intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thiết kế tiến trình dạy học theo chủ đề một số kiến thức phần “Nhiệt học” Vật lí 10 nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực của học sinh THPT miền núi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này nghiên cứu những quan điểm lý luận của dạy học theo chủ đề vào việc thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức phần “Nhiệt học” (SGK Vật lí 10 cơ bản) nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thiết kế tiến trình dạy học theo chủ đề một số kiến thức phần “Nhiệt học” Vật lí 10 nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực của học sinh THPT miền núi

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM THỊ TRANG THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MỘT SỐ KIẾN THỨC PHẦN “NHIỆT HỌC” VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH THPT MIỀN NÚI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM THỊ TRANG THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MỘT SỐ KIẾN THỨC PHẦN “NHIỆT HỌC” VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH THPT MIỀN NÚI Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Vật lí Mã số: 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS TÔ VĂN BÌNH THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin đã được chọn lọc, xử lí và đưa vào luận văn theo đúng quy định. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Thái Nguyên tháng 04 năm 2016 Tác giả Phạm Thị Trang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ihttp://www.lrc.tnu.edu.vn
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Ban chủ nhiệm, quý thầy, cô giáo khoa Vật lí trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên và quý thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các thầy, cô giáo bộ môn Vật lí Trường THPT Bình Yên, Trường THPT Định Hóa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tác giả thực hiện thực nghiệm sư phạm tại hai trường. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy hướng dẫn: PGS. TS Tô Văn Bình đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tác giả cảm ơn tập thể lớp Cao học Vật lí khóa 22 đã giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Cuối cùng xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, tháng 04 năm 2016 Tác giả Phạm Thị Trang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iihttp://www.lrc.tnu.edu.vn
  5. MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ...............................................................................................................iii Danh mục các từ viết tắt ..................................................................................... iv Danh mục các bảng.............................................................................................. v Danh mục các sơ đồ, hình vẽ, đồ thị .................................................................. vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 2 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3 6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 8. Dự kiến đóng góp của luận văn ....................................................................... 4 9. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 4 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH .......................................................................................................................5 1.1. Hoạt động nhận thức và tính tích cực hoạt động nhận thức của HS ............ 5 1.1.1. Hoạt động nhận thức của HS ................................................................. 5 1.1.2. Tính tích cực và phát triển hoạt động nhận thức tích cực của HS ............ 6 1.2. Dạy học theo hướng phát triển hoạt động nhận thức tích cực của học sinh ......... 13 1.2.1. Dạy và học tích cực ............................................................................. 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iiihttp://www.lrc.tnu.edu.vn
  6. 1.2.2. Các phương pháp dạy học tích cực...................................................... 15 1.3. Dạy học theo chủ đề ................................................................................... 22 1.3.1. Khái niệm dạy học theo chủ đề .......................................................... 22 1.3.2. Dạy học theo chủ đề và dạy học truyền thống ................................... 23 1.3.3. Các đặc trưng cơ bản của dạy học theo chủ đề ................................... 26 1.3.4. Các bước chuẩn bị và thực hiện dạy học theo chủ đề ......................... 29 1.4. Điều tra thực trạng vận dụng PPDH tích cực và dạy học theo chủ đề trong dạy học phần “Nhiệt học” ở một số trường THPT miền núi............................. 32 1.4.1. Đặc điểm của học sinh THPT miền núi .............................................. 32 1.4.2. Thực trạng việc vận dụng PPDH tích cực và dạy học theo chủ đề trong dạy học phần “Nhiệt học” tại một số trường THPT miền núi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .................................................................................................. 32 1.5. Một số biện pháp phát triển hoạt động nhận thức tích cực của HS miền núi khi dạy học theo chủ đề môn vật lí .................................................................... 34 1.5.1. Xây dựng động cơ, tạo hứng thú, nhu cầu học tập .............................. 34 1.5.2. Tăng cường tổ chức cho học sinh phát triển hoạt động nhận thức ở trên lớp và tự học ở nhà......................................................................................... 36 1.5.3. Bồi dưỡng vốn ngôn ngữ khoa học vật lí cho HS miền núi ................ 37 Kết luận Chương 1 ............................................................................................. 39 Chương 2. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MỘT SỐ KIẾN THỨC PHẦN “NHIỆT HỌC” NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH THPT MIỀN NÚI .................. 40 2.1. Cấu trúc và vai trò phần “Nhiệt học” ......................................................... 40 2.1.1. Cấu trúc................................................................................................ 40 2.1.2. Nội dung phần “Nhiệt học” ................................................................. 40 2.1.3. Đặc điểm của chương chất khí ............................................................ 41 2.1.4. Sơ đồ cấu trúc chương chất khí ........................................................... 41 2.1.5. Thực trạng dạy học chương chất khí hiện nay .................................... 42 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ivhttp://www.lrc.tnu.edu.vn
  7. 2.2. Lựa chọn và xây dựng chủ đề nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực của HS THPT miền núi ..................................................................................... 42 2.2.1. Xây dựng chủ đề “Các định luật chất khí” ......................................... 42 2.2.2. Nội dung kiến thức cần xây dựng trong chủ đề .................................. 43 2.2.3. Chuẩn kiến thức kĩ năng và một số năng lực có thể được phát triển ........ 44 2.3. Thiết kế tiến trình dạy học theo chủ đề “Các định luật chất khí” nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực của HS ........................................................ 46 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 76 Chương 3.THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM........................................................ 78 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ...................................... 78 3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .......................................................... 78 3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm.......................................................... 78 3.2. Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm ........................................... 78 3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ......................................................... 78 3.2.2. Nội dung thực nghiệm ......................................................................... 79 3.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ................................................................ 80 3.3.1. Chọn đối tượng TNSP (Chọn mẫu thực nghiệm) ................................ 80 3.3.2. Giáo viên cộng tác ............................................................................... 80 3.3.3. Thời gian cộng tác ............................................................................... 80 3.3.4. Quan sát giờ học thực nghiệm ............................................................. 81 3.4. Phương pháp đánh giá ................................................................................ 81 3.4.1. Dựa trên sự quan sát những biểu hiện HĐNT tích cực trong học tập của học sinh .......................................................................................................... 81 3.4.2. Đánh giá kết quả qua các bài kiểm tra................................................. 82 3.4.3. Đánh giá kết quả TNSP theo các tiêu chí đã đề ra .............................. 84 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 91 KẾT LUẬN....................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 94 PHỤ LỤC1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vhttp://www.lrc.tnu.edu.vn
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ 1 ĐC Đối chứng 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 5 KTDH Kĩ thuật dạy học 6 Nxb Nhà xuất bản 7 PPDH Phương pháp dạy học 8 HĐNT Hoạt động nhận thức 9 THPT Trung học phổ thông 10 TN Thực nghiệm 11 TNSP Thực nghiệm sư phạm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ivhttp://www.lrc.tnu.edu.vn
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: So sánh điểm khác biệt giữa dạy học truyền thống và dạy học theo chủ đề ...................................................................................... 24 Bảng 3.1: Số liệu HS các nhóm TN và ĐC ....................................................... 80 Bảng 3.2: Phân bố tần số điểm kiểm tra ............................................................ 86 Bảng 3.3: Xếp loại điểm kiểm tra ...................................................................... 86 Bảng 3.4: Bảng phân phối tần suất .................................................................... 88 Bảng 3.5: Bảng phân phối tần suất lũy tích ....................................................... 88 Bảng 3.6: Bảng tổng hợp các tham số thống kê ................................................ 88 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vhttp://www.lrc.tnu.edu.vn
  10. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cấu trúc chương chất khí ........................................................ 41 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ chủ đề các định luật chất khí ................................................. 48 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài học ......................................... 62 Sơ đồ 2.4. Sơ đồ tư duy gợi ý hs suy ra hệ quả logic ........................................ 66 Sơ đồ 2.5. Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài học.......................................... 72 Hình 1.1. Sơ đồ 3 bình diện của phương pháp dạy học .................................... 14 Hình 1.2. Mô hình KT khăn trải bàn ................................................................. 19 Hình 1.3. Mô phỏng kĩ thuật sơ đồ tư duy ........................................................ 21 Hình 2.1: Quả bóng bàn bị bóp méo .................................................................... 53 Hình 2.2: Khăn trải bàn hệ thống các giả thuyết đề xuất .................................. 57 Hình 2.3: Bộ thí nghiệm khảo sát định luật Bôi lơ-Mariot ............................... 58 Hình 2.4: Khăn trải bàn hệ thống các giả thuyết của các nhóm đề xuất ........... 65 Hình 2.5: Bộ dụng cụ thí nghiệm khảo sát định luật Sac lơ .............................. 67 Hình 2.6. Kết quả tiến hành thí nghiệm khảo sát quá trình đẳng tích ............... 69 Hình 3.1. HS hăng hái và tích cực phát biểu ý kiến .......................................... 84 Hình 3.2: Học sinh trao đổi làm việc theo nhóm............................................... 85 Hình 3.3: Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức của một học sinh ........................... 85 Đồ thị 3.1: Xếp loại điểm kiểm tra .................................................................... 86 Đồ thị 3.2: Phân phối tần suất điểm kiểm tra .................................................... 88 Đồ thị 3.3: Phân phối tần suất lũy tích điểm kiểm tra ....................................... 88 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vihttp://www.lrc.tnu.edu.vn
  11. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Mục tiêu của giáo dục phổ thông được thể hiện trong mục 1 điều 27 Luật giáo dục số 38/2005/QH11: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phổ thông phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên và đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ Quốc”. [22,Tr.07] Điều 28.2 của Luật Giáo dục cũng đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm,...”. [22,Tr.08] Vì vậy, dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng của giáo dục phổ thông hiện nay. Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Để đạt được mục tiêu này ngành giáo dục nước ta cũng đã có nhiều đổi mới mạnh mẽ về cả nội dung và phương pháp, nội dung chương trình, cải cách nội dung sách giáo khoa, phương tiện dạy học. Tuy nhiên nhiều trường THPT, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển HĐNT tích cực của học sinh. Học sinh miền núi chưa có hứng thú học tập thể hiện qua kết quả thi Đại học, Cao đẳng còn thấp hay tình trạng học sinh nghỉ và bỏ học còn nhiều. Qua điều tra thực tế tôi nhận thấy đa số học sinh miền núi co sức học trung bình, các em còn quen với cách dạy truyền thống. Chính vì vậy mà tôi lựa chọn một phương pháp dạy học theo quan điểm hiện đại nhưng không quá xa so với phương pháp dạy học truyền thống để học sinh có thể từng bước làm quen, thích ứng được với các phương pháp dạy học tích cực. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 1http://www.lrc.tnu.edu.vn
  12. Qua quá trình tìm hiểu tôi nhận thấy rằng, dạy học theo chủ đề giúp học sinh tập trung sự chú ý vào đối tượng, dễ dàng hiểu được các vấn đề giáo viên trình bày, định hướng tốt nội dung bài học, dễ tiếp thu thông tin, do đó có thể rút ngắn thời gian trình bày của giáo viên. Hơn thế nữa việc vận dụng phương pháp dạy học theo chủ đề trong dạy học môn vật lí góp phần thay đổi không khí học tập, lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào bài giảng, làm cho lớp học sôi động HS dễ dàng ghi nhận kiến thức một cách có hệ thống, không bị nhồi nhét, quá tải. Phần “Nhiệt học” -Vật lí 10 cơ bản là một trong những chương quan trọng của vật lí phổ thông. Nội dung kiến thức với nhiều khái niệm, hiện tượng và các định luật tổng quát nên trong quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Làm thế nào để học sinh tích cực, chủ động tiếp thu, lĩnh hội, hiệu quả nội dung kiến thức của chương là điều rất quan trọng. Nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực cho học sinh THPT miền núi tại địa bàn đồng thời góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng dạy học Vật lí ở trường THPT tôi chọn đề tài nghiên cứu: Thiết kế tiến trình dạy học dạy học theo chủ đề một số kiến thức phần “Nhiệt học” Vật lí 10 nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực của học sinh THPT miền núi. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những quan điểm lý luận của dạy học theo chủ đề vào việc thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức phần “Nhiệt học” (SGK Vật lí 10 cơ bản) nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. 3. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động dạy học theo chủ đề một số kiến thức phần “Nhiệt học” SGK Vật lí 10 cơ bản. 4. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế tiến trình dạy học theo chủ đề một số kiến thức phần “Nhiệt học” phù hợp với lí luận dạy học hiện đại và đặc điểm dạy học vật lí thì sẽ phát triển được hoạt động nhận thức tích cực của học sinh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 2http://www.lrc.tnu.edu.vn
  13. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Nghiên cứu các lý luận về hoạt động nhận thức tích cực của học sinh. - Nghiên cứu các quan điểm về dạy học hiện đại, cơ sở lí luận về việc thiết kế tiến trình dạy học theo chủ đề. - Điều tra thực tế dạy học phần “Nhiệt học” ở THPT theo hướng phát triển hoạt động nhận thức tích cực của học sinh trong học tập: phương pháp dạy học của giáo viên, phương pháp học của học sinh, những khó khăn của giáo viên và học sinh trong khi dạy học phần “Nhiệt học”. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới các khó khăn, sai lầm. - Nghiên cứu nội dung phần “Nhiệt học”, cấu trúc, đặc điểm, mức độ nội dung các kiến thức cơ bản, các kỹ năng học sinh cần nắm vững. - Soạn thảo tiến trình dạy học theo chủ đề một số kiến thức phần “Nhiệt học” theo hướng phát phát triển hoạt động nhận thức tích cực của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của nó đối với việc tiếp thu kiến thức mới và việc phát triển hoạt động nhận thức tích cực của học sinh trong quá trình học tập. 6. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu và thực hiện các biện pháp thiết kế tiến trình dạy học theo hướng phát triển hoạt động nhận thức (HĐNT) của học sinh trong quá trình dạy học phần “Nhiệt học” - SGK 10 Cơ bản. 7. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ trên chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu thực tiễn giáo dục: Điều tra khảo sát bằng cách dùng phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp với giáo viên để nắm được nội dung soạn giáo án, tổ chức dạy học; dùng bài kiểm tra để làm cơ sở đánh giá mức độ hoạt động nhận thức tích cực của học sinh đối với kiến thức phần “Nhiệt học”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 3http://www.lrc.tnu.edu.vn
  14. - Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo kế hoạch, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của tiến trình dạy học đã soạn thảo. Phân tích kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm, đối chiếu với mục đích nghiên cứu và rút ra kết luận của đề tài. Sử dụng phương pháp thống kê toán học: Để xử lí kết quả của bài kiểm tra, từ đó đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm. 8. Đóng góp của luận văn - Góp phần hệ thống hóa và cụ thể hóa cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực của học sinh THPT miền núi. - Thiết kế tiến trình dạy học theo chủ đề nhằm phát triển HĐNT tích cực của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 4http://www.lrc.tnu.edu.vn
  15. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH 1.1. Hoạt động nhận thức và tính tích cực hoạt động nhận thức của HS 1.1.1. Hoạt động nhận thức của HS Để tồn tại và phát triển con người không ngừng cải tạo các mối quan hệ giữa mình và thế giới bên ngoài, tức là phải hoạt động. Bằng hoạt động và trong hoạt động, mỗi cá nhân sẽ tự hoàn thiện mình về mọi mặt. Trong quá trình hoạt động, con người phải luôn nhận thức đó là quá trình phản ánh hiện thực xung quanh và cả hiện thực bản thân mình, trên cơ sở đó tỏ thái độ, tình cảm và hành động. Tâm lí học hiện đại cho rằng: trong nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới những mức độ khác nhau, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Mức độ thấp ban đầu là nhận thức cảm tính bao gồm cảm giác và tri giác, trong đó con người phản ánh vào óc những biểu hiện bên ngoài của sự vật khách quan, những cái đang tác động trực tiếp vào giác quan. Mức độ cao hơn gọi là nhận thức lí tính hay còn gọi là tư duy, trong đó con người phản ánh vào óc những thuộc tính bản chất bên trong của sự vật, những mối quan hệ có tính qui luật. Dựa trên các dữ liệu cảm tính, con người thực hiện các thao tác trí tuệ phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá… để rút ra những tính chất, bản chất chung của đối tượng nhận thức và xây dựng thành những khái niệm. Mỗi khái niệm được diễn đạt bằng một từ ngữ. Mối quan hệ giữa các thuộc tính của vật chất cũng được biểu thị bằng mối quan hệ giữa các khái niệm dưới dạng những mệnh đề, những phán đoán. Đến đây, con người tư duy bằng khái niệm. Sự nhận thức không dừng lại ở sự phản ánh vào tron góc những thuộc tính của sự vật, hiện tượng khách quan mà còn thực hiện các phép suy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 5http://www.lrc.tnu.edu.vn
  16. luận để rút ra những kết luận mới, dự đoán những hiện tượng mới trong thực tiễn. Nhờ thế mà tư duy luôn có tính sáng tạo, có thể mở rộng sự hiểu biết của con người và vận dụng những hiểu biết của mình vào việc cải tạo thế giới khách quan phục vụ lợi ích của con người. Đó là những qui luật chung của mọi quá trình nhận thức chân lí, như V.I. Lênin đã chỉ rõ: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, của sự nhận thức hiện thực khách quan…”. Đối với HS, hoạt động chủ yếu của các em là học tập. Thông qua hoạt động này, các em chiếm lĩnh kiến thức, hình thành và phát triển năng lực trí tuệ cũng như quan điểm đạo đức, thái độ. Trong hoạt động học tập nói chung cũng như trong học tập Vật lí nói riêng, HS cũng tìm ra cái mới đó là các khái niệm, định luật Vật lí… Nhưng cái mới này không làm phong phú thêm cho kho tàng kiến thức của nhân loại mà cho chính bản thân mình, cái mới đó đã được loài người tích luỹ, đặc biệt là GV đã biết. Việc khám phá ra cái mới của HS cũng chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn trên lớp, với những dụng cụ sơ sài, đơn giản trong điều kiện trang thiết bị của trường phổ thông. Đặc biệt sự khám phá này diễn ra dưới sự chỉ đạo và giúp đỡ của GV. Do vậy hoạt động nhận thức của HS diễn ra một cách tương đối thuận lợi, không quanh co gập gềnh như hoạt động của nhà khoa học. Cũng chính vì vậy thường dễ dẫn đến một sai lầm của GV là chỉ thông báo cho HS cái mới mà không tổ chức cho HS tự khám phá để tìm ra cái mới đó. Để phát triển hoạt động nhận thức của HS, GV cần sử dụng các biện pháp nhằm phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động trong hoạt động nhận thức, tạo điều kiện cho HS “tự khám phá lại” những kiến thức đã có sẵn trong sách vở, tài liệu để học tập làm công việc khám phá đó trong hoạt động thực tiễn sau này. 1.1.2. Tính tích cực và phát triển hoạt động nhận thức tích cực của HS Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 6http://www.lrc.tnu.edu.vn
  17. 1.1.2.1. Tính tích cực Theo Thái Duy Tuyên: "Tính tích cực là khái niệm biểu thị sự nỗ lực của chủ thể khi tương tác với đối tượng. Tính tích cực cũng là khái niệm biểu thị cường độ vận động của chủ thể khi thực hiện một nhiệm vụ,giải quyết một vấn đề nào đấy".[28, Tr. 463] Tính tích cực là một phẩm chất của nhân cách cá nhân, liên quan đến sự nỗ lực hoạt động của chủ thể, bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan của chủ thể và các yếu tố tác động của môi trường. Tính tích cực có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả làm việc của chủ thể. Theo Thái Duy Tuyên: "Tính tích cực nhận thức (TTCNT) là tính tích cực xét trong điều kiện phạm vi của quá trình dạy học, chủ yếu được áp dụng trong quá trình nhận thức của học sinh".[28, Tr. 463] Tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự cố gắng hết sức cao về nhiều mặt trong hoạt động nhận thức của trẻ nói chung. Tính tích cực hoạt động học tập là sự phát triển ở mức độ cao hơn trong tư duy, đòi hỏi một quá trình hoạt động "bên trong" hết sức căng thẳng với một nghị lực cao của bản thân, nhằm đạt được mục đích là giải quyết vấn đề cụ thể nêu ra. Tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh thể hiện ở những hoạt động trí tuệ là tập trung suy nghĩ để trả lời câu hỏi nêu ra, kiên trì tìm cho được lời giải hay của một bài toán khó cũng như hoạt động chân tay là say sưa lắp ráp tiến hành thí nghiệm. Trong học tập hai hình thức biểu hiện này thường đi kèm nhau tuy có lúc biểu hiện riêng lẻ. Các dấu hiệu về tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh thường được biểu hiện: – Học sinh khao khát tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn và thích được phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 7http://www.lrc.tnu.edu.vn
  18. – Học sinh hay thắc mắc và đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề các em chưa rõ. – Học sinh chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng đã có để nhận thức các vấn đề mới. – Học sinh mong muốn được đóng góp với thầy, với bạn những thông tin mới nhận từ các nguồn kiến thức khác nhau có thể vượt ra ngoài phạm vi bài học, môn học. 1.1.2.2. Hoạt động nhận thức tích cực là gì? Theo quan điểm triết học, tính tích cực nhận thức thể hiện thái độ cải tạo của chủ thể nhận thức đối với đối tượng nhận thức, nghĩa là con người không chỉ hiểu được các qui luật của tự nhiên, xã hội mà còn nghiên cứu cải tạo chúng phục vụ lợi ích của con người. Theo tâm lí học, tính tích cực nhận thức của HS tồn tại với tư cách là cá nhân với toàn bộ nhân cách của nó. Cũng như bất kì một hoạt động nào khác, hoạt động nhận thức được tiến hành trên cơ sở huy động các chức năng nhận thức, tình cảm và ý chí, trong đó chức năng nhận thức đóng vai trò chủ yếu. Các yếu tố tâm lí kết hợp với nhau một cách hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau tạo nên tâm lí hoạt động nhận thức. Sự tác động này không cứng nhắc mà trái lại luôn luôn biến đổi tạo nên rất nhiều dạng khác nhau của các nhiệm vụ nhận thức cụ thể mà HS phải thực hiện. Sự biến đổi này càng linh hoạt bao nhiêu thì HS càng dễ thích ứng với nhiệm vụ nhận thức khác nhau và tính tích cực nhận thức càng thể hiện ở mức độ cao. Hoạt động nhận thức tích cực là trạng thái hoạt động của HS, đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. Nói cách khác, là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí nhằm giải quyết những vấn đề học tập- nhận thức. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 8http://www.lrc.tnu.edu.vn
  19. Hoạt động nhận thức tích cực của HS có mặt tự phát và tự giác: - Mặt tự phát của HĐNT tích cực là những yếu tố tiềm ẩn, bẩm sinh thể hiện ở tính tò mò, hiếu kì, hiếu động, linh hoạt và sôi nổi trong hành vi mà ở trẻ đều có, trong mức độ khác nhau. - Mặt tự giác của HĐNT tích cực là trạng thái tâm lí, có mục đích và đối tượng rõ rệt, do đó có hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng đó. Tính tự giác thể hiện ở óc quan sát, tính phê phán trong tư duy, trí tò mò khoa học… HĐNT tích cực và tính tích cực trong học tập có liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng không phải là đồng nhất. 1.1.2.3. Biểu hiện của hoạt động nhận thức tích cực của học sinh Trong học tập, HS chỉ chiếm lĩnh được kiến thức và phát triển được tư duy của mình khi họ tích cực, nỗ lực hoạt động nhận thức. Hoạt động nhận thức là yếu tố xuyên suốt quá trình học tập của HS. Thông qua hoạt động nhận thức, HS chiếm lĩnh được kiến thức và năng lực tư duy cũng đồng thời được phát triển. Để phát hiện được các em có tích cực trong học tập hay không, có thể dựa vào một số dấu hiệu sau đây: - Các em có chú ý học tập không? - Có hăng hái tham gia vào mọi hình thức của hoạt động học tập không? (thể hiện ở chỗ giơ tay phát biểu ý kiến, ghi chép…). - Có hoàn thành những nhiệm vụ được giao không? - Có ghi nhớ tốt những điều đã học không? - Có hiểu bài không? Có thể trình bày lại nội dung bài học theo ngôn ngữ riêng không? - Có vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn không? - Có đọc thêm, làm thêm các bài tập khác không? Tốc độ học tập có nhanh không? - Có hứng thú trong học tập không hay vì một ngoại lực nào đó mà phải học? - Có quyết tâm, có ý chí vượt khó khăn trong học tập không? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 9http://www.lrc.tnu.edu.vn
  20. - Có sáng tạo trong học tập không? Trong hoạt động học tập nói chung, trong dạy học Vật lí nói riêng, hoạt động nhận thức tích cực của HS thường thể hiện ở: - Hoạt động trí tuệ: tập trung suy nghĩ để trả lời câu hỏi nêu ra, kiên trì tìm cho được lời giải hay của một bài toán khó. - Hoạt động chân tay: Hăng say lắp ráp tiến hành thí nghiệm. Hai hình thức biểu hiện này thường đi kèm nhau, tuy có lúc biểu hiện riêng lẻ với những dấu hiệu thường thấy như sau: HS khao khát tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của GV, bổ sung các câu trả lời của bạn và thích được phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay thắc mắc và đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề trình bày chưa rõ; chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã có để nhận thức các vấn đề mới; mong muốn được đóng góp với thầy, với bạn những thông tin mới nhận từ các nguồn kiến thức khác nhau có thể vượt ra ngoài phạm vi bài học, môn học. 1.1.2.4. Mức độ hoạt động nhận thức tích cực của học sinh Về mức độ hoạt động nhận thức tích cực của học sinh có thể dựa vào một số dấu hiệu sau: - Có tự giác học tập không? hay bị bắt buộc bởi những tác động bên ngoài như gia đình, bạn bè, xã hội…? - Thực hiện nhiệm vụ của thầy giáo theo yêu cầu tối thiểu hay tối đa?. - Tích cực nhất thời hay thường xuyên, liên tục? - Tích cực ngày càng tăng dần hay giảm dần? - Có kiên trì, vượt khó hay không? Hoạt động học tập của HS là hoạt động đòi hỏi phải có tính khoa học thực sự, được tổ chức bởi GV cùng với sự tham gia tích cực của HS. Vì vậy, để HS có thể tích cực, tự lực nắm vững kiến thức là yêu cầu quan trọng của quá trình dạy học. Quá trình này không phải là tự phát mà hoàn toàn tự giác, có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 10http://www.lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2