intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý phát triển chương trình nhà trường ở các trường THCS huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

Chia sẻ: Chuheodethuong10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:150

28
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài nhằm nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng về quản lý phát triển chương trình nhà trường ở các trường THCS huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường THCS trong huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, nhằm nâng cao chất lượng chương trình giáo dục nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý phát triển chương trình nhà trường ở các trường THCS huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THỊ THU VÂN QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VŨ THƯ TỈNH THÁI BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THỊ THU VÂN QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VŨ THƯ TỈNH THÁI BÌNH Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ TÍNH THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Hoàng Thị Thu Vân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn
  4. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới Lãnh đạo trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các Thầy giáo, Cô giáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Nguyễn Thị Tính người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Vũ thư Tỉnh Thái Bình, Ban lãnh đạo cùng các thầy cô giáo trường THCS Vũ Vinh, Vũ Thư, Thái Bình và bạn bè, người thân đã tạo điều kiện cả về thời gian, vật chất, tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân em đã luôn cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp. Em xin trân trọng cảm ơn! Ngày 30 tháng 8 năm 2015 Tác giả Hoàng Thị Thu Vân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ii http://www.lrc.tnu.edu.vn
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................ vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 2 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3 6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 8. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG THCS ................... 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 6 1.1.1. Trên thế giới ........................................................................................ 6 1.1.2. Ở Việt Nam ....................................................................................... 10 1.2. Các khái niệm công cụ................................................................................ 13 1.2.1. Chương trình giáo dục....................................................................... 13 1.2.2. Chương trình nhà trường ................................................................... 15 1.2.3. Phát triển chương trình giáo dục ....................................................... 16 1.2.4. Phát triển chương trình nhà trường ................................................... 17 1.2.5. Quản lý phát triển chương trình nhà trường ..................................... 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iii http://www.lrc.tnu.edu.vn
  6. 1.3. Những vấn đề cơ bản về quản lý phát triển chương trình nhà trường ở các trường THCS ............................................................................................ 19 1.3.1. Một số vấn đề về phát triển chương trình nhà trường ở các trường THCS ............................................................................................... 19 1.3.2. Nội dung quản lý phát triển chương trình nhà trường ...................... 22 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý phát triển chương trình nhà trường ở trường THCS .................................................................................................. 32 1.4.1. Các yếu tố khách quan...................................................................... 32 1.4.2. Các yếu tố chủ quan ......................................................................... 32 Kết luận chương 1.............................................................................................. 34 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN VŨ THƯ TỈNH THÁI BÌNH................................................................................. 35 2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng ....................................................................... 35 2.1.1. Vài nét về các trường THCS huyện Vũ Thư Tỉnh Thái Bình.......... 35 2.1.2. Mục tiêu khảo sát ............................................................................. 36 2.1.3. Nội dung khảo sát ............................................................................ 36 2.1.4. Khách thể khảo sát ........................................................................... 36 2.1.5. Phương pháp khảo sát ...................................................................... 36 2.2. Thực trạng chương trình sách giáo khoa hiện hành ................................... 36 2.3. Thực trạng phát triển chương trình nhà trường ở các trường THCS huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình............................................................................ 39 2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên, học sinh về chương trình nhà trường ở các trường THCS huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình ................. 39 2.3.2. Thực trạng về năng lực của giáo viên về phát triển chương trình ....... 40 2.3.3. Thực trạng về phát triển chương trình nhà trường ở các trường THCS huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình ............................................ 42 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
  7. 2.4. Thực trạng quản lý phát triển chương trình nhà trường ở các trường THCS huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình ................................................................ 46 2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch phát triển chương trình nhà trường ở các trường THCS huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình ..................................... 46 2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện phát triển chương trình nhà trường ở các trường THCS huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình........................ 47 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo phát triển chương trình nhà trường ở các trường THCS huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình ............................................. 50 2.4.4. Thực trạng kiểm tra, giám sát và kết quả phát triển chương trình của giáo viên ở các trường THCS huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình ................ 60 2.5. Những thuận lợi và khó khăn trong quản lý phát triển chương trình nhà trường ở trường THCS huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình ............................... 67 2.5.1. Thuận lợi .......................................................................................... 67 2.5.2. Khó khăn .......................................................................................... 67 2.6. Đánh giá khái quát thực trạng thực trạng quản lý phát triển chương trình nhà trường ở các trường THCS huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình ................ 68 2.6.1. Những ưu điểm ................................................................................ 68 2.6.2. Những hạn chế ................................................................................. 68 Kết luận chương 2.............................................................................................. 70 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN VŨ THƯ TỈNH THÁI BÌNH ...................................................................................................... 71 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp .............................................................. 71 3.1.1. Đảm bảo đúng đường lối của Đảng về đổi mới giáo dục sau 2015 ...... 71 3.1.2. Đảm bảo tính mục đích .................................................................... 72 3.1.3. Đảm bảo tin ́ h thực tiễn của các biêṇ pháp ....................................... 72 3.1.4. Đảm bảo tin ́ h đối tượng ................................................................... 73 3.1.5. Đảm bảo tính cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng .................... 73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn
  8. 3.2. Các biện pháp quản lý phát triển chương trình nhà trường ở các trường THCS huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình .................................................... 73 3.2.1. Hướng dẫn tổ chuyên môn lập kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường ........................................................................... 73 3.2.2. Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên về phát triển chương trình nhà trường .................................................................... 75 3.2.3. Huy động mọi nguồn lực để phát triển chương trình giáo dục nhà trường .................................................................................................. 78 3.2.4. Chỉ đạo thiết kế và tổ chức dạy học, giáo dục theo chủ đề liên môn và chủ đề môn học ............................................................................. 81 3.2.5. Kiểm tra, giám sát hoạt động phát triển chương trình của giáo viên và có biện pháp xử lý kịp thời ........................................................... 86 3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...................................................... 89 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp .......................... 90 3.3.1. Mục đích khảo nghiệm ...................................................................... 90 3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm ..................................................................... 90 3.3.3. Nội dung khảo nghiệm ...................................................................... 91 3.3.4. Phương pháp khảo sát ....................................................................... 91 3.3.5. Kết quả khảo nghiệm......................................................................... 91 Kết luận chương 3.............................................................................................. 94 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 98 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vi http://www.lrc.tnu.edu.vn
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH : Ban chấp hành BGH : Ban giám hiệu CBQL : Cán bộ quản lý CMHS : Cha mẹ học sinh CNTT : Công nghệ thông tin CSVC : Cơ sở vật chất CT : Chương trình CTGD : Chương trình giáo dục GD : Giáo dục GDĐT : Giáo dục đào tạo GDPT : Giáo dục phổ thông GV : Giáo viên GVCN : Giáo viên chủ nhiệm HS : Học sinh HT : Hiệu trưởng KHDH : Kế hoạch dạy học ND : Nội dung PHT : Phó hiệu trưởng PPCT : Phân phối chương trình PPDH : Phương pháp dạy học PT : Phổ thông PTCT : Phát triển chương trình QLGD : Quản lý giáo dục SGK : Sách giáo khoa TBDH : Thiết bị dạy học THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ giáo viên về ý nghĩa, vai trò và mục tiêu phát triển chương trình nhà trường của các trường THCS huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình ....................................................... 39 Bảng 2.2. Tự đánh giá về năng lực phát triển chương trình nhà trường của giáo viên trường THCS huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. ........ 41 Bảng 2.3. Nội dung công tác tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường THCS huyện Vũ Thư, Tỉnh Thái Bình ....................................................................................... 48 Bảng 2.4. Nội dung chỉ đạo phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường THCS huyện Vũ Thư, Tỉnh Thái Bình ..................... 51 Bảng 2.5a. Đánh giá của CBQL về kết quả phát triển chương nhà trường ở các trường THCS huyện Vũ thư tỉnh Thái Bình ........................ 62 Bảng 2.5b. Đánh giá công tác chỉ đạo của BGH nhà trường trong việc chỉ đạo phát triển chương trình nhà trường ở đơn vị theo các mức độ rất tốt, tốt và chưa tốt ................................................................ 64 Bảng 2.5c. Đánh giá của học sinh về chương trình giáo dục mới của nhà trường khi thực hiện phát triển chương trình nhà trường................... 65 Bảng 2.5d. Đánh giá của phụ huynh học sinh về chương trình giáo dục mới của nhà trường khi thực hiện phát triển chương trình nhà trường ...... 66 Bảng 3.1. Đánh giá của các chuyên gia về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý phát triển chương trình giáo dục ở các trường THCS huyện Vũ thư, tỉnh Thái Bình ......................................................................... 91 Bảng 3.2. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về mức khả thi của các biện đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý phát triển chương trình giáo dục ở các trường THCS huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.................................................................. 92 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn
  11. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tự đánh giá của giáo viên về năng lực phát triển chương trình ........................................................................... 41 Biểu đồ 2.2. Nội dung công tác tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường THCS huyện Vũ Thư, Tỉnh Thái Bình ............................................................... 49 Biểu đồ 2.3. Nội dung phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường THCS huyện Vũ Thư ........................................... 52 Biểu đồ 2.4a. So sánh học lực giữa 2 năm học 2013 - 2014 và 2014 - 2015....... 59 Biểu đồ 2.4b. So sánh hạnh kiểm giữa 2 năm học 2013 - 2014 và 2014 - 2015 ..................................................................... 59 Biểu đồ 2.5a. Đánh giá của CBQL về kết quả phát triển chương nhà trường ở các trường THCS huyện Vũ Thư, tỉnh Thái bình ......... 63 Biểu đồ 3.1. Phản ánh mức độ cần thiết của các biện pháp ........................ 92 Biểu đồ 3.2. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về mức khả thi của các biện đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý phát triển chương trình giáo dục ở các trườn THCS huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình .................................... 93 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vi http://www.lrc.tnu.edu.vn
  12. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chương trình giáo dục phổ thông là yếu tố cơ bản, nền tảng quyết định chất lượng giáo dục, chương trình giáo dục phổ thông là sản phẩm của xã hội, nó phản ánh trình độ phát triển của kinh tế, văn hóa xã hội. Chương trình giáo dục nhà trường phổ thông bao gồm mục tiêu, nội dung chương trình, hình thức tổ chức dạy học các điều kiện dạy học, hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh và đánh giá kết quả dạy học. Chất lượng giáo dục khởi đầu bằng một chương trình giáo dục với mô hình thiết kế và tổ chức thực hiện phù hợp. Muốn dạy tốt và học tốt phải thiết kế chương trình tốt, có những nỗ lực đáp ứng những bối cảnh và phong cách học tập đa dạng. Chương trình giáo dục phổ thông cần luôn luôn được phát triển đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội, vì vậy để phát triển chương trình giáo dục thường xuyên cần có hệ thống các biện pháp quản lý chương trình giáo dục nhà trường nhằm giúp cho việc vận hành chương trình một cách hiệu quả. Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, có nhấn mạnh “thực hiện đổi mới chương trình và SGK GDPT theo hướng quy chuẩn đầu ra của từng cấp học, chuyển từ chú trọng kiến thức sang chú trọng phát triển năng lực và phẩm chất người học....”. [1] Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020, trong đó xác định: “Thực hiện đổi mới chương trình SGK từ sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực học sinh, vừa đảm bảo tính thống nhất toàn quốc, vừa phù hợp với đặc thù mỗi địa phương”. Dự thảo đề án đổi mới chương trình và SGK GDPT sau năm 2015 đã xác định mục tiêu và những định hướng lớn trong việc phát triển chương trình GDPT sau năm 2015. Với những định hướng trên, việc phát triển chương trình giáo dục trường phổ thông nói chung và phát triển chương trình giáo dục ở trường THCS nói riêng sao cho phù hợp với điều kiện thực tế có ý nghĩa hết sức quan trọng. 1
  13. Các trường phổ thông, đại học, cao đẳng, các cơ sở giáo dục ở cả nước cũng đang thực hiện việc chuyển đổi này, tuy nhiên trong quá trình thực hiện gặp không ít khó khăn. Nhiều trường chỉ đang thực hiện những thay đổi hình thức theo yêu cầu mới mà nội dung tính chất chưa thực sự thay đổi. Các trường THCS trong huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình cũng đang trong tình trạng chungtồn tại nhiều bất cập trong phát triển chương trình giáo dục nhà trường, do giáo viên hạn chế về năng lực phát triển chương trình, tư duy theo lối mòn, dạy những thứ nhà trường và giáo viên có chưa quan tâm đến dạy những nội dung, kiến thức, kỹ năng học sinh cần. Chương trình nhiều năm không có sự thay đổi, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học lạc hậu, chậm đổi mới. Chính vì các lí do trên tác giả đã chọn đề tài: “Quản lý phát triển chương trình nhà trường ở các trường THCS huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình” với mong muốn đưa ra những biện pháp quản lý phát triển chương trình nhà trường phù hợp với điều kiện của địa phương nhằm đáp ứng được xu thế đổi mới chung của đất nước, của thế giới. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng về quản lý phát triển chương trình nhà trường ở các trường THCS huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường THCS trong huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, nhằm nâng cao chất lượng chương trình giáo dục nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình quản lý phát triển chương trình nhà trường của các trường THCS huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lý phát triển chương trình nhà trường ở các trường THCS huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. 2
  14. 4. Giả thuyết khoa học Chương trình giáo dục ở các trường THCS huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đang thực hiện được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện chương trình của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình. Tuy nhiên nội dung chương trình giáo dục còn tồn tại những hạn chế. Nếu nghiên cứu, đề xuất được biện pháp phát triển chương trình giáo dục nhà trường, phù hợp với điều kiện thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của học sinh và địa phương và xã hội thì sẽ nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường THCS huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sử lý luận về phát triển chương trình nhà trường và quản lý phát triển chương trình nhà trường ở các trường THCS. 5.2. Khảo sát, phân tích thực trạng phát triển chương trình và quản lý phát triển chương trình ở các trường THCS huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình. 5.3. Đề xuất và tổ chức khảo nghiệm một số biện pháp quản lý phát triển chương trình nhà trường ở các trường THCS huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu Phát triển chương trình nhà trường hiểu theo nghĩa đầy đủ nhất là Phát triển chương trình tổng thể gồm cả chương trình dạy học và chương trình giáo dục. Ngoài ra có thể hiểu theo nghĩa là Phát triển chương trình dạy học được thể hiện ở các môn học và phát triển chương trình tổ chức các hoạt động giáo dục. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi tập trung nghiên cứu quản lý phát triển chương trình nhà trường thông qua phát triển chương trình dạy học các môn học ở các trường THCS huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình. 3
  15. 6.2. Giới hạn khách thể khảo sát Ba trường THCS trong huyện Vũ Thư gồm 54 cán bộ giáo viên trong đó (3 hiệu trưởng, 3 phó hiệu trưởng, 6 tổ trưởng chuyên môn, 42 GV phụ trách 14 môn học của cấp học THCS). Các tổ chức chính trị xã hội khác: 39 người của 3 trường (03 đ/c Bí thư Đoàn; 03đ/c tổng phụ trách; 03 đ/c Chủ tịch Công đoàn Trường; 30 đ/c hội trưởng phụ huynh ho ̣c sinh các lớp) và 100 học sinh của ba trường trong huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (THCS Vũ Vinh, THCS Vũ Hội, THCS Việt Thuận). Số liệu khảo sát lấy trong năm học 2014 - 2015. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu, văn bản có liên quan đến phát triển chương trình nhà trườngnhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra: Chúng tôi sử dụng các bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh phụ huynh để thu thập thông tin về thực trạng chương trình, quản lý chương trình và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chương trình nhà trường. Từ đó, tìm ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng. 7.2.2. Phương pháp quan sát: Quan sát công tác quản lý các hoạt động hướng tới Phát triển Chương trình giáo dục nhà trường của Hiệu trưởng ba trường THCS huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Quan sát hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh ba trường THCS trong huyện Vũ Thư đểthu thập thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý về công tác phát triển chương trình và quản lý phát triển chương trình nhà trường của các trường THCS trong huyện Vũ Thư. 7.2.4. Phương pháp chuyên gia: Trưng cầu ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực QLGD (Lãnh đạo và chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vũ 4
  16. Thư, tỉnh Thái Bình). Từ đó đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý xây dựng phát triển chương trình giáo dục ở các trường THCS huyện Vũ Thư, Tỉnh Thái Bình. 7.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của nhà trường theo các bước phát triển chương trình giáo dục nhà trường như: Nghiên cứu sản phẩm hoạt động chuyên môn của giáo viên (giáo án, đồ dùng dạy học, kết quả học tập của HS…); sản phẩm quản lý nhà trường của Hiệu trưởng (kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn, các quyết định quản lý…); công tác quản lý hoạt động chuyên môn và phát triển, xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài danh mục ký hiệu, chữ viết tắt, phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý phát triển chương trình nhà trường ở các trường THCS. Chương 2: Thực trạng quản lý phát triển chương trình nhà trường ở các trườngTHCS huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chương 3: Biện pháp quản lý phát triển chương trình nhà trường ở các trường THCS huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. 5
  17. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG THCS 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới 1.1.1.1. Những nghiên cứu về phát triển chương trình Có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới về phát triển chương trình nhà trường và các vấn đề liên quan. Các công trình nghiên cứu về phát triển chương trình nhà trường bao gồm các báo cáo tổng kết đề tài khoa học, bài báo, sách chuyên khảo, các bài phê bình, các văn bản pháp qui về chính sách giáo dục nói chung và về phát triển chương trình giáo dục nói riêng. Các công trình này xuất hiện chủ yếu vào những năm từ 1974 cho đến nay. Phần lớn các công trình đến từ Ôxtrâylia, chỉ riêng trong Australian Education Index đã có 350 (trong đó có 29 luận án tiến sĩ) bài viết về phát triển chương trình nhà trường. Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu đến từ Hoa kì, Canada, Vương quốc Anh, Israel. Cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 ở New Zealand cũng xuất hiện một số chuyên khảo, báo cáo tổng kết đề tài khoa học, bài báo về phát triển chương trình nhà trường. (Ramsey et al., 1995; Ramsey, Hawk, Harold, Mariot và Posskin.1993). Ở những nước nói tiếng Anh nêu trên trong những năm 70 - 80 phát triển chương trình nhà trường được xem như đã đạt đỉnh cao nhất của nó. Đến giữa những năm 90 thuật ngữ này gần như biến mất trong các công trình nghiên cứu về giáo dục. Nguyên nhân thứ nhất có thể là thể là trong giai đoạn này nhiều nước bắt đầu các cuộc cải cách giáo dục một cách mạnh mẽ và rộng lớn. Nguyên nhân thứ hai là do có sự dịch chuyển trong việc sử dụng thuật ngữ để mô tả các nguyên tắc và quá trình phát triển chương trình nhà trường. 6
  18. Ở New Zealand các công trình về phát triển chương trình nhà trường ít hơn, bao gồm một vài chuyên khảo, bài báo, báo cáo tổng kết đề tài khoa học… nhờ có 2 dự án lớn về phát triển chương trình nhà trường cuối những năm 80 đầu những năm 90 (Ramsey và cộng sự 1995. Ramsey, Hawk, Harold, Marriot và Posskit, 1993). 10 năm gần đây số công trình viết về phát triển chương trình nhà trường tăng không đáng kể. Tuy nhiên từ năm 2000 nhiều công trình được thấy ở Hong Kong, Trung quốc, Nhật, Đài Loan. Các công trình này tập trung giải quyết một số vấn đề lí luận liên quan đến phát triển chương trình nhà trường, như định nghĩa chương trình nhà trường, các nguyên tắc, luận cứ, vai trò của nhà nước, nhà trường trong đó có nhấn mạnh vai trò của giáo viên trong phát triển chương trình nhà trường. Nhiều công trình đề cập tới vai trò của cộng đồng, trong đó có vai trò của cha mẹ học sinh, của các bên liên quan (steakholder), các chuyên gia trong phát triển chương trình nhà trường. 1.1.1.2. Những kinh nghiệm của các nước trên thế giới về phát triển chương trình Ở Hàn Quốc, trong vòng 42 năm từ 1955 đến 1997 các nhà giáo dục của Hàn Quốc đã nghiên cứu, thay đổi 7 lần chương trình giáo dục quốc gia. Chương trình quốc gia lần thứ 7 được công bố vào ngày 30/12/1997, năm 2007 chương trình GDPT của Hàn Quốc lại đã thay đổi và hiện đang chuẩn bị xây dựng lại chương trình mới (chỉ tập trung ở bậc THPT) gọi là chương trình 2009. Mỗi lần thay đổi chương trình ở mỗ cấp học có một mục tiêu khác nhau như: mục tiêu của bậc THPT nhằm khuyến khích học sinh có những kỹ năng khác nhau cần thiết cho tương lai và với tính cách của một công dân toàn cầu. Chương trình bao gồm chương trình cơ bản chung của quốc gia và chương trình tự chọn ở THPT. Chương trình cơ bản chung của quốc gia bao gồm các môn học, hoạt động tự chọn và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Các hoạt động tự chọn được chia ra các hoạt động tự chọn theo môn học và các hoạt động tự chọn sáng tạo. Môn chung bao gồm: Tiếng Hàn, Giáo dục đạo đức, Nghiên cứu xã hội, Toán, Khoa 7
  19. học, Công nghệ và kinh tế gia đình, Thể dục, Âm nhạc, Nghệ thuật, Ngoại ngữ, Chữ Hàn và Tự chọn.Các môn học chuyên sâu bao gồm các học trình nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp, Công nghiệp, Thương mại, Nghề cá và vận tải biển, Kinh tế gia đình và giáo dục nghề, Khoa học, Thể thao, Nghệ thuật, Ngoại ngữ và Quan hệ quốc tế. Các hoạt động ngoài chương trình bao gồm Hoạt động tự quản, Hoạt động thích ứng, Các hoạt động tự phát triển, Các hoạt động dịch vụ xã hội và Các hoạt động thi đấu (thể thao). Ở Malaysia Giáo dục phổ thông Malaysia luôn được phát triển, lịch sử phát triển chương trình giáo dục phổ thông ở Malaysia trải qua 07 lần thay đổi, lần thứ 7 vào giai đoạn 2010-2012 là xây dựng và thử nghiệm chương trình phổ thông mới. Chương trình giáo dục phổ thông của Malaysia đặt ra 4 nhóm mục tiêu cơ bản là: Người học phát triển cân bằng về trí tuệ, tinh thần và tình cảm; có trách nhiệm công dân, có hiểu biết và có thể tham gia vào cuộc chơi toàn cầu. Cả 4 nhóm mục tiêu này đều được xây dựng dựa trên cơ sở của các thành tố: Triết lý giáo dục quốc gia, chính sách giáo dục quốc gia, tầm nhìn giáo dục 2020, kế hoạch dài hạn Malaysia lần thứ 3, xu thế giáo dục thế giới, các lý thuyết học tập và 4 trụ cột giáo dục của UNESCO. Chương trình giáo dục trung học được xây dựng theo tinh thần tích hợp dựa trên 7 nguyên tắc: (1) Tiếp nối chương trình tiểu học, (2) Tích hợp các yếu tố trí tuệ, tinh thần, tình cảm và thể chất, (3) Sử dụng ngôn ngữ quốc gia, (4) Học tập suốt đời, (5) Nhấn mạnh các giá trị đạo đức, (6) Sử dụng những lĩnh vực hiểu biết hiện tại, (7) Giáo dục cơ bản cho mọi người. Giáo dục trung học chia thành 2 bậc: Trung học bậc thấp (năm1-3), Trung học bậc cao (năm 4-5) Ở Liên bang Nga Nội dung GDPT theo truyền thống được phân chia thành các lĩnh vực Khoa học xã hội- nhân văn và Khoa học tự nhiên-Toán học. Lĩnh vực Khoa học xã hội- nhân văn bao gồm các môn học: Tiếng Nga, 8
  20. Tiếng nước ngoài, Văn học, Nghệ thuật, Lịch sử, Địa lý, Xã hội. Lĩnh vực Khoa học tự nhiên-Toán học bao gồm các môn học: Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học. Tổ chức dạy học phân ban ở trung học phổ thông: Từ những năm 1970, Liên bang Nga cho thí điểm và từ những năm 1980 đưa vào chương trình giảng dạy các môn học nâng cao tự chọn bắt buộc, các giáo trình tự chọn ngoại khóa chuyên sâu, cơ sở của giáo dục phân hóa. Có các lớp học thí điểm dạy học một số môn chuyên như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ. Liên Xô trước đây áp dụng hệ thống GDPT 10 năm gồm 3 cấp Tiểu học: 4 năm, THCS: 4 năm, THPT hoàn chỉnh: 2 năm. Chương trình học gồm 3 phần: chuẩn quốc gia+ nhà trường lựa chọn+ học sinh tự chọn. Ở Phần Lan Việc đổi mới chương trình GDPT diễn ra theo chu kì khoảng 10 năm. Chương trình quốc gia đầu tiên vào năm 1970 là chặt chẽ và chi tiết, sau nhiều lần đổi mới, cuộc đổi mới tiếp theo gần đây nhất bắt đầu năm 2000, Chương trình mới được ban hành năm 2004 và triển khai bắt buộc vào 2006. Hiện nay Phần Lan cũng đang chuẩn bị cho đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trong tương lai (chẳng hạn đã thành lập nhóm để xem xét sự phân bổ thời lượng như thế nào,...?). Nhìn tổng quát quá trình đổi mới chương trình ở Phần Lan cho thấy quá trình chuyển từ chương trình truyền thống, quản lý tập trung (với chương trình cụ thể) tới chương trình trên cơ sở nhà trường mà nhấn mạnh tới quá trình dạy và học hơn là nhấn mạnh tới nội dung các bộ môn khoa học, tới “Truyền đạt” các nội dung. Tương tự như vậy, việc quản lý giáo dục cũng phát triển có hệ thống từ quản lý tập trung, cứng nhắc sang quản lý địa phương mềm dẻo và trên cơ sở nhà trường. Lý do đáp ứng sự đa dạng giữa các vùng miền, giữa các cá nhân người học; tăng tính tự chủ của nhà trường, giáo viên;... nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2