PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1.Tính cấp thiết của đề tài<br />
<br />
uế<br />
<br />
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và nhà<br />
nước ta nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
nghiệp, để DNNN thực sự đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, đảm bảo môi<br />
trường cạnh tranh lành mạnh, thu hút mọi nguồn lực xã hội để phát triển sản xuất<br />
<br />
kinh doanh, phục vụ mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và<br />
văn minh.<br />
<br />
h<br />
<br />
Tại địa bàn tỉnh TT-Huế, quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp thực hiện từ<br />
<br />
in<br />
<br />
năm 1998 theo Nghị định 44/1998/NĐ-CP của Chính phủ. Đối với các doanh<br />
<br />
cK<br />
<br />
nghiệp ngành xây dựng, việc chuyển đổi và cổ phần hoá tiến hành từ 2001 đến nay<br />
theo Nghị định 64/2002/NĐ-CP và sau đó được sửa đổi bổ sung theo Nghị định<br />
187/2004/NĐ-CP. Do đặc thù của ngành xây dựng nên tiến trình cổ phần hoá chậm<br />
<br />
họ<br />
<br />
hơn so với các doanh nghiệp khác. Đánh giá chung kết quả sản xuất kinh doanh của<br />
các doanh nghiệp ngành xây dựng cổ phần hoá đều có chuyển biến tích cực, các chỉ<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
tiêu hiệu quả sử dụng nguồn lực đều được cải thiện, đời sống người lao động được<br />
nâng cao, quy mô doanh nghiệp ngày càng được mở rộng... Tuy nhiên để doanh<br />
nghiệp ngành công nghiệp xây dựng TT-Huế phát huy hiệu quả SXKD, nâng cao uy<br />
<br />
ng<br />
<br />
tín và năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế trong bối cảnh hội<br />
nhập của nền kinh tế nước ta vào Tổ chức Thương mại Thế giới và thực tiễn yêu<br />
<br />
ườ<br />
<br />
cầu của công cuộc phát triển kinh tế xã hội địa phương thời gian tới là vấn đề lớn<br />
đang đặt ra cho các doanh nghiệp nói chung và ngành công nghiệp xây dựng nói<br />
<br />
Tr<br />
<br />
riêng. Làm thế nào để gia tăng hiệu quả hơn nữa? Thực tế hiện nay các doanh<br />
nghiệp ngành xây dựng TT-Huế chưa có thương hiệu mạnh, nhất là các doanh<br />
nghiệp đã cổ phần hoá, tính chất kinh doanh nhỏ vẫn còn, khả năng huy động vốn,<br />
công nghệ và nhân lực trình độ cao còn rất hạn chế, năng lực cạnh tranh thấp. Trên<br />
cơ sở các kiến thức đã được tiếp cận từ nhà trường, kết hợp với quá trình tìm hiểu<br />
<br />
1<br />
<br />
tình hình tại một số doanh nghiệp ngành xây dựng, bản thân lựa chọn vấn đề “Nâng<br />
cao hiệu quả SXKD của các doanh nghiệp ngành công nghiệp xây dựng tỉnh<br />
TT-Huế sau cổ phần hoá” làm đề tài luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế của mình.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
<br />
uế<br />
<br />
- Hệ thống một số lý luận cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
nghiệp<br />
<br />
- Phân tích, đánh giá hiệu quả SXKD của các DNNN ngành công nghiệp<br />
xây dựng tại TT-Huế sau cổ phần hoá.<br />
<br />
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của các<br />
<br />
h<br />
<br />
DNNN ngành công nghiệp xây dựng TT-Huế sau cổ phần hoá<br />
<br />
in<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
cK<br />
<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hiệu quả sản xuất kinh<br />
doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp xây dựng TT-Huế đã cổ phần hoá<br />
<br />
họ<br />
<br />
toàn bộ và cổ phần hoá bộ phận tính đến năm 2007. Do điều kiện thời gian nghiên<br />
cứu, tác giả chọn 3 doanh nghiệp điển hình để nghiên cứu gồm: Công ty Cổ phần<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
Long thọ, Công ty cổ phần xây dựng Giao thông TT-Huế và Công ty Cổ phần Kinh<br />
doanh nhà TT-Huế<br />
<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
ng<br />
<br />
Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi địa bàn hoạt<br />
<br />
động của ba doanh nghiệp ở TT-Huế gồm Công ty Cổ phần Long thọ (đại diện các<br />
<br />
ườ<br />
<br />
doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng); công ty Cổ phần Kinh doanh nhà TTHuế ( đại diện cho các doanh nghiệp xây dựng dân dụng); công ty Cổ phần xây<br />
<br />
Tr<br />
<br />
dựng Giao thông TT-Huế ( đại diện cho các doanh nghiệp xây dựng giao thông).<br />
Phạm vi về thời gian: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của ba doanh<br />
<br />
nghiệp một năm trước cổ phần hoá và ba năm sau cổ phần hoá ( đến năm 2007).<br />
Luận văn được áp dụng từ 2008-2015<br />
<br />
2<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản:<br />
4.1. Phương pháp luận<br />
Luận văn vận dụng phương pháp phân tích biện chứng, tiếp cận hệ thống để<br />
<br />
uế<br />
<br />
làm rõ thực trạng, từ đó rút ra nhận xét và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu<br />
quả sản xuất kinh doanh.<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
4.2. Phương pháp phân tích<br />
<br />
Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích thống kê: thống kê mô tả, kiểm<br />
định giá trị trung bình, phương pháp phân tổ thống kê, thống kê so sánh, phương<br />
<br />
h<br />
<br />
pháp phân tích kinh doanh để đánh giá mối quan hệ tương quan giữa các doanh<br />
<br />
in<br />
<br />
nghiệp cũng như trong cùng một doanh nghiệp ở các thời kỳ khác nhau từ đó đưa ra<br />
<br />
cK<br />
<br />
nhận xét về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
<br />
Luận văn sử dụng phương pháp chuyên khảo chuyên gia nhằm giúp thu thập<br />
các ý kiến trao đổi và đánh giá của các chuyên gia, nhà quản lý...trong lĩnh vực đầu<br />
<br />
họ<br />
<br />
tư xây dựng, lĩnh vực cổ phần hoá.<br />
<br />
4.3. Phương pháp lựa chọn và thu thập số liệu điều tra thực tế<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
Việc lựa chọn ba doanh nghiệp điển hình trong đề tài để tiến hành nghiên<br />
cứu thu thập số liệu là hợp lý vì đây là những doanh nghiệp tiêu biểu trong các<br />
doanh nghiệp ngành công nghiệp xây dựng đã cổ phần hoá (không bao gồm các<br />
doanh nghiệp dịch vụ tư vấn thiết kế...) dựa theo tiêu chí: ngành nghề đại diện ( sản<br />
<br />
ng<br />
<br />
xuất VLXD, Xây dựng dân dụng, xây dựng giao thông), doanh thu lớn nhất ( tính<br />
<br />
ườ<br />
<br />
đến năm 2007), quy mô về vốn và lao động lớn nhất, phạm vi hoạt động rộng nhất.<br />
- Phương pháp thu thập tài liệu số liệu: Tài liệu thứ cấp thu thập chủ yếu qua<br />
<br />
Tr<br />
<br />
Cục Thuế, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở tài chính, thu thập trực tiếp tại phòng kế toán<br />
các doanh nghiệp. Các thông tin và số liệu đảm bảo tính chính xác và tính pháp lý<br />
cao. Tài liệu sơ cấp thu thập trực tiếp tại doanh nghiệp, phỏng vấn và phát bảng hỏi<br />
để điều tra. Phương pháp điều tra là chọn mẫu đại diện. Thiết kế mẫu điều tra đối với<br />
nhóm đối tượng là cán bộ công nhân viên trong ba doanh nghiệp, tổng số phiếu điều<br />
tra là 125 phiếu. Kết quả điều tra được phân tích trên phần mềm thống kê SPSS 10.0<br />
<br />
3<br />
<br />
5. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất kinh doanh của<br />
doanh nghiệp.<br />
<br />
uế<br />
<br />
Chương 2: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
thuộc ngành công nghiệp xây dựng tại TT-Huế gồm Công ty Cổ phần Long Thọ,<br />
Công ty Cổ phần xây dựng Giao Thông, Công ty Cổ phần Kinh Doanh nhà TT-Huế.<br />
Chương 3: Định hướng và đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả<br />
<br />
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp xây dựng TT-Huế<br />
<br />
Tr<br />
<br />
ườ<br />
<br />
ng<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
họ<br />
<br />
cK<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
sau cổ phần hoá.<br />
<br />
4<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ<br />
<br />
uế<br />
<br />
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
1.1. Vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế<br />
1.1.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp<br />
<br />
Theo Luật Doanh nghiệp Việt nam 2005, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có<br />
tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy<br />
<br />
h<br />
<br />
định của pháp luật nhằm mục địch thực hiện các hoạt động kinh doanh - Tức là thực<br />
<br />
in<br />
<br />
hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu<br />
<br />
cK<br />
<br />
thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.<br />
Các lợi hình doanh nghiệp ở Việt nam bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, Công ty<br />
cổ phần, Công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.<br />
<br />
họ<br />
<br />
1.1.1.1.Doanh nghiệp tư nhân<br />
<br />
Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Đặc trưng của doanh<br />
nghiệp tư nhân là: chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm toàn diện đối với hoạt<br />
động SXKD của doanh nghiệp cả về mặt tài chính cũng như các mặt khác.<br />
<br />
ng<br />
<br />
1.1.1.2. Doanh nghiệp nhà nước<br />
Doanh nghiệp nhà nước một chủ sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện nắm<br />
<br />
ườ<br />
<br />
toàn quyền sở hữu, quản lý, nhằm mục tiêu kinh doanh hoặc phục vụ cho những<br />
mục tiêu chung của xã hội. Doanh nghiệp nhà nước có vai trò quan trọng như một<br />
<br />
Tr<br />
<br />
công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm<br />
hưu hạn trên số vốn được nhà nước giao.<br />
1.1.1.3. Công ty cổ phần<br />
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định công ty cổ phần là doanh<br />
nghiệp, trong đó:<br />
<br />
5<br />
<br />