PHẦN 1<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1<br />
<br />
SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU<br />
Việt Nam là một quốc gia có tài nguyên rừng phong phú và quy mô lớn<br />
<br />
(13,119 triệu ha, chiếm 38,7% diện tích tự nhiên)[30]. Ngành Lâm nghiệp đã và<br />
đang sử dụng diện tích đất lớn nhất trong các ngành kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, do<br />
<br />
Ế<br />
<br />
việc quản lý sử dụng chưa bền vững và nhu cầu khai thác lâm sản và khai hoang đất<br />
<br />
U<br />
<br />
rừng cho phát triển kinh tế - xã hội lớn nên diện tích và chất lượng rừng trong nhiều<br />
<br />
́H<br />
<br />
năm trước đây đã bị suy giảm liên tục. Năm 1943, Việt Nam có 14,3 triệu ha rừng,<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
độ che phủ là 43%, đến năm 1990 chỉ còn 9,18 triệu ha, độ che phủ rừng 27,2%.<br />
Thời kỳ 1980 - 1990, bình quân mỗi năm hơn 100 nghìn ha rừng bị tàn phá [22].<br />
<br />
H<br />
<br />
Suy giảm tài nguyên rừng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường<br />
<br />
IN<br />
<br />
sinh thái, đặc biệt đã ảnh hưởng không nhỏ đến sinh kế của 25 triệu người đang sinh<br />
sống ở vùng núi [22]. Vì vậy, việc phát triển rừng trồng là một vấn đề cấp thiết và<br />
<br />
K<br />
<br />
mang tính giải pháp mấu chốt trong việc bảo vệ, phát triển loại tài nguyên quan<br />
<br />
̣C<br />
<br />
trọng này đặc biệt cho phát triển kinh tế vùng cao.<br />
<br />
O<br />
<br />
Sự tiến bộ của kỹ thuật lâm sinh đã tạo ra những giống cây lâm nghiệp có chu<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
kỳ ngắn, tốc độ tăng trưởng nhanh, có khả năng cho sản lượng cao, trong số đó đặc<br />
biệt có cây Keo, nổi bật là giống Keo tai tượng và Keo lai. Hơn nữa, thị trường lâm<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
sản có nguồn gốc rừng trồng ngày càng phát triển về quy mô và đa dạng chủng loại<br />
sản phẩm. Những yếu tố này đã tạo cơ hội cho phát triển trồng rừng sản xuất.<br />
Nam Đông là huyện miền núi, đa số dân cư sống dựa vào nông lâm nghiệp, đất<br />
<br />
lâm nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn (75,06%) trong tổng diện tích tự nhiên [16]. Vì vậy,<br />
hoạt động trồng rừng sản xuất ở Nam Đông đang trên đà phát triển và mở ra cơ hội<br />
cải thiện thu nhập của các nông hộ và tăng trưởng kinh tế địa phương.<br />
Trong bối cảnh đó, việc xác định hiệu quả của trồng rừng sản xuất một cách cụ<br />
thể đồng thời chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả đang là vấn đề quan trọng<br />
nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản lý định hướng điều hành sản xuất của địa<br />
<br />
1<br />
<br />
phương đồng thời giúp nông dân có thêm các thông tin hữu ích trong việc ra quyết<br />
định sản xuất.<br />
Vì vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích hiệu quả kinh tế rừng<br />
trồng sản xuất của các nông hộ ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm<br />
luận văn Thạc sĩ của mình.<br />
2<br />
<br />
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br />
<br />
2.1 Mục tiêu chung<br />
<br />
Ế<br />
<br />
Đánh giá hiệu quả trồng rừng sản xuất của các nông hộ trên địa bàn huyện<br />
<br />
U<br />
<br />
Nam Đông. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của<br />
<br />
́H<br />
<br />
hoạt động trồng rừng. Kết quả nghiên cứu có thể cung cấp thông tin hữu ích cho<br />
người sản xuất và các nhà hoạch định chính sách trong việc phát triển sản xuất lâm<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
nghiệp bền vững, hiệu quả.<br />
2.2 Mục tiêu cụ thể<br />
<br />
H<br />
<br />
- Hệ thống hoá và bổ sung những lý luận về hiệu quả kinh tế đối với sản xuất<br />
<br />
IN<br />
<br />
lâm nghiệp nói chung và rừng trồng nói riêng;<br />
<br />
K<br />
<br />
- Phân tích hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng rừng sản xuất của các nông hộ<br />
ở Nam Đông; và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả trồng rừng sản xuất;<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
- Đưa ra định hướng và giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả rừng trồng sản<br />
<br />
3<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
xuất ở Nam Đông.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn huyện Nam Đông, tỉnh Thừa<br />
Thiên Huế. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chỉ tìm hiểu và tính toán hiệu quả<br />
kinh tế các lâm phần trồng các loài cây Keo lai, Keo tai tượng trồng đầu năm 2004<br />
và đã khai thác ở quy mô nông hộ.<br />
4<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
4.1<br />
4.1.1<br />
<br />
Phương pháp thu thập thông tin số liệu<br />
Số liệu thứ cấp<br />
- Các báo cáo của Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp, Phòng Tài nguyên và<br />
<br />
Môi trường, Hạt Kiểm lâm huyện Nam Đông;<br />
<br />
2<br />
<br />
- Các báo cáo nghiên cứu khoa học, sách, tạp chí;<br />
- Tài liệu kỹ thuật, báo cáo thị trường, báo cáo kết quả kinh doanh của các<br />
công ty trồng và thu mua chế biến gỗ;<br />
- Tài liệu của các chương trình dự án về lâm nghiệp và của Bộ NN&PTNT, Sở<br />
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
4.1.2 Số liệu sơ cấp<br />
Nhằm đáp ứng thông tin, số liệu phục vụ các chỉ tiêu nghiên cứu, đề tài đã sử<br />
<br />
Ế<br />
<br />
dụng phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với hộ trồng rừng.<br />
<br />
U<br />
<br />
Các hộ được chọn để phỏng vấn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có<br />
<br />
́H<br />
<br />
phân tầng. Tổng số mẫu được phỏng vấn gồm 90 hộ có rừng đã khai thác. Việc lựa<br />
chọn trên nhằm đảm bảo mỗi quan sát đều cung cấp các thông tin liên quan đến chỉ<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
tiêu nghiên cứu của đề tài một cách đồng nhất, hạn chế các sai lệch do biến động giá<br />
của các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra cũng như các tác động của điều kiện tự<br />
<br />
H<br />
<br />
nhiên ở mức tối thiểu.<br />
<br />
IN<br />
<br />
Trong 11 xã và thị trấn trên toàn huyện, chọn 3 xã đại diện cho 3 nhóm có quy<br />
<br />
K<br />
<br />
mô diện tích rừng trồng khác nhau. Mỗi xã chọn 3 thôn theo quy mô diện tích tương<br />
tự việc chọn xã. Ở mỗi thôn được chọn, lập danh sách toàn bộ hộ có rừng trồng đầu<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
năm 2004 đã khai thác rừng trồng thông qua hệ thống trưởng thôn và cán bộ nông<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
lâm xã. Danh sách hộ có rừng khai thác được chia thành hai nhóm: hộ người Kinh<br />
và hộ dân tộc ít người. Trên cơ sở đó số mẫu điều tra được phân bổ tương ứng với<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
tỷ lệ hộ người Kinh và dân tộc ít người của tổng thể (toàn thôn).<br />
+ Cách phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi.<br />
<br />
4.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu<br />
+ Số liệu được xử lý bằng phần mềm MS Excel.<br />
+ Sử dụng phương pháp phân tích chiết khấu – tính NPV.<br />
+ Và các phương pháp phân tích kinh tế khác như so sánh, chỉ số, phân tích lợi<br />
nhuận.<br />
<br />
3<br />
<br />
PHẦN 2<br />
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
1.1<br />
<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP<br />
Hoạt động sản xuất lâm nghiệp đã xuất hiện rất lâu đời, gắn liền với sự tiến<br />
<br />
hóa của loài người với những hoạt động ban đầu là khai thác lâm sản bằng săn bắt,<br />
hái lượm tới khai thác gỗ làm nhà. Đến nay hoạt động của ngành đã phát triển một<br />
<br />
Ế<br />
<br />
cách đa dạng và đa mục đích như khai thác lâm sản, trồng rừng, sử dụng tài nguyên<br />
<br />
U<br />
<br />
rừng cho mục đích môi trường. Do tính đa dạng của ngành và tùy thuộc vào từng<br />
<br />
́H<br />
<br />
phương diện, mục tiêu nhìn nhận vấn đề, nên hiện có nhiều quan điểm khác nhau về<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
khái niệm lâm nghiệp.<br />
<br />
- Quan điểm thứ nhất: cho rằng lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất<br />
<br />
H<br />
<br />
trong nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng và quản lý bảo vệ rừng [41].<br />
<br />
IN<br />
<br />
Với quan điểm này, lâm nghiệp chỉ bao gồm các hoạt động về trồng rừng,<br />
chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, bảo vệ nhằm cung cấp lâm đặc sản, phòng hộ và<br />
<br />
K<br />
<br />
bảo vệ môi trường sống cho xã hội. Sản phẩm cuối cùng của hoạt động lâm nghiệp<br />
<br />
̣C<br />
<br />
là tạo ra rừng thành thục công nghệ; đó chỉ là những sản phẩm tiềm năng, chưa<br />
<br />
O<br />
<br />
thành sản phẩm hàng hoá cuối cùng được trao đổi trên thị trường.<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
Như vậy, quan điểm thứ nhất đã bộc lộ một số vấn đề tồn tại :<br />
+ Một là khi đã khẳng định lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất nhưng<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
sản phẩm cuối cùng lại chưa được lưu thông, trao đổi, mua bán trên thị trường để<br />
thu hồi vốn tái sản xuất cho chù kỳ tiếp theo. Sản phẩm được khai thác từ rừng lại<br />
được thống kê, hạch toán vào tổng sản phẩm công nghiệp.<br />
+ Hai là về phương diện kỹ thuật lâm sinh thì khai thác và tái sinh có mối liên<br />
hệ chặt chẽ với nhau. Khai thác được xem là một trong những giải pháp kỹ thuật<br />
lâm sinh quan trọng trong tái sản xuất tài nguyên rừng.<br />
+ Ba là về phương diện kinh tế - xã hội, mục đích cuối cùng của xây dựng<br />
rừng là để sử dụng (khai thác) và chỉ có khai thác mới thu hồi được vốn để tái sản<br />
xuất mở rộng tài nguyên rừng.<br />
<br />
4<br />
<br />
+ Bốn là về phương diện quản lý, hiện nay ngành lâm nghiệp đang quản lý các<br />
hoạt động không chỉ thuộc lĩnh vực lâm sinh mà còn cả lĩnh vực khai thác và chế<br />
biến lâm sản.<br />
- Quan điểm thứ hai : cho rằng lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc<br />
biệt không chỉ có chức năng xây dựng, quản lý, bảo vệ rừng mà còn có chức năng<br />
khai thác sử dụng rừng [41].<br />
Như vậy, với quan điểm này khái niệm về lâm nghiệp đã được mở rộng. Sản<br />
<br />
Ế<br />
<br />
phẩm cuối cùng của lâm nghiệp đã là sản phẩm hàng hoá được mua bán, trao đổi<br />
<br />
U<br />
<br />
trên thị trường. Quan điểm này đã đề cao vai trò của lâm nghiệp trong nền kinh tế<br />
<br />
́H<br />
<br />
quốc dân và đã coi hoạt động xây dựng và sử dụng rừng là hai giai đoạn của quá<br />
trình tái sản xuất tài nguyên rừng. Từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi để lâm nghiệp<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
phát triển toàn diện.<br />
<br />
Tuy nhiên, quan điểm này đã lồng ghép hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau vào<br />
<br />
H<br />
<br />
một ngành sản xuất cũng có những vấn đề khó khăn về công tác tổ chức, quản lý và<br />
<br />
IN<br />
<br />
hạch toán kinh tế. Mặt khác, khi nhấn mạnh quan điểm này, có thể người ta chỉ tập<br />
<br />
K<br />
<br />
trung vào khai thác bóc lột tài nguyên rừng và ít quan tâm đến phát triển lâm nghiệp<br />
bền vững. Do đó, tài nguyên rừng nhanh chóng bị cạn kiệt, đặc biệt trong thời kỳ<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
lâm nghiệp hoạt động trong cơ chế bao cấp.<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
- Quan điểm thứ ba: xuất phát từ thực trạng quản lý ngành lâm nghiệp và đứng<br />
trên giác độ khép kín của quá trình tái sản xuất thì lâm nghiệp là một ngành sản xuất<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
vật chất ngoài chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác vận chuyển<br />
còn bao gồm cả chế biến lâm sản [41].<br />
Như vậy, quan điểm thứ ba tương đối toàn diện hơn hai quan điểm trên. Quan<br />
<br />
điểm này vừa đảm bảo tính thống nhất trong quá trình tái sản xuất, vừa đảm bảo chu<br />
trình sản xuất khép kín. Tuy nhiên, với quan điểm này đã ghép toàn bộ các hoạt<br />
động có chu kỳ sản xuất, có đối tượng tác động, có công nghệ sản xuất hoàn toàn<br />
khác biệt vào một ngành cũng đã đặt ra hàng loạt vấn đề cần giải quyết: đầu tư, tổ<br />
chức sản xuất, áp dụng công nghệ, đánh giá hiệu quả và cơ chế chính sách để phát<br />
triển toàn diện ngành lâm nghiệp.<br />
<br />
5<br />
<br />