MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br />
<br />
uế<br />
<br />
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh của các chủ thể là một quy luật<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
khách quan. Tính cạnh tranh càng gay gắt trong điều kiện hội nhập và toàn<br />
cầu hoá kinh tế quốc tế, đòi hỏi các chủ thể phải không ngừng tự đổi mới và<br />
hoàn thiện mình mới có thể tồn tại và phát triển không ngừng.<br />
<br />
Hoạt động kinh doanh của các NHTM cũng chịu sự chi phối của quy luật<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
cạnh tranh. Không những thế, ngân hàng là ngành rất nhạy cảm đối với nền<br />
kinh tế, nên chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro hơn các ngành khác. Ở nước ta<br />
<br />
cK<br />
<br />
trong giai đoạn hiện nay có trên 80 ngân hàng, với nhiều hình thức sở hữu<br />
hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy tính cạnh tranh càng khốc liệt. Từ<br />
<br />
họ<br />
<br />
năm 2001 đến nay, các NHTM của Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp cụ<br />
thể, như tăng vốn điều lệ, xử lý nợ xấu, đổi mới quản trị điều hành, nâng cao<br />
chất lượng nguồn nhân lực… Thực chất, đó là các giải pháp để nâng cao năng<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
lực cạnh tranh trong tình hình mới.<br />
Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện nay có 9 NHTM trực thuộc TW, trong<br />
<br />
ng<br />
<br />
đó có 3 NHTM cổ phần. Riêng NHCT Quảng Bình – đơn vị được thành lập từ<br />
năm 2004- trong 7 năm hoạt động, mặc dù hàng năm đều có sự tăng trưởng<br />
<br />
ườ<br />
<br />
nhưng thực tế đặt ra nhiều thách thức không nhỏ cho đơn vị. Và nếu không có<br />
nhiều giải pháp tích cực, quyết liệt và đồng bộ trên nhiều lĩnh vực, thì hoạt động<br />
<br />
Tr<br />
<br />
của NHCT Quảng Bình phải đối mặt với nhiều khó khăn trong tương lai gần.<br />
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn hoạt động của NHCT Quảng Bình, đề tài<br />
<br />
“Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Công thương Quảng<br />
Bình” được chọn làm nghiên cứu. Thông qua thực hiện đề tài, bản thân mong<br />
<br />
1<br />
<br />
muốn đóng góp một phần nhỏ vào hoạt động của đơn vị hiện tại cũng như<br />
trong tương lai.<br />
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU<br />
<br />
uế<br />
<br />
- Góp phần củng cố, hoàn thiện thêm những lý luận về năng lực cạnh<br />
tranh nói chung và hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường.<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
- Từ việc nắm vững thực tế tình hình hoạt động của NHCT Quảng Bình<br />
và qua phiếu điều tra, dùng phương pháp phân tích, xử lý số liệu đưa ra các<br />
kết quả. Từ đó kết luận và đề xuất các giải pháp, kiến nghị để nâng cao năng<br />
<br />
h<br />
<br />
lực cạnh tranh của NHCT Quảng Bình<br />
<br />
in<br />
<br />
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
<br />
cK<br />
<br />
Đề tài nghiên cứu năng lực nội tại của NHCT Quảng Bình trong mối<br />
quan hệ tương tác với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng<br />
Bình.<br />
<br />
họ<br />
<br />
Khảo sát mẫu điều tra các khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân; cán<br />
bộ cốt cán NHCTQB và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Bình trên<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
phương diện là cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn. Từ đó để có sự phân<br />
tích, đánh giá một cách chính xác, khách quan.<br />
Thời gian phân tích hoạt động của NHCT Quảng Bình trong giai đoạn<br />
<br />
ng<br />
<br />
3 năm (2006-2008).<br />
<br />
ườ<br />
<br />
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế:<br />
<br />
Tr<br />
<br />
- Phương pháp thống kê: Trên cơ sở các số liệu sơ cấp, dùng phương<br />
<br />
pháp phân tích so sánh, tổng hợp.<br />
- Phương pháp phân tích dữ liệu: Trên cơ sở mẫu phiếu điều tra, sử<br />
<br />
dụng phần mềm SPSS để phân tích, đánh giá.<br />
<br />
2<br />
<br />
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội<br />
dung nghiên cứu chính của luận văn được kết cấu làm 3 chương, bao gồm:<br />
<br />
uế<br />
<br />
Chương I: Cơ sở khoa học của đề tài.<br />
Chương II: Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Tr<br />
<br />
ườ<br />
<br />
ng<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
họ<br />
<br />
cK<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
Chương III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu<br />
<br />
3<br />
<br />
CHƯƠNG I<br />
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI<br />
<br />
uế<br />
<br />
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH<br />
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh<br />
<br />
Thế kỷ XX, nhiều lý thuyết cạnh tranh hiện đại ra đời như lý thuyết của<br />
Micheal Porter, J.B.Barney, P.Krugman.vv…Trong đó, phải kể đến lý luận<br />
<br />
h<br />
<br />
“lợi thế cạnh tranh” của Micheal Porter, ông giải thích hiện tượng khi doanh<br />
<br />
in<br />
<br />
nghiệp tham gia cạnh tranh thương mại quốc tế cần phải có “lợi thế cạnh<br />
<br />
cK<br />
<br />
tranh” và “lợi thế so sánh”. Ông phân tích lợi thế cạnh tranh tức là sức mạnh<br />
nội sinh của doanh nghiệp, của quốc gia, còn lợi thế so sánh là điều kiện tài<br />
nguyên thiên nhiên, sức lao động, môi trường tạo cho doanh nghiệp, quốc gia<br />
<br />
họ<br />
<br />
có thuận lợi trong sản xuất cũng như trong thương mại. Ông cho rằng lợi thế<br />
cạnh tranh và lợi thế so sánh có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau.<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
Lợi thế cạnh tranh phát triển dựa trên lợi thế so sánh, lợi thế so sánh phát huy<br />
nhờ lợi thế cạnh tranh. [1]<br />
<br />
Qua những quan điểm của các lý thuyết cạnh tranh trên cho thấy, nếu<br />
<br />
ng<br />
<br />
tiếp cận cạnh tranh ở giác độ kinh tế thì cạnh tranh có vai trò vô cùng quan<br />
trọng, đặc biệt là vai trò tạo ra động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp.<br />
<br />
ườ<br />
<br />
Theo đó có thể hiểu: cạnh tranh là đấu tranh để giành lấy thị trường tiêu<br />
<br />
Tr<br />
<br />
thụ hàng hoá dịch vụ bằng những biện pháp ứng dụng những tiến bộ khoa<br />
học kỹ thuật, kinh tế, chính trị, tâm lý…để tạo ra nhiều lợi thế nhất, tạo ra<br />
nhiều sản phẩm mới với năng suất và hiệu quả cao nhất. [2]<br />
Tuy nhiên, trong cạnh tranh sẽ xuất hiện người có khả năng cạnh tranh<br />
mạnh, người có khả năng cạnh tranh yếu hay sản phẩm có khả năng cạnh<br />
<br />
4<br />
<br />
tranh mạnh và sản phẩm có khả năng cạnh tranh yếu. Để có thể chiến thắng<br />
trong cạnh tranh thì các chủ thể cạnh tranh cần phải có khả năng cạnh tranh,<br />
mà khả năng cạnh tranh đó chính là sức cạnh tranh hay năng lực cạnh tranh.<br />
Trong cuộc cạnh tranh, các đối thủ không nhất thiết phải triệt tiêu lẫn nhau.<br />
<br />
uế<br />
<br />
1.1.1.2. Các loại hình cạnh tranh<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
Thực tế, có nhiều tiêu thức được sử dụng làm căn cứ để phân loại cạnh<br />
<br />
tranh. Căn cứ phổ biến thường dựa vào chủ thể tham gia thị trường, mức độ,<br />
tính chất cạnh tranh trên thị trường và phạm vi ngành kinh tế.<br />
<br />
h<br />
<br />
- Các chủ thể tham gia trên thị trường:<br />
<br />
in<br />
<br />
+ Cạnh tranh giữa người bán và người mua: đây là cuộc cạnh tranh diễn<br />
ra theo quy luật “mua rẻ, bán đắt”. Người mua muốn mình mua được sản<br />
<br />
cK<br />
<br />
phẩm mình cần với giá thấp còn người bán muốn bán sản phẩm đó với giá<br />
cao, qua quá trình mặc cả để xác định giá của hàng hoá. [3]<br />
<br />
họ<br />
<br />
+ Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: là cuộc cạnh tranh trên<br />
cơ sở của quy luật cung - cầu. Nếu cung nhỏ hơn cầu thì người mua phải mua<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
hàng hóa với giá đắt và ngược lại nếu cung lớn hơn cầu thì người mua lại có<br />
lợi vì người mua mua được hàng hoá với giá rẻ hơn. [3]<br />
+ Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: đây là cuộc cạnh tranh<br />
<br />
ng<br />
<br />
chủ yếu trên thị trường với tính gay go và khốc liệt, cạnh tranh này có ý nghĩa<br />
sống còn đối với các doanh nghiệp nhằm chiếm lĩnh thị phần, thu hút khách<br />
<br />
ườ<br />
<br />
hàng và kết quả là hàng hoá gia tăng với chất lượng, mẫu mã đẹp hơn nhưng<br />
giá cả lại thấp hơn và có lợi cho người mua hơn. Những doanh nghiệp dành<br />
<br />
Tr<br />
<br />
được thắng lợi trong cạnh tranh sẽ tăng được thị phần, tăng doanh thu bán<br />
hàng tạo ra lợi nhuận tăng và có vốn để mở rộng đầu tư sản xuất. [3]<br />
- Căn cứ vào hình thái và tính chất của cạnh tranh trên thị trường được<br />
chia làm hai loại:<br />
<br />
5<br />
<br />