intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:162

45
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là khảo sát và đánh giá thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phan Nhựt Xuân Linh THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRỰC QUAN NHẰM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG CHO TRẺ 3-4 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phan Nhựt Xuân Linh THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRỰC QUAN NHẰM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG CHO TRẺ 3-4 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Mầm non) Mã số : 8140101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM PHƯỚC MẠNH Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Phan Nhựt Xuân Linh, là học viên cao học chuyên ngành Giáo dục Mầm non, Khóa 28 Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin về tài liệu tham khảo cho việc thực hiện luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc, các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố ở nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về luận văn của mình.
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và sự động viên của gia đình. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Quý Thầy Cô Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Sài Gòn, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập chương trình cao học tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Phước Mạnh, người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin cảm ơn Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Bình Tân, Ban Giám hiệu và các giáo viên tại các trường mầm non Quận Bình Tân đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi tiến hành khảo sát khi nghiên cứu đề tài này. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên và hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy cô trong hội đồng bảo vệ đề cương và hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những góp ý quý báu để hoàn thành tốt luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2019 Tác giả luận văn Phan Nhựt Xuân Linh
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRỰC QUAN NHẰM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG CHO TRẺ 3-4 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN ...................................................................................7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................7 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ...............................................................7 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước ................................................................9 1.2. Các khái niệm công cụ .....................................................................................12 1.2.1. Biểu tượng và quá trình hình thành biểu tượng .......................................12 1.2.2. Biểu tượng số lượng.................................................................................13 1.2.3. Quá trình hình thành biểu tượng số lượng ...............................................14 1.2.4. Phương pháp dạy học trực quan ..............................................................16 1.2.5. Phương tiện dạy học trực quan ................................................................19 1.2.6. Đồ dùng dạy học trực quan ......................................................................19 1.2.7. Sử dụng đồ dùng dạy học trực quan ........................................................22 1.2.8. Hoạt động làm quen với toán ...................................................................22 1.2.9. Biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán ...........................................................................................................23 1.3. Cơ sở lý luận về việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán ...................................................................................................................23
  6. 1.3.1. Cơ sở lý luận xuất phát từ đặc điểm phát triển tâm lý trẻ 3-4 tuổi ..........24 1.3.2. Cơ sở lý luận xuất phát từ hoạt động làm quen với toán .........................25 1.3.3. Phương pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán ....................................................................26 1.3.4. Những yêu cầu về đồ dùng dạy học trực quan trong hoạt động làm quen với toán ............................................................................................29 1.3.5. Ý nghĩa việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi ........................................................30 1.3.6. Nguyên tắc dạy học theo phương pháp trực quan nhằm hình thành biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo ............................................................31 1.3.7. Quy trình sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán .......33 Tiểu kết Chương 1 .....................................................................................................35 Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRỰC QUAN NHẰM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG CHO TRẺ 3-4 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN .................................................................................36 2.1. Tổ chức điều tra thực trạng ...............................................................................36 2.1.1. Mục đích ..................................................................................................36 2.1.2. Đối tượng và thời gian .............................................................................36 2.1.3. Nội dung...................................................................................................37 2.1.4. Phương pháp ............................................................................................38 2.2. Tiêu chí đánh giá thực trạng việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi ....................................41 2.3. Kết quả điều tra và phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng ..........................44 2.3.1. Nhận thức của GVMN về việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi ............................44 2.3.2. Thực trạng việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi ..............................................56 2.3.3. Giáo viên đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi ...........64
  7. 2.3.4. Thực trạng khó khăn của giáo viên khi sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi ...........72 Tiểu kết Chương 2 .....................................................................................................74 Chương 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRỰC QUAN NHẰM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG CHO TRẺ 3-4 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN ......................................................................................................76 3.1. Cơ sở định hướng cho việc xây dựng các biện pháp .......................................76 3.1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................76 3.1.2. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................76 3.1.3. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp ........................................................77 3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán ............................................................................77 3.2.1. Nhóm biện pháp 1: Bồi dưỡng cho giáo viên mầm non về phương pháp dạy học trực quan và sử dụng đồ dùng dạy học trực quan trong hoạt động làm quen với toán ..........................................................78 3.2.2. Nhóm biện pháp 2: Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học trực quan và đồ dùng dạy học trực quan trong hoạt động làm quen với toán nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi ....................80 3.2.3. Nhóm biện pháp 3: Đánh giá hiệu quả việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan trong tổ chức hoạt động làm quen với toán ......................83 3.3. Kết quả khảo sát tính khả thi các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi ..................................................................................................85 Tiểu kết Chương 3 .....................................................................................................93 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................94 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................98 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Ghi chú BGH Ban Giám hiệu BTSL Biểu tượng số lượng DH Dạy học DHTQ Dạy học trực quan ĐDDHTQ Đồ dùng dạy học trực quan ĐTB Điểm trung bình GDMN Giáo dục mầm non GV Giáo viên GVMN Giáo viên mầm non HĐ Hoạt động HĐLQVT Hoạt động làm quen với toán HTBTSL Hình thành biểu tượng số lượng MG Mẫu giáo MN Mầm non PP Phương pháp PPDHTQ Phương pháp dạy học trực quan SL Số lượng TL Tỷ lệ
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Danh sách số lượng giáo viên tham gia khảo sát ....................................... 37 Bảng 2.2. Đồ dùng dạy học trực quan ........................................................................ 45 Bảng 2.3. Mục đích của hoạt động làm quen với toán ............................................... 47 Bảng 2.4. Đồ dùng dạy học trực quan trong hoạt động làm quen với toán ............... 49 Bảng 2.5. Nội dung hình thành BTSL cần thiết sử dụng đồ dùng DHTQ ................. 51 Bảng 2.6. Đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành BTSL cho trẻ ..................... 54 Bảng 2.7. Nguyên tắc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan ........................................ 55 Bảng 2.8. Các phương pháp sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của ĐDDHTQ ....... 64 Bảng 2.9. Đồ dùng DHTQ đáp ứng được mục đích việc hình thành BTSL cho trẻ .. 66 Bảng 2.10. Đồ dùng DHTQ được sử dụng hiệu quả trong các hình thức DH ............. 67 Bảng 2.11. Đồ dùng DHTQ được sử dụng hiệu quả trong các phương pháp DH ....... 69 Bảng 2.12. Đánh giá tính hiệu quả của ĐDDHTQ dựa trên kết quả HĐ của trẻ ......... 70 Bảng 2.13. Một số khó khăn khi giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học trực quan ......... 72 Bảng 3.1. Điểm trung bình mức độ phù hợp của nhóm biện pháp 1 ......................... 86 Bảng 3.2. Điểm trung bình mức độ phù hợp của nhóm biện pháp 2 ......................... 87 Bảng 3.3. Điểm trung bình mức độ phù hợp của nhóm biện pháp 3 ......................... 90
  10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tần suất sử dụng đồ dùng dạy học trực quan của GVMN ....................56 Biểu đồ 2.2. Đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ trong tổ chức HĐLQVT ...................................................................58 Biểu đồ 2.3. Nguyên nhân lựa chọn đồ dùng dạy học trực quan của GVMN ...........59
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục nhận thức là một trong các lĩnh vực giáo dục trọng tâm trong Chương trình GDMN, lĩnh vực này ngày càng được chú trọng và đề cao nhờ vào việc đút kết kinh nghiệm từ các thành quả nghiên cứu trước đây trên thế giới và sự mạnh dạn học tập, đổi mới giáo dục của Việt Nam. Trong đó không thể không nhắc đến Lý thuyết phát triển nhận thức của Jean Piaget và Triết lý giáo dục của John Dewey nhà giáo dục có sức ảnh hưởng lớn nhất trong nền giáo dục Hoa Kỳ. Jean Piaget với lý thuyết phát triển nhận thức cho rằng: “Trẻ nhỏ có vai trò tích cực trong sự phát triển nhận thức của mình thông qua tương tác qua lại tích cực giữa trẻ với môi trường vật chất và môi trường xã hội xung quanh. Khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo được phát triển qua việc tiếp xúc, tìm hiểu các đồ dùng, đồ chơi và các nguyên vật liệu, qua các hoạt động tìm hiểu cây cối, con vật, các hiện tượng tự nhiên và qua hoạt động làm quen với toán” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014). Nhận thức được điều này, xu hướng giáo dục thế kỉ 21 của nhiều nước trên thế giới trong đó có cả Việt Nam đã tập trung quan tâm đến việc chuẩn bị các phương tiện dạy học một cách đa dạng để giúp trẻ phát triển được khả năng nhận thức một cách tốt nhất. Từ cuối thế kỉ 19, nhà giáo dục Jonh Dewey, ông đã chứng minh sự khác nhau giữa một nền giáo dục cổ truyền và một nền giáo dục tiến bộ đổi mới, đó chính là phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Cốt lõi trong triết lý giáo dục của ông là tầm quan trọng của việc hiểu những trải nghiệm của trẻ em. Dewey tin rằng “Khi mọi người tham dự vào việc học một thứ gì đó hấp dẫn và có liên quan tới trải nghiệm của họ thì quá trình học sẽ trở nên rất thích thú. Tuy nhiên, bản thân sự thích thú thôi chưa đủ để làm cho một trải nghiệm có tính giáo dục mà các giáo viên cần xây dựng các trải nghiệm không chỉ đem lại hứng thú mà còn kiến tạo quá trình học tập cho trẻ nữa” (Carol Garhart Mooney; Nguyễn Bảo Trung dịch, 2016). Qua đó, Piaget và Dewey tin rằng giáo viên là người hướng dẫn và bố trí môi trường, cung cấp những tài liệu, công cụ và xây dựng những hoạt động phù hợp với
  12. 2 sự phát triển tâm lý của trẻ thì tất yếu đứa trẻ đó sẽ phát triển tính tích cực nhận thức một cách chủ động và hứng thú nhất. Vận dụng những quan điểm trên, định hướng đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tính tích chủ động, tích cực sáng tạo của trẻ được thể chế trong Luật giáo dục sửa đổi năm 2009 và cụ thể hóa trong các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể, trong Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình mầm non mẫu giáo bé (3-4 tuổi) theo chương trình GDMN hiện hành ghi rõ: “Trong quá trình tổ chức hoạt động học của trẻ, giáo viên cần chú ý sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trên cơ sở: Tạo cơ hội cho trẻ tích cực hoạt động để nhận thức, tổ chức cho trẻ được trải nghiệm bằng các giác quan, quan sát, phán đoán, trao đổi, so sánh và nêu ý kiến…” (Lê Thu Hương, Trần Thị Ngọc Trâm & Lê Thị Ánh Tuyết, 2017). Trong các nhóm phương pháp dạy học tích cực mà Chương trình GDMN đề cập, nhóm phương pháp dạy học trực quan được rất nhiều nhà giáo dục trên thế giới như J.A.Comenski, G.Pestalossi, K.Đ.Usinxki nghiên cứu và chứng minh tầm quan trọng trong việc hình thành BTSL cho trẻ mầm non. Cụ thể, đề tài muốn làm rõ hơn về thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trực quan của giáo viên trong việc giúp trẻ hình thành biểu tượng số lượng. Trong thực tiễn, việc sử dụng đồ dùng DHTQ nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong HĐLQVT của giáo viên có tạo được sự hấp dẫn với trẻ hay không? Đồ dùng DHTQ được giáo viên chuẩn bị có đa dạng và các hình thức khi sử dụng đã phong phú chưa? Những vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến tính hiệu quả của việc hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi. Từ những lý do trên đề tài nghiên cứu “Thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán” nhằm giúp GV vận dụng một số biện pháp trong việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi.
  13. 3 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát và đánh giá thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình hình thành biểu tượng số lượng của trẻ 3-4 tuổi. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán. 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay, việc sử dụng đồ dùng DHTQ nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong HĐLQVT của giáo viên chưa tạo được sự hấp dẫn, đồ dùng DHTQ chưa đa dạng, hình thức sử dụng chưa phong phú. Việc khảo sát và đánh giá đúng thực trạng việc sử dụng đồ dùng DHTQ nhằm hình thành BTSL cho trẻ 3-4 tuổi trong HĐLQVT là cơ sở để đề xuất một số biện pháp nâng cao tính hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng DHTQ hình thành BTSL cho trẻ 3-4 tuổi. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận có liên quan đến đồ dùng dạy học trực quan hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi. Khảo sát và đánh giá thực trạng việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
  14. 4 Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lý luận liên quan đến quá trình hình thành BTSL của trẻ 3-4 tuổi và việc sử dụng có hiệu quả các đồ dùng DHTQ nhằm hình thành BTSL cho trẻ 3-4 tuổi trong HĐLQVT, nghiên cứu kinh nghiệm về phương pháp đánh giá thực trạng sử dụng đồ dùng DHTQ nhằm hình thành BTSL cho trẻ 3-4 tuổi trong HĐLQVT. Giới hạn về mẫu nghiên cứu: Khảo sát ý kiến của 163 GVMN lớp 3-4 tuổi tại 17 trường mầm non công lập trong Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại 17 trường mầm non trong Quận Bình Tân, Thành Phố Hồ Chí Minh. 7. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện với sự phối hợp các phương pháp nghiên cứu: 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận từ các tài liệu có liên quan đến phương pháp DHTQ, đồ dùng DHTQ và đặc điểm nhận thức của trẻ 3-4 tuổi, đặc điểm hình thành BTSL của trẻ 3-4 tuổi trong HĐLQVT. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Phương pháp này nhằm điều tra thực trạng giáo viên sử dụng đồ dùng DHTQ nhằm hình thành BTSL cho trẻ 3-4 tuổi về các nội dung sau: - Nhận thức của giáo viên về việc sử dụng đồ dùng DHTQ nhằm hình thành BTSL cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động lảm quen với toán. - Thực trạng việc sử dụng đồ dùng DHTQ nhằm hình thành BTSL cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động lảm quen với toán. - Giáo viên đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng DHTQ nhằm hình thành BTSL cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động lảm quen với toán. - Một số khó khăn của giáo viên khi sử dụng đồ dùng DHTQ nhằm hình thành BTSL cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động lảm quen với toán. Phương pháp này được thực hiện bằng cách phát bảng hỏi cho các giáo viên dạy lớp 3-4 tuổi ở các trường mầm non.
  15. 5 7.2.2. Phương pháp quan sát Quan sát giờ hoạt động làm quen với toán của giáo viên nhằm làm rõ thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trực quan và mức độ hình thành biểu tượng số lượng của trẻ trong hoạt động này. Số lượng lớp quan sát: 06 lớp 3-4 tuổi, mỗi lớp quan sát 01 giờ hoạt động làm quen với toán với nội dung hình thành biểu tượng số lượng. Người nghiên cứu còn quan sát cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và đồ dùng dạy học do giáo viên chuẩn bị. 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn Phương pháp phỏng vấn nhằm thu thập thêm thông tin, làm rõ số liệu thu được qua khảo sát bằng bảng hỏi và quan sát, nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trực quan cho trong hoạt động làm quen với toán trẻ 3-4 tuổi. Người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn một số giáo viên dạy trẻ lớp 3-4 tuổi và một số Ban giám hiệu trường mầm non về việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành BTSL trong hoạt động làm quen với toán. Bên cạnh đó, phỏng vấn một số trẻ để làm rõ tính hiệu quả việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan của giáo viên. 7.2.4. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý các số liệu tỷ lệ phần trăm và các số liệu tính trung bình sau khi thu thập được từ việc nghiên cứu thực trạng và khảo sát tính khả thi của biện pháp. 8. Đóng góp của đề tài Về lý luận: Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận có liên quan đến việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi. Về thực tiễn: Khảo sát và đánh giá thực trạng việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán. Từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán.
  16. 6 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần tài liệu tham khảo, bảng phụ lục, danh mục các bảng biểu và chữ viết tắt, cấu trúc luận văn gồm 2 phần như sau: Phần mở đầu Phần nội dung Chương I: Cơ sở lý luận về việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán Chương II: Thực trạng việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán Chương III: Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán
  17. 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRỰC QUAN NHẰM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG CHO TRẺ 3-4 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài Trong giáo dục, vấn đề trực quan đã được nghiên cứu từ lâu và được xem là một trong những nguyên tắc dạy học cơ bản nhất. J.A.Cômenxki là nhà giáo dục người Tiệp Khắc là người đã đặt nền móng cho việc xây dựng nền giáo dục tiên tiến, hiện đại của chủ nghĩa tư bản cho rằng: Việc sử dụng giáo cụ trực quan trong dạy học mầm non là “phương pháp vàng”. Theo ông: “Mọi chuyện đối với trẻ đều nên được khảo sát bằng tất cả các giác quan: nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ mó. Một đối tượng nào đó mà cùng lúc có thể tri giác bằng một số giác quan, thì nó cần phải được nhận thức bằng những giác quan đó cùng lúc. Theo ông, nhận thức luôn được bắt đầu từ cảm giác. Do đó, việc học tập sẽ có kết quả tốt hơn nếu nó được bắt đầu bằng việc xem xét các đối tượng, quan sát các hiện tượng, các quá trình, hành động với các đối tượng ở xung quanh” (Lê Thị Thanh Nga, 2006). Cũng xuất phát từ chỗ xem quan sát là cơ sở của mọi tri thức, G.Pestalossi là một nhà giáo dục học Thụy Sĩ cho rằng: “Số cơ quan cảm giác tham gia vào quá trình nhận thức càng lớn thì kiến thức của chúng ta càng chính xác hơn”. Tuy nhiên, khác với J.A.Cômenxki, theo ông trực quan được xem là điểm tựa để biến những biểu tượng chưa rõ ràng thành những biểu tượng rõ ràng, chính xác. Như vậy, tri giác cảm tính được gắn liền với quá trình tư duy (Phan Minh Tiến, 1998). K.Đ.Usinxki cho rằng, trực quan là cái ban đầu và là nguồn gốc của mọi tri thức, cảm giác cung cấp tài liệu cho hoạt động trí tuệ của con người. Trực quan làm cho quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh trở nên dễ dàng, tự giác, có ý thức và vững chắc hơn; tạo ra hứng thú học tập ở học sinh, kích thích tính tích cực của học sinh; là phương tiện tốt nhất giúp giáo viên gần gũi với học sinh và là phương tiện quan trọng để phát triển tư duy cho học sinh (Phan Minh Tiến, 1998). Phương pháp giáo dục Montessori của Bác sĩ và nhà giáo dục người Ý Maria Montessori với cơ sở lý luận về việc sử dụng giáo cụ giúp trẻ làm quen với toán cho
  18. 8 rằng: Việc hướng dẫn cho trẻ làm quen với toán học ngay từ tuổi mầm non là cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, quan sát, so sánh... tăng cường vốn ngôn ngữ và phát triển tư duy. Quá trình hình thành các biểu tượng ban đầu về toán giữ một vai trò quan trọng, góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ ngay từ tuổi ấu thơ. Montessori cho rằng “tri thức toán học” là loại tri thức cần được nuôi dưỡng bằng sự chính xác tuyệt đối. Trẻ quan sát, trải nghiệm thế giới bằng cảm quan. Từ những trải nghiệm này, trẻ sẽ trừu tượng hóa các khái niệm và bản chất của mọi sự vật ở môi trường xung quanh (Vũ Thị Hồng Hạnh & Vũ Thị Thanh Tuyền, 2017). Một số tác giả khác như Môngtenhơ, V.G.Belinxki, A.N.Leonchep, … cũng đã có những nghiên cứu về dạy học trực quan. Ngày nay, nhiều tác giả đã dành một vị trí đáng kể trong việc nghiên cứu vấn đề sử dụng các phương tiện trực quan trong quá trình dạy học, trong đó tác giả X.G.Sapôvalencô: “Chất lượng đồ dùng dạy học phải gắn chặt với chất lượng sử dụng nó của thầy giáo để nó có thể đạt hiệu quả giảng dạy và giáo dục cao” (Trần Doãn Quới, 1978). J.Piaget với “Thuyết phát sinh nhận thức” cho rằng: “Sự phát sinh, phát triển nhận thức – trí tuệ của trẻ em được chi phối bởi: Vai trò của sự luyện tập và kinh nghiệm thu được thông qua hoạt động với đối tượng. Kinh nghiệm vật lý là kinh nghiệm trẻ thu được nhờ hoạt động với đồ vật, kinh nghiệm logic – toán trẻ thu được nhờ thao tác trên đồ vật trẻ phát hiện ra tính chất của đồ vậy ấy” (Đinh Thị Tứ & Phan Trọng Ngọ, 2007). Liên quan đến các vấn đề về quá trình hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ phải kể đến một số nghiên cứu như: Các nhà Tâm lý học và Giáo dục học Macxit khẳng định rằng: Mức độ nắm vững các biểu tượng nói chung và các biểu tượng toán học của trẻ còn phụ thuộc khá lớn vào phương pháp hướng dẫn của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động của trẻ, đặc biệt là tổ chức các “tiết học” ở trường mẫu giáo (Đinh Thị Nhung, 2001). Tác giả P.Ia.Ganpenrin, Davudov và cộng sự với công trình nghiên cứu về quá trình hình thành biểu tượng số ở trẻ mầm non (Bùi Thị Lan Duyên, 2014).
  19. 9 Qua các quan điểm cho thấy, việc trẻ có cơ hội được trải nghiệm thế giới xung quanh thông qua phương pháp trực quan, trẻ được trực tiếp cảm nhận bằng các giác quan của mình lên các đối tượng, đồ vật cụ thể sẽ có tác động mạnh mẽ trong việc phát triển nhận thức và trí tuệ của trẻ. 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước Ở Việt Nam, một số quan niệm liên quan đến các phương pháp dạy học trực quan trong việc dạy trẻ mầm non làm quen với toán học đã xuất hiện: Tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt (1978) trong cuốn “Giáo dục học” đã nêu lên ý nghĩa và việc sử dụng một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh, trong đó việc sử dụng đồ dùng trực quan đóng vai trò là một biện pháp then chốt. Chương trình GDMN của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện hành trong lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ MN đã đề ra các mục tiêu cụ thể. Từ đó, cuốn Hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình GDMN dành cho mẫu giáo (3-4 tuổi) ghi rõ: “Khả năng nhận thức của trẻ được phát triển qua việc tiếp xúc, tìm hiểu các đồ dùng, đồ chơi và các nguyên vật liệu, qua các hoạt động tìm hiểu cây, con, các hiện tượng tự nhiên, xã hội và qua làm quen với toán” (Lê Thu Hương và các cộng sự, 2017). Tác giả Nguyễn Kỳ (1995) trong “Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm” cho rằng: “Các dụng cụ trực quan, các phương tiện nghe nhìn hiện đại nhất sử dụng theo PP cổ truyền có thể vẫn duy trì người học trong thế thụ động ngồi nhìn thầy trình diễn, thụ đồng ngồi xem các chương trình nghe – nhìn”. Tác giả Thái Duy Tuyên (2008) trong “PP dạy học truyền thống và đổi mới” nhận định: “Để học sinh nhận thức được các sự vật hiện tượng một cách chính xác, sâu sắc và có độ nhớ lâu bền, trong quá trình dạy học cần huy động càng nhiều cơ quan cảm giác của học sinh vào quá trình nhận thức càng tốt”. Tác giả Phan Trọng Ngọ (2007) trong “Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường” ghi rõ: “Phương pháp dạy học trực quan, theo đúng nghĩa của nó không phải là giáo viên giới thiệu, trình bày các phương tiện trực quan, nhằm cung cấp cho người học nhiều hình ảnh cảm tính về sự vật, mà phải giúp người học hành
  20. 10 động tốt nhất với sự vật. Dạy học trực quan - tức là dạy học phải được bắt đầu từ việc hướng dẫn người học hành động cảm tính với đối tượng học”. Theo Nguyễn Thị Hòa (2013) trong nghiên cứu “Phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi học tập”: “Biện pháp trực quan chính là cách thức cụ thể cho trẻ được quan sát, làm quen với các hiện tượng, sự việc và những đồ vật thật như tranh ảnh, phim, mô hình, sơ đồ miêu tả đồ vật này hay đồ vật khác, tính trực quan ở đây được thể hiện không chỉ giúp trẻ làm quen với thế giới xung quanh bằng mắt, bằng tai mà còn bằng cảm giác của đôi tay”. Theo tác giả Phan Trọng Ngọ (2000) trong cuốn “Vấn đề trực quan trong dạy học”, trong đó theo quan niệm về nhận thức của Heraclit: “Quá trình nhận thức bắt đầu từ cảm giác, không có cảm giác thì không có bất kỳ nhận thức nào”. Tác giả Lê Thị Thanh Nga (2006) trong giáo trình “Phương pháp hướng dẫn trẻ mầm non làm quen với biểu tượng toán học ban đầu” cho rằng: “Trong phương pháp dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán thì nguyên tắc trực quan có liên hệ khá chặt chẽ với sự tích cực của trẻ”. Trong giáo trình “Toán học và phương pháp dạy trẻ làm quen với toán” cho rằng: “Nguyên tắc học kết hợp với hành một cách khoa học là phải chọn đồ dùng dạy học và phương pháp dạy sao cho phù hợp với mục đích, nhiệm vụ dạy và học, đồng thời phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi của trẻ”. “Nhiệm vụ cơ bản của giáo viên trong việc hình thành các biểu tượng toán học ban đầu cho trẻ: Đối với trẻ mẫu giáo bé, chủ yếu dựa vào các vật cụ thể để tư duy và hình thành các kiến thức, vì vậy ta phải chú ý phát triển tư duy trực quan cho trẻ (Nguyễn Duy Thuận, Lương Thị Hùng & Đặng Ngọc Châm, 1988). Tương tự, trong giáo trình “Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với toán” cho rằng “Đồ dùng dạy học trực quan nhằm phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ thể hiện ở nguyên tắc đảm bảo tính trực quan” (Đỗ Thị Minh Liên, 2008). Ngoài ra, vấn đề này còn được một số tác giả khác nghiên cứu như Võ Chấp, Vũ Dũng, Phạm Minh Hạc, Đinh Thị Nhung, Tường Thị Phùng, Ngô Thúc Lanh, Đoàn Quỳnh, Nguyễn Đình Trí, Phạm Thị Mai Chi… và nhiều tài liệu khác đăng tải trên các tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Internet như:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
22=>1