PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br />
Sau 19 năm (1990-2009) thực hiện cải cách chính sách và quản lý thuế,<br />
ngành thuế đã có những đóng góp đáng kể vào việc phát triển kinh tế xã hội, góp<br />
phần thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước đã đề<br />
ra. Hệ thống chính sách thuế tương đối hoàn chỉnh, đã bao quát cơ bản các nguồn<br />
thu hiện có và phù hợp với nền kinh tế đang chuyển đổi theo cơ chế thị trường.<br />
<br />
U<br />
<br />
Ế<br />
<br />
Công tác quản lý thu thuế từng bước được chuyên môn hoá, phát huy tốt vai trò,<br />
<br />
́H<br />
<br />
trách nhiệm của cá nhân và tập thể trong quản lý thu nộp thuế, bảo đảm tính công<br />
khai, dân chủ.<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
Cùng với ngành thuế cả nước, Chi cục thuế huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng<br />
Bình được thành lập năm 1990 có nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn. Tổ chức<br />
<br />
H<br />
<br />
quản lý thu thuế từng bước được cải cách, hiện đại hoá; trình độ chuyên môn nghiệp<br />
<br />
IN<br />
<br />
vụ của cán bộ công chức (CBCC) thuế ngày càng được nâng lên. Hiện nay, với gần<br />
<br />
K<br />
<br />
200 doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đang hoạt động sản xuất kinh doanh<br />
(SXKD), là một nhân tố quan trọng trong việc đóng góp nguồn thu cho Ngân sách<br />
<br />
̣C<br />
<br />
nhà nước (NSNN) ở địa phương.<br />
<br />
O<br />
<br />
Tuy nhiên quản lý thuế khu vực DNVVN hiện tại vẫn còn nhiều bất cập cả<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
về qui trình quản lý, ứng dụng công nghệ tin học, bố trí nguồn nhân lực, trình độ<br />
cán bộ quản lý của cơ quan thuế, chưa tận dụng được kinh nghiệm quản lý thu thuế của<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
các nước tiên tiến. Số lượng đối tượng nộp thuế (ĐTNT) nói chung và số DNVVN nói<br />
riêng tăng lên nhanh chóng; tính tuân thủ, tự nguyện của ĐTNT chưa cao, tình trạng<br />
trốn thuế, nợ đọng thuế còn diễn ra khá phổ biến ở nhiều sắc thuế; tình hình nộp thuế<br />
chưa phản ảnh đúng quy mô hoạt động SXKD của doanh nghiệp (DN).<br />
Mặt khác, trước xu thế hội nhập kinh tế, theo đó hội nhập quốc tế về thuế<br />
ngày càng rộng và sâu sắc nhằm khuyến khích đầu tư, tự do hoá thương mại. Ngoài<br />
việc phải xây dựng hệ thống chính sách thuế tương thích, công tác quản lý thuế phải<br />
được cải cách và hiện đại hoá theo các chuẩn mực quản lý thuế quốc tế nhằm tạo<br />
điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và khuyến<br />
<br />
1<br />
<br />
khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, tạo môi trường thuận lợi đồng<br />
nhất về thuế để phát triển kinh tế - xã hội đất nước.<br />
Vì vậy hoàn thiện quản lý thu thuế đối với DNVVN được coi là những nội<br />
dung trọng tâm của cải cách hệ thống thuế, góp phần tăng thu cho ngân sách. Đồng<br />
thời đáp ứng được yêu cầu về công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế. Xuất phát từ<br />
những vấn đề nêu trên chúng tôi chọn đề tài: "Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với<br />
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng<br />
Bình" làm luận văn thạc sỹ kinh tế của mình.<br />
<br />
U<br />
<br />
Ế<br />
<br />
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br />
<br />
́H<br />
<br />
2.1. Mục tiêu tổng quát<br />
<br />
Mục tiêu tổng quát của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
thuế đối với các DNVVN, tại Chi cục thuế huyện Quảng Trạch. Trên cơ sở đó<br />
nhằm đề xuất các giải pháp giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ và Chi cục thuế<br />
<br />
H<br />
<br />
Quảng Trạch nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.<br />
<br />
IN<br />
<br />
2.2. Mục tiêu cụ thể<br />
<br />
- Hệ thống hóa và bổ sung các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thuế<br />
<br />
K<br />
<br />
trong cơ chế thị trường đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ;<br />
<br />
̣C<br />
<br />
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp vừa và<br />
<br />
O<br />
<br />
nhỏ tại Chi cục thuế huyện Quảng Trạch;<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh<br />
nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế huyện Quảng Trạch.<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý thuyết và thực tiễn của<br />
<br />
việc quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế huyện<br />
Quảng Trạch đặt trong tổng thể vấn đề quản lý thu thuế, phí và lệ phí trong toàn<br />
ngành thuế.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Nội dung: Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn trong lĩnh vực quản lý<br />
thu thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế huyện Quảng Trạch.<br />
<br />
2<br />
<br />
- Không gian: Chi cục thuế huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.<br />
- Thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý thu thuế đối với các doanh<br />
nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế huyện Quảng Trạch từ năm 2006 - 2008, đề xuất<br />
giải pháp quản lý thu thuế đối với DNVVN đến năm 2012.<br />
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Để đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống thực trạng công tác quản lý<br />
thuế đối với các DNVVN tại Chi cục thuế huyện Quảng Trạch, luận văn sử dụng<br />
các phương pháp sau:<br />
<br />
U<br />
<br />
Ế<br />
<br />
4.1. Phương pháp luận<br />
<br />
́H<br />
<br />
Luận văn vận dụng cách tiếp cận theo phương pháp duy vật biện chứng, duy<br />
vật lịch sử; vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước trong quá trình<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
đổi mới kinh tế để phân tích thực trạng quản lý và thực hiện chính sách thuế ở địa<br />
bàn nghiên cứu. Từ đó rút ra một số nhận xét và kiến nghị đề xuất các giải pháp để<br />
<br />
H<br />
<br />
góp phần hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các DNVVN tại Chi cục thuế<br />
<br />
IN<br />
<br />
huyện Quảng Trạch.<br />
<br />
Phương pháp tiếp cận: xem xét, nghiên cứu dưới góc độ các quy trình nghiệp<br />
<br />
K<br />
<br />
vụ, các văn bản hướng dẫn thực hiện của Nhà nước, trong đó tập trung vào các quy<br />
<br />
̣C<br />
<br />
trình quản lý thuế hiện hành như quy trình quản lý DN, quy trình kiểm tra thuế...để<br />
<br />
O<br />
<br />
phân tích, đánh giá nhằm tìm ra những bất cập, mâu thuẫn hoặc những tồn tại để<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
nhằm đề xuất một số biện pháp có tính khả thi trong tương lai.<br />
4.2. Phương pháp thu thập số liệu<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
4.2.1. Số liệu thứ cấp<br />
Được thu thập từ các nguồn tài liệu, báo cáo của Chi cục thuế huyện Quảng<br />
<br />
Trạch; Niên giám thống kê huyện Quảng Trạch; các báo cáo tài liệu của các ban<br />
ngành huyện Quảng Trạch; thông tin đã được công bố trên các giáo trình, báo, tạp<br />
chí, công trình và đề tài khoa học trong và ngoài nước.<br />
4.2.2. Số liệu sơ cấp<br />
Được tiến hành thu thập trên cơ sở các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh<br />
doanh trên địa bàn và số lượng cán bộ công chức (CBCC) quản lý thu thuế thuộc<br />
Chi cục thuế huyện Quảng Trạch. Cụ thể chọn 92 DNVVN trong tổng số 197<br />
<br />
3<br />
<br />
DNVVN đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Quảng Trạch và<br />
56 cán bộ công chức thuế trong tổng số 79 cán bộ công chức của Chi cục thuế<br />
huyện Quảng Trạch để tiến hành điều tra.<br />
Phương pháp điều tra bằng cách phát phiếu khảo sát đã được thiết kế sẳn,<br />
nhằm lấy ý kiến của các DNVVN và của CBCC thuế về sự phù hợp của nội dung<br />
chính sách thuế; thủ tục hành chính thuế...<br />
4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu<br />
- Dùng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hoá và tổng hợp tài liệu theo<br />
<br />
U<br />
<br />
Ế<br />
<br />
các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.<br />
<br />
́H<br />
<br />
- Việc xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành trên<br />
máy tính theo các phần mềm Excel, SPSS và phần mềm tin học của Tổng cục thuế.<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
4.4. Phương pháp phân tích<br />
<br />
- Trên cơ sở các tài liệu đã được xử lý, tổng hợp và vận dụng các phương<br />
<br />
H<br />
<br />
pháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế để đánh giá thực trạng quản lý thu thuế<br />
<br />
IN<br />
<br />
đối với các DNVVN của cơ quan thuế; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công<br />
tác quản lý thu thuế.<br />
<br />
K<br />
<br />
- Phương pháp kiểm định sự bằng nhau của hai trị trung bình để so sánh có<br />
<br />
̣C<br />
<br />
sự khác biệt ý kiến đánh giá của hai nhóm đối tượng được điều tra về nội dung<br />
<br />
O<br />
<br />
chính sách thuế và công tác quản lý thu thuế.<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
- Phương pháp đồ thị và biểu đồ để phân tích đánh giá một cách khách quan,<br />
khoa học về các nội dung nghiên cứu.<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
4.5. Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo<br />
Phương pháp chuyên gia: Để làm sáng tỏ vấn đề lý luận cũng như đánh giá<br />
<br />
thực trạng quản lý thu thuế đối với DNVVN hiện nay trên địa bàn huyện Quảng<br />
Trạch, tác giả thu thập ý kiến của các đồng chí lãnh đạo Chi cục thuế huyện Quảng<br />
Trạch, giám đốc và kế toán một số doanh nghiệp để đưa ra các kết luận một cách xác<br />
đáng, có căn cứ khoa học nhằm đề xuất giải pháp có sức thuyết phục cao, mang tính<br />
khả thi phù hợp với thực tiễn địa bàn nghiên cứu.<br />
<br />
4<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THU<br />
THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ<br />
1.1. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ THUẾ<br />
1.1.1. Khái niệm<br />
<br />
Ế<br />
<br />
Trên thực tế thuế đã tồn tại từ khi các Nhà nước hình thành, song các lý luận<br />
<br />
U<br />
<br />
về kinh tế của thế giới, cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất tuyệt đối khái niệm<br />
<br />
́H<br />
<br />
về thuế [40]. Nhìn chung các quan điểm của các nhà kinh tế đưa ra mới nhìn nhận<br />
từ những khía cạnh khác nhau của thuế, do đó chưa phản ánh đầy đủ bản chất chung<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
nhất của phạm trù này.<br />
<br />
Chẳng hạn, theo các nhà kinh điển thì thuế được quan niệm rất đơn giản: “Để<br />
<br />
H<br />
<br />
đạt được quyền lực công cộng đó, cần phải có những đóng góp của những người<br />
<br />
IN<br />
<br />
công dân của nhà nước, đó là thuế” [2].<br />
<br />
K<br />
<br />
C.Mác đã viết “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nước”; Ăng ghen cũng<br />
đã viết “Để duy trì quyền lực công cộng, cần phải có sự đóng góp của công dân cho<br />
<br />
̣C<br />
<br />
nhà nước, đó là thuế ” [41].<br />
<br />
O<br />
<br />
Theo Benjamin Franklin, một trong những tác giả của bản tuyên ngôn độc<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
lập nổi tiếng của nước Mỹ đã đưa ra một lời tuyên bố bất hủ trong lịch sử thuế<br />
khoá: “Trong cuộc sống không có gì tất yếu, ngoài cái chết và thuế” [2].<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
Sau này khái niệm về thuế ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn. Trong<br />
<br />
cuốn từ điển của hai tác giả người Anh Chrisopher Pass và Bryan Lowes cho rằng:<br />
“Thuế là một biện pháp của Chính phủ đánh trên thu nhập của cải và vốn nhận được<br />
của các cá nhân hay doanh nghiệp (thuế trực thu), trên việc chi tiêu về hàng hoá và<br />
dịch vụ (thuế gián thu) và trên tài sản” [2].<br />
Một định nghĩa về thuế tương đối hoàn chỉnh được nêu lên trong cuốn<br />
“Economics” của hai nhà kinh tế Mỹ K.P.Makkohhell và C.L.Bryu như sau: “Thuế<br />
là một khoản chuyển giao bắt buộc bằng tiền (hoặc là chuyển giao bằng hàng hoá,<br />
<br />
5<br />
<br />