intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Phân tích môi trường đầu tư của Khu công nghiệp ở Tiền Giang

Chia sẻ: Bautroibinhyen5 Bautroibinhyen5 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:141

86
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về môi trường đầu tư của các Khu công nghiệp; phân tích, đánh giá môi trường đầu tư các Khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang; đề xuất giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào các Khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Phân tích môi trường đầu tư của Khu công nghiệp ở Tiền Giang

PHẦN MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1. Sự cần thiết của đề tài<br /> Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986 nền kinh tế Việt Nam đã<br /> <br /> uế<br /> <br /> chuyển biến sâu sắc và tích cực với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Quá<br /> <br /> trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường định<br /> <br /> tế<br /> H<br /> <br /> hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, đi đôi với quá trình xây dựng<br /> và phát triển các khu công nghiệp (KCN) trong cả nước. Đây là tiền đề vững chắc<br /> <br /> để xây dựng và phát triển các KCN, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh<br /> <br /> h<br /> <br /> tế xã hội của đất nước và là một phương thức để đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp<br /> <br /> in<br /> <br /> hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.<br /> Tỉnh Tiền Giang bắt đầu áp dụng mô hình KCN từ năm 1997 đến nay được<br /> <br /> cK<br /> <br /> Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương quy hoạch 08 KCN với diện tích là<br /> 3.003,47 ha. Trong đó, 04 KCN đã thành lập, đi vào hoạt động với diện tích<br /> 1.101,47 ha, chiếm 36,67% đất quy hoạch KCN, và thu hút được 68 dự án (38 dự án<br /> <br /> họ<br /> <br /> có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI) với vốn đầu tư đăng ký là 24.900,9 tỷ<br /> đồng, diện tích đất đã cho thuê 323,68 ha chiếm 44% diện tích đất cho thuê của 04<br /> <br /> Đ<br /> ại<br /> <br /> KCN. Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 84,60% giá trị sản xuất công<br /> nghiệp toàn tỉnh, giá trị xuất khẩu chiếm 56,85% giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh.<br /> KCN góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Tiền Giang<br /> <br /> ng<br /> <br /> nói riêng và cả nước nói chung. Mô hình KCN đã thúc đẩy sản xuất công nghiệp,<br /> xuất nhập khẩu; Thu hút vốn đầu tư; Nộp ngân sách Nhà nước; Tạo công ăn việc<br /> <br /> ườ<br /> <br /> làm cho người lao động; Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Nâng trình độ công<br /> nghệ sản xuất; Tạo sản phẩm có sức cạnh tranh, v.v. Như vậy, các KCN thật sự là<br /> <br /> Tr<br /> <br /> một động lực mạnh mẽ của sự nghiệp CNH, HĐH đã góp phần to lớn trong quá<br /> trình tăng trưởng cũng như phát triển của Tỉnh trong những năm qua.<br /> Tuy đã 15 năm tỉnh Tiền Giang xây dựng và phát triển các KCN nhưng mới<br /> <br /> lắp đầy 100% diện tích đất KCN Mỹ Tho, KCN Tân Hương lắp đầy 92%, KCN<br /> Long Giang lắp đầy 30,89%, KCN Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp lắp đầy 13%. Điều đó<br /> <br /> -1-<br /> <br /> cho thấy, môi trường đầu tư của tỉnh nói chung và môi trường đầu tư của các KCN<br /> nói riêng không hấp dẫn nhà đầu tư vì môi trường đầu tư ảnh hưởng đến tốc độ phát<br /> triển công nghiệp và khả năng thu hút đầu tư vào các KCN, nó quyết định đến sự<br /> phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Phân<br /> <br /> uế<br /> <br /> tích môi trường đầu tư của Khu công nghiệp ở Tiền Giang” là cần thiết, nhằm<br /> đưa ra các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư tốt hơn trong thời gian tới.<br /> <br /> tế<br /> H<br /> <br /> 2. Mục đích nghiên cứu<br /> 2.1. Mục tiêu chung<br /> <br /> Phân tích môi trường đầu tư và đề xuất biện pháp để cải thiện môi trường đầu<br /> tư các KCN tỉnh Tiền Giang.<br /> <br /> in<br /> <br /> h<br /> <br /> 2.2 Mục tiêu cụ thể<br /> <br /> 1. Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về môi trường đầu tư của các<br /> <br /> cK<br /> <br /> KCN<br /> <br /> 2. Phân tích, đánh giá môi trường đầu tư các KCN tỉnh Tiền Giang.<br /> 3. Đề xuất giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào các<br /> <br /> họ<br /> <br /> KCN tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới.<br /> <br /> 3. Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu<br /> <br /> Đ<br /> ại<br /> <br /> 3.1. Phương pháp nghiên cứu<br /> <br />  Phương pháp tổng hợp tài liệu:<br /> Tổng hợp trên cơ sở thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo hàng năm của Ban<br /> <br /> ng<br /> <br /> quản lý các KCN Tiền Giang, Cục Thống kê và Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Tiền<br /> Giang, Bộ Kế hoạch và Đầu tư….và thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra khảo<br /> <br /> ườ<br /> <br /> sát doanh nghiệp (DN) tại các KCN và các chuyên gia, các nhà quản lý liên quan<br /> đến công tác đầu tư (gọi chung là nhà quản lý).<br /> <br /> Tr<br /> <br />  Sử dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá môi trường đầu tư các KCN:<br /> Thông qua khảo sát từ các DN KCN và các nhà quản lý trên 09 chỉ tiêu đánh<br /> <br /> giá môi trường đầu tư các KCN gồm: (1) Chi phí gia nhập thị trường; (2) Tiếp cận<br /> đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; (3) Tính minh bạch và tiếp cận thông tin;<br /> (4) Chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước; (5) Chi phí không<br /> <br /> -2-<br /> <br /> chính thức; (6) Dịch vụ hỗ trợ DN và cơ sở hạ tầng; (7) Đào tạo lao động; (8) Thiết<br /> chế pháp lý; (9) Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh để từ đó có biện<br /> pháp cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh nói chung và các KCN Tiền Giang nói<br /> riêng.<br /> <br /> uế<br /> <br />  Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo:<br /> <br /> Để có số liệu cũng như các thông tin phục vụ nghiên cứu luận văn, tác giả đã<br /> <br /> tế<br /> H<br /> <br /> gửi 157 phiếu điều tra khảo sát đến 72 DN KCN và 75 phiếu đến các nhà quản lý.<br /> Kết quả thu được 78 phiếu, trong đó 41 phiếu từ DN KCN và 37 phiếu từ các nhà<br /> quản lý. Nội dung điều tra theo phiếu điều tra khảo sát (Phụ lục 1 đính kèm).<br />  Thống kê kinh tế:<br /> <br /> in<br /> <br /> h<br /> <br /> - Thứ nhất: Các phương pháp sử dụng là phân tích thống kê như số tương đối,<br /> số tuyệt đối, số bình quân, số so sánh để xác định mối quan hệ giữa các nội dung<br /> <br /> cK<br /> <br /> nghiên cứu.<br /> <br /> Các yếu tố cần phân tích thống kê trong luận văn là: Tổng sản phẩm quốc nội<br /> (GDP), giá trị sản xuất, số dự án đăng ký đầu tư, số dự án thực hiện, số vốn đăng ký<br /> <br /> họ<br /> <br /> đầu tư, số vốn thực hiện, số lao động, doanh thu, xuất khẩu… để so sánh, phân tích,<br /> đánh giá hoạt động DN KCN.<br /> <br /> Đ<br /> ại<br /> <br /> - Thứ hai: Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu nhằm<br /> phân tích đánh giá số liệu về tình hình hoạt động đầu tư và hoạt động sản xuất kinh<br /> doanh (SXKD) của các DN trong KCN. Kết quả phân tích của phương pháp này sẽ<br /> <br /> ng<br /> <br /> cho thấy tình hình chung về DN, tình hình đầu tư, quy mô hoạt động, doanh thu, giá<br /> trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN), tình hình nộp ngân sách, lao động, tình hình<br /> <br /> ườ<br /> <br /> hoạt động kinh doanh,…. của các DN trong KCN.<br /> Ngoài ra phương pháp này còn phân tích đánh giá thực trạng môi trường đầu<br /> <br /> Tr<br /> <br /> tư cũng như mức độ hài lòng của các DN khi đã vào KCN. Mục đích cuối cùng của<br /> phương pháp này là có kết quả phân tích và kết luận phù hợp với thực trạng môi<br /> trường đầu tư tại các KCN làm cơ sở đề xuất biện pháp cải thiện môi trường đầu tư.<br /> Công cụ cơ bản thực hiện đánh giá môi trường đầu tư là phần mềm SPSS 16.0:<br /> Bảng tần số, các đại lượng thống kê mô tả.<br /> <br /> -3-<br /> <br /> Bảng tần số<br /> - Dùng để đếm tần số với tập dữ liệu đang có thì số đối tượng có các biểu hiện<br /> nào đó ở một thuộc tính cụ thể là bao nhiêu, nhiều hay ít,….<br /> - Ý nghĩa: là tính tần số của từng biểu hiện, được tính bằng cách đếm và cộng<br /> <br /> uế<br /> <br /> dồn; tần suất tính theo tỷ lệ % bằng cách lấy tần số của mỗi biểu hiện chia cho tổng<br /> số mẫu quan sát; tính phần trăm hợp lệ là tính trên số quan sát có thông tin trả lời,<br /> <br /> tế<br /> H<br /> <br /> nó cho ta biết có bao nhiêu phần trăm đối tượng ta đang khảo sát ở mức độ nào đó<br /> trở xuống hay trở lên.<br /> Các đại lượng thống kê mô tả<br /> <br /> - Các đại lượng thống kê mô tả thường được dùng là:<br /> : Trung bình cộng<br /> <br /> Sum<br /> <br /> : Tổng cộng (sử dụng khi điều tra toàn bộ)<br /> <br /> in<br /> <br /> h<br /> <br /> Mean<br /> <br /> cK<br /> <br /> Std.Deviation : Độ lệch chuẩn<br /> Minimum<br /> <br /> : Giá trị nhỏ nhất<br /> <br /> Maximum<br /> <br /> : Giá trị lớn nhất<br /> <br /> : Sai số chuẩn khi ước lượng trị trung bình.<br /> <br /> họ<br /> <br /> SE mean<br /> <br /> - Ý nghĩa : Trong tổng số mẫu quan sát người ta tính trung bình (mean) xem<br /> <br /> Đ<br /> ại<br /> <br /> được bao nhiêu trong mẫu chúng ta quan sát; độ lệch chuẩn cho biết mức độ phân<br /> tán của các giá trị quanh giá trị trung bình; giá trị nhỏ nhất gặp được trong các giá<br /> trị của biến ít nhất khi khảo sát được; giá trị lớn nhất gặp được trong các giá trị lớn<br /> <br /> ng<br /> <br /> nhất của biến trong các mẫu quan sát được; sai số chuẩn khi dùng giá trị trung bình<br /> mẫu để ước lượng giá trị trung bình của tổng thể.<br /> <br /> ườ<br /> <br />  Phương pháp so sánh:<br /> Được sử dụng song song với phương pháp thống kê kinh tế để phân tích đánh<br /> <br /> Tr<br /> <br /> giá số liệu về tình hình hoạt động đầu tư, hoạt động SXKD của các DN trong KCN<br /> và đánh giá thực trạng môi trường đầu tư KCN nhằm có cơ sở đề xuất biện pháp cải<br /> thiện môi trường đầu tư các KCN trong thời gian tới.<br /> <br /> -4-<br /> <br /> 3.2 Phương pháp thu thập số liệu<br /> - Dữ liệu thứ cấp: Thu thập từ các báo cáo hàng năm có liên quan như Bộ Kế<br /> hoạch-Đầu tư, UBND tỉnh, Ban quản lý các KCN Tiền Giang, Cục thống kê tỉnh<br /> Tiền Giang, Niên giám thống kê, v.v…<br /> <br /> uế<br /> <br /> - Dữ liệu sơ cấp: Thu thập dữ liệu thông qua soạn bảng câu hỏi nghiên cứu<br /> được gửi đến các DN tại các KCN và các nhà quản lý liên quan đến đầu tư như các<br /> <br /> tế<br /> H<br /> <br /> công ty tư vấn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Phòng nghiên cứu tổng<br /> hợp UBND tỉnh, Ban quản lý các KCN Tiền Giang, Trung tâm xúc tiến đầu tư,….<br /> 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 4.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> <br /> in<br /> <br /> h<br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu đề tài là môi trường đầu tư tại các KCN tỉnh Tiền<br /> <br /> 4.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> <br /> cK<br /> <br /> Giang.<br /> <br /> - Không gian: Tỉnh Tiền Giang và thực hiện nghiên cứu chuyên sâu ở các<br /> KCN đi vào hoạt động.<br /> <br /> 5. Kết cấu luận văn:<br /> <br /> họ<br /> <br /> - Thời gian: Giai đoạn 2007 - 2012<br /> <br /> Đ<br /> ại<br /> <br /> Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 03 chương:<br /> Chương 1: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về môi trường đầu tư KCN.<br /> Chương 2: Thực trạng môi trường đầu tư các KCN tại tỉnh Tiền Giang giai<br /> <br /> ng<br /> <br /> đoạn 2007-2012.<br /> <br /> Chương 3: Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư của KCN tại tỉnh Tiền<br /> <br /> Tr<br /> <br /> ườ<br /> <br /> Giang.<br /> <br /> -5-<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2