Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Sử dụng thiên nhiên vào hoạt động học tập của trẻ mầm non tại thành phố Đà Lạt
lượt xem 9
download
Trên cơ sở tìm hiểu lý luận và thực trạng sử dụng thiên nhiên vào hoạt động học tập của trẻ ở một số trường mầm non, đề tài xây dựng và thử nghiệm phương án sử dụng thiên nhiên vào hoạt động học tập của trẻ ở một trường mầm non tại thành phố Đà Lạt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Sử dụng thiên nhiên vào hoạt động học tập của trẻ mầm non tại thành phố Đà Lạt
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Bùi Thị Tố Tâm SỬ DỤNG THIÊN NHIÊN VÀO HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA TRẺ MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Bùi Thị Tố Tâm SỬ DỤNG THIÊN NHIÊN VÀO HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA TRẺ MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Mầm non) Mã số : 8140101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THỊ THU HIỀN Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Bùi Thị Tố Tâm
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, sự động viên, giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình từ gia đình, thầy cô, nhà trường và anh, chị, em đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, tri ân sâu sắc và lời cảm ơn sâu sắc đến: TS. Phan Thị Thu Hiền đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn và định hướng trong suốt quá trình tôi thực hiện và hoàn thành đề tài của luận văn “Sử dụng thiên nhiên vào hoạt động học tập của trẻ mầm non tại thành phố Đà Lạt”. Quý lãnh đạo các phòng, ban chức năng và Khoa Giáo dục mầm non Ttrường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho tác giả trong quá trình làm việc, học tập và thực hiện luận văn. Quý lãnh đạo các phòng, ban chức năng và Khoa Giáo dục mầm non Trường trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập, rèn luyện và thực hiện luận văn. Quý lãnh đạo và GVMN trường mầm non 10 tại thành phố Đà Lạt đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình thử nghiệm. Cuối cùng xin cảm ơn gia đình và bạn bè luôn động viên tinh thần cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Tuy đã có nhiều cố gắng trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp nhưng luận văn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy, Cô, Chị, Em đồng nghiệp và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Đà Lạt, ngày 27 tháng 9 năm 2019 Tác giả Bùi Thị Tố Tâm
- MỤC LỤC Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU……………………… ......................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG THIÊN NHIÊN VÀO HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA TRẺ MẦM NON ....................................................................... 6 1.1. Lịch sử vấn đề sử dụng thiên nhiên vào hoạt động học tập của trẻ mầm non .......... 6 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới ........................................................................... 6 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................................... 9 1.2. Các khái niệm chính ............................................................................................... 10 1.2.1. Khái niệm “thiên nhiên” .................................................................................. 10 1.2.2. Khái niệm “sử dụng thiên nhiên” .................................................................... 10 1.2.3. Khái niệm “hoạt động học tập” ....................................................................... 11 1.2.4. Khái niệm phương án ...................................................................................... 12 1.3. Đặc điểm hoạt động học tập của trẻ mầm non ....................................................... 12 1.3.1 Khả năng nhận thức của trẻ mầm non ............................................................. 12 1.3.2. Hình thức học tập của trẻ mầm non ................................................................. 14 1.4. Ưu điểm của thiên nhiên đối với hoạt động học tập của trẻ mầm non ................... 16 1.4.1. Phát triển thể chất ............................................................................................ 16 1.4.2. Phát triển nhận thức ......................................................................................... 17 1.4.3. Phát triển ngôn ngữ.......................................................................................... 18 1.4.4. Phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội ................................................................ 18 1.4.5. Phát triển thẩm mĩ và sáng tạo ........................................................................ 20 1.5. Xu hướng sử dụng thiên nhiên vào hoạt động học của trẻ mầm non ..................... 20 1.5.1. Sử dụng thiên nhiên trong các mô hình GDMN cổ điển ................................. 21 1.5.2. Xu hướng sử dụng thiên nhiên trong GDMN hiện đại .................................... 25
- 1.6. Những khó khăn khi sử dụng thiên nhiên vào hoạt động học tập của trẻ mầm non ....................................................................................................................... 39 1.7. Các yêu cầu khi sử dụng thiên nhiên vào hoạt động học tập của trẻ mầm non ...... 40 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................................. 44 Chương 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THIÊN NHIÊN VÀO HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA TRẺ MẦM NON Ở .......................................................................... 45 MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT ...................................... 45 2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ tìm hiểu thực trạng sử dụng thiên nhiên vào hoạt động học tập của trẻ mẫu giáo tại thành phố Đà Lạt. .......................................................... 45 2.2. Phương pháp tìm hiểu thực trạng sử dụng thiên nhiên vào hoạt động học tập của trẻ mầm non .............................................................................................................. 46 2.2.1. Các phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 46 2.2.2. Phương pháp xử lí số liệu ................................................................................ 49 2.3. Phân tích về kết quả điều tra thực trạng sử dụng thiên nhiên vào hoạt động học tập của trẻ mầm non .................................................................................................. 50 2.3.1. Đôi nét về địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 50 2.3.2. Thông tin CBQL, GVMN và PH các trường nghiên cứu ................................ 51 2.3.3. Thực trạng sử dụng thiên nhiên vào HĐHT của trẻ mầm non tại thành phố Đà Lạt................................................................................................................. 63 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................................. 95 Chương 3. XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG THIÊN NHIÊN VÀO HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ................................................................ 97 CỦATRẺ 4 - 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MNCL1 TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT .................... 97 3.1. Bối cảnh thử nghiệm............................................................................................... 97 3.2. Định hướng xây dựng phương án sử dụng thiên nhiên vào hoạt động học tập của trẻ 4 - 5 tuổi tại trường MNCL1. .............................................................................. 98 3.2.1. Định hướng xây dựng phương án thử nghiệm sử dụng thiên nhiên vào hoạt động học tập của trẻ 4 - 5 tuổi tại trường MNCL1. ............................................... 98 3.2.2. Quy trình xây dựng phương án thử nghiệm .................................................. 100 3.3. Tổ chức thử nghiệm và kết quả thử nghiệm phương án sử dụng thiên nhiên vào HĐHT của trẻ 4 - 5 tuổi tại trường MNCL1 ..................................................... 102 3.3.1. Chuẩn bị đồ dùng, học cụ và vật liệu ............................................................ 103
- 3.3.2. Tiến hành thử nghiệm và kết quả bài trí các YTTN trong và ngoài lớp học.............. 104 3.3.3. Tiến hành thử nghiệm và kết quả thử nghiệm phương án đẩy mạnh khai thác thiên nhiên vào dạy học cho trẻ .................................................................. 111 3.4. Đánh giá kết quả thử nghiệm phương án sử dụng thiên nhiên vào hoạt động học tập của trẻ ................................................................................................................ 132 3.4.1. Phương pháp đánh giá kết quả thử nghiệm ................................................... 132 3.4.2. Đánh giá kết quả thử nghiệm phương án sử dụng thiên nhiên vào HĐHT của trẻ 4 - 5 tuổi tại trường MNCL1 ...................................................................... 134 3.5. Kết luận ................................................................................................................ 142 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................................ 143 KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT ................................................................................................ 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 150
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ Ghi chú MN Mầm non GDMN Giáo dục mầm non GVMN Giáo viên mầm non CBQL Cán bộ quản lí GVTN Giáo viên thử nghiệm PH Phụ huynh CL Công lập TT Tư thục KV Khu vực MTTN Môi trường thiên nhiên NVL Nguyên vật liệu NVLTN Nguyên vật liệu thiên nhiên YTTN Yếu tố thiên nhiên HĐHT Hoạt động học tập CĐSP Cao đẳng sư phạm SĐH Sau đại học ĐH Đại học CĐ Cao đẳng TC Trung cấp BT Bài trí KP Khám phá
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê thông tin CBQL các trường nghiên cứu .........................................51 Bảng 2.2. Thống kê thông tin GVMN các trường nghiên cứu .......................................51 Bảng 2.3. Thống kê thông tin PH lớp Chồi 1 trường MNCL1 ........................................52 Bảng 2.4. Thống kê nhận thức của GVMN, CBQL về sử dụng các YTTN vào dạy học cho trẻ MN .................................................................................................53 Bảng 2.5. Nhận thức của GVMN và CBQL về những điều trẻ có thể học được qua việc sử dụng thiên nhiên vào dạy học cho trẻ MN. ...........................................54 Bảng 2.8. Thống kê nhận thức của CBQL về thế mạnh sử dụng thiên nhiên vào dạy học cho trẻ mầm non ......................................................................................... 59 Bảng 2.9. Thống kê nhận thức của PH về tầm quan trọng của thiên nhiên trong cuộc sống hàng ngày của trẻ........................................................................................ 60 Bảng 2.10. Lí do của PH về việc trẻ cần được tiếp xúc với thiên nhiên ........................ 61 Bảng 2.11. Thống kê nhận thức của PH về lợi ích của sử dụng thiên nhiên vào các HĐHT của trẻ - PH .................................................................................................61 Bảng 2.12. Thống kê đánh giá của CBQL và GVMN về mức độ sử dụng các YTTN vào HĐHT của trẻ mầm non .............................................................................63 Bảng 2.14. Thống kê mức độ trung bình sử dụng thiên nhiên vào dạy học cho trẻ mầm non ở các thời điểm trong năm ...................................................................64 Bảng 2.13. Thống kê lý do GVMN thường xuyên và hiếm khi sử dụng thiên nhiên vào dạy học ở các mùa ...................................................................................... 64 Bảng 2.14. Thống kê mức độ trung bình GVMN sử dụng thiên nhiên vào các thời điểm trong ngày ...................................................................................................66 Bảng 2.15. Thống kê lý do GVMN, CBQL thường xuyên và hiếm khi sử dụng thiên nhiên vào các thời điểm trong ngày. .......................................................... 66 Bảng 2.16. Thống kê mức độ trung bình việc khai thác các địa điểm thiên nhiên vào dạy học cho trẻ. .................................................................................................68 Bảng 2.17. So sánh mức độ khai thác các địa điểm thiên nhiên vào dạy học cho trẻ của các trường mầm non. ..................................................................................69 Bảng 2.18. Thống kê lý do GVMN thường xuyên và hiếm khi sử dụng thiên ở vườn trường .........................................................................................................71
- Bảng 2.19. Thống kê đánh giá của PH về mức độ tổ chức các hoạt động khám phá thiên nhiên cho trẻ ở trường MNCL1. .................................................................72 Bảng 2.20. Thống kê nhu cầu của PH về việc sử dụng thiên nhiên vào HĐHT của trẻ ở trường mầm non ......................................................................................... 73 Bảng 2.21. Thống kê lý do rất muốn và không muốn cho trẻ học tập với thiên nhiên của PH ...............................................................................................................74 Bảng 2.26. Kết quả phỏng vấn trẻ lớp Chồi 2 về hứng thú và mức độ sử dụng các địa điểm thiên nhiên vào dạy học cho trẻ mầm non ở trường MNCL1. ................... 75 Bảng 2.22. Thống kê đánh giá của CBQL các YTTN trong lớp học ............................. 76 Bảng 2.23. Thống kê đánh giá của CBQL về các YTTN ngoài lớp học ......................... 79 Bảng 2.24. Thống kê đánh giá của PH về các yếu tố thiên nhiên trong và ngoài trường của trường MNCL1 .................................................................................... 83 Bảng 2.25. Thống kê mô tả sự hiện diện của các yếu tố thiên nhiên trong lớp học và không gian vườn trường, hành lang, cổng trường trường MNCL1 của PH. ..............................................................................................................84 Bảng 2.26. Thống kê mức độ GVMN sử dụng thiên nhiên vào các HĐHT của trẻ ở trường mầm non. ........................................................................................ 84 Bảng 2.27. Ví dụ GVMN đã sử dụng thiên nhiên để dạy học và giúp trẻ học tập .........87 Bảng 2.28. Thống kê ý kiến phỏng vấn trẻ về sử dụng thiên nhiên vào các HĐHT ở trường MNCL1 ........................................................................................... 88 Bảng 2.29. Thống kê nhận thức của GVMN về yêu cầu sử dụng thiên nhiên vào HĐHT của trẻ. ........................................................................................................89 Bảng 2.30. Thống kê biện pháp nhà trường đề ra nhằm tăng cường việc sử dụng thiên nhiên vào HĐHT của trẻ ở các trường mầm non .......................................90 Bảng 2.31. Thống kê những thuận lợi khi GVMN sử dụng thiên nhiên vào HĐHT của trẻ ở các trường mầm non ..........................................................................91 Bảng 2.32. Thống kê những khó khăn khi GVMN sử dụng thiên nhiên vào HĐHT của trẻ ở các trường mầm non ..........................................................................92 Bảng 2.33. Thống kê giải pháp đề xuất của GVMN và CBQL về việc sử dụng thiên nhiên vào HĐHT của trẻ ở các trường mầm non .................................................93
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sử dụng thiên nhiên vào hoạt động học của trẻ là một triết lí, nguyên tắc cốt lõi của các nhà giáo dục thời cổ điển cho đến chương trình giáo dục mầm non trên thế giới hiện nay. Đặc biệt, các nước có nền giáo dục tiên tiến như các nước Bắc Âu, Mỹ, Anh, Australia, Nhật Bản,... rất đề cao đến việc tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm, tiếp xúc với thiên nhiên như là một phương tiện hữu hiệu thúc đẩy việc học của trẻ (Coe, 2016; Amus, 2016; Helen , 2010). Thiên nhiên có nhiều ưu thế nổi bật trong việc thúc đẩy trẻ khám phá và học hỏi. Thiên nhiên mang lại vô số điều hấp dẫn như sự phong phú các nguyên học liệu tự nhiên, sự đa dạng các loại động thực vật và chuyển biến của thế giới thiên nhiên thôi thúc trẻ tìm tòi, nghiên cứu và trải nghiệm thực tế với thiên nhiên. Các hoạt động trải nghiệm với thiên nhiên tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa trẻ với thiên nhiên giúp trẻ có thêm tình yêu với thiên nhiên. Hơn nữa trong quá trình trẻ hoạt động với thiên nhiên còn hình thành, phát triển khả năng vận động, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm - kỹ năng xã hội, nâng cao năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề và năng lực nhận thức (Ruth, 2008). Điều này cho thấy sử dụng thiên nhiên vào hoạt động học tập của trẻ là một công cụ và phương tiện đặc biệt mang lại rất nhiều hiệu quả cho hoạt động học tập của trẻ mầm non. Trong những năm vừa qua, ngành giáo dục mầm non (GDMN) đã và đang nỗ lực đổi mới sâu sắc chương trình giáo dục mầm non: Chuyển đổi từ cách tiếp cận lấy giáo viên làm trung tâm sang lấy trẻ làm trung tâm, từ cách truyền đạt sang cách dạy tích cực, trải nghiệm với chính mình hình thành các năng lực nền tảng (Hoàng Thị Dinh và các tác giả, 2017). Trong xu thế đó, việc đổi mới phương thức, tạo môi trường và cơ hội cho trẻ trải nghiệm là yếu tố vô cùng quan trọng. Trên thực tế, việc đổi mới vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tạo môi trường học tập và cung cấp học liệu, đồ dùng, giáo cụ trực quan cho trẻ hoạt động. Tuy nhiên, thiên nhiên là môi trường sẵn có nhưng vẫn chưa được sử dụng, khai thác hiệu quả để phục vụ cho quá trình trải nghiệm học tập của trẻ.
- 2 Thành phố Đà Lạt là thành phố giàu có về thiên nhiên bốn mùa, đa dạng các nguyên vật liệu thiên nhiên, nhiều địa điểm thiên nhiên như các khu rừng thiên nhiên, vườn hoa, công viên xanh và một số trường mầm non với khuôn viên ngoài trời có thiên nhiên bao quanh lớp học và thời tiết mát mẻ quanh năm. Đây là điều kiện thuận lợi cho trẻ trải nghiệm hoạt động học tập với thiên nhiên. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, các trường mầm non tại thành phố Đà Lạt chưa khai thác hiệu quả môi trường thiên nhiên sẵn có để mang và bài trí các yếu tố thiên nhiên ở trong và ngoài lớp học, chưa khai thác và tận dụng các địa điểm sẵn có vào hoạt động dạy học cho trẻ mầm non. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Sử dụng thiên nhiên vào hoạt động học tập của trẻ mầm non tại thành phố Đà Lạt”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu lý luận và thực trạng sử dụng thiên nhiên vào hoạt động học tập của trẻ ở một số trường mầm non, đề tài xây dựng và thử nghiệm phương án sử dụng thiên nhiên vào hoạt động học tập của trẻ ở một trường mầm non tại thành phố Đà Lạt. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng thiên nhiên vào HĐHT của trẻ mầm non. Khách thể nghiên cứu: Sử dụng thiên nhiên làm phương tiện dạy học cho trẻ mầm non tại thành phố Đà Lạt. 4. Giả thuyết nghiên cứu Thiên nhiên là phương tiện hữu hiệu cho hoạt động học tập của trẻ mầm non. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay tại thành phố Đà Lạt các trường mầm non chưa khai thác hiệu quả MTTN sẵn có vào hoạt động học của trẻ. Nếu GV được cung cấp một phương án khả thi và hiệu quả thì họ sẽ khai thác tốt hơn MTTN sẵn có cho HĐHT của trẻ. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lí luận về sử dụng thiên nhiên vào HĐHT của trẻ MN. Khảo sát thực trạng sử dụng thiên nhiên vào HĐHT của trẻ MN tại các trường MN trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Xây dựng và thử nghiệm phương án sử dụng thiên nhiên vào HĐHT của trẻ 4 - 5 tuổi ở một trường MN tại thành phố Đà Lạt.
- 3 6. Phạm vi nghiên cứu Thiên nhiên là một khái niệm rất rộng. Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ giới hạn thiên nhiên bao gồm: thiên nhiên trong lớp học, vườn trường, các khu vực xung quanh trường và những địa điểm (dù cách xa trường) nhưng trẻ có thể tham quan như rừng, công viên, vườn hoa, vườn cây, trang trại (cây trồng, vật nuôi)… Với phần thử nghiệm của đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung khai thác các YTTN ở vườn trường và các khu vực lân cận trường vào dạy học cho trẻ. Lý do: Vườn trường và các địa điểm thiên nhiên có nhiều tiềm năng cho việc học tập của trẻ, là ưu thế của Đà Lạt nhưng chưa được GVMN và các trường MN khai thác hiệu quả. Hoạt động học tập của trẻ MN có thể được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, không chỉ xảy ra trong lớp học và ở giờ HĐHT có chủ đích mà còn ở các dạng hoạt động khác nhau, học ở mọi lúc mọi nơi. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu hoạt động học ngoài trời (trong vườn trường và ngoài phạm vi trường mầm non). 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp tìm hiểu thực trạng Để điều tra thực trạng sử dụng thiên nhiên vào HĐHT của trẻ MN chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn sâu. 7.1.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Khảo sát thực trạng được tiến hành ở 6 trường (3 trường công lập và 3 trường tư thục) tại thành phố Đà Lạt. Đây là những trường có vườn trường với cây xanh và/hoặc gần những địa điểm thiên nhiên. Nghiên cứu thu thập số liệu từ 18 CBQL (6 hiệu trưởng và 12 hiệu phó) và 92 GVMN cả 3 độ tuổi mầm, chồi, lá. Bên cạnh đó chúng tôi chọn 1 lớp chồi của 1 trường chúng tôi thử nghiệm để phát phiếu hỏi cho PH. 7.1.2. Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát được sử dụng với mục tiêu làm rõ một số thông tin đã trả lời trong phiếu hỏi và thu thập thông tin thực tế. Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 6 lớp (trong đó có 1 lớp thử nghiệm) ở 6 trường MN mà chúng tôi đã điều tra bằng bảng hỏi để tiến hành quan sát và đánh giá sự hiện diện các các YTTN trong và ngoài lớp học. Quan sát
- 4 và đánh giá việc sử dụng các YTTN của GVMN và trẻ được thực hiện trong 2 tuần tại 1 lớp chồi của 1 trường MN mà chúng tôi thử nghiệm phương án. 7.1.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Sau khi phân tích kết quả bảng hỏi và quan sát, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 3 CBQL trường MN (1 hiệu trưởng và 2 hiệu phó), khối trưởng của khối chồi, 2 GVMN và tất cả trẻ (chia ra thành nhiều nhóm, mỗi lần chúng tôi phỏng vấn 1 nhóm từ 4 đến 5 trẻ) lớp chồi của 1 trường chúng tôi thử nghiệm. 7.2. Phương pháp thử nghiệm Phương pháp thử nghiệm giải quyết nhiệm vụ thứ ba của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng sử dụng thiên nhiên vào HĐHT của trẻ MN, chúng tôi tiến hành xây dựng và thử nghiệm phương án sử dụng thiên nhiên vào HĐHT của trẻ 4 - 5 tuổi ở 1 lớp chồi tại 1 trường MN, mục đích nhằm đánh giá hiệu quả và tính khả thi của phương án. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi còn kết hợp sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu thu thập được qua phần mềm SPSS 20.0 trong quá trình nghiên cứu. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về sử dụng thiên nhiên vào HĐHT của trẻ MN. Chương 2: Thực trạng sử dụng thiên nhiên vào HĐHT của trẻ MN tại thành phố Đà Lạt. Chương 3: Xây dựng và thử nghiệm phương án sử dụng thiên nhiên vào HĐHT của trẻ 4 - 5 tuổi ở 1 trường MN tại thành phố Đà Lạt. Kết thúc luận văn chúng tôi đưa ra kết luận và kiến nghị. 9. Đóng góp mới của đề tài 9.1. Về lí luận Đề tài làm rõ những vấn đề lí luận về lịch sử những nhà giáo dục đặt nền móng đưa thiên nhiên vào vị trí trung tâm từ thời cổ điển cho đến các nghiên cứu trên thế giới
- 5 hiện nay. Hệ thống các khái niệm, đặc điểm học tập, ưu điểm - khó khăn, xu hướng và bài học kinh nghiệm, yêu cầu sử dụng thiên nhiên vào HĐHT của trẻ mầm non. 9.2. Về thực tiễn Đề tài đã tìm hiểu và đánh giá đúng thực trạng sử dụng thiên nhiên vào HĐHT của trẻ MN tại thành phố Đà Lạt. Từ đó cùng GVMN và CBQL thảo luận, thiết kế phương án sử dụng thiên nhiên vào HĐHT của trẻ MN. Thông qua đó giúp giáo viên tổ chức kế hoạch và tiến hành sử dụng thiên nhiên vào HĐHT của trẻ có ý nghĩa và hiệu quả. Kết quả thử nghiệm là minh chứng xác thực khẳng định tính khả thi cao của đề tài sử dụng thiên nhiên vào hoạt động học tập của trẻ mầm non tại thành phố Đà Lạt.
- 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG THIÊN NHIÊN VÀO HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA TRẺ MẦM NON Thiên nhiên luôn có mặt trong cuộc sống của chúng ta dù chúng ta ở giữa lòng thành phố. Một góc vườn, những hàng cây dọc con phố hay thậm chí là tiếng gió vi vu bên cửa sổ, tiếng ve gọi hè hay những cánh bướm khoe sắc trong vườn hoa khi mùa xuân đến... đều kích thích giác quan và khơi gợi trẻ học tập một cách tự nhiên nhất. Nhà giáo dục Louv đã viết rằng: “Thiên nhiên tạo ra một cảm giác diệu kỳ và độc đáo cho trẻ mà không có môi trường nào khác có thể có được. Những hiện tượng xuất hiện trong thiên nhiên hàng ngày khiến trẻ tò mò đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh” (Robert & Angel, 2016). Thiên nhiên là một môi trường đặc biệt thôi thúc trẻ học tập và giúp trẻ phát triển toàn diện. Vì vậy, sử dụng thiên nhiên vào hoạt động học tập của trẻ mầm non là một vấn đề luôn được đặt ra không chỉ ở Việt Nam mà cả những quốc gia có nền giáo dục hiện đại bậc nhất thế giới như Phần Lan, Thụy Điển, Mỹ, Anh,… Nội dung chính của Chương 1 là phần cơ sở lí luận về sử dụng thiên nhiên vào HĐHT của trẻ MN. Đây cũng chính là nền tảng cho cả quá trình nghiên cứu của chúng tôi. Trong Chương 1, chúng tôi nghiên cứu lịch sử về sử dụng thiên nhiên vào HĐHT của trẻ MN. Sau đó là một số vấn đề liên quan đến đề tài như: khái niệm, đặc điểm học tập, ưu điểm - khó khăn, xu hướng và bài học kinh nghiệm, yêu cầu sử dụng thiên nhiên vào HĐHT của trẻ MN. Học hỏi những thành công về cách thức sử dụng thiên nhiên bài trí trong và ngoài lớp học, nội dung sử dụng thiên nhiên vào các HĐHT để chúng tôi ứng dụng vào xây dựng phương án sử dụng thiên nhiên vào HĐHT của trẻ MN. 1.1. Lịch sử vấn đề sử dụng thiên nhiên vào hoạt động học tập của trẻ mầm non Sử dụng thiên nhiên vào HĐHT của trẻ đã được các nhà sư phạm trên thế giới cũng như Việt Nam quan tâm từ lâu. Từ nền giáo dục cổ điển cho đến hiện đại thiên nhiên được xem là phương tiện tối ưu nhằm hướng sự phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
- 7 Trên thế giới từ thế kỉ 19, các nhà nghiên cứu cổ điển như Pestalozzi, Froebel, Steiner, Montessori,… đã đề cao việc sử dụng thiên nhiên vào HĐHT của trẻ. Nó là một triết lí, nguyên tắc, quan điểm, yêu cầu cốt lõi theo suốt các hoạt động của trẻ trong trường MN. Pestalozzi là người có ý tưởng tác động trực tiếp đến các trường MN ở thế kỉ 19. Ông cho rằng thiên nhiên có thể dạy tốt hơn con người dạy cho trẻ bởi vì trẻ có thể trực tiếp trải nghiệm với các đối tượng học, học từ việc quan sát trực tiếp và trải nghiệm các giác quan trong thế giới tự nhiên (Sue, 2014). Sau đó, người sáng lập những trường MN đầu tiên trên thế giới lấy tên là Froebel đã đề xuất một "vườn trẻ" là môi trường đa dạng các YTTN. Theo Froebel, môi trường ngoài trời có các hoạt động cần được hoạch định và thực hiện cẩn thận như ở trong nhà. Ông khuyên nên tập trung cho trẻ tương tác với thế giới tự nhiên. Ý tưởng này là một ý tưởng cấp tiến của giai đoạn lúc bấy giờ (Jacobi - Vessels, n.d.; Giardiello, 2014). Các tác giả Owen, Isaacs nhấn mạnh đến việc xây dựng môi trường học tập và mở rộng môi trường học tập gồm có khu vườn, cánh đồng, rừng là môi trường thiên nhiên thực tế để cho trẻ và GV cùng nhau khám phá và phát hiện nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện (Giardiello, 2014). Nhà giáo dục Margaret Mc Millan là một trong những nhà tiên phong đầu tiên của Vương Quốc Anh về giáo dục mầm non. Năm 1914, Mc Millan và chị gái của bà có tên là Racher đã thành lập một trường mầm non ngoài trời ở phía Đông của Luân Đôn. Mong muốn của bà là mang đến lợi ích khi trẻ tiếp xúc và học tập với môi trường thiên nhiên ngoài trời nhằm giúp cho sự khởi đầu tốt hơn cho trẻ em nghèo ở Luôn Đôn (Helen, 2010; Patricia, 2014). Đầu thế kỉ 20, Steiner đã phát triển phương pháp tiếp cận của ông có tên là Waldorf. Trong đó có sự đánh giá cao về tầm quan trọng khi trẻ chơi và học trong thế giới thiên nhiên sẽ có khả năng phát triển kiến thức xã hội và nhận thức cần thiết trong cuộc sống của trẻ (Elizabeth & Jane, 2005; Constable, 2014; Giardiello, 2014). Bà Montessori, người sáng lập ra phương pháp giáo dục Montessori cũng đã rất nhấn mạnh đến tầm quan trọng của thiên nhiên trong giáo dục trẻ và khuyến khích việc trẻ hòa mình vào thế giới thiên nhiên (Amus, 2016). Xu hướng sử dụng thiên nhiên vào HĐHT của trẻ từ những mô hình cổ điển đã ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng thiên nhiên vào các hoạt động cho trẻ trải nghiệm đang phát triển trên thế giới hiện nay. Trong đó mô hình giáo dục Reggio Emilia là mô
- 8 hình giáo dục được bắt nguồn và phát triển ở một thành phố nhỏ ở miền Bắc nước Ý có tên là Reggio Emilia. Loris Malaguzzi là người truyền cảm hứng và phát triển mô hình giáo dục Reggio Emilia. Cho đến nay, mô hình phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Một trong những triết lí quan trọng của mô hình giáo dục Reggio Emilia là “Môi trường là người thầy giáo thứ ba” (Linda and Pat, 2005, 2010). Một môi trường đầy ánh sáng tự nhiên và sử dụng các NVLTN được nhấn mạnh trong tư tưởng. Tạo cơ hội cho trẻ có thời gian liên tục tiếp xúc với YTTN trong và ngoài trời, mô hình giáo dục đẩy mạnh trẻ trực tiếp khám phá và chơi đùa với thế giới thiên nhiên (Amus, 2016; Giardiello, 2014). Năm 2009, chương trình khung của Australia (DEEWR) đã đưa ra cấu trúc toàn bộ chương trình giáo dục mầm non và trong đó có chỉ thị tập trung vào môi trường tự nhiên cho trẻ học tập (Masters & Grogan, 2018). Trong những năm gần đây, đỉnh điểm các nước Bắc Âu, Mỹ,… có xu hướng xây dựng chương trình và trường học hoàn toàn trong thiên nhiên và trên cơ sở thiên nhiên như trường mầm non trong rừng (forest kindergarten) và trường học thiên nhiên (nature school) cho trẻ học tập và khám phá thiên nhiên (Sobel, 2014; Heather, 2016; Amus, 2016). Các trường mầm non thiên nhiên đầu tiên được thành lập ở Bắc Âu. Chương trình giáo dục mầm non ở các nước này là cảm hứng lan truyền cả thế giới. Thụy Điển là quốc gia đầu tiên tiên phong mô hình này vào khoảng năm 1900 sau đó lan ra các quốc gia ở Bắc Âu là Phần Lan, Đan Mạch. Cho đến ngày nay, thiên nhiên vẫn được coi là triết lí trọng tâm của chương trình giáo dục mầm non Bắc Âu (Anggard, 2010.). Chương trình giảng dạy cho các trường mầm non đề cao đến vấn đề cho trẻ học tập trong môi trường thiên nhiên và giáo dục trẻ có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên (Swedish National Agency for Education, 2006). Các mô hình giáo dục ngoài trời được gia tăng lên ở Bắc Âu dựa trên nền tảng triết lí của Froebel lấy thiên nhiên giữ vị trí trung tâm cho các hoạt động. Các mô hình này sử dụng thiên nhiên như là một lớp học (Anggard, 2010). Đây là nơi mà trẻ có thể học về thiên nhiên theo những cách khác nhau và sử dụng hoàn toàn thiên nhiên vào các nội dung dạy học cho trẻ. Bên cạnh đó, chương trình dạy học dựa hoàn toàn vào thiên nhiên ở Mỹ được lấy cảm hứng từ các trường mầm non thiên nhiên ở Bắc Âu và mô hình giáo dục Reggio Emilia. Theo David Sobel, giảng viên giáo dục tại Đại học Antioch New England là tác giả của nhiều cuốn sách về thời thơ ấu và thiên nhiên, các trường mầm non thiên nhiên
- 9 đã được giới thiệu đến Hoa Kỳ cùng với phong trào Ngày trái đất từ những năm 1970. Cho đến ngày nay, các trường mầm non thiên nhiên đang hình thành và phát triển ở Mỹ. Xu hướng sử dụng thiên nhiên đã lan rộng đến các quốc gia của châu Á trong đó có Nhật Bản và Hàn Quốc với kế hoạch tổ chức những giờ học ngoài trời hay cả một chương trình học trong rừng để trẻ tự khám phá môi trường thiên nhiên mà không hề có một giáo án theo khuôn mẫu (UNESCO, 2016; Young, 2002). Trong khi trên thế giới sử dụng thiên nhiên là một triết lí và là một phương tiện hữu hiệu cho hoạt động học tập của trẻ mầm non thì xu hướng này vẫn chưa được chú trọng ở Việt Nam. 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Hiện nay ngành giáo dục mầm non đang rất quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”. Để thực hiện mục tiêu trên thì phải tạo ra môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm là vô cùng quan trọng. Trong khi đó, thiên nhiên là một môi trường sẵn có và đã được các xu hướng giáo dục mầm non trên thế giới nghiên cứu và ứng dụng. Tuy nhiên, ở Việt Nam quá ít ỏi các nghiên cứu và ứng dụng về vấn đề này. Từ trước đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu như tác giả Vũ Kim Ngọc đã dịch tác phẩm “Môi trường ngoài trời” của tác giả Barbara Nielsen. Bài viết đã trình bày các hoạt động cho trẻ trải nghiệm với các hoạt động ngoài trời tiếp xúc với thiên nhiên (Nguyễn Thị Thanh Hương, 2006). Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thuỷ đã dịch tác phẩm “Thiên nhiên - người thầy lớn” của Khoo Kim Choo đã chỉ ra rõ vai trò quan trọng của thiên nhiên khi cho trẻ hoạt động trải nghiệm với thiên nhiên. Tác giả Hoàng Thị Phương nghiên cứu trong “Giáo trình lí luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh” đã trình bày và phân tích rõ khái niệm và nội dung yêu cầu với từng lứa tuổi cho trẻ mầm non làm quen với môi trường xung quanh trong đó có môi trường thiên nhiên (Hoàng Thị Phương, 2005). Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà đã nghiên cứu “Giáo trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non” đã nhận định việc tổ chức chơi ngoài trời có nhiều lợi thế để trẻ tiếp xúc với thiên nhiên và đưa ra biện pháp tổ chức giờ chơi ngoài trời cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên (Nguyễn Thị Thanh Hà, 2012). Tất cả các công trình nghiên cứu nói trên đều quan tâm đến việc sử dụng thiên nhiên vào hoạt động học của trẻ như một phương tiện mang lại giá trị to lớn thúc đẩy việc học tập của trẻ mầm non và cần thiết sử dụng trong các
- 10 hoạt động của trẻ. Đây là một chủ đề mang tính thực tiễn và hữu ích tuy nhiên nhưng các nghiên cứu ở Việt Nam vẫn chưa đề ra phương án sử dụng thiên nhiên vào hoạt động học tập của trẻ hiệu quả. Nên chúng tôi vô cùng mong muốn thực hiện nghiên cứu này. 1.2. Các khái niệm chính 1.2.1. Khái niệm “thiên nhiên” Các nhà nghiên cứu sinh thái học ở Mỹ định nghĩa thiên nhiên được chia thành các phạm trù cơ bản là không khí, nước, đất, năng lượng, khoáng chất, đất nông nghiệp, rừng, vườn hoa, động vật hoang dã, thủy sản và đa dạng sinh học (Holecheck, 2000). Theo Clayton và Myes cho rằng thiên nhiên gồm 4 loại là thiên nhiên trong gia đình (cây trồng ở nhà, các động vật nuôi trong gia đình), các địa điểm thiên nhiên (công viên, vườn, cây xanh đô thị), thiên nhiên được quản lí (rừng, vườn thú, thuỷ sản), thiên nhiên hoang dã gồm những khu vực xa xôi (rừng quốc gia, khu bảo tồn) (Robert & Angel, 2016). Theo tác giả Louv nhấn mạnh, thiên nhiên là sự phong phú và đa dạng sinh học. Đối với trẻ, thiên nhiên có nhiều dạng như là một chú bê con, một con vật đang sống hoặc chết, một con đường mòn xuyên qua rừng, tổ chim trên cây, một bãi đất trống, bất kể hình dạng thiên nhiên nào đều mang đến cho trẻ thế giới rộng lớn (Robert & Angel, 2016) . Theo tác giả Hoàng Thị Phương (2005) định nghĩa thiên nhiên là toàn bộ vũ trụ, trong đó có thế giới tự nhiên vô sinh (nước, không khí, ánh sáng, đất, cát, sỏi,...); Thế giới tự nhiên hữu sinh (động vật, thực vật, vi sinh vật); Các hiện tượng tự nhiên (nắng, mưa, gió,...). Nó có mối quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau. Sau khi tìm hiểu các khái niệm về thiên nhiên của nhiều tác giả cho thấy thiên nhiên là một khái niệm rất rộng vì vậy trong đề tài này chúng tôi chỉ giới hạn thiên nhiên bao gồm yếu tố vô sinh (đất, nước, không khí, ánh sáng,…); Yếu tố hữu sinh (cây cối, con vật, côn trùng, vi sinh vật,…); Hiện tượng thiên nhiên (nắng, mưa, sự thay đổi mùa,…) gần gũi xung quanh trẻ như ở vườn trường, rừng, công viên, vườn hoa, vườn cây, trang trại (cây trồng, vật nuôi). 1.2.2. Khái niệm “sử dụng thiên nhiên” Theo Từ điển tiếng Việt sử dụng là dùng vào việc gì đó, là phương tiện để phục vụ nhu cầu, mục đích nào đó (Hồ Ngọc Đức, 2017). Vậy sử dụng thiên nhiên là dùng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn