Giang, Tỉnh Hải Dương. 4. Giả thuyết khoa học Trong những năm qua, hoạt động phòng chống tai nạn thương tích và quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non Huyện Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, so với yêu cầu của thực tiễn giáo dục mầm non vẫn còn bộc lộ những hạn chế bất cập nhất định. Những hạn chế bất cập này do nhiều nguyên nhân khác nhau mang lại, trong đó có nguyên nhân do biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích chưa thực sự hiệu quả. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích phù hợp với thực tế các nhà trường và đặc điểm đối tượng trẻ mầm non thì sẽ đảm bảo được an toàn cho trẻ và góp phần nâng cao được chất lượng GD toàn diện cho trẻ mầm non trong giai đoạn hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non. 5.2. Đánh giá thực trạng phòng chống tai nạn thương tích và quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non Huyện Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương. 5.3. Đề xuất, khảo nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non Huyện Ninh Giang - tỉnh Hải Dương. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung nghiên cứu Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Huyện Ninh Giang, từ đó bước đầu đề xuất, khảo nghiệm tính cần thiết cũng như tính khả thi của các biện pháp đó. 6.2. Về chủ thể quản lý - Chủ thể kép gồm: CBQL, giáo viên nhân viên và những người làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non Huyện Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương. 5
- - Hiệu trưởng các trường mầm non Huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. 6.3. Về địa bàn nghiên cứu Đề tài chỉ khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non Huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. (Tổng số: 28 trường; MN Thị trấn, Đồng Tâm, Hiệp Lực, Ninh Thành, Vĩnh Hoà, Đông Xuyên, Tân Hương…….) 6.4. Về khách thể khảo sát - Tổng số khách thể khảo sát: 150 người - Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng: 50 đồng chí - Giáo viên, nhân viên: 100 đồng chí 7. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, tôi sử dụng các nhóm phương pháp sau: 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu tài liệu về quản lý, tài liệu liên quan đến phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non và các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống tài liệu để xây dựng khung lý luận làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát Quan sát các biểu hiện của hoạt động phòng chống tai nạn thương tích; quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích của GV, NV các trường mầm non. 7.2.2. Phương pháp điều tra Để điều tra thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non Huyện Ninh Giang, chúng tôi sử dụng các bảng hỏi dành cho các đối tượng: CBQL, GV, NV. Mục đích: Khảo sát, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của quản lý hoạt động PCTNTT cho trẻ ở trường mầm non để từ đó có cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp giảm thiểu tối ưu các tai nạn thương tích trong trường mầm non từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách. 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn Bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu thập được thông qua phương pháp điều tra. Qua đó tìm hiểu thêm những biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích. Những thông tin này có giá trị là căn cứ để nhận 6
- xét, khẳng định chính xác hơn thực trạng biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích của Hiệu trưởng các trường mầm non. Ngoài ra, có thể tìm hiểu thêm các nhân tố ảnh hưởng tới thực trạng đó cũng như những khuyến nghị của họ. Đồng thời những thông tin này cũng giúp cho nhà nghiên cứu có thêm căn cứ để khẳng định tính trung thực, độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. 7.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Tham khảo ý kiến của các lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD, các đồng chí hiệu trưởng, GV lâu năm, các nhà quản lý… để có thêm thông tin tin cậy đảm bảo tính khách quan cho các kết quả nghiên cứu. Đặc biệt xin ý kiến đóng góp cho những đề xuất biện pháp nhằm quản lý có hiệu quả việc đổi mới quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích ở địa bàn nghiên cứu. 7.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Qua các hoạt động: Viết sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích; các hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về đổi mới quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích …đề xuất các biện pháp quản lý phòng chống tai nạn thương tích phù hợp. 7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Dùng xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ dưới dạng: Bảng số liệu, sơ đồ... giúp cho các kết quả nghiên cứu trở nên chính xác và đảm bảo độ tin cậy. 8. Đóng góp mới của luận văn - Phòng chống tai nạn thương tích và quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non là việc làm cấp bách cần thực hiện trong giai đoạn hiện nay nhằm giảm thiểu tai nạn thương tích cho trẻ em ở trường mầm non xuống mức thấp nhất, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ và giúp phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non. Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về phòng chống tai nạn thương tích và quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích đề tài đã làm rõ và bổ sung thêm lý luận về quản lý giáo dục mầm non. - Lần đầu tiên ở huyện Ninh Giang, Tỉnh Hải Dương có được một số liệu đáng tin cậy về thực trạng hoạt động phòng chống tai nạn thương tích và quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non để từ đó giúp các nhà quản lý cũng như giáo viên của ngành mầm non có được các biện pháp hữu dụng trong việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mầm non. Hơn nữa đây có thể là tài liệu tham khảo cho các trường mầm non trong khu vực và các trường mầm non có đặc điểm tương đồng. 7
- 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài các phần: Mở đầu; kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn Huyện Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non Huyện Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương. 8
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài Công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em là một phần rất quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là mối quan tâm hàng đầu đối với gia đình nhà trường và toàn thể xã hội, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, của từng gia đình và của toàn xã hội. Trên thế giới cũng có nhiều tác giả nghiên cứu đến vấn đề CSGD trẻ nói chung và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non nói riêng. Có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu: Nghiên cứu về phòng chống thương tích ở trẻ em và vị thành niên: Lời kêu gọi hành động toàn cầu. Genave. Tổ chức Y tế thế giới và UNICEF, 2005. Nghiên cứu về Phòng chống thương tích ở trẻ em và vị thành niên: Một kế hoạch hành động của WHO. Geneva; Tổ chức y tế thế giới 2006. Công ước về quyền trẻ em, 1989. New York, NY, liên hợp quốc, 1989. Một nghiên cứu khác của 2 tác giả Andrew J và Robert C. Pianta cũng chỉ ra mối quan hệ giữa những đặc điểm của GV và điều kiện lớp học với hoạt động chăm sóc trẻ. Trong tác phẩm đó chỉ ra rằng trình độ đào tạo, lĩnh vực đào tạo và những điều kiện của lớp học như kích thước lớp học, số lượng trẻ và chương trình CSGD trẻ có tác động gián tiếp đến việc đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non. Một nghiên cứu khác của tác giả William Fowler vào năm 1980 trong đó chỉ ra những yếu tố nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ có thể giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách. Như vậy, các nghiên cứu về đảm bảo an toàn cho trẻ nói chung và đảm bảo an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non nói riêng đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu khá nhiều, nhưng những nghiên cứu về quản lý hoạt động đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non thì hầu như có rất ít tài liệu đề cập đến. 1.1.2. Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam Để nâng cao chất lượng CSGD trẻ em ở trường mầm non nói chung và đặc biệt là công tác đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thường tích cho trẻ nói riêng. Ở 9
- nước ta cùng với những kết quả đã đạt được trong thực tế hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ thì các nhà nghiên cứu cũng luôn quan tâm đến việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp tốt nhất để đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Các công trình được nghiên cứu sớm đã tập trung vào nội dung nghiên cứu về các giải pháp phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh dựa vào nhà trường tại thành phố Đà Nẵng của tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh có đưa ra những nghiên cứu về việc phòng chống TNTT cho học sinh. Kết qủa nghiên cứu cho thấy tình hình phòng chống TNTT trong các nhà trường hiện nay, cơ sở thực tiễn của các hoạt động này. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tình hình trên. Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp: Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho các nhà trường để đảm bảo cho việc chăm sóc giáo dục trẻ được tốt hơn; giải pháp đào tạo đội ngũ giáo viên nhân viên có trình độ hiểu biết về phòng chống tai nạn thương tích đảm bảo an toàn cho trẻ. Một nghiên cứu năm 2001, cuốn sách “Kỹ năng và bài tập thực hành quản lý trường mầm non của Hiệu trưởng” của tác giả Trần Bích Liễu, cuốn sách này cung cấp những tri thức khoa học về nghiệp vụ quản lý trường mầm non và hệ thống các bài tập hình thành các kỹ năng cơ bản của người Hiệu trưởng như: Kỹ năng lập kế hoạch. Những năm gần đây có một số tác giả tiến hành nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động chăm sóc, GD trẻ mầm non và đã đề ra những biện pháp quản lý hoạt động PCTNTT đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non đã cung cấp nhiều kiến thức lý luận và thực tế cho các nhà quản lý GD mầm non như: Đề tài luận văn tiến sĩ: “Nghiên cứu giải pháp can thiệp phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh Tiểu học dựa vào nhà trường ở thành phố Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh, năm 2012 trong đó phân tích thực trạng hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em và đề ra một số giải pháp can tiệp PCTNTT cho trẻ em dựa vào nhà trường. Đề tài luận văn thạc sĩ: “Nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng trường mầm non quận Hai Bà Trưng” của tác giả Bùi Thị Kim Xuân, 2004 đã đề ra một số biện pháp giúp cho hiệu trưởng các trường mầm non của quận Hai Bà Trưng nâng cao năng lực quản lý để thực hiện tốt hơn các công tác quản lý trường mầm non trong giai đoạn tiếp theo. Đề tài luận văn thạc sĩ: “Biện pháp quản lý thực hiện chương trình thí điểm GD mầm non của hiệu trưởng trường mầm non” của tác giả Vũ Thị Thu Hằng, năm 2008. Đề tài đã cung cấp hệ thống lý thuyết về việc thực hiện chương trình thí điểm GD mầm non và đã đề ra những biện pháp quản lý giúp hiệu trưởng thực hiện tốt 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 315 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 328 | 40
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào việc giáo dục y đức cho sinh viên ngành y ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 230 | 35
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 258 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn