Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thông qua hoạt động trải nghiệm trong nhà trường đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
- I BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN ÁNH NGỌC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2018
- II BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN ÁNH NGỌC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8. 14. 01. 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS TS. VŨ TRỌNG RỸ NGHỆ AN - 2018
- III LỜI CẢM ƠN Lời cảm ơn đầu tiên và sâu sắc nhất của tôi xin được gửi tới Thầy giáo, PGS. TS. Vũ Trọng Rỹ - Người đã quan tâm và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Thầy đã cho tôi thêm nhiều kiến thức về khoa học quản lý giáo dục cũng như giúp tôi rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Vinh, Phòng đào tạo sau Đại học, Khoa Giáo dục, cùng thầy giáo, cô giáo đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi, dành nhiều công sức giảng dạy, hướng dẫn giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, giáo viên, phụ huynh và học sinh các trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thành đề tài luận văn, song chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và những người cùng quan tâm tới những vấn đề được trình bày trong luận văn để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn ! Vinh, tháng 5 năm 2018 Tác giả Nguyễn Ánh Ngọc
- IV MỤC LỤC Trang phụ bìa .......................................................................................................II Lời cảm ơn ..........................................................................................................III Mục lục................................................................................................................IV Danh mục các chử cái viết tắt.............................................................................VI Danh mục các bảng, sơ đồ................................................................................VIII Mở đầu .................................................................................................................1 Nội dung...............................................................................................................6 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................6 1.2. Một số khái niệm cơ bản .............................................................................11 1.3. Hoạt động trải nghiệm ở trường THCS .....................................................16 1.4.Quản lý hoạt động trải nghiệm của Hiệu trưởng trường THCS ...............29 1.5. Các .yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động trải nghiệm ở trường THCS..................................................................................................................34 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục Trung học cơ sở của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình..................................................................................40 2.2. Khái quát về điều tra khảo sát thực trạng....................................................45 2.3.Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học cơ sở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình ..................................................................... 47 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình ............................... 59 2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động trải nghiệm tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.........................65
- V Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp................................................................71 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình...............................................................73 3.3. Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất...............98 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận........................................................................................................ 103 2. Kiến nghị................................................................................................... . 104 2.1. Đối với Bộ GD&ĐT 2.2. Đối với Sở GD&ĐT Quảng Bình 2.3. Đối với Phòng GD&ĐT Lệ Thủy 2.4. Đối với các trường THCS 2.5. Đối với ủy ban nhân dân các cấp TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................107 PHỤ LỤC..........................................................................................................110
- VI NHỮNG KÍ HIỆU VIẾT TĂT Kí hiệu viết tắt Cụm từ viết tắt BCHTW Ban chấp hành Trung ương TW Trung ương CBGV Cán bộ giáo viên CBQL Cán bộ quản lí CBQLGD Cán bộ quản lí giáo dục CN-TTCN Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CSVC Cơ sở vật chất GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giáo viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm HĐLĐ - HN Hoạt động lao động - hướng nghiệp HĐTNST Hoạt động trải nghiệm sáng tạo HĐTN Hoạt động trải nghiệm HS Học sinh HS THCS Học sinh THCS HS THPT Học sinh THPT KT - XH Kinh tế - Xã hội NXB Nhà xuất bản PGS.TS Phó giáo sư - Tiến sĩ TDTT Thể dục thể thao THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông THCN Trung học chuyên nghiệp GDMN Giáo dục mầm non XHCN Xã hội chủ nghĩa KKT Khu kinh tế
- VII KKTCK Khu kinh tế cửa khẩu NCKH Nghiên cứu khoa học PCGDTH Phổ cập giáo dục tiểu học PCGDTHCS Phổ cập giáo dục trung học cơ sở XMC Xóa mù chử TSHS Tổng số học sinh CLGD Chất lượng giáo dục HĐGDNGLL Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- VIII DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ/ TT Nội dung Trang Bảng biểu 1 Sơ đồ 1.1 Sự tác động qua lại giữa các yếu tố trong quản lí 12 2 Sơ đồ 1.2 Hoạt động trải nghiệm trong quá trình giáo dục 16 3 Bảng 1.3 Cấu trúc chương trình hoạt động trải nghiệm ở trường THCS 23 4 Bảng 1.4 Thời lượng thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm 33 Quy mô trường lớp, cán bộ giáo viên, học sinh năm học 43 5 Bảng 2.1 2017 - 2018 6 Bảng 2.2 Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ HĐGDNGLL 43 7 Bảng 2.3 Chất lượng giáo dục hai mặt trong 3 năm gần đây 44 Đối tượng điều tra khảo sát các trường THCS trên địa bàn 47 8 Bảng 2.4 huyện Lệ Thủy 9 Bảng 2.5 Nhận thức về sự cần thiết của HĐGDNGLL 48 10 Bảng 2.6 Nhận thức về vai trò của HĐGDNGLL 48 11 Bảng 2.7 Đánh giá về mức độ yêu thích các HĐGDNGLL của HS 51 Nhận thức của phụ huynh về một số nội dung và mục đích 52 12 Bảng 2.8 của HĐGDNGLL Bảng tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lí và giáo viên về việc 54 13 Bảng 2.9 thực hiện nội dung chương trình và quy mô HĐGDNGLL 14 Bảng 2.10 Tổng hợp ý kiến về các hình thức tổ chức HĐGDNGLL 56 15 Bảng 2.11 Cơ sở vật chất phục vụ HĐGDNGLL 58 16 Bảng 2.12 Bảng tổng hợp các nguồn kinh phí phục vụ HĐGDNGLL 59 17 Bảng 2.13 Đánh giá hiệu quả xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL 60 18 Bảng 2.14 Tổ chức bộ máy HĐGDNGLL 61 19 Bảng 2.15 Quản lí chỉ đạo thực hiện chương trình HĐGDNGLL 62 Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng đối 64 20 Bảng 2.16 với HĐTN 21 Bảng 3.1 Mẫu xây dựng kế hoạch HĐTN 79 Kế hoạch hoạt động theo chủ điểm cho toàn khối vào các 79 22 Bảng 3.2 ngày lễ lớn 23 Bảng 3.3 Khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp 99 24 Bảng 3.4 Khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp 100
- 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với quan điểm “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”, là chìa khóa để mở cánh cửa tương lai, giáo dục - đào tạo nước ta đã có những bước chuyển biến mới, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong lí luận và thực tiển đã khẳng định công tác quản lý của người hiệu trưởng có vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng giáo dục nhà trường, là người quản lý tổng thể tất cả mọi hoạt động của nhà trường trong đó có quản lý hoạt động trải nghiệm. Các tác giả John Dewey, Zadek Kurt Lewin cho rằng trong tổ chức các hoạt động giáo dục có hiệu quả chưa cao có nguyên nhân cơ bản là do chưa có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành, giữa kinh nghiệm cá nhân và mối quan hệ giữa kinh nghiệm cá nhân người học với hoạt động dạy học, mối quan hệ biện chứng giữa kinh nghiệm cá nhân với việc phân tích giải quyết nhiệm vụ học tập. Muốn khắc phục được các vấn đề đó cần có sự chuyển đổi kinh nghiệm và dựa trên các kinh nghiệm hiện có để thu nhận thông tin mới trong môi trường học tập thực tiển và kiểm tra lại nó bằng kinh nghiệm của mình. Trước thềm đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thì công tác quản lý trường học cần phải hoàn thiện và đổi mới trên tất cả mọi lĩnh vực, mọi hoạt động của nhà trường, đặc biệt là hoạt động trải nghiệm. Một trong những định hướng đổi mới quản lý hiện nay là vận dụng lý thuyết quản lý vào quản lý nhà trường, là phương thức có thể phù hợp và dễ vận dụng vào trường THCS ở nước ta hiện nay.
- 2 Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục và là một trong hai loại hoạt động quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo trong các cơ sở giáo dục phổ thông nói chung và các trường THCS nói riêng. Đó là hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học văn hóa ở trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiển, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động. HĐTN là một hoạt động rất quan trọng trong việc phát triển tâm lực, trí lực, thể lực và các năng lực khác trong quá trình hoàn thiện nhân cách của HS, giúp HS tích lũy thêm kinh nghiệm giao tiếp và hoạt động tập thể, có ý thức tham gia hoạt động, hoàn thành nhiệm vụ được giao, từ đó nâng cao sự hiểu biết của mình về các lĩnh vực đời sống xã hội. Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới thì hoạt động trải nghiệm là các hoạt động giáo dục bắt buộc, trong đó học sinh dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức và kỷ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiển đời sống nhà trường, gia đình, xã hội, tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực đặc thù của hoạt động này. Hoạt động trải nghiệm nhằm giúp cho người học không những có được năng lực thực hiện mà còn có những trải nghiệm về cảm xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm lý khác . Thực tế cho thấy, hiện nay đội ngũ cán bộ, giáo viên ở các trường THCS thuộc huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình còn rất nhiều bỡ ngỡ, mặc dù đã có tập huấn, bồi dưỡng (- về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp), song vẫn còn nhiều hạn chế, có cách nhìn chưa đầy đủ đối với HĐTN… Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng HĐTN trong chương trình giáo dục phổ thông mới được tốt hơn. Đặc biêt, một số trường hiện nay chỉ quan tâm đến hoạt động giáo dục văn hóa trên lớp mà xem nhẹ tổ chức các hoạt động giáo dục khác nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển toàn diện nhân cách của HS.
- 3 Với những lí do trên cho thấy việc vận dụng lý thuyết tiếp cận chức năng quản lý vào nghiên cứu quản lý hoạt động trải nghiệm là một trong những hướng nghiên cứu mà chúng tôi thấy phù hợp với xu thế đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý hoạt động trải nghiệm t ở trong tương lai ở trường THCS nói chung. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thông qua hoạt động trải nghiệm trong nhà trường đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh. 3.KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1.Khách thể nghiên cứu Hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trường THCS . 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động trải nghiệm của Hiệu trưởng trường THCS . 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Có thể nâng cao chất lượng quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình nếu các biện pháp quản lý được xây dựng và triển khai theo tiếp cận chức năng quản lý: xây dựng được kế hoạch; tổ chức thực hiện kế hoạch; xây dựng và hoàn thiện bô ̣ máy tổ chức, văn bản hướng dẫn tổ chức điều hành hoạt động; xây dựng được tiêu chí đánh giá các hoạt động; rút kinh nghiệm và điề u chỉnh để từng bước nâng cao hiệu quả khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm . 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường THCS
- 4 5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chương trình hiện hành 5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường THCS 5.4. Khảo nghiệm một số biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường THCS huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay. 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài chỉ nghiên cứu vận dung lý thuyết tiếp cận chức năng quản lý vào quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Quản lý hoạt động trải nghiệm của ban giám hiệu, các tổ chuyên môn, các đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tổng hợp thông tin...cũng nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động trải nghiệm diễn ra có hiệu quả. Các biện pháp quản lý tài chính, quản lý về CSVC, quản lý về thiết bị dạy học....được coi là các điền kiện cần thiết cho hoạt động trải nghiệm. - Chỉ khảo sát và nghiên cứu trên điạ bàn 8 trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong thời gian từ 11/2017 - 4/2018. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Khai thác những thông tin khoa học lí luận giáo dục học qua sách và tài liệu có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu ( sách và tài liệu lí luận, các công trình nghiên cứu- luận án- luận văn, khóa luận, bài báo khoa học ...). Làm cơ sở để xây dựng lịch sử vấn đề nghiên cứu; cơ sở lý luận về quản lí, hoạt động trải nghiệm, quản lí HĐTN nhằm xây dựng khung lí luận của vấn đề nghiên cứu. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát sư phạm : ghi nhận, thu thập những biểu hiện của các hiện tượng, quá trình giáo dục nhằm để khai thác những thông tin cần thiết phục vụ cho việc đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp tương ứng
- 5 hoặc kiểm chứng cho giả thuyết khoa học. - Phương pháp điều tra giáo dục: sử dụng hệ thống câu hỏi đã được xây dựng theo một mục tiêu nhất định, đặt ra cho nhiều người ở nhiều vùng khác nhau, vào những thời gian khác nhau thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau để có thể thu được hàng loạt ý kiến trong một thời gian ngắn nhằm phát hiện thức trạng và những nguyên nhân của nó cũng như đề xuất những giải pháp và điều kiện có tính giả định làm cho thực trạng ngày càng phát triển tốt đẹp . - Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia : phương pháp khai thác và tận dụng chất xám của các chuyên gia, nhằm để thu thập thông tin khoa học, thu thập những ý kiến đánh giá và những giải pháp về tổ chức HĐTN 7.3. Phương pháp toán thống kê Nhằm xử lý các dữ liệu, các thông tin trong quá trình nghiên cứu, điều tra thu thập được. 8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Về lý luận: Tổng hợp phân tích và làm rõ cơ sở lý luận và các khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Về thực tiễn: Phản ánh, đánh giá được thực trạng và đề xuất những giải pháp khoa học về quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn được cấu trúc thành 3 chương như sau : - Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường trung học cơ sở - Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình - Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
- 6 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Hoa ̣t đô ̣ng trải nghiệm là mô ̣t thuâ ̣t ngữ đươ ̣c hiể u khá rô ̣ng trong khoa ho ̣c giáo du ̣c. Nó đươ ̣c xuấ t phát từ cơ sở khoa ho ̣c của Tâm lí ho ̣c hoa ̣t đô ̣ng và Giáo du ̣c ho ̣c. Ở các nước khác nhau Hoa ̣t đô ̣ng trải nghiệm (Hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp) có những tên go ̣i và cách thức tổ chức khác nhau như “Hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c ngoài giờ lên lớp”, “hoa ̣t đô ̣ng ngoa ̣i khóa”, “hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c bên ngoài lớp ho ̣c”, “hoa ̣t đô ̣ng tâ ̣p thể ”, “hoa ̣t đô ̣ng trải nghiêm ̣ sáng tạo”, “hoạt động song song với học tập” hay “chương trình hoạt động”,… Có thể nói tư tưởng giáo dục về học qua trải nghiệm đã xuất hiện từ khá sớm, và được dần dần phát triển bởi các nhà giáo dục trên thế giới, và được nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới coi như triết lý giáo dục của quốc gia. Chính vì vậy, HĐTN là một phần quan trọng không thể thiếu trong chương trình giáo dục ở các nước trên thế giới. Những tư tưởng và công trình nghiên cứu trong, ngoài nước về hoạt động trải nghiệm như : Theo Dewey, kinh nghiệm là một thể thống nhất liên tục tác động lẫn nhau giữa thể hữu cơ và môi trường. Trong thể thống nhất liên tục này, kinh nghiệm và tự nhiên, con người và môi trường chủ thể của nhận thức và khách thể được nhận thức là hai mặt của một quá trình. Chúng tác động lẫn nhau, có mối liên hệ với nhau, thậm chí kết hợp làm một. Điều này về thực chất là đã hoà tan kinh nghiệm trong kinh nghiệm, phủ định căn bản tính độc lập, tồn tại bên ngoài kinh nghiệm của thế giới khách quan. Theo ông, kinh nghiêm cá nhân bao gồm hai nhân tố : “Hoạt động trải nghiệm” và “Kết quả thu được qua trải nghiệm”. Hai nhân tố này kết hợp với nhau theo một hình thức đặc biệt, trở thành kinh nghiệm của các nhân. Ông giải thích, “Một đứa trẻ đưa ngón tay vào
- 7 lửa, đó chưa phải là kinh nghiệm; khi hành động đó gắn với nỗi đau mà đứa trẻ phải chịu đựng thì đó mới là kinh nghiệm. Từ đó trở đi, đứa trẻ biết rằng đưa ngón tay vào lửa có nghĩa là bị bỏng”. Từ đó, Dewey đưa ra quan điểm giáo dục và quan điểm chương trình theo chủ nghĩa thực dụng. Ông cho rằng “Mọi sự học tập đều bắt đầu từ kinh nghiệm”, “Giáo dục là một quá trình phát triển trong kinh nghiệm, do kinh nghiệm và vì kinh nghiệm”. Bởi vậy, ông cho rằng: “Giáo dục tức là cuộc sống”, “Giáo dục là sinh trưởng”, “Giáo dục là sự tiếp tục không ngừng cải tổ hoặc cải tạo kinh nghiệm”. Năm 1984, giáo sư David Kolb, người Mĩ, đã công bố công trình nghiên cứu của mình về học tập dựa vào trải nghiệm. Ông nhấn mạnh sự quan tâm tới quá trình nhận thức bên trong của người học. Theo đó ông cho rằng “Học tập là quá trình mà kiến thức được tạo ra thông qua việc chuyển đổi kinh nghiệm. Kết quả của kiến thức là sự kết hợp giữa nắm bắt kinh nghiệm và chuyển đổi nó”. Cũng theo Kolb thì học tập nên hình thành một cách tốt nhất khi nó được coi là một quá trình, thay vì chỉ quan tâm đến kết quả. Đó là một quá trình liên tục dựa trên những trải nghiệm. Ông đã xây dựng mô hình học tập qua trải nghiệm gồm 4 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: Khởi động bằng một kinh nghiệm cụ thể. Giai đoạn 2: Quan sát và phản hồi Giai đoạn 3: Hình thành khái niệm trừu tượng Giai đoạn 4: Thử nghiệm chủ động Với mô hình này, Kolb cho rằng trình tự của việc học phản ánh rằng người học có tiến hành hoạt động học tập dựa vào trải nghiệm không. Muốn học tập dựa vào trải nghiệm thì người học nhất thiết phải huy động những kinh nghiệm vốn có của cá nhân, rồi chiêm nghiệm, phản hồi trên các kinh nghiệm của mình (tức là giai đoạn quan sát và phản hồi) để từ đó khái quát hóa và công
- 8 thức hóa khái niệm để có thể áp dụng trong những tình huống mới có thể xuất hiện trong thực tế; sau đó các khái niệm này được áp dụng và kiểm nghiệm trong thực tế để thấy được sự đúng - sai, hữu dụng - vô ích, … theo đó lại xuất hiện một kinh nghiệm mới, và chúng lại trở thành đầu vào trong vòng học tập tiếp theo, cứ thế lặp đi lặp lại cho tới khi nào việc học đạt được mục tiêu đề ra ban đầu [21]. Theo David Kolb, để kinh nghiệm học tập được chính xác, người học cần có một số điều kiện như sau: - Người học phải sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực; - Người học phải có khả năng suy nghi ̃ về những gì trải nghiệm; - Người học phải có và sử dụng kỹ năng phân tích để khái quát hoá các kinh nghiệm có được; - Người học phải ra quyết định và có kỹ năng giải quyết vấn đề để sử dụng những ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm. Dựa trên lý thuyết về mô hình học tập dựa vào trải nghiệm của David Kolb, các tác giả về sau đã vận dụng vào trong việc tổ chức cho học sinh học tập dựa vào trải nghiệm. Bài viết “Ảnh hưởng của HĐTN với hoạt động học tập của giáo sinh”, tác giả Jing Wang và Jonathan Shiveley, Đại học California, Mỹ đã đưa ra những kết quả nghiên cứu khẳng định vai trò của HĐTN đối với hoạt động học tập của học sinh. Theo đó “sinh viên đạt được tỷ lệ cao hơn rất nhiều trong việc học ở lớp và tốt nghiệp, duy trì điểm trung bình tốt hơn, và hình thành những năng lực tốt khi họ tham gia vào bất kỳ hoạt động trong phạm vi nghiên cứu ” Năm 1996 thì Bisson và Luckner còn khẳng định được là trong và sau quá trình trải nghiệm, người học cảm thấy thoả mái và thích thú hơn bởi vì chính sự trải nghiệm thực tế đã kích thích sự tò mò và hứng thú của người học, làm tăng
- 9 cảm xúc nội tâm, giảm stress và sự căng thẳng khi học, giảm rào cản xã hội giữa các cá nhân, đặc biệt là giảm sự ganh đua trong quá trình học giữa các học sinh giỏi và học sinh yếu, mọi thành viên đều được coi trọng và tôn trọng như nhau trong quá trình trải nghiệm, bởi sự trải nghiệm không có sự cứng nhắc theo khuôn mẫu hoặc sách vở mà người học phải thuộc, các hoạt động trải nghiệm chấp nhận sự khác biệt và sự rủi ro cho những câu trả lời, cũng như chấp nhận sự thử sai khi thực hiện hành động. Nhìn chung, “Học tập trải nghiệm” là một lý thuyết học tập được thế giới rất coi trọng bởi nó đề cao việc hình thành năng lực của con người thông qua những trải nghiệm thực tiễn, điều đó hoàn toàn phù hợp với các quy luật về tâm lý trong việc hình thành phát triển nhân cách cho học sinh. Ở Việt Nam, có thể nói Hoạt động trải nghiệm là một khái niệm mới xuất hiện trong khoảng 3, 4 năm trở lại đây, tuy nhiên nội hàm của khái niệm này, với tư cách là hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp và với tên gọi là Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (trong Chương trình Giáo dục phổ thông hiện hành) thì đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước đề cập tới, tiêu biểu là các tác giả: Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Liên… Theo các tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt thì: quá trình giáo dục nhất thiết phải bao gồm việc lĩnh hội tri thức kinh nghiệm và phát triển năng lực nhận thức, và phải được tiến hành một phần quan trọng ngay trong các bài học trên lớp cũng như trong các hoạt động khác của học sinh ngoài trường, ngoài giờ lên lớp. Các tác giả cũng đã nêu lên nguyên tắc về tính toàn vẹn của quá trình giáo dục, trong đó phải đảm bảo sự thống nhất của quá trình giáo dục trên lớp và giáo dục ngoài lớp, ngoài trường …[18]
- 10 Với tên gọi là Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp các tác giả nghiên cứu về hoạt động này đã đưa ra những quan niệm của mình như sau: Theo giáo sư Đặng Vũ Hoạt, “HĐGDNGLL là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hoá nghệ thuật, thẩm mỹ, thể dục thể thao, vui chơi … để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách” [18] Trong chương trình Trung học cơ sở về HĐGD NGLL hiện hành, các tác giả đã đưa ra khái niệm: "HĐGD NGLL là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học ở trên lớp. HĐGD NGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy - học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết và thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của học sinh". [2] Trong công triǹ h “Giáo dục học – Một số vấ n đề lý luận và thực tiễn”, GS Hà Thế Ngữ đã khẳ ng đinh ̣ “Mô ̣t nề n giáo du ̣c gắ n chă ̣t với cuô ̣c số ng của con người, của nhân dân lao đô ̣ng, gắ n chă ̣t với thực tiễn xã hô ̣i, nhấ t đinh ̣ phải bao gồ m toàn thể các hoạt động số ng thực của người học. Chỉ có điề u là những hoa ̣t đô ̣ng đó không còn mang tiń h chấ t tự nhiên sơ khai nữa, mà đươ ̣c sự tổ chức và lañ h đa ̣o của nhà giáo du ̣c, hay nói cách khác, là những hoạt động giáo dục”. Theo GS Hà Thế Ngữ những hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c cơ bản gồm: vui chơi, ho ̣c tâ ̣p, lao đô ̣ng sản xuấ t, hoa ̣t đô ̣ng xã hô ̣i, và sinh hoa ̣t tâ ̣p thể (giao lưu). [20] Trong các nghiên cứu về HĐTN trong 2 năm trở lại đây, một số tác giả cũng đã đưa ra những quan niệm của mình về HĐTN. Theo Đinh Thị Kim Thoa (2015) hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục thông qua sự trải nghiệm và sáng tạo của cá nhân trong việc kết nối kinh nghiệm học được trong nhà trường với thực tiễn đời sống mà nhờ đó các kinh nghiệm được tích luỹ thêm và dần chuyển hoá thành năng lực [50]. Nguyễn Thị Liên và đồng nghiệp (2016) cho rằng, theo nghĩa chung nhất: “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó nội dung và
- 11 cách thức tổ chức tạo điều kiện cho từng học sinh được tham gia trực tiếp và làm chủ thể của hoạt động, tự lên kế hoạch, chủ động xây dựng chiến lược hành động cho bản thân và cho nhóm để hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực cần có của công dân trong xã hội hiện đại, qua hoạt động học sinh phát huy khả năng sáng tạo để thích ứng và tạo ra cái mới, giá trị cho cá nhân và cộng đồng”. Các tư tưởng và các công trình nghiên cứu, giáo trình,luận văn đã đề cập đến nhiều nội dung và khía cạnh khác nhau về hoạt động trải nghiệm. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về quản lí HĐTN ở các trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý Quản lí là một hoạt động cần thiết cho tất cả các lĩnh vực của đời sống con người. Khái niệm quản lí đã được các nhà khoa học định nghĩa một cách khác nhau: Trong tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu của quản lí” Tác giả Harold Kontz [19] viết: “Quản lí là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lí nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc và sự bất mãn cá nhân ít nhất”. Tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ [20] cho rằng: “Quản lí là một quá trình định hướng, quá trình có mục đích, quản lí có hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lí mong muốn”. Theo tác giả Trần Kiểm “ Quản lí là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người sao cho mục tiêu của từng người biến thành những thành tựu của xã hội ”. Như vậy, khái niệm quản lí được các nhà nghiên cứu và phân tích bằng
- 12 nhiều cách khác nhau nhưng về cơ bản có những đặc điểm chung như : - Quản lí là sự phối hợp có hiệu quả của những người cộng sự khác nhau trong cùng một tổ chức. - Quản lí là các hoạt động thực tiễn nhằm đảm bảo hoàn thành các công việc qua những nỗ lực của người khác. Tóm lại: Quản lí là sự tác động có định hướng, có tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra của chủ thể quản lí để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí của nhà quản lí, phù hợp với quy luật khách quan. Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ như vũ bảo của khoa học kĩ thuật và sự biến động không ngừng của nền kinh tế - xã hội, quản lí được xem là một trong năm nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội (vốn - nguồn lực lao động - khoa học kỹ thuật - tài nguyên và quản lí trong đó quản lí đóng vai trò quyết định sự thành bại của công việc). Hoạt động quản lí tồn tại với ba yếu tố cơ bản đó là: “chủ thể quản lí, khách thể quản lí, mục tiêu quản lí” các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng nằm trong môi trường quản lí được thể hiện qua sơ đồ sau: Công cụ MÔI TRƯỜNG QUẢN LÍ quản lí Chủ thể Khách thể Mục tiêu quản lí quản lí quản lí Phương pháp quản lí Sơ đồ 1.1. Sự tác động qua lại giữa các yếu tố trong quản lí
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 527 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 335 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 266 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn