intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ở các trường Trung học phổ thông, thành phố Sóc Trăng

Chia sẻ: Ganuongmuoiot | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:128

25
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận, xác định được thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng CNTT vào quản lý ở các trường THPT thành phố Sóc Trăng và các yếu tố liên quan. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện hiệu quả ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong quản lý ở các trường THPT thành phố Sóc Trăng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ở các trường Trung học phổ thông, thành phố Sóc Trăng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Huỳnh Chí Phến QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Huỳnh Chí Phến QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG Chuyên ngành : Quản lí giáo dục Mã số : 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN VĂN Y Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn thạc sĩ “Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ở các trường Trung học phổ thông, thành phố Sóc Trăng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2018 Tác giả Huỳnh Chí Phến
  4. LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành tốt khóa học này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Lãnh đạo và quý thầy, cô giáo Khoa Quản lý Giáo dục, Phòng Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Lãnh đạo Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng đã tham gia quản lý, giảng dạy tận tâm, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cám ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Văn Y, người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả xin cảm ơn các đồng chí trong Ban lãnh đạo Phòng Giáo dục Trung học, Phòng Tổ chức Cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng; các đồng nghiệp và đặc biệt là sự cộng tác giúp đỡ của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Sóc Trăng. Vì thời gian có hạn, vấn đề nghiên cứu còn khá mới, mặc dù tác giả đã rất cố gắng, song luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự chỉ dẫn và góp ý của quý thầy, cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn có giá trị thực tiễn, góp phần ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Sóc Trăng. Xin trân trọng cảm ơn! Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2018 Tác giả Huỳnh Chí Phến
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cám ơn Mục lục Danh mục các cụm từ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO QUẢN LÝ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ...................... 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 7 1.2. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................... 12 1.2.1. Quản lý ............................................................................................... 12 1.2.2. Công nghệ thông tin ........................................................................... 12 1.2.3. Ứng dụng Công nghệ thông tin .......................................................... 15 1.2.4. Quản lý ứng dụng Công nghệ thông tin ............................................. 17 1.3. Nhà trường THPT và nội dung quản lý của hiệu trưởng.......................... 19 1.3.1. Vị trí, mục tiêu đào tạo của trường THPT ......................................... 19 1.3.2. Đặc điểm của trường THPT ............................................................... 20 1.3.3. Nội dung quản lý của hiệu trưởng ...................................................... 21 1.3.4. Chức năng quản lý nhà trường của hiệu trưởng................................. 22 1.4. Hoạt động ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý ở trường THPT ....................................................................................................... 27 1.4.1. Sự cần thiết của ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý ở trường THPT ..................................................................................... 27
  6. 1.4.2. Nguyên tắc ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý ở trường THPT ................................................................................................. 28 1.4.3. Nội dung ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường.. 29 1.4.4. Các mức độ ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường.......................................................................................... 30 1.5. Quản lý hoạt động ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý ở trường THPT ........................................................................................... 30 1.5.1. Xây dựng kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý ... 30 1.5.2. Tổ chức, chỉ đạo việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý ........................................................................................................ 32 1.5.3. Kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý ........................................................................................................ 33 1.6. Các yếu tố tác động đến quá trình quản lý việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong nhà trường. ...................................................................... 34 1.6.1. Yếu tố chủ quan ................................................................................. 34 1.6.2. Yếu tố khách quan .............................................................................. 35 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 36 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ Ở CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG ..... 37 2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu ................................................................... 37 2.1.1. Khái quát về vị trí địa lý hành chánh, tình hình dân số thành phố Sóc Trăng........................................................................................... 37 2.1.2. Khái quát về đội ngũ CBQL, GV, NV về CSVC của 3 trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng .......................................... 38 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng hoạt động ứng dụng Công nghệ thông tin vào quản lý ở các trường THPT Thành phố Sóc Trăng .......................... 45 2.2.1. Đối tượng khảo sát ............................................................................. 45
  7. 2.2.2. Nội dung khảo sát............................................................................... 45 2.2.3. Phương pháp khảo sát ........................................................................ 45 2.2.4. Cách thức xử lý số liệu ....................................................................... 46 2.3. Thực trạng hoạt động ứng dụng Công nghệ thông tin vào quản lý ở các trường THPT Thành phố Sóc Trăng ................................................. 46 2.3.1. Nhận thức ........................................................................................... 46 2.3.2. Tình hình ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý ................... 48 2.3.3. Tình hình quản lý ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý....... 52 2.4. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng Công nghệ thông tin vào quản lý ở các trường THPT Thành phố Sóc Trăng ........... 56 2.4.1. Những ưu điểm................................................................................... 56 2.4.2. Những hạn chế ................................................................................... 57 2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng .............................................................. 58 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 63 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ Ở CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG ..... 64 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ............................................................ 64 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu..................................................... 64 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa....................................................... 64 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .................................................... 65 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ..................................................... 65 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ....................................................... 66 3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý tại 3 trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng ........ 67 3.2.1. Biện pháp 1 ........................................................................................ 67 3.2.2. Biện pháp 2 ........................................................................................ 69 3.2.3. Biện pháp 3 ........................................................................................ 78
  8. 3.2.4. Biện pháp 4 ........................................................................................ 80 3.2.5. Biện pháp 5 ........................................................................................ 82 3.2.6. Biện pháp 6 ........................................................................................ 85 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................... 86 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ................. 88 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 92 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 96 PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT BTĐ Bí thư đoàn BGD Bộ Giáo dục BG Báo giảng CBQL Cán bộ quản lý CTCĐ Chủ tịch Công đoàn CNTT Công nghệ thông tin CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông CSVC Cơ sở vật chất CSDL Cơ sở dữ liệu CNH, HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GD Giáo dục GV Giáo viên HG-TG Hội giảng – Thao giảng HS Học sinh HT Hiệu trưởng NV Nhân viên TTCM Tổ trưởng chuyên môn THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở UBND Ủy ban nhân dân PHT Phó hiệu trưởng SGD Sở Giáo dục QL Quản lý QLGD Quản lý giáo dục
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Quy mô và cơ cấu đội ngũ CBQL, GV, NV của 3 trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng. ................................... 38 Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của CBQL, GV, NV của 3 trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng......................... 40 Bảng 2.3. Khảo sát về hạ tầng CNTT .......................................................... 42 Bảng 2.4. Khảo sát các phần mềm QL đang được sử dụng......................... 43 Bảng 2.5. Khảo sát về nhận thức việc ứng dụng CNTT trong QL .............. 46 Bảng 2.6. Khảo sát về tình hình ứng dụng CNTT vào QL .......................... 48 Bảng 2.7. Khảo sát về tình hình xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT vào QL ......................................................................................... 52 Bảng 2.8. Khảo sát về tình hình tổ chức, chỉ đạo ứng dụng CNTT vào QL ......................................................................................... 53 Bảng 2.9. Khảo sát về kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT vào QL ........... 54 Bảng 2.10. Khảo sát về yếu tố thuận lợi, khó khăn ứng dụng CNTT vào QL ......................................................................................... 58 Bảng 3.1. Mô tả yêu cầu về ứng dụng CNTT mức cơ bản và mức nâng cao trong trường phổ thông ......................................................... 74 Bảng 3.2. Kết quả đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng .................................................................................... 88 Bảng 3.3. Kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng .................................................................................... 89
  11. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Trình độ tin học của CBQL, GV, NV ....................................... 41 Biểu đồ 2.2. Tỉ lệ CBQL, GV, NV tự trang bị máy tính cá nhân .................. 42 Biểu đồ 2.3. Khảo sát về nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, NV ngại thay đổi trong công tác QL....................................................... 60 Biểu đồ 2.4. Khảo sát về kỹ năng ứng dụng CNTT của đội ngũ CBQL, GV, NV còn hạn chế ................................................................. 61
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trước cuộc cách mạng khoa học 4.0, công nghệ thông tin đã phát huy thế mạnh và ngày càng hữu hiệu ở nhiều lĩnh vực. Chỉ cần một cú nhấp chuột, hoặc thao tác trên điện thoại thông minh, người ta có thể hoàn tất nhiều công đoạn thủ tục mà trước đây phải mất hàng tuần, có khi hàng tháng. Trong xu thế hội nhập hiện nay, ngành giáo dục cũng không ngoại lệ. Việc đưa những phần mềm ứng dụng vào trường học phục vụ cho quản lý, giảng dạy và học tập là rất cần thiết. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học và công tác quản lý đang là một xu thế tất yếu của nhiều quốc gia trong thế kỷ XXI, kỷ nguyên của thông tin và tri thức. Ở Việt Nam việc ứng dụng CNTT vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo là ưu tiên hàng đầu được Đảng và nhà nước khuyến khích áp dụng, thể hiện qua việc ban hành các chỉ thị, nghị quyết, công văn hướng dẫn về ứng dụng CNTT như: Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị về việc “Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế” (Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014); Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025” (Thủ tướng Chính phủ, 2017); Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” (Thủ tướng Chính phủ, 2017). Đặc biệt trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2017-2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có yêu cầu “Tăng cường sử dụng phần mềm quản lý trong trường phổ thông (quản lý học sinh, giáo viên, cơ sở vật chất...) theo hình thức trực tuyến. Phần
  13. 2 mềm phải có chức năng quản lý và in ra được sổ điện tử đảm bảo đúng nội dung, đúng mẫu theo quy định. Chính thức đưa vào sử dụng sổ điện tử thay cho sổ giấy thông thường ở những nơi đã có phần mềm quản lý ” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017). Những văn bản chỉ đạo nói trên đã đặt ra cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở các trường trung học phổ thông nhiệm vụ là phải ứng dụng CNTT trong công tác quản lý. Mặt khác, việc ứng dụng CNTT vào quản lý ở trường trung học phổ thông có tác dụng cải thiện quy trình quản lý , góp phần cải tiến phương pháp quản lý. Hoạt động ứng dụng CNTT trong các trường THPT có nhiều tiến bộ rõ rệt. Trình độ, kỹ năng tin học của đội ngũ CBQL, GV, NV đã được phổ cập và từng bước được nâng cao. Hạ tầng CSVC về CNTT được quan tâm đầu tư, mua sắm. Ứng dụng CNTT vào giảng dạy và quản lý tại các trường đã đạt những kết quả khả quan, bước đầu góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng giáo dục tại các nhà trường trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT trong quản lý tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng vẫn còn một số khó khăn, hạn chế. Thực tế: việc ứng dụng chưa thực hiện đồng bộ ở các bộ phận trong nhà trường; nhận thức của CBQL, GV, NV chưa được nhất quán, kỹ năng khai thác và sử dụng các phần mềm chưa hiệu quả. Nguyên nhân hạn chế là do quá trình ứng dụng CNTT ở trường THPT chịu sự tác động trực tiếp bởi phương thức quản lý của CBQL. Tiếp cận từ góc độ quản lý, có thể thấy rằng các trường THPT phần lớn mới dừng lại ở chủ trương ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý, chưa tạo được động lực của việc ứng dụng CNTT vào dạy học và quản lý, chưa lựa chọn những nội dung ứng dụng thiết thực và có trọng tâm, chưa tổ chức ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học và quản lý một cách khoa học và hiệu quả, vì thế chưa đủ để tạo nên một bước chuyển biến thực sự về ứng dụng CNTT ở trường THPT.
  14. 3 Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn thực hiện đề tài: “Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ở các trường Trung học phổ thông, thành phố Sóc Trăng” cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận, xác định được thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng CNTT vào quản lý ở các trường THPT thành phố Sóc Trăng và các yếu tố liên quan. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện hiệu quả ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong quản lý ở các trường THPT thành phố Sóc Trăng. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể Quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý ở các trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý ở các trường THPT tại thành phố Sóc Trăng. 4. Giả thuyết khoa học Công tác quản lý ứng dụng CNTT trong quản lý ở các trường THPT thành phố Sóc Trăng đã có bước phát triển, đạt được một số thành tựu; tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập trong xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá việc thực hiện. Nếu xây dựng và sử dụng hợp lý các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong quản lý thì chất lượng và hiệu quả quản lý ứng dụng CNTT trong quản lý ở các trường THPT thành phố Sóc Trăng sẽ được cải thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay.
  15. 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý ở trường THPT. - Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý tại một số trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng. - Đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện hiệu quả quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đề tài giới hạn nghiên cứu quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý ở mức độ cơ bản tại 3 trường THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng (trường THPT Hoàng Diệu, trường THPT thành phố Sóc Trăng, trường THPT DTNT Huỳnh Cương). - Chủ thể quản lý: Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng ở các trường THPT tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2016 đến năm 2018. 7. Phương pháp luận nghiên cứu 7.1. Cơ sở phương pháp luận Các quan điểm phương pháp luận được vận dụng ở đề tài này gồm 7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc Quan điểm này được vận dụng trong nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết và nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn của đề tài. Tiếp cận quan điểm hệ thống – cấu trúc, giúp người nghiên cứu tìm hiểu được mối liên hệ chặt chẽ giữa quản lý việc ứng dụng CNTT với QL các hoạt động khác ở một số trường THPT tại thành phố Sóc Trăng, cũng như xem xét QL nhà trường là một hệ thống, trong đó công tác quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong QL là một hệ thống con với các yếu tố hợp thành. Từ đó giúp tìm hiểu chính xác thực trạng QL hoạt động ứng dụng CNTT trong QL ở trường THPT.
  16. 5 7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic Quan điểm này giúp người nghiên cứu xác định phạm vi không gian, thời gian và điều kiện hoàn cảnh cụ thể, để điều tra thu thập số liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu đề tài, trình bày công trình nghiên cứu theo trình tự hợp logic. 7.1.3. Quan điểm thực tiễn Quan điểm này đòi hỏi người nghiên cứu xác định rõ ràng thực trạng công tác quản lý việc ứng dụng CNTT trong quản lý ở một số trường THPT tại thành phố Sóc Trăng, nhằm tìm kiếm những biện pháp góp phần cải thiện chất lượng công tác quản lý nhà trường THPT. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu luật giáo dục, văn kiện của Đảng, Nhà nước, văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, điều lệ trường trung học phổ thông, các sách báo, tài liệu của các nhà nghiên cứu giáo dục, các báo cáo khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Trên cơ sở nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra với mục đích chủ yếu là thu thập các số liệu nhằm xác định thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý hiện có, phân tích các nguyên nhân thành công và hạn chế của thực trạng. 7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn Chúng tôi tiến hành trao đổi trực tiếp với cán bộ, giáo viên nhằm tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT và quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường, lý giải nguyên nhân của vấn đề.
  17. 6 7.2.2.3. Phương pháp quan sát Phương pháp này được sử dụng để quan sát các hoạt động ứng dụng CNTT của nhà trường vào công tác quản lý. 7.3. Phương pháp toán thống kê Phương pháp này được sử dụng nhằm xử lý số liệu thu được. Các phép toán thống kê được sử dụng trong đề tài là tỉ lệ phần trăm, trung bình, độ lệch chuẩn và một số phép kiểm nghiệm thống kê thông dụng của phần mềm microsoft Office Excel.
  18. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO QUẢN LÝ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Ngày nay, thật khó có thể hình dung được thế giới chúng ta sẽ như thế nào nếu như không có các ứng dụng CNTT. Chúng ta đã biết ngành CNTT tuy còn non trẻ, nhưng có sự phát triển vô cùng mạnh mẽ và đã làm thay đổi toàn bộ cuộc sống, cách làm việc, cách tư duy của toàn thế giới. Công nghệ thông tin đã và đang chi phối ở tất cả các mặt của cuộc sống và góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của các ngành trong đó có ngành Giáo dục và Đào tạo. Theo một số tài liệu nghiên cứu, trong giai đoạn hiện nay các nước đều khẳng định vai trò mũi nhọn, có tính đột phá của CNTT trong GD&ĐT nói chung và trong QL dạy và học nói riêng. Tác giả Christ Abbott đã nói rằng: “ICT is changing the face of education - CNTT và truyền thông đang thay đổi bộ mặt của Giáo dục” (Chris Abbott, 2001). Theo Saverius Kaka, hiệu trưởng trường SMA Tarsissius: Các nhà quản lý giáo dục cần phải khôn ngoan trong việc thực hiện các chiến lược để ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy và học tập. Ông cho rằng: “Ngày nay CNTT đã và đang phát triển rất nhanh chóng; vì thế toàn bộ hệ thống giáo dục cần được cải cách và CNTT nên được tích hợp vào các hoạt động giáo dục” (Saverius Kaka, 1997). Tác giả David Mousund, thuộc bộ phận quản lý và chính sách đào tạo trường đại học Oregon Australia, khi nghiên cứu về thúc đẩy phát triển ứng dụng CNTT trong giáo dục, đã đưa ra nhận xét: “Lĩnh vực CNTT đang thay đổi nhanh chóng đến mức nó vượt quá khả năng cập nhật của đa số nhà lãnh đạo khiến họ ngần ngại” (David Mousund). Điều đó có nghĩa là một trong những trở ngại
  19. 8 lớn của việc ứng dụng CNTT là kiến thức về CNTT của các nhà quản lý giáo dục thường đi sau sự phát triển. Thêm vào đó John Mcbeath and Kate Myer cũng khẳng định: “Những tư tưởng chủ đạo cơ bản về việc sử dụng CNTT trong giáo dục tuy đã thay đổi nhưng thay đổi rất chậm” (John Mcbeath and Kate Myer, 1999). Đây có thể coi là hệ quả của chính sự ngần ngại của các nhà lãnh đạo khi ứng dụng CNTT. Xã hội thông tin đã tạo ra những cơ hội mới, nhưng cũng đặt ra những thách thức, yêu cầu mới đối với CBQL và GV. Nếu CBQL và GV đáp ứng được những đòi hỏi, yêu cầu mới thì vị thế của CBQL và GV được nâng cao hơn. Tác giả K.B. Everard Geofrey Morris Ian Wilson trong bài “Quản lý sự thay đổi” đã viết “Bước đột phá chính trong việc nâng cao năng lực của các nhà QL để QL sự thay đổi bắt nguồn từ các lý thuyết và cách tiếp cận của khoa học hành vi được gọi là “phát triển tổ chức”, viết tắt “OD – Organization Development” (K.B. Everard Geofrey Morris Ian Wilson, 2009). Một trong những yêu cầu mới, đó là CBQL và GV phải biết ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động QL và dạy học. Trong dạy học, GV sẽ là người hướng dẫn, định hướng, tổ chức việc thu thập và xử lý thông tin của HS. Do đó, ngoài trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm, GV còn phải có kiến thức và kỹ năng về CNTT để sử dụng trong quá trình dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Trong QL, người CBQL phải có kiến thức và kỹ năng về CNTT để ứng dụng trong việc thực hiện các nhiệm vụ QL, giúp quá trình QL đạt được mục tiêu đã đặt ra. Tác giả Andrew Jones thuộc British Educational Communications and Technology Agency (Beca), có đề tài: A Review Of The Research Literature On Barriers To The Uptake Of ICT By Teachers (Một đánh giá về tổng quan nghiên cứu vào các rào cản về sự tiếp thu CNTT của giáo viên). Đề tài này tập hợp các bằng chứng từ nhiều nguồn về những rào cản thực tế và nhận thức của các giáo viên ảnh hưởng đến việc ứng dụng CNTT. Các rào cản chủ
  20. 9 yếu là: Sự thiếu tự tin và lo lắng của giáo viên về máy tính; Thiếu năng lực về CNTT; Thiếu thời gian; Thiếu phương pháp sư phạm trong việc ứng dụng CNTT; Thiếu kỹ năng; Thiếu nguồn lực về CNTT; Công tác QL, tổ chức yếu kém; Chưa có phần mềm phù hợp; Không có điều kiện truy cập Internet riêng ở nhà… Trên thế giới, việc nghiên cứu ứng dụng CNTT vào quản lý nói chung và quản lý trong các nhà trường được tiến hành rất sớm, đặc biệt là ở các nước có trình độ CNTT tiên tiến như Mỹ, Australia, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…Ở các nước này, việc sử dụng CNTT trong quản lý như một công cụ không thể thiếu và là điều tất yếu. Ở đó ngay từ cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, quản lý nhà trường bằng CNTT đã nhận được sự ủng hộ và chính sách trợ giúp của Chính phủ. Có những trường đã xây dựng và vận hành thành công mô hình trường học điện tử. Từ thập niên 90 của thế kỷ trước, vấn đề ứng dụng CNTT vào quản lý là một chủ đề lớn được UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI. Ngoài ra, UNESCO còn dự báo: CNTT sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản vào đầu thế kỷ XXI. Tóm lại, qua nghiên cứu các tài liệu ở nước ngoài, các tác giả đã có những công trình nghiên cứu rất cụ thể, rất khoa học việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động dạy, hoạt động học và ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục là chủ yếu. Các đề tài nghiên cứu về quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT vẫn là quá ít so với những yêu cầu của công tác quản lý ứng dụng CNTT hiện nay ở các trường THPT. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Trong giai đoạn đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay, yêu cầu đổi mới công tác QL là việc làm cần thiết và cấp bách. Các nhà sư phạm nước ta như Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Thanh Phong, Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ, Trần Kiều, Trần Kiểm, Nguyễn Phúc Châu, Phan Thế Sủng, Nguyễn Quốc Chí đã
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2