MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
<br />
uế<br />
<br />
Đói nghèo không chỉ xuất hiện và tồn tại lâu dài dưới các chế độ lạc hậu<br />
trước đây, mà ngay trong thời đại ngày nay, với cuộc cách mạng khoa học- công<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
nghệ hiện đại, với lực lượng sản xuất cao chưa từng thấy trong từng quốc gia, kể cả<br />
<br />
các quốc gia phát triển nhất trên thế giới đói nghèo vẫn tồn tại một cách hiển nhiên.<br />
Vì vậy, đói nghèo là vấn đề mang tính toàn cầu, là thách thức lớn, đòi hỏi các quốc<br />
gia, cộng đồng quốc tế phải tập trung nỗ lực giải quyết.<br />
<br />
h<br />
<br />
Nước ta vốn là một nước nghèo, kém phát triển, lại trải qua nhiều cuộc chiến<br />
<br />
in<br />
<br />
tranh xâm lược và thường xuyên bị thiên tai tàn phá. Do đó đói nghèo đã trở thành<br />
<br />
cK<br />
<br />
quốc nạn kéo dài. Vì vậy, xoá đói giảm nghèo (XĐGN) là vấn đề kinh tế- xã hội vừa<br />
cơ bản lâu dài, vừa cấp bách trước mắt. Đây cũng là một chủ trương, quyết sách lớn<br />
của Đảng và Nhà nước ta. Ngay sau khi nước ta mới giành được độc lập, Chủ tịch Hồ<br />
<br />
họ<br />
<br />
Chí Minh đã xác định chúng ta có 3 thứ giặc cần phải loại bỏ đó là "giặc đói, giặc<br />
dốt, giặc ngoại xâm", Người còn căn dặn "phải làm cho người nghèo thì đủ ăn, người<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm". Đồng chí Lê Khả Phiêu- nguyên<br />
Tổng bí thư TW Đảng đã nhấn mạnh "Vấn đề nghèo khổ không được giải quyết thì<br />
không một mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế cũng như quốc gia đặt ra như tăng<br />
<br />
ng<br />
<br />
trưởng kinh tế, cải thiện đời sống, hòa bình, ổn định, đảm bảo các quyền con người<br />
được thực hiện" [14].<br />
<br />
ườ<br />
<br />
Sự phân hóa giàu nghèo trong những năm qua có xu hướng tăng lên giữa các<br />
<br />
tầng lớp dân cư và giữa các vùng trong cả nước. Vì vậy chiến thắng đói nghèo, hạn<br />
<br />
Tr<br />
<br />
chế sự phân hóa giàu nghèo đã và đang trở thành nội dung quan trọng hàng đầu ở<br />
nước ta. Những năm gần đây thực hiện chính sách đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng<br />
trưởng khá nhanh (bình quân trên 7%/năm). Đời sống đại bộ phận nhân dân đã<br />
được cải thiện và nâng lên một cách rõ rệt, XĐGN đã trở thành phong trào mạnh mẽ<br />
trong cả nước. Tỷ lệ đói nghèo giảm đáng kể, bình quân mỗi năm giảm hơn 2%,<br />
nhiều mô hình XĐGN thành công xuất hiện và được nhân rộng. Sự phối hợp lồng<br />
<br />
1<br />
<br />
ghép các chương trình kinh tế xã hội khác với XĐGN bước đầu đã đem lại kết quả<br />
và theo ước tính khoảng hơn 20% hộ nghèo được hưởng lợi từ các chương trình<br />
120, 327, 135, chương trình nước sạch nông thôn, y tế, giáo dục... Tuy vậy, công tác<br />
XĐGN vẫn chưa được đồng đều ở các địa phương, đói nghèo vẫn là một thách thức<br />
<br />
uế<br />
<br />
lớn đối với nước ta, đến nay tỷ lệ đói nghèo vẫn còn khá cao (trên 13%), số này khó<br />
giải quyết hơn vì 90% hộ nghèo sống ở nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa,<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
đồng bào các dân tộc thiểu số là những nơi kinh tế kém phát triển, trình độ dân trí<br />
thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, nhiều nơi thường xuyên bị thiên tai tàn phá…<br />
<br />
Tỉnh Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc khu vực bắc miền Trung, diện tích tự<br />
<br />
h<br />
<br />
nhiên, dân số không lớn, kinh tế chậm phát triển và thuộc diện tỉnh nghèo, tỷ lệ<br />
<br />
in<br />
<br />
đói nghèo khá cao (trên 20%). Huyện Vũ Quang nằm ở phía tây tỉnh Hà Tĩnh,<br />
huyện mới thành lập gồm 12 xã và thị trấn miền núi, vùng sâu, vùng xa. Là huyện<br />
<br />
cK<br />
<br />
khó khăn nhất tỉnh, tỷ lệ đói nghèo năm 2000 (khi mới thành lập huyện) là 54,1%;<br />
năm 2004 giảm xuống còn 22,8%; năm 2005, Bộ LĐTBXH thay đổi chuẩn nghèo<br />
<br />
họ<br />
<br />
mới tỷ lệ hộ nghèo lại tăng lên 52,4% (tương ứng 4.080 hộ). Công tác xoá đói<br />
giảm nghèo của huyện thời gian qua đã đạt được một số thành quả nhất định, như<br />
xóa nhà tranh, tre dột nát cho 2.955 hộ nghèo, tạo việc làm cho hàng ngàn lao<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
động, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn năm 2001 là 55,3%, năm 2005<br />
tăng lên là 63,5%; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con em đi lao động nước ngoài;<br />
thực hiện nhiều chương trình, dự án cho vay vốn với lãi suất ưu đãi... Tuy vậy, tỷ<br />
<br />
ng<br />
<br />
lệ hộ nghèo của huyện hiện vẫn còn cao (hơn 30% theo chuẩn mới). Tốc độ xóa<br />
đói giảm nghèo còn chậm. Vì vậy, XĐGN hiện đang là vấn đề bức xúc được các<br />
<br />
ườ<br />
<br />
cấp, các ngành, địa phương đặc biệt quan tâm. Việc nghiên cứu vấn đề đói nghèo<br />
và tìm ra giải pháp xoá đói, giảm nghèo là một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa lý<br />
<br />
Tr<br />
<br />
luận và thực tiễn hết sức quan trọng.<br />
Xuất phát từ tình hình đó tôi chọn đề tài "Nâng cao hiệu quả xóa đói giảm<br />
<br />
nghèo cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh" làm<br />
luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế, với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ<br />
trong công cuộc xoá đói giảm nghèo ở vùng nghiên cứu.<br />
<br />
2<br />
<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài<br />
2.1. Mục tiêu tổng quát:<br />
Nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng đói nghèo, xác định những vấn đề đặt<br />
ra trong công tác xoá đói giảm nghèo của huyện, trên cơ sở đó đề xuất phương<br />
<br />
uế<br />
<br />
hướng và các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả xoá đói giảm nghèo trên<br />
địa bàn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
2.2. Mục tiêu cụ thể:<br />
<br />
- Hệ thống hoá các vấn đề cơ bản có tính chất lý luận và phương pháp luận<br />
để xem xét đánh giá vấn đề đói nghèo của các hộ nông dân hiện nay.<br />
hưởng đến đói nghèo của các hộ nông dân.<br />
<br />
h<br />
<br />
- Phân tích đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân và những nhân tố ảnh<br />
<br />
cK<br />
<br />
đói giảm nghèo ở vùng nghiên cứu<br />
<br />
in<br />
<br />
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả xoá<br />
3. Đối tượng, phạm vi và địa điểm nghiên cứu của đề tài<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu:<br />
<br />
họ<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu là các hộ nông dân ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu:<br />
<br />
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng đói nghèo của các hộ nông<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
dân; công tác xóa đói giảm nghèo, nguyên nhân và những nhân tố ảnh hưởng đến<br />
đói nghèo ở huyện Vũ Quang, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp xoá đói giảm<br />
nghèo trong thời gian tới.<br />
<br />
ng<br />
<br />
- Về không gian: Nghiên cứu tình hình đói nghèo của các hộ nông dân trên<br />
<br />
địa bàn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tỉnh<br />
<br />
ườ<br />
<br />
- Về thời gian: Nghiên cứu tình hình đói nghèo từ năm 2005- 2008, điều tra<br />
<br />
nông hộ và thu thập số liệu năm 2008, đề xuất giải pháp đến năm 2010 và những<br />
<br />
Tr<br />
<br />
năm tiếp theo.<br />
3.3. Về địa điểm nghiên cứu:<br />
- Huyện Vũ Quang được chia ra 3 vùng sinh thái như sau:<br />
+ Vùng 1: Gồm 6 xã ven sông Ngàn Sâu thuộc huyện Đức Thọ cũ (Ân Phú,<br />
Đức Giang, Đức Lĩnh, Đức Bồng, Đức Hương, Đức Liên)<br />
+ Vùng 2: Gổm 2 xã thuộc vùng rừng núi, biên giới (Hương Điền, Hương Quang).<br />
<br />
3<br />
<br />
+ Vùng 3: Gồm 4 xã thuộc vùng bán sơn địa (Hương Thọ, Hương Minh, Sơn<br />
Thọ và Thị trấn Vũ Quang)<br />
- Địa điểm nghiên cứu: Chọn 3 xã đại diện cho 3 vùng sinh thái của huyện<br />
gồm xã Đức Lĩnh đại diện cho vùng 1, xã Hương Điền đại diện cho vùng 2 và<br />
<br />
uế<br />
<br />
Hương Minh đại diện cho vùng 3. Mỗi xã chọn 40 hộ điều tra trong đó 25 hộ nghèo<br />
và 15 hộ không nghèo.<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
4.1. Phương pháp thu thập tài liệu<br />
<br />
- Tài liệu thứ cấp: Được thu thập từ nhiều nguồn, từ sách, báo, tạp chí, tài liệu<br />
tập huấn của Bộ LĐTB&XH các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh và huyện, các<br />
<br />
h<br />
<br />
báo cáo về công tác XĐGN của các tổ chức quốc tế, của Trung ương, của tỉnh, của<br />
<br />
in<br />
<br />
UBND huyện, Phòng Thống kê, Phòng LĐTB&XH huyện, Niên giám thống kê của<br />
<br />
cK<br />
<br />
tỉnh và huyện từ năm 2005-2007, báo cáo của UBND các xã điều tra,…<br />
- Tài liệu sơ cấp: Tiến hành thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp<br />
các đơn vị điều tra theo bảng hỏi đã được lập sẵn.<br />
<br />
họ<br />
<br />
- Phạm vi điều tra: Điều tra chọn mẫu, theo phương pháp chọn mẫu phân loại<br />
4.2. Các phương pháp phân tích<br />
<br />
Số liệu điều tra được xử lý bằng phần mềm EVIEW và EXCELL. Các<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
phương pháp phân tích sau đây đã được sử dụng:<br />
- Thống kê mô tả: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân của các chỉ tiêu<br />
phân tích.<br />
<br />
ng<br />
<br />
- Thống kê so sánh: Giữa các vùng sinh thái và các nhóm hộ.<br />
- Phân tích kinh doanh: Phương pháp này được sử dụng để phân tích đánh<br />
<br />
ườ<br />
<br />
giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhóm hộ.<br />
<br />
Tr<br />
<br />
4.3. Các chỉ tiêu phân tích<br />
Trong quá trình nghiên cứu tôi có sử dụng một số chỉ tiêu phân tích như sau:<br />
- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ sản<br />
<br />
xuất ra trong một năm.<br />
n<br />
<br />
GO =<br />
<br />
<br />
<br />
QiPi<br />
<br />
Qi: Là khối lượng sản phẩm và dịch vụ loại i<br />
<br />
i 1<br />
<br />
Pi: Là đơn giá sản phẩm và dịch vụ loại i<br />
<br />
4<br />
<br />
- Chi phí trung gian (IC): Là bao gồm những chi phí vật chất và dịch vụ được<br />
sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm.<br />
n<br />
<br />
IC =<br />
<br />
<br />
<br />
Cj(100%);<br />
<br />
Cj là các khoản chi phí thứ j.<br />
<br />
i 1<br />
<br />
uế<br />
<br />
- Giá trị gia tăng (VA): Là kết quả thu được sau khi trừ đi chi phí trung gian<br />
<br />
VA = GO – IC<br />
- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí (GO/IC)<br />
- Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí (VA/IC)<br />
<br />
5. Kết quả nghiên cứu dự kiến:<br />
<br />
h<br />
<br />
- Và một số chỉ tiêu khác…<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
của một hoạt động sản xuất nào đó.<br />
<br />
in<br />
<br />
- Luận giải cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu tình hình đói nghèo ở huyện Vũ<br />
<br />
cK<br />
<br />
Quang, tỉnh Hà Tĩnh.<br />
<br />
- Đánh giá một cách khách quan thực trạng nghèo đói và những kết quả đạt<br />
được trong công tác xoá đói giảm nghèo ở huyện Vũ Quang từ năm 2005-2008. Từ<br />
<br />
họ<br />
<br />
đó rút ra những bài học cần thiết cho việc đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo trong thời<br />
gian tới.<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
- Đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ xóa đói<br />
giảm nghèo trên địa bàn toàn huyện<br />
6. Kết cấu của đề tài.<br />
<br />
ng<br />
<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục. Luận<br />
văn có 3 chương:<br />
<br />
ườ<br />
<br />
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghèo đói.<br />
- Chương 2: Thực trạng nghèo đói và công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện<br />
<br />
Tr<br />
<br />
Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh<br />
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả xóa đói giảm<br />
<br />
nghèo ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh<br />
<br />
5<br />
<br />