PHẦN I<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Với ba phần tư lãnh thổ của cả nước, miền núi, vùng sâu, vùng xa và vùng<br />
đồng bào Dân tộc thiểu số (DTTS) luôn có vị trí chiến lược và ý nghĩa vô cùng quan<br />
trọng trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Với tiềm năng to lớn về<br />
tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản, đây cũng là nơi có vị trí quan trọng về<br />
<br />
Ế<br />
<br />
phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và bảo vệ an ninh, quốc phòng trong công cuộc<br />
<br />
U<br />
<br />
đổi mới và xây dựng đất nước.<br />
<br />
́H<br />
<br />
Tuy nhiên, do những điều kiện khác nhau về xuất phát điểm, tự nhiên và<br />
kinh tế xã hội, cuộc sống người dân của những vùng này vẫn còn thấp kém hơn rất<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
nhiều so với nhiều vùng miền khác trong cả nước. Một trong những lý do quan<br />
trọng đó là sự hạn chế về các điều kiện cơ sở hạ tầng, điều kiện đi lại và hệ thống<br />
<br />
H<br />
<br />
giao thông liên lạc.<br />
<br />
IN<br />
<br />
Nhận thức được thực trạng trên, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta<br />
<br />
K<br />
<br />
đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển KT-XH cho vùng Miền núi, vùng<br />
sâu, vùng xã, vùng đồng bào các DTTS, như Nghị Quyết 22/NQ-TW ngày<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
27/11/1989 về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển KT-XH miền núi;<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
Quyết định số 72/HĐBT, ngày 13/3/1990 về một số chủ trương, chính sách cụ thể<br />
phát triển KT-XH miền núi vùng DTTS; Chính sách di dân thực hiện định canh,<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
định cư cho hộ nghèo đồng bào DTTS theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg, ngày<br />
05/3/2007; Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg, ngày 05/3/2007 của Thủ tướng chính<br />
phủ về vay vốn hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo; Chương trình 134/QĐ-TTg về hỗ trợ<br />
đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ nghèo; Chương trình phát triển<br />
KT-XH các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng<br />
đồng bào các DTTS theo Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ<br />
tướng chính phủ gọi tắt là Chương trình 135 và nhiều chương trình khác. Nhìn<br />
chung, những chương trình mục tiêu trên, đặc biệt là chương trình 135 giai đoạn I<br />
và giai đoạn II đã và đang có những đóng góp quan trọng trong quá trình cải thiện<br />
<br />
1<br />
<br />
đời sống của người dân ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là cuộc sống của đồng bào<br />
dân tộc.<br />
Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng cụ thể của chương trình như thế nào, hiệu quả<br />
tác động của chương trình ra sao, hạn chế của chương trình là gì vẫn chưa có câu trả<br />
lời đây đủ.<br />
Trong khi đó, nhiều chương trình mục tiêu tại vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là<br />
Chương trình 135 vẫn đang tiếp tục được thực hiện. Chính vì thế, đề tài "Nghiên<br />
<br />
Ế<br />
<br />
cứu tác động của Chương trình 135 đến sinh kế của đồng bào Dân tộc ít người<br />
<br />
U<br />
<br />
huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị” là rất cần thiết cả cấp địa phương và cấp<br />
<br />
́H<br />
<br />
Trung Ương.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu.<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
2.1. Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu tổng quát của đề tài là tìm hiểu sinh kế của<br />
người dân thay đổi như thế nào dưới tác động của chương trình 135.<br />
<br />
H<br />
<br />
2.2. Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu tổng thể trên, đề tài có các mục tiêu cụ<br />
<br />
IN<br />
<br />
thể sau:<br />
<br />
K<br />
<br />
- Mục tiêu 1: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến sinh kế và<br />
hoạt động sinh kế;<br />
<br />
̣C<br />
<br />
-Mục tiêu 2: Tìm hiểu quá trình thực hiện chương trình 135 ở địa phương<br />
<br />
O<br />
<br />
trong những năm qua và những thay đổi sinh kế của người dân nói chung và đồng<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
bào dân tộc thiểu số nói riêng dưới tác động của các hoạt động của chương trình 135;<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
- Mục tiêu 3: Tìm hiểu những yếu tố có khả năng làm hạn chế tác động của<br />
chương trình lên sinh kế của người dân;<br />
- Mục tiêu 4: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tác động của<br />
<br />
chương trình đến với người dân cho giai đoạn tới, đặc biệt là chương trình 135 giai<br />
đoạn 2011-2015 cũng như các chương trình tương tự.<br />
3. Đối tượng, nội dung và phạm vi nghiên cứu<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu được chia làm 2 cấp độ:<br />
-Cán bộ các ban ngành cấp xã, huyện ở huyện Hướng Hóa;<br />
- Hộ gia đình ở các xã thuộc chương trình 135 huyện Hướng Hóa.<br />
<br />
2<br />
<br />
3.2. Nội dung nghiên cứu: Dựa trên khung phân tích sinh kế, các nội dung đánh giá<br />
của nghiên cứu như sau:<br />
- Các nguồn vốn sinh kế của người dân;<br />
- Thực trạng, năng lực hoạt động sản xuất của người dân;<br />
- Xác định các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tác động của các chương<br />
trình đến với người dân cho giai đoạn tới, đặc biệt là chương trình 135 giai đoạn<br />
2011-2015.<br />
<br />
Ế<br />
<br />
3.3. Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
U<br />
<br />
- Về không gian: Tập trung nghiên cứu tác động của Chương trình 135 đến<br />
<br />
́H<br />
<br />
sinh kế của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hướng Hoá, chọn 3 xã thuộc<br />
chương trình đầu tư điều tra: Xã Thanh, xã A Xing, và xã A Túc.<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
- Về thời gian:<br />
<br />
* Số liệu thứ cấp: số liệu liên quan đến Chương trình 135 từ năm 1998<br />
<br />
H<br />
<br />
đến 2010;<br />
<br />
IN<br />
<br />
* Số liệu sơ cấp: điều tra sinh kế hộ trước khi có chương trình 135<br />
<br />
K<br />
<br />
(1998) và sau hơn 10 năm thực hiện chương trình 135 (2010).<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
̣C<br />
<br />
4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: Bao gồm số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.<br />
<br />
O<br />
<br />
* Nguồn số liệu thứ cấp: Các văn bản của Nhà nước, các báo cáo tổng kết, niên giám<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
thống kê các năm 1998 đến 2010, các giáo trình và các tạp chí... liên quan đến đề tài.<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
Các thông tin thứ cấp thu thập chủ yếu:<br />
* Nguồn số liệu sơ cấp:<br />
Nguồn số liệu sơ cấp chủ yếu được thu thập thông qua phiếu điều tra về sinh kế<br />
<br />
hộ và phỏng vấn sâu cán bộ địa phương. Bảng hỏi điều tra được thiết kế, điều tra thử và<br />
hiệu chỉnh trước khi được điều tra chính thức. Bảng hỏi được thu thập thông qua phương<br />
pháp phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn hồi cố. Phỏng vấn trực tiếp để tiến hành thu<br />
thập thông tin hiện trạng trong khi đó phỏng vấn hồi cố được sử dụng tiến hành thu<br />
thập các thông tin trong quá khứ.<br />
<br />
3<br />
<br />
Phương pháp chọn mẫu: Các hộ điều tra được chọn một cách hoàn toàn ngẫu<br />
nhiên phân tầng. Trước hết 3 xã đại diện cho 3 vùng sinh thái với điều kiện tự nhiên<br />
khác nhau được lựa chọn. Xã Thanh đại diện cho vùng có điều kiện tiếp cận trung<br />
tâm huyện lỵ tốt, xã A Xing là xã đại diện cho vùng, và xã A Túc đại diện cho vùng<br />
xã đầu mối giữa các xã vùng sâu vùng xa.<br />
Điều tra sâu cán bộ xã huyện được tiến hành bằng phong vấn mở nhằm tìm<br />
hiểu sâu các nội dung cụ thể mà phỏng vấn bằng bảng hỏi không thực hiện được<br />
<br />
Ế<br />
<br />
4.2.Phương pháp phân tích và xử lý số liệu<br />
<br />
U<br />
<br />
+ Phương pháp thống kê mô tả: Mô tả tình hình địa bàn nghiên cứu, thực<br />
<br />
́H<br />
<br />
trạng về các nguồn lực sinh kế tại địa phương;<br />
<br />
+ Phương pháp so sánh: So sánh giữa các thời kỳ khác nhau về khả năng của<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
người dân trong việc tiếp cận nguồn sinh kế;<br />
<br />
+ Phương pháp toán kinh tế: Phân tích định lượng thông qua các kiểm định t,<br />
<br />
H<br />
<br />
kiểm định ANOVA.<br />
<br />
IN<br />
<br />
Các phân tích trên được thực hiện qua phần mềm SPSS 16.0.<br />
<br />
K<br />
<br />
5. Những đóng góp mới của luận văn<br />
<br />
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này sẽ làm rõ hơn những tác động<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
của Chương trình 135 đến sinh kế của đồng bào DTTS và miền núi. Chỉ ra những<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
tồn tại, hạn chế của Chương trình và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu<br />
quả đầu tư của các chương trình, dự án trên địa bàn vùng đồng DTTS và miền núi<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
đặc biệt là chương trình 135 giai đoạn 2011-2015.<br />
6. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục biểu bảng và danh mục tài liệu<br />
<br />
tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương.<br />
Chương I: Tổng quan vấn đề nghiên cứu<br />
Chương II: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội và quá trình thực hiện chương trình<br />
135 ở địa bàn nghiên cứu<br />
Chương III: Sự thay đổi sinh kế của người dân huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị<br />
và một số giải pháp nâng cao hiệu quả tác động của chương trình 135<br />
<br />
4<br />
<br />
PHẦN II<br />
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Chương I<br />
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
1.1. Cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu<br />
1.1.1. Khái niệm chung về sinh kế và sinh kế bền vững<br />
1.1.1.1. Khái niệm sinh kế<br />
<br />
Ế<br />
<br />
Theo cổ truyền hay truyền thống, sinh kế hay kế sinh nhai là phương thức mà<br />
<br />
U<br />
<br />
một cá nhân, hộ gia đình hay cộng đồng nào đó kiếm sống, đó là cách thức cá nhân,<br />
<br />
́H<br />
<br />
hộ gia đình hay cộng đồng có được thu nhập nhằm phục vụ cho cuộc sống của họ.<br />
Trong khi đó tác giả Bùi Đình Toái (2004) [11] cho rằng sinh kế của hộ hay<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
một cộng đồng là một tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp<br />
với những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm<br />
<br />
H<br />
<br />
sống mà còn đạt đến mục tiêu đa dạng hơn. Hay nói cách khác, sinh kế của một hộ<br />
<br />
IN<br />
<br />
gia đình hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình hay cộng<br />
đồng đó.<br />
<br />
K<br />
<br />
Trong khi đó DFID định nghĩa sinh kế là tập hợp tất cả các nguồn lực và khả<br />
<br />
̣C<br />
<br />
năng mà con người có được, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực<br />
<br />
O<br />
<br />
thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ.<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
Rõ ràng có nhiều khái niệm khác nhau về sinh kế nhưng chúng có đặc điểm<br />
chung là việc sử dụng các nguồn lực (nguồn vốn) của cá nhân hay cộng đồng nhằm<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
xác định phương cách kiếm sống của họ.<br />
1.1.1.2. Sinh kế bền vững<br />
Sinh kế của một cá nhân, một hộ gia đình hay một cộng đồng được xem là bền<br />
<br />
vững khi cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng đó không những có thể vượt qua những<br />
biến động trong cuộc sống do thiên tai, dịch bệnh, hoặc khủng hoảng kinh tế gây ra<br />
mà còn có khả năng tự phụ hồi và phát triển sau những biến động đó. Để đảm bảo<br />
mục tiêu này, sinh kế phải có hai khả năng. Một là khả năng chóng chọi, đối mặt với<br />
những biến đổi từ bền ngoài. Đây là khả năng nhằm đối đầu với những thay đổi và<br />
đẩy lùi những thay đổi đó. Hai là khả năng thích ứng. Đây là khả năng tự thay đổi của<br />
chính bán thân để thích ứng với những điều kiện thay đổi của ngoại cảnh.<br />
<br />
5<br />
<br />