MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng,<br />
kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. Nền kinh tế hàng hóa<br />
dần hình thành, phát triển và thích nghi với cơ chế thị trường. Môi trường đầu<br />
tư được hoàn thiện, hệ thống thị trường đa dạng hóa, khoa học công nghệ ứng<br />
<br />
Ế<br />
<br />
dụng trong công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp ngày càng được tăng cao, lực<br />
<br />
U<br />
<br />
lượng lao động được quan tâm đào tạo đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu trong<br />
<br />
́H<br />
<br />
nhiều ngành nghề quan trọng.<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
Trong tiến trình hội nhập và phát triển sôi động ngày nay, Đảng và Nhà nước<br />
ta đã chú trọng tới việc nâng cao chất lượng phát triển nền kinh tế theo hướng bền<br />
<br />
̣CF<br />
K<br />
IN<br />
IN<br />
AL<br />
H<br />
<br />
vững, mở rộng phát triển sản xuất, nâng cao yếu tố nội lực, tăng cường tính chủ<br />
động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc nội. Những thành tựu đạt được<br />
trong những năm qua là yếu tố đáng mừng trong mục tiêu đến năm 2020 nước ta<br />
phấn đấu cơ bản trở thành nước công nghiệp.<br />
<br />
Với truyền thống là một nước nông nghiệp, hơn 70% dân số sống ở nông<br />
<br />
O<br />
<br />
thôn, 75% lao động nông nghiệp, công cuộc CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn là<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
chiến lược quan trọng hàng đầu của đất nước ta. Nhận thức được nhiệm vụ trọng<br />
yếu này, Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã ra đời nhằm có những<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
bước đi, hướng đầu tư thích hợp cho vấn đề tam nông.<br />
Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 28/5/2008 của Ban Chấp hành Trung ương<br />
<br />
Đảng khóa X được coi như là một văn kiện quan trọng đầu tiên cho vấn đề tam<br />
nông. Nghị quyết đưa ra nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông<br />
nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát<br />
triển nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, nhất là ở các<br />
vùng còn nhiều khó khăn; tăng cường nghiên cứu và chuyển giao khoa học - công<br />
nghệ tiên tiến, tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực; tăng cường công tác xoá<br />
<br />
1<br />
<br />
đói, giảm nghèo, đặc biệt ở các huyện còn trên 50% hộ nghèo, tập trung giải quyết<br />
các vấn đề xã hội bức xúc, giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn.<br />
Một trong những nhiệm vụ quan trọng thực hiện Nghị quyết là chương trình<br />
mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới (NTM). Chương trình mục tiêu quốc<br />
gia được phát động trên cả nước và đi vào thực hiện đầu tiên tại 11 xã điểm đại diện<br />
cho khu vực nông thôn. Xây dựng NTM là mô hình cụ thể về chiến lược phát triển<br />
kinh tế - xã hội vùng nông thôn, do đó xây dựng thành công NTM là biểu hiện của<br />
<br />
Ế<br />
<br />
sự tăng trưởng và phát triển toàn diện nông thôn.<br />
<br />
U<br />
<br />
Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam là một huyện nông thôn được chia tách từ<br />
<br />
́H<br />
<br />
huyện Tam Kỳ từ năm 2005, với xã điểm Tam Phước, đại diện cho các xã khu vực<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
Duyên hải miền Trung xây dựng NTM, đang tích cực phấn đấu xây dựng, hoàn<br />
chỉnh mô hình nông thôn, nhằm thực hiện mục tiêu chung của tỉnh trở thành tỉnh<br />
<br />
̣CF<br />
K<br />
IN<br />
IN<br />
AL<br />
H<br />
<br />
công nghiệp trước năm 2020. Mặc dù còn nhiều khó khăn của một huyện mới chia<br />
tách, nhưng với những kết quả bước đầu xã Tam Phước đã đạt được, chương trình<br />
NTM đã được phát động xây dựng trên toàn huyện.<br />
Việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia NTM là nhiệm vụ lâu dài,<br />
khó khăn và thách thức, đòi hỏi lộ trình thực hiện cần phải được đảm bảo về nhiều<br />
<br />
O<br />
<br />
yếu tố. Trong đó, nguồn vốn cho chương trình là yêu cầu thiết thực, cấp bách và hết<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
sức quan trọng. Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, nguồn vốn huy động cho<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
chương trình mang tính cộng đồng, được huy động trên tất cả các kênh từ nguồn hỗ<br />
trợ của Nhà nước, sự đóng góp của doanh nghiệp và sự ủng hộ của cả cộng đồng<br />
dân cư. Phú Ninh là một huyện thuần nông mới chia tách từ tỉnh lỵ Tam Kỳ (2005)<br />
với nguồn lực thấp (tổng giá trị sản xuất năm 2011 là 1.060.900 triệu đồng), sức dân<br />
có hạn (thu nhập bình quân đầu người 11,88 triệu đồng/năm) thì sự huy động đa<br />
dạng các nguồn vốn trên là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, để huy động được đa dạng<br />
các nguồn vốn này là điều khó khăn và thách thức lớn đối với huyện. Nhận thức<br />
được điều này và thực trạng xây dựng NTM của huyện trong 3 năm qua, tôi đã chọn<br />
đề tài “Huy động vốn đầu tư trong xây dựng NTM huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng<br />
<br />
2<br />
<br />
Nam” để nghiên cứu. Luận văn trên cơ sở đi tìm hiểu về chương trình xây dựng<br />
NTM, thực trạng xây dựng NTM của huyện trong thời gian qua và tìm giải pháp<br />
nhằm huy động các nguồn vốn cho chương trình. Bởi đây là chương trình còn mới,<br />
nên đề tài vẫn mang tính nghiên cứu là chủ yếu.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Mục tiêu tổng quát:<br />
Xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay của Đảng<br />
<br />
Ế<br />
<br />
và Nhà nước ta nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ bản trở thành nước công<br />
<br />
U<br />
<br />
nghiệp vào năm 2020. Đề tài nghiên cứu tập trung vào đánh giá thực trạng xây dựng<br />
<br />
́H<br />
<br />
NTM của huyện Phú Ninh trong thời gian qua, nguồn vốn được phân bổ cho xây<br />
dựng NTM và khả năng huy động các nguồn vốn của huyện trong thời gian tới.<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
Đồng thời đóng góp giải pháp góp phần huy động đa dạng các nguồn vốn cho xây<br />
dựng NTM.<br />
<br />
̣CF<br />
K<br />
IN<br />
IN<br />
AL<br />
H<br />
<br />
- Mục tiêu cụ thể:<br />
<br />
Hệ thống hóa lý luận: xác định cơ sở lý luận, tính cấp thiết và nội dung thực<br />
hiện chương trình mục tiêu quốc gia NTM, trong đó xác định những vấn đề lý luận<br />
cơ bản xây dựng nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, xây dựng NTM;<br />
<br />
O<br />
<br />
kinh nghiệm một số nước và khả năng vận dụng ở Việt Nam.<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
Đánh giá thực trạng:<br />
- Khái quát địa bàn nghiên cứu, đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, dân<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
số và lao động trên địa bàn huyện Phú Ninh.<br />
- Nắm khái quát về kết quả xây dựng NTM ở tỉnh trong 3 năm qua.<br />
- Đánh giá thực trạng huy động vốn trong xây dựng NTM ở huyện Phú Ninh,<br />
<br />
tỉnh Quảng Nam; thực trạng hoàn thành bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM của<br />
huyện và nguồn vốn huy động xây dựng NTM, tác động của nguồn vốn đối với bộ<br />
mặt nông thôn huyện.<br />
- Đánh giá những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân trong huy động vốn cho<br />
xây dựng NTM trên địa bàn huyện.<br />
<br />
3<br />
<br />
Đề xuất giải pháp: Trên cơ sở thực trạng, đưa ra giải pháp nhằm huy động<br />
vốn và sử dụng vốn hiệu quả trong chương trình xây dựng NTM.<br />
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng: Nghiên cứu về NTM mới và yếu tố vốn trong xây dựng NTM<br />
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề xây dựng NTM trên địa bàn 10 xã<br />
của huyện, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh kết quả đạt được của xã điểm Tam Phước<br />
và các xã hoàn thành chỉ tiêu xã NTM vào năm 2015: Tam An, Tam Đàn, Tam<br />
<br />
Ế<br />
<br />
Thành, Tam Dân, Tam Thái.<br />
<br />
U<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
́H<br />
<br />
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng những phương pháp sau:<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
- Phương pháp duy vật lịch sử và Phương pháp duy vật biện chứng<br />
Đây là cơ sở phương pháp luận cho việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu về mặt<br />
<br />
̣CF<br />
K<br />
IN<br />
IN<br />
AL<br />
H<br />
<br />
lý luận, đảm bảo tính khoa học tính biện chứng trong đề tài nghiên cứu.<br />
- Phương pháp điều tra xã hội học: Phiếu phỏng vấn đánh giá kết quả xây dựng<br />
NTM trên địa bàn xã điểm Tam Phước về các tiêu chí và về nguồn vốn huy động.<br />
- Phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích - tổng hợp: Trên cơ sở so sánh<br />
hiện trạng mô hình nông thôn huyện trước và sau xây dựng NTM để thấy được tác<br />
<br />
O<br />
<br />
động của nguồn vốn chương trình NTM mang lại cho huyện; phân tích các bảng số<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
liệu về nguồn vốn xây dựng NTM huyện đã huy động được trong thời gian qua để<br />
thấy được vai trò của mỗi nguồn vốn, tính hiệu quả của mỗi nguồn vốn và thấy<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
được tính khả thi của việc huy động nguồn vốn trong thời gian tới; tổng hợp các kết<br />
quả nghiên cứu, phân tích để đưa ra đánh giá chung về kết quả xây dựng NTM của<br />
huyện, trong đó có sự chú trọng về nguồn vốn.<br />
- Công cụ sử dụng để xử lý số liệu: phần mềm thống kê excel.<br />
5. Ý nghĩa khoa học của đề tài<br />
Nhằm tìm hướng đi và tạo nguồn vốn vững mạnh cho xây dựng và phát triển<br />
nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân,<br />
hướng người dân tiếp cận và sống trong môi trường CNH-HĐH. Đồng thời, đề tài<br />
<br />
4<br />
<br />
cũng là nguồn nghiên cứu và tham khảo của các huyện trong tỉnh và các tỉnh có<br />
điều kiện tương đồng.<br />
6. Kết cấu của đề tài<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Cơ sở khoa học về xây dựng NTM và huy động nguồn vốn trong<br />
xây dựng NTM<br />
Chương 2: Thực trạng huy động vốn đầu tư xây dựng NTM trên địa bàn<br />
<br />
Ế<br />
<br />
huyện Phú Ninh trong trong thời gian qua (2009-2011)<br />
<br />
U<br />
<br />
Chương 3: Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng huy động và sử<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
O<br />
<br />
̣CF<br />
K<br />
IN<br />
IN<br />
AL<br />
H<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
́H<br />
<br />
dụng vốn đầu tư trong xây dựng NTM huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.<br />
<br />
5<br />
<br />