intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Đa dạng sinh học Bò sát (Reptilia) tại Khu di sản thiên nhiên- văn hóa thế giới Tràng An, tỉnh Ninh Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

37
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm cung cấp dữ liệu về tài nguyên Bò sát và các kiến thức bản địa liên quan đến chúng, làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn thiên nhiên và văn hóa truyền thống tại khu danh thắng Tràng An. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Đa dạng sinh học Bò sát (Reptilia) tại Khu di sản thiên nhiên- văn hóa thế giới Tràng An, tỉnh Ninh Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM ----------------------------- TRẦN THỊ HỒNG NGỌC ĐA DẠNG SINH HỌC BÒ SÁT (REPTILIA) TẠI KHU DI SẢN THIÊN NHIÊN-VĂN HÓA THẾ GIỚI TRÀNG AN, TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ K HOA HỌC LÂM NGHIỆP TRẦN THỊ HỒNG NGỌC ĐA DẠNG SINH HỌC BÒ SÁT (REPTILIA) TẠI KHU DI SẢN THIÊN NHIÊN-VĂN HÓA THẾ GIỚI TRÀNG AN, TỈNH NINH BÌNH Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 60.62.02.11 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN ĐẮC MẠNH Hà Nội, 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các kết quả, số liệu đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực và là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu tham khảo đƣợc trích dẫn đầy đủ. Luận văn chƣa đƣợc bảo vệ để nhận học vị trƣớc bất kì hội đồng nào trƣớc đây Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2017 Tác giả Trần Thị Hồng Ngọc
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Chƣơng trình đào tạo sau đại học của Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, đƣợc sự đồng ý của Khoa Đào tạo sau đại học, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trƣờng, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đa dạng sinh học Bò sát (Reptilia) tại Khu di sản thiên nhiên- văn hóa thế giới Tràng An, tỉnh Ninh Bình”. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Đắc Mạnh ngƣời hƣớng dẫn khoa học và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn TS. Lƣu Quang Vinh-Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam và Ths Phạm Thị Kim Dung- Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đã hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi triển khai nghiên cứu thực địa, chỉnh sửa bản thảo luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo công tác tại phòng Đào tạo Sau đại học, khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trƣờng- Trƣờng Đại học Lâm nghiệp cùng các bạn học viên K 23B1 Quản lý tài nguyên rừng đã luôn động viên, giúp đỡ và chỉ dẫn cho tôi nhiều ý kiến chuyên môn quan trọng. Xin trân trọng cảm ơn Ban quản lý và cán bộ công nhân viên Khu danh thắng Tràng An; lãnh đạo và ngƣời dân các xã tại địa phƣơng cùng các thành viên trong nhóm nghiên cứu thực thực địa bao gồm Hà Văn Ngoạn, Hoàng Văn Chung, Lò Văn Oanh, Hoàng Đình Thế đã giúp đỡ tôi trong việc điều tra, nghiên cứu, cung cấp các hình ảnh tƣ liệu để hoàn thành luận văn này. Nghiên cứu này đƣợc tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 106.06-2017.18 Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, nhƣng bản luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc những ý kiến góp ý để bản luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2017 Tác giả Trần Thị Hồng Ngọc
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 2 1.1. Lƣợc sử nghiên cứu về đa dạng sinh học bò sát tại Việt Nam .................. 2 1.2. Lƣợc sử nghiên cứu đa dạng sinh học bò sát tại Ninh Bình và khu danh thắng Tràng An.................................................................................................. 6 Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN KHU DANH THẮNG TRÀNG AN .......... 7 2.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 7 2.2. Đặc điểm địa hình và địa chất .................................................................... 7 2.3. Đặc điểm khí hậu và thủy văn .................................................................... 9 2.3.1. Khí hậu .................................................................................................... 9 2.3.2. Thủy văn................................................................................................ 10 2.4. Đặc điểm khu hệ động thực vật................................................................ 11 2.4.1. Khu hệ thực vật ..................................................................................... 11 2.4.2. Khu hệ động vật .................................................................................... 11 2.5. Đặc điểm dân sinh .................................................................................... 11 2.6. Đặc điểm kinh tế ...................................................................................... 12 Chƣơng 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 14 3.1.1. Mục tiêu chung:..................................................................................... 14
  6. iv 3.1.2. Mục tiêu cụ thể: ..................................................................................... 14 3.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 14 3.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu: .......................................................................... 14 3.2.2. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................. 14 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 15 3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 16 3.4.1. Phân chia khu vực nghiên cứu và thiết kế điểm điều tra ..................... 16 3.4.2. Phƣơng pháp điều tra bò sát và kiến thức bản địa liên quan đến chúng ... 18 3.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu ...................................................................... 20 Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 28 4.1. Đa dạng về thành phần loài bò sát tại khu danh thắng Tràng An ............ 28 4.1.1. Danh lục bò sát của khu danh thắng Tràng An ..................................... 28 4.1.2 Mô tả bổ sung ghi nhận mới cho Tràng An và Nình Bình .................... 33 4.1.3. Các loài bò sát quý, hiếm, đƣợc pháp luật bảo vệ ................................ 40 4.1.4. So sánh sự tƣơng đồng về thành phần loài bò sát của khu danh thắng Tràng An và các khu bảo tồn khác có sinh cảnh tƣơng tự .............................. 42 4.2. Đa dạng về sinh cảnh sống của bò sát tại khu danh thắng Tràng An ...... 44 4.2.1. Đặc điểm các quần xã bò sát trong các dạng sinh cảnh ........................ 44 4.2.2. Mức độ sai khác về tổ thành loài bò sát (chủng loại và số lƣợng cá thể) giữa các dạng sinh cảnh .................................................................................. 46 4.3. Hiện trạng săn bắt- sử dụng- bảo vệ tài nguyên Bò sát của cộng đồng địa phƣơng ............................................................................................................. 48 4.3.1. Kỹ thuật săn bắt Bò sát của cộng đồng địa phƣơng .............................. 48 4.3.2. Kỹ thuật lợi dụng tài nguyên Bò sát của cộng đồng địa phƣơng (sử dụng các công dụng trực tiếp và lợi dụng các giá trị gián tiếp); ..................... 49 4.3.3. Tín ngƣỡng Bò sát của cộng đồng địa phƣơng ..................................... 51
  7. v 4.4. Định hƣớng giải pháp quản lý tài nguyên Bò sát và bảo tồn kiến thức bản địa liên quan tại khu danh thắng Tràng An. .................................................... 52 4.4.1. Đề xuất tiêu chí và xác định các đối tƣợng (loài, sinh cảnh, kiến thức bản địa) cần ƣu tiên bảo tồn ............................................................................ 52 4.4.2. Giải pháp quản lý tài nguyên bò sát và các kiến thức bản địa liên quan cho mục đích phát triển du lịch sinh thái ........................................................ 54 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 56 1. Kết luận ....................................................................................................... 56 2. Kiến nghị .................................................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa ĐDSH Đa dạng sinh học DSTNVHTG Di sản thiên nhiên văn hóa thế giới et al. ( Tài liệu tiếng anh) Cộng sự Cs. (Tài liệu tiếng việt) GPS Hệ thống định vị toàn cầu IUCN Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên NĐ32/2006/NĐ-CP Nghị định 32 năm 2006 của Chính phủ SĐVN Sách Đỏ Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân VQG Vƣờn quốc gia
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số liệu khí hậu Ninh Bình ................................................................ 9 Bảng 3.1. Làng/thôn lựa chọn phỏng vấn và đặc điểm của vị trí khảo sát ..... 16 Bảng 3.2. Tiêu chí hình thái của bò sát ........................................................... 21 Bảng 3.3. Các chỉ số đếm vảy ở rắn ................................................................ 24 Bảng 4.1 Danh lục bò sát đã ghi nhận đƣợc tại khu quần thể danh thắng Tràng An: ................................................................................................................... 29 Bảng 4.2. Các loài bò sát quý hiếm tại khu danh thắng Tràng An ................. 41 Bảng 4.3. So sánh số lƣợng các taxon bò sát tại KVNC với các khu bảo tồn khác ................................................................................................................. 42 Bảng 4.4. Hệ số tƣơng tự về thành phần loài bò sát giữa các KBTTN và VQG có cảnh quan núi đá vôi ................................................................................... 43 Bảng 4.5. Độ phong phú của bò sát trong các sinh cảnh tại khu danh thắng Tràng An ......................................................................................................... 45 Bảng 4.6. So sánh tính đa dạng quần xã Bò sát giữa các sinh cảnh ............... 46 Bảng 4.7. Kiểm tra hoán đổi vị trí đa hƣớng tổ thành loài Bò sát giữa các sinh cảnh ................................................................................................................. 48 Bảng 4.8. Mục đích sử dụng Bò sát quý hiếm ở Tràng An ............................ 50
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Bản đồ phân vùng KDSTNVHTG Tràng An .................................... 8 Hình 3.1: Các khu vực nghiên cứu chính …………………………………...18 Hình 3.2. Mặt dƣới bàn chân thằn lằn (Bourret, 1943) ................................... 23 Hình 3.3. Các tấm trên đầu ở thằn lằn Mabuya (Manthey & Grossmann, 1997) ....23 Hình 3.4. Vẩy và đầu của rắn (Manthey & Grossmann, 1997) ...................... 24 Hình 3.5. Cách đếm số hàn vẩy thân (Manthey & Grossmann, 1997) ........... 25 Hình 3.6. Vẩy bụng, vảy dƣới đuôi và vẩy hậu môn (Manthey & Grossmann, 1997)................................................................................................................ 25 Hình 4.1 Các loài ghi nhận mới cho Nình Bình.............................................. 34 Hình 4.2. Biều đồ thể hiện số họ tại các khu vực ........................................... 43 Hình 4.3. Biều đồ thể hiện số loài tại các khu vực ......................................... 43 Hình 4.4. Phân tích mức độ tƣơng tự về thành phần loài giữa các VQG, KBT (giá trị gốc nhánh với số lần nhắc lại là 1000) ................................................ 44
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Khu Quần thể Tràng An đƣợc UNESCO công nhận ngày 25/6/2014 với diện tích là 6226ha và bao quanh là vùng đệm rộng với 6026ha [21]. Quần thể danh thắng Tràng An nằm trên địa phận tỉnh Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội khoảng 90 km về phía Nam và cách Thành phố Ninh Bình 8 km về phía Tây. Hệ sinh thái đặc trƣng ở khu vực là rừng trên núi đá vôi ở độ cao dƣới 200 m so với mực nƣớc biển và bao quanh bởi các vùng đất ngập nƣớc tạo thành các đảo núi đá vôi. Hệ thống hang động ở đây rất phát triển, ở độ cao từ 1-150 m [51]. Những yếu tố tự nhiên trên đã tạo điều kiện cho các loài sinh vật sinh sống và phát triển. Vì những đặc trƣng trên, vào ngày 25 tháng 6 năm 2014 Tràng An đã đƣợc UNESCO là khu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Bảo tồn Tràng An không chỉ trú trọng đến các giá trị văn hóa lịch sử mà cần quan tâm đến cả các hệ sinh thái tự nhiên cùng các loài động thực vật hoang dã không thể tách dời quần thể danh thắng này. Thông tin về tính đa dạng sinh học của một nhóm loài sinh vật nào đó là cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn chúng. Theo mục tiêu khác nhau của công tác quản lý sẽ yêu cầu khác nhau về mức độ chi tiết của thông tin. Tại khu vực Tràng An đã có một số nghiên cứu ban đầu về đa dạng sinh học (Hoàng Thị Tƣơi và Lƣu Quang Vinh, 2017); tuy nhiên nghiên cứu mới dừng lại ở thống kê, đánh giá tính đa dạng về thành phần loài; thậm chí một số nhóm loài nhƣ Bò sát (Reptilia) thông tin đó vẫn còn thiếu và tản mạn. Bởi vậy, tôi chọn đề tài: “Đa dạng sinh học Bò sát (Reptilia) tại Khu di sản thiên nhiên- văn hóa thế giới Tràng An, tỉnh Ninh Bình”. Với mong muốn, cung cấp thông tin cập nhật nhất về đa dạng sinh học của nhóm Bò sát tại khu vực nghiên cứu; từ đó định hƣớng công tác quản lý tài nguyên bò sát, góp phần bảo tồn toàn vẹn quần thể danh thắng Tràng An.
  12. 2 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lƣợc sử nghiên cứu về đa dạng sinh học bò sát tại Việt Nam Lịch sử nghiên cứu về bò sát ở Việt Nam có quá trình phát triển khá lâu đời và có thể đƣơc chia ra làm 3 giai đoạn: thời kì thứ nhất là từ năm 1954 trở về trƣớc, thời kì thứ 2 là từ năm 1954 đến năm 1975 và thời kì thứ 3 là 1975 đến nay. Giai đoạn thứ 1: trước năm 1954 Danh Y Tuệ Tĩnh (1623-1713) đƣợc coi là ngƣời đầu tiên nghiên cứu bò sát ở Việt Nam. Ông đã thống kê đƣợc nhiều vị thuốc có nguồn gốc từ bò sát (Tuệ Tĩnh, bản in lại 1972) [10]. Sau đó những nghiên cứu về bò sát hoàn toàn là do ngƣời nƣớc ngoài thực hiện. Các kết quả nghiên cứu đƣợc xuất bản trên nhiều ấn phẩm khác nhau cả trong nƣớc và ngoài nƣớc cho một khu vực hay chung cho cả vùng Đông Dƣơng. Bourret (1935) đã mô tả các đặc điểm hình thái để phân loại rắn và lập khóa định loại rắn ở Đông Dƣơng [21]. Trong các công trình sau đó của mình Bourret (1937) mô tả đặc điểm hình thái 32 loài thằn lằn có ở Đông Dƣơng [19]; đặc điểm hình thái các loài rắn độc ở Đông Dƣơng đƣợc mô tả năm 1938 [22]. Nửa đầu thế kỷ XX, ba cuốn chuyên khảo của Bourret gồm Les Serpents de l‟Indochine xuất bản năm 1936 [23], Les Tortues de l‟Indochine xuất bản năm 1941 và Les Batraciens de l‟Indochine xuất bản năm 1942 đƣợc coi là tài liệu đầy đủ nhất ở thời điểm đó về thành phần bò sát của vùng Đông Dƣơng (Việt Nam, Lào và Campuchia). Tác giả này đã ghi nhận 177 loài và phân loài thằn lằn, 245 loài và phân loài rắn, 45 loài và phân loài rùa ở vùng Đông Dƣơng.
  13. 3 Cùng với Bourret, Smith cũng có đóng góp quan trọng trong nghiên cứu Bò sát ở Việt Nam. Trong chuyên khảo của Smith (1943) tác giả đã trình bày về phƣơng pháp nghiên cứu, mô tả và lập các khóa phân loại về rắn ở Ấn Độ và Đông Dƣơng [38], đây là tài liệu đƣợc nhiều tác giả Việt Nam dùng để định tên nhiều loài rắn ở nƣớc ta. Giai đoạn thứ 2: từ 1954 đến 1975 Bởi Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nên việc nghiên cứu về Bò sát bị gián đoạn. Trong thời gian này hầu nhƣ không có công trình nghiên cứu Bò sát ở Việt Nam Công trình nghiên cứu của Đào Văn Tiến và cộng sự, tại Vĩnh Linh- Quảng Trị (1956), thống kê đƣợc 7 loài thằn lằn, 4 loài rắn, 2 loài rùa, trong đó có thêm 2 loài mới; tại Đình Cả- Thái Nguyên (1962) đã bổ sung thêm 2 loài Trăn đất (Python molusus) và Ba ba gai (Trionyx steindachneri) [3]. Ngoài ra còn có các nghiên cứu của nhiều nhà khoa học: Võ Quý (1961), Lê Vũ Khôi (1962), Trần Ngọc Tuấn (1965), Nguyễn Văn Sáng (1967), Nguyên Quốc Thắng (1968). Thời kì này cũng đã xuất hiện về nghiên cứu sinh thái, sinh học nhƣ: Nghiên cứu sinh thái Thạch sùng, Cá cóc của Đào Văn Tiến và Lê Vũ Khôi (1965), sinh thái, sinh học của Rắn hổ mang của Trần kiên và Lê Nguyên Ngật (1991). Giai đoạn thứ 3: từ 1975 đến nay Trong báo cáo của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nƣớc, 1981 về Lƣỡng cƣ Bò sát miền Bắc Việt Nam (1956-1976), đã trình bày sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu BS Việt Nam từ đầu cho đến những năm 70 của thế kỷ XX. Các vùng nghiên cứu gồm: Vĩnh Linh, Lạng Sơn, Hà Bắc, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Bắc Thái, Yên Bái, Hà Tây, Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Vịnh Bắc Bộ từ 1956-1975, kết quả đã ghi nhận 159 loài Bò sát [11].
  14. 4 Thời kỳ 1975-1986: Đào Văn Tiến đã thống kê ở Việt Nam có 77 loài Thằn lằn, 165 loài rắn, 32 loài rùa và 2 loài cá sấu [3]. Tài liệu tổng kết về các kết quả khảo sát ở miền Bắc của Trần Kiên và các cs. (1981) đã ghi nhận có 159 loài bò sát [14] . Thời kỳ 1987–2009: Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc đã tổng kết ở nƣớc ta có, 258 loài Bò sát [8], đến năm 2005 tổng số loài đã lên tới 296 loài Bò sát [9] và cuốn danh lục mới xuất bản năm 2009 đã ghi nhận tổng số loài 368 loài Bò sát [31]. Một số kết quả nghiên cứu tiêu biểu ở vùng núi đá vôi phải kể đến nhƣ: Ziegler và Vũ Ngọc Thành (2009) đã thống kê có 93 loài bò sát tại VQG Phong Nha- Kẻ Bàng [43]. Lƣu Quang Vinh và cộng sự (2013) đã cập nhật thông tin về 101 loài cho khu hệ bò sát Việt Nam,trong đó ghi nhận thêm nhiều loài mới cho VQG Phong Nha – Kẻ Bàng. Nhiều loài Bò sát mới đƣợc ghi nhận và công bố từ năm 2010 đến năm 2016 nhƣ:. Cnemaspis psychedelica Grismer, Ngo & Grismer, 2010; Calamaria concolor Orlov, Truong, Tao, Ananjeva & Cuc, 2010; Tropidophorus boehmei Nguyen, Nguyen, Schmitz, & Ziegler, 2010; Scincella darevskii Nguyen, Ananjeva,, Orlov, Rybaltovsky & Bohme, 2010; Scincella apraefrontalis Nguyen, Nguyen, Bohme & Ziegler, 2010; Scincella apraefrontalis Nguyen, Nguyen, Böhme & Ziegler 2010; Acanthosaura brachypoda Ananjeva, Orlov, Nguyen & Ryabov, 2011; Cyrtodactylus huongsonensis Luu, Nguyen, Do & Ziegler, 2011; Cyrtodactylus bidoupimontis Narazov, Poyarkov, Orlov, Phung, Nguyen, Hoang & Ziegler, 2012; Cyrtodactylus bugiamapensis Narazov, Poyarkov, Orlov, Phung, Nguyen, Hoang & Ziegler, 2012; Cyrtodactylus thochuensis Ngo Van Tri & Grismer, 2012; Cyrtodactylus dati Ngo Van Tri, 2013; Cyrtodactylus kingsadai Ziegler, Phung, Le & Nguyen, 2013; Cyrtodactylus phuocbinhensis
  15. 5 Nguyen, Le, Tran, Orlov, Lathrop, Macculloch, Le, Jin, Nguyen, Nguyen, Hoang, Che, Murphy & Zhang, 2013; Cyrtodactylus taynguyenensis Nguyen, Le, Tran, Orlov, Lathrop, Macculloch, Le, Jin, Nguyen, Nguyen, Hoang, Che, Murphy & Zhang, 2013; Oligodon cattienensis Vassilievia, Geissler, Galoyan, Poyakov Jr, Van Devender & BÖhem, 2013; Cyrtodactylus cucdongensis Schneider, Phung, Le, Nguyen & Ziegler, 2014; Cyrtodactylus puhuensis Nguyen, Yang, Thi Le, Nguyen, Orlov, Hoang, Nguyen, Jin, Rao, Hoang, Che, Murphy & Zhang, 2014; Cyrtodactylus thuongae Phung, Van Schingen, Ziegler & Nguyen, 2014; Cylindrophis jodiae Amarasinghe, Ineich, Campbell & Hallermann, 2015; Cyrtodactylus bobrovi Nguyen, Le, Van Pham, Ngo, Hoang, The Pham & Ziegler, 2015; Cyrtodactylus otai Nguyen, Le, Van Pham, Ngo, Hoang, The Phem & Ziegler, 2015; Dixonius taoi Botov, Phung, Nguyen, Bauer, Brennan & Ziegler, 2015; . Mới đây nhất năm 2016 đã tìm ra đƣợc 3 loài mới là: Cyrtodactylus soni Le, Nguyen, Le & Ziegler, 2016; Dixonius minhlei Ziegler, Botov, Nguyen, Bauer, Brennan, Ngo & Nguyen, 2016; Oligodon condaoensis Nguyen, Nguyen, Le & Murphy, 2016 [41]. Nhƣ vậy; Việt Nam là một trong những quốc gia có khu hệ bò sát đa dạng nhất thế giới với hơn 470 loài (Uetz & Hošek, 2017). Tại Việt Nam, bò sát có mặt hầu khắp cả 3 vùng địa hình là: Đồng Bằng, Trung Du và Miền Núi. Số lƣợng các loài bò sát mới, đƣợc phát hiện tăng nhanh trong những năm gần đây. Hầu hết các loài bò sát mới giai đoạn 2010-2016 đƣợc phát hiện tại sinh cảnh rừng núi đá vôi. Điều này cho thấy, đối với nhóm bò sát, hệ sinh thái núi đá vôi Việt Nam là nơi chứa đựng tính đa dạng sinh học cao và còn nhiều điều bí ẩn, cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu khám phá
  16. 6 1.2. Lƣợc sử nghiên cứu đa dạng sinh học bò sát tại Ninh Bình và khu danh thắng Tràng An Ninh Bình thuộc khu vực giao thoa giữa đồng bằng Sông Hồng và vùng Tây Bắc, với hai khu bảo tồn nội vi điển hình là Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân Long và Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng. Bởi vậy, đây là tỉnh có tính đa dạng sinh học cao, chứa đựng nhiều tiềm năng chƣa đƣợc khám phá. Tuy nhiên, những nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Ninh Bình mới tập trung triển khai ở hai khu bảo tồn nội vi, với rất nhiều các nghiên cứu về đa dạng thành phần loài Bò sát ở ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân Long nhƣ của Hoàng Văn Ngọc và cộng sự đã nghiên cứu về thành phần và đặc điểm phân bố các loài lƣỡng cƣ và bò sát tại khu vực [19]; nhiều khu vực tự nhiên giàu tiềm năng khác trong đó có khu di sản thiên nhiên văn hóa thế giới Tràng An chƣa đƣợc chú ý điều tra, nghiên cứu. Đến nay mới có 01 nghiên cứu về đa dạng thành phần loài Bò sát.đƣợc triển khai tại khu danh thắng Tràng An. Tổng hợp các kết quả điều tra đa dạng thành phần loài Bò sát trên địa bàn tỉnh Ninh Bình từ trƣớc đến nay, cho thấy; tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân Long đã ghi nhận đƣợc 26 loài [20]; tại Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng đã ghi nhận đƣợc 70 loài [11]; tại khu DSTNVHTG Tràng An đã ghi nhận đƣợc 27 loài bò sát thuộc 12 họ, 2 bộ (Hoàng Thị Tƣơi và Lƣu Quang Vinh, 2017).
  17. 7 Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN KHU DANH THẮNG TRÀNG AN 2.1. Vị trí địa lý Quần thể danh thắng Tràng An thuộc tỉnh Ninh Bình; có tọa độ 20o15‟24‟‟ vĩ độ Bắc, 105o53‟47‟‟ kinh độ Đông, cách thủ đô Hà Nội khoảng 90km về phía Nam, cách thành phố Ninh Bình 8km về phía Tây. Khu vực quần thể nằm trên địa giới hành chính của 12 xã thuộc ba huyện (Gia Viễn, Hoa Lƣ và Nho Quan) và hai thành phố (Tam Điệp và Ninh Bình). 2.2. Đặc điểm địa hình và địa chất Các quá trình địa mạo nhƣ đứt gãy, sụt lở đất đá, dòng chảy, hòa tan và karst hóa đã tạo nên một cảnh quan tháp karst nhiệt đới ẩm ngoạn mục. Một hệ thống các đứt gãy giao nhau chia khối đá vôi thành các ô và thúc đẩy sự hình thành của các trũng kín tại những vị trí giao nhau của đứt gãy. Các trũng trẻ có đặc điểm nông hơn và nhỏ hơn, trong khi các trũng hình thành trƣớc đó sâu, rộng hơn và có vách dốc hơn. Các trũng ở rìa của khối đá vôi liên thông nhau tạo thành các thung lũng dài 3-4km, chủ yếu có phƣơng Tây Bắc- Đông Nam. Một số địa hình karst nổi bật nhƣ: Cụm đỉnh- lũng; Cụm đỉnh - lũng tái tạo; Núi sót trên đồng bằng; Ngấn nƣớc bào mòn; Hang động [21]. Khối núi đá vôi Tràng An có nguồn gốc trầm tích trong Đại dƣơng Tethys. Từ 230 triệu năm trƣớc, những trầm tích cố kết này nâng lên và trở thành đất liền. Các pha tạo núi diễn ra theo các xung, xen kẽ với các thời kỳ san bằng kiến tạo. Cảnh quan nhƣ chúng ta thấy ngày nay đƣợc cho rằng đã hình thành từ Plioxen, khoảng 5,3 triệu năm trƣớc, trong điều kiện nhiệt đới gió mùa ẩm. Quá trình tiến hóa địa chất Đệ tứ của Tràng An có hai phần chính là chuyển động tân kiến tạo và biển thoái do thời kỳ băng hà và gian băng [21].
  18. 8 Hình 2.1 Bản đồ phân vùng KDSTNVHTG Tràng An (Nguồn: Ban Quản lý khu thắng cảnh Tràng An)
  19. 9 2.3. Đặc điểm khí hậu và thủy văn 2.3.1. Khí hậu Vì Tràng An thuộc Ninh Bình nên mang đặc trƣng của khí hậu Ninh Bình. Ninh Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa: mùa nóng, mƣa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh, khô từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau. Khí hậu Ninh Bình có nhƣng đặc điểm của tiểu khí hậu đồng bằng sông Hồng: mùa đông lạnh ít mƣa, mùa hè nằng nóng mƣa nhiều. Ngoài ảnh hƣởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc, Đông Nam còn chịu ảnh hƣởng của khí hậu ven biển, khí hậu rừng núi và nửa rừng núi. Bảng sau cho thấy số liệu khí hậu trung bình năm của tỉnh Ninh Bình trong những năm gần đây Bảng 2.1. Số liệu khí hậu Ninh Bình STT Số liệu khí hậu 2005 2009 2010 2011 2012 Nhiệt độ không khí trung 1 23,7 24,2 24,3 22.8 23,8 bình các tháng trong năm Số giờ nắng các tháng 2 107,9 122,6 116,8 95,2 103,6 trong năm Lƣợng mƣa các tháng 3 159,0 137,8 113,0 136,8 163,3 trong năm Độ ẩm không khí trung 4 87 84 82 82 85 bình các tháng trong năm ( Nguồn: Niếm giám thống kê năm 2012) Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,2oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 khoảng 16,5-18oC, nhiệt độ tối thấp là 6,3oC (năm 1968) và nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 7 xấp xỉ 28,5oC. [20] Chế độ mƣa: tổng lƣợng mƣa trung bình năm đạt 1.860-1.950 mm, phân bố tƣơng đối đồng đều trên toàn tỉnh trung bình năm có 125-157 ngày mƣa. Lƣợng mƣa tập trung chủ yếu vào mùa Hạ từ tháng 5 đến tháng 11,
  20. 10 chiếm 80-90% tổng lƣợng mƣa cả năm, lũ lụt cũng thƣờng xảy ra trong thời điểm này. Vào mùa đông lƣợng mƣa chiếm 10-20% tổng lƣợng mƣa năm, chủ yếu dƣới dạng mƣa nhỏ, mƣa phùn. Lƣợng mƣa năm lớn nhất là 3.024mm (năm 1921) và lƣợng mƣa năm nhỏ nhất là 1.100mm (năm 1957) [20] Chế độ ẩm: do có vị trí nằm sát biển nên đổ ẩm không khí tƣơng đối cai, bình quân cả năm 84-86% Hƣớng gió thình hành thay đổi theo mùa tốc độ gió trung bình cả năm flà 2,3 -2,5 m/s 2.3.2 Thủy văn Đặc điểm hệ thống thủy văn ở Tràng An Hệ thống sông ngòi ở Tràng An có nhiệm vụ điều hòa nƣớc cho khu vực và là những tuyến du lịch đƣờng sông của Ninh Bình.  Sông Sào Khê: chảy dọc trong lòng di sản, thông thủy với hệ thống các hồ đầm. Đây là tuyến đƣờng du lịch chính của khu du lịch sinh thái Tràng An. Sông Sào Khê nối sông Hoàng Long với sông Vạc, là những phụ lƣu của sông Đáy.  Sông Ngô Đồng: chạy nội vùng phía nam di sản, thuộc tuyến du lịch Tam Cốc. Sông rút nƣớc từ các cánh đồng đổ vào sông Vạc.  Sông Bến Đang: là biên giới phía tây của danh thắng Tràng An, trên sông có tuyến du lịch động Thiên Hà, hang Bụt,...  Sông Tràng An: là tuyến du lịch đƣờng sông nối di sản Tràng An với trung tâm thành phố Ninh Bình.  Sông Đền Vối: là tuyến du lịch Thung Nắng, thung Nham, vƣờn Chim.  Sông Hệ Dƣỡng: là biên giới phía nam của di sản.  Sông Hoàng Long: là con sông lớn nhất sau sông Đáy, nằm ở phía bắc của di sản Tràng An.  Sông Chim nằm ở biên giới phía tây bắc của di sản, gần với quốc lộ 38B.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2