Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá hiện trạng bảo tồn các loài thực vật thuộc ngành Hạt trần (Gymnospermae) tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xây dựng được dẫn liệu khoa học làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển thực vật Hạt trần tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá hiện trạng bảo tồn các loài thực vật thuộc ngành Hạt trần (Gymnospermae) tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN QUANG VĨNH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG BẢO TỒN CÁC LOÀI THỰC VẬT THUỘC NGÀNH HẠT TRẦN (GYMNOSPERMAE) TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG, QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN QUANG VĨNH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG BẢO TỒN CÁC LOÀI THỰC VẬT THUỘC NGÀNH HẠT TRẦN (GYMNOSPERMAE) TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG, QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng Mã số: 60.62.68 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP MỤC LỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TIẾN HIỆP Hà Nội, 2012
- i LỜI CẢM ƠN Đề tài luận văn cao học "Đánh giá hiện trạng bảo tồn các loài thực vật thuộc ngành Hạt trần (Gymnospermae) tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình" đến nay đã hoàn thành. Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Tiến Hiệp – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn thực vât, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã định hướng và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Cứu hộ, Trung tâm bảo tồn thực vật (CPC), Trường đại học lâm nghiệp đã tạo điều kiện, giúp đỡ để tôi hoàn thành đề tài này. Nhân nhịp này cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã giúp đỡ nhiệt tình và động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin cảm ơn TS. Nguyễn Tập, GS.TSKH. Averyanov Leonid đã đóng góp các ý kiến qúy báu cho đề tài và cung cấp một số ảnh minh họa đối với các loài nghiên cứu. Do điều kiện hạn chế về thời gian và kinh phí, địa hình khó khăn, kinh nghiệm còn thiếu nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự góp ý của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan đề tài này là của tôi, các kết quả phân tích nêu trong đề tài là khách quan, trung thực và chưa được công bố. Nếu có thừa kế kết quả nghiên cứu của người khác thì đều được trích dẫn rõ nguồn gốc./. Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2012 Tác giả Nguyễn Quang Vĩnh
- ii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn …………………………………………………………………….. i Mục lục ……………………………………………………………………….. ii Danh mục các từ viết tắt …………………………………………………….….. iv Danh mục các bảng …………………………………………………….............. v Danh mục các hình ……………………………………………………….……... vii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. i Chương 1.TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3 1.1. Tổng quan nghiên cứu ..................................................................................... 3 1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới ........................................................................... 3 1.1.2. Nghiên cứu trong nước ............................................................................. 4 1.3. Nghiên cứu tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng .................................... 7 1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu .......................... 9 1.2.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 9 1.2.2. Đặc điểm dân sinh - kinh tế - xã hội....................................................... 17 1.2.3. Đặc điểm đa dạng thực vật ..................................................................... 22 1.2.4. Lịch sử phát triển VQG PN-KB .............................................................. 26 Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 28 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 28 2.1.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 28 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 28 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 28 2.3. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 28 2.3.3. Xác định diện tích cư trú (Area of Occurence - AOO), diện tích khu phân bố (Extent of Occurrence – EOO) của các loài thực vật thuộc lớp Tuế (Cycadopsida) và lớp Thông (Pinopsida) tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. ............. 28
- iii 2.3.4. Đánh giá tình trạng bảo tồn của các loài thực vật thuộc lớp Tuế (Cycadopsida) và lớp Thông (Pinopsida). ....................................................... 28 2.3.5. Đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài thực vật thuộc lớp Tuế (Cycadopsida) và lớp Thông (Pinopsida) tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. ................................................................................................................. 28 2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 28 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 29 2.4.2. Phương pháp xữ lý số liệu ...................................................................... 32 Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 35 3.1. Thành phần các loài lớp Tuế và lớp Thông tại VQG PN -KB ..... 35 3.2. Diện tích phân bố các loài lớp Tuế và lớp Thông tại VQG PN-KB .............. 36 3.3. Hiện trạng bảo tồn của các loài lớp Tuế và lớp Thông tại VQG PN-KB ...... 37 3.4. Đặc điểm về hình thái, phân bố, khẳ năng tái sinh và hiện trạng của các loài thuộc lớp Tuế và lớp Thông tại VQG PN-KB ...................................................... 38 3.4.1. Lớp Tuế (Cycadopsida) .......................................................................... 38 3.4.2. Lớp Thông (Pinopsida)........................................................................... 45 3.5. Đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài thực vật thuộc lớp Tuế (Cycadopsida) và lớp Thông (Pinopsida) tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng VQG PN-KB81 3.5.1. Giải pháp về kỹ thuật.................................................................................. 3.5.2. Giải pháp về tuần tra, bảo vệ ..................................................................... 3.5.3. Giải pháp về chính sách và kinh phí .......................................................... KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 82 1. Kết luận ............................................................................................................. 82 2. Kiến nghị........................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TT Viết tắt Viết đầy đủ 1 AOO Diện tích vùng phân bố (Area of Occurence) 2 BQL Ban quản lý 3 BTTN Bảo tồn thiên nhiên 4 BVNN Bảo vệ nghiêm ngặt 5 CPC Trung tâm bảo tồn thực vật 6 D1.3 Đường kính ngang ngực 7 Dt Đường kính tán 8 ĐTQHR Điều tra quy hoạch rừng 9 DVHC Dịch vụ hành chính 10 EN Nguy cấp/ Đang bị đe dọa tuyệt chủng (Endangered) 11 EOO Diện tích khu phân bố (Extent of Occupancy ) 12 Hdc Chiều cao dưới cành 13 HN Phòng tiêu bản Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật 14 Hvn Chiều cao vút ngọn 15 IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới 16 LE Phòng tiêu bản Viện thực vật Cô ma rốp - Liên bang Nga 17 LR Ít nguy cấp (Lower risk) 18 NE Chưa đánh giá (Not evaluated) 19 OTC Ô tiêu chuẩn 20 PHST Phục hồi sinh thái 21 PNKB Phong Nha - Kẻ Bàng 22 SĐVN Sách đỏ Việt Nam 23 UBND Ủy ban nhân dân 24 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa hoc và Văn hóa của Liên hợp quốc 25 VMR Vùng mở rộng 26 VQG Vườn quốc gia 27 VQG PN-KB Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 28 VU Sẽ nguy cấp/sẽ bị đe dọa tuyệt chủng (Vulnerable) 29 WWF Quỹ Bảo tồn Động vật hoang dã quốc tế
- v DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 1.1 Diện tích các phân khu chức năng VQG PN-KB 10 1.2 Diện tích VQG PN-KB phân theo địa bàn các xã/huyện 10 1.3 Thống kê các loại đất chính trong khu vực VQG PN-KB 13 1.4 Dân số của các xã vùng đệm của VQG PN-KB 18 1.5 Thành phần dân tộc ở các xã vùng đệm VQG PN-KB 19 1.6 Tỷ lệ dân số của các dân tộc trong khu vực VQG PN-KB 20 1.7 Diện tích các kiểu thảm thực vật và sinh cảnh 23 3.1 Thành phần các loài Hạt trần tại VQG PN-KB 35 3.2 Diện tích phân bố các loài Hạt trần tại VQG PN-KB 36 3.3 Hiện trạng bảo tồn các loài Hạt trần tại VQG PN-KB 37 3.4 Các điểm phân bố của Đỉnh tùng tại VQG PN-KB 47 3.5 Tổ thành loài cây mọc cùng với Đỉnh tùng 48 3.6 Mật độ và khả năng tái sinh của Đỉnh tùng 49 3.7 Cấp chiều cao cây tái sinh của Đỉnh tùng 49 3.8 Các điểm phân bố chính của loài Bách xanh đá 52 3.9 Tổ thành các loài cây mọc cùng Bách xanh đá 53 3.10 Mật độ và tổ thành cây tái sinh của Bách xanh đá 54 3.11 Phân cấp chiều cao cây tái sinh của Bách xanh đá 54 3.12 Tổ thành loài cây mọc cùng Thông nàng 59 3.13 Mật độ và khả năng tái sinh của Thông nàng 60 3.14 Cấp chiều cao cây tái sinh của Thông nàng 60 3.15 Tổ thành các loài cây mọc cùng Hoàng đàn giả 64 3.16 Mật độ và tổ thành cây tái sinh của Hoàng đản giả 65 3.17 Phân cấp chiều cao cây tái sinh của Hoàng đàn giả 65 3.18 Các điểm phân bố của Kim giao núi đá tại VQG PN-KB 68
- vi 3.19 Loài cây ưu thế mọc cùng Kim giao núi đá 69 3.20 Mật độ và khả năng tái sinh của Kim giao núi đá 70 3.21 Cấp chiều cao cây tái sinh Kim giao núi đá 70 3.22 Tổ thành loài cây mọc cùng Thông tre lá dài 74 3.23 Mật độ và khả năng tái sinh của Thông tre lá dài 75 3.24 Cấp chiều cao cây tái sinh của Thông tre lá dài 75 3.25 Loài cây ưu thế mọc cùng Dẻ tùng vân nam 79 3.26 Mật độ và khả năng tái sinh của Dẻ tùng vân nam 79 3.27 Cấp chiều cao cây tái sinh Dẻ tùng vân nam 80
- vii DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 1.1 Bản đồ hành chính VQG Phong Nha – Kẻ Bàng 9 1.2 Bản đồ thảm thực vật rừng VQG PN-KB 26 3.1 Hình thái nón cái (a), cành lá (b) và nón đực (c) của Tuế chevalie 40 3.2 Bản đồ phân bố Tuế chevalie tại VQG PN-KB 41 3.3 Hình thái cành lá (a), nón hạt (b) và nón đực (c) của Tuế chìm 43 3.4 Bản đồ phân bố Tuế chìm tại VQG PN - KB 44 3.5 Nón đực (a), Hạt sắp chín (b) và cành lá và thân cây Đỉnh tùng 46 3.6 Bản đồ phân bố Đỉnh tùng 47 3.7 Hình thái cành nón đực (a), nón hạt non (b) và nón hạt sắp chín (c) 52 của Bách xanh đá 3.8 Bản đồ Phân bố của Bách xanh đá tại VQG PN-KB 53 3.9 Hình thái nón đực (a), nón hạt (b) của Thông nàng 57 3.10 Bản đồ phân bố Thông nàng tại VQG PN-KB 58 3.11 Hình thái nón đực (a), nón hạt (b) và thân cây (c) của Hoàng đàn giả 62 3.12 Bản đồ phân bố Hoàng đàn giả tại VQG PN-KB 63 3.13 Hình thái quả chín (a) cành lá (b) của Kim giáo núi đá 67 3.14 Bản đồ phân bố Kim giao núi đá tại VQG PN-KB 68 3.15 Hình thái hạt non (a), hạt chín (b) và tán lá (c) của 72 3.16 Bản đồ phân bố Thông tre lá dài tại VQG PN-KB 73 3.17 Hình thái nón cái còn non (a), nón đực (b) và thân cây 77 3.18 Bản đồ phân bố của Dẻ tùng vân nam tại VQG PN-KB 78
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - Di thiên nhiên thế giới là khu vực có tính đa dạng sinh học cao, là nơi phân bố của nhiều loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm được WWF đánh giá là một trong 200 trung tâm đa dạng sinh học của thế giới (WWF, 2000) [27]. Nằm ở vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, về mặt địa lý thực vật thì hệ thực vật của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (VQG PN-KB) thuộc tiểu vùng địa lý thực vật Bắc Đông Dương của vùng hệ thực vật Đông Dương, dưới xứ Ấn Độ - Mã Lai của xứ cổ nhiệt đới [13], là nơi giao thoa của thực vật phía Bắc xuống và phía Nam lên. Chính vì vậy khu hệ thực vật của VQG PN-KB có tính đa dạng sinh học cao với 193 họ, 907 chi, 2.694 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 6 ngành thực vật khác nhau là Quyết lá thông (Psilotophyta), Thông đất (Lycopodiophyta), Mộc tặc (Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Hạt trần (Gymnospermae) và Hạt kín (Magnoliophyta). Trong số đó có 79 loài được thống kê trong Sách Đỏ Việt Nam, 35 loài được pháp luật bảo vệ tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm [27], [28]. Một trong các nhóm thực vật có giá trị kinh tế, khoa học và ý nghĩa bảo tồn đối với hệ thực vật của VQG PN-KB là ngành Hạt trần (Gymnospermae) trong đó quan trọng hơn cả là lớp Thông (Pinopsida) và lớp Tuế (Cycadopsida). Theo kết quả cập nhật và bổ sung đến tháng 12 năm 2011, trong danh lục thực vật của VQG PN-KB, lớp Thông (Pinopsida) đã thống kê được 9 loài gồm Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Bách xanh đá (Calocedrus rupestris), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum), Kim giao núi đá (Nageia fleuryi), Kim giao (Nageia wallichiana), Thông tre lá ngắn (Podocarpus annamensis), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius), và lớp Tuế (Cycadopsida) có 3 loài gồm Thiên tuế lược (Cycas pectinata), Thiên tuế xiêm (Cycas siamensis), Thiên tuế (Cycas taiwaniana) [28]. Tuy vậy, cho đến nay cơ sở dữ liệu khoa học của hai lớp thực vật này còn thiếu, sự hiểu biết về chúng còn rất ít và tản mạn, một số loài được ghi nhận qua phỏng đoán nên có thể không có
- 2 phân bố trong phạm vi VQG PN-KB, một số loài xác định tên khoa học còn đang nghi ngờ... Để xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học chính xác phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững thì việc nghiên cứu toàn diện, chính xác về thành phần loài, đánh giá tình trạng bảo tồn đầy đủ các loài thuộc của ngành Hạt trần (Gymnospermae) là vấn đề hết sức cần thiết, có ý nghĩa thiết thực trong việc hoạch định chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - Di sản thiên nhiên thế giới. Xuất phát từ những vấn đề cả về lý luận và yêu cầu thực tiễn trên, được sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Tiến Hiệp chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Đánh giá hiện trạng bảo tồn các loài thực vật thuộc ngành Hạt trần (Gymnospermae) tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình" làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn Cao học của mình.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới 1.1.1.1.Lớp Tuế (Cycadopsida) Trên thế giới, có 1 bộ Tuế (Cycadales) với 3 họ: Họ Tuế Cycadaceae Pers. Stangeriaceae L. Johnson và Zamiaceae Horan. gồm 11 chi, 293 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới của hai bán cầu. Đây là lớp lớn thứ hai sau lớp Thông trong ngành Hạt trần và là lớp thực vật cổ được xem là “hóa thạch sống” xuất hiện trên trái đất trước lớp Thông từ kỷ Carbon cách đây 300 triệu năm. Các loài của lớp này đã gắn với hoạt động của con người từ 7.000 năm trước đây với tác dụng làm thức ăn, nước uống, làm thuốc và làm cảnh, nhiều loài gây độc cho người và gia súc vì có hoạt chất Cycanine. Hiện tại các loài của lớp Tuế đều được buôn bán phổ biến trên thị trường trong nước và quốc tế, chính vì vậy nó được quan tâm bảo vệ và được đưa vào phụ lục I hoặc II trong công ước Quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng (CITES). Giống như lớp Thông, các họ trong lớp Tuế cũng được các chuyên gia của tổ chức IUCN (IUCN- SSC) đặc biệt quan tâm chú ý nghiên cứu về thành phần loài, sinh học và tình trạng bảo tồn. Trên thế giới, chi Tuế được biết tới khoảng 100 loài, phân bố rất rộng tại nhiều quốc gia Châu Á, Châu Phi, Châu Úc trải dài 13.000 km từ Đông sang Tây và 6.000 km từ Bắc xuống Nam của trái đất [38]. Nhiều chuyên khảo về Tuế trên thế giới và khu vực đã được công bố như Tuế Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Australia, trong đó Việt Nam là quốc gia có mức đa dạng về Tuế cao thứ hai trên thế giới chỉ xếp sau Australia [38]. 1.1.1.2. Lớp Thông (Pinopsida) Hiện tại trên thế giới còn tồn tại khoảng 615 loài, thuộc 70 chi đã được chấp nhận, nằm trong 6 họ (Pinaceae, Araucariaceae, Podocarpaceae, Sciadopityaceae, Cupressaceae, và Taxaceae) [37]. Chúng phân bố hầu khắp thế giới, ngoại trừ các vùng cực, vùng núi cao nhất, những sa mạc khô hạn nhất, và một vài đảo ngoài đại
- 4 dương [38]. Chúng thuộc nhóm thực vật cổ nhất trong hai ngành thực vật có hạt hiện đại có lịch sử tiến hóa lâu đời từ hơn 250 triệu năm trước, chúng được coi là “hóa thạch sống” còn lại, nhiều loài trong chúng đang tiến gần tới tuyệt chủng vì có những giá trị đặc biệt cho gỗ, nhựa, hương liệu và y học. Trên thế giới, đặc biệt các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Lào đều đã có các nghiên cứu sâu về thành phần loài các loài Thông về phân loại học. Dựa trên các thành tựu mới nhất về phân loại học, nhóm chuyên gia Thông trên thế giới thuộc tổ chức IUCN (IUCN- SSC) thường xuyên hợp tác rất chặt chẽ với nhau trong nghiên cứu về thành phần loài, đặc biệt trong lĩnh vực đánh giá tình trạng bảo tồn của chúng ở cấp các quốc gia và cấp toàn cầu. Trong Danh lục đỏ của IUCN, các loài Thông trên thế giới đã thống kê được 200 taxa bị đe dọa tuyệt chủng [31]. Số loài bị đe dọa tuyệt chủng đã không ngừng tăng lên theo các năm: Năm 2004 có 153 loài (17-CR, 43-EN, 93-VU) [30], 2008 là 172 loài (21-CR, 54-EN, 97-VU) [17], [31] và năm 2011 con số này đã lên tới 177 loài (22-CR, 58-EN, 97-VU) [40]. 1.1.2. Nghiên cứu trong nước 1.1.2.1.Lớp Tuế (Cycadopsida) Ở Việt Nam lớp Tuế (Cycadopsida) chỉ một họ đại diện là họ Tuế (Cycadacae), với 1 chi Tuế (Cycas) khoảng 25- 27 loài [38]. Lịch sử nghiên cứu phân loại các loài thuộc họ Tuế có từ nửa sau của thế kỷ 18. Hai loài Tuế đầu tiên trên thế giới được mô tả là Cycas circinalis L. được biết tới từ Ấn Độ (1753) và Cycas revoluta Thunb. từ Nhật Bản (1782). Năm 1793, nhà tự nhiên học người Bồ Đào Nha J. de Loureiro công bố loài Cycas inermis dựa trên các mẫu vật thu được ở Nam Việt Nam. Hai loài mới là Cycas tonkinensis và C. bellefontii được hai nhà thực vật là Linden và Rodigas mô tả năm 1885 và 1886 dựa trên các cây thu được ở Bắc Việt Nam nhưng được trồng tại các vườn ở Châu Âu, song không có tiêu bản nên các tên loài này được đánh giá là không có giá trị. Tới năm 1900, Otto Warburg mô tả loài Cycas balansae có mẫu thu được trong một ngôi chùa của vùng làng Bưởi, 5 năm muộn hơn, William Thiselton- Dyer công bố loài Cycas micholitzii (1905) có nguồn gốc từ miền Trung Việt Nam- Lào. Tới năm 1931 Jacques Leandri, trong cuốn Thực vật chí Đại cương Đông Dương (Flore Generale de L’Indochine)
- 5 đã mô tả Cycas chevalieri và Cycas pectinata var. elongata (hiện tại là C. elongata) từ Trung và Nam Việt Nam [36]. Trong thời gian này các loài phân bố rất rộng tại Đông Nam Á là Cycas pectinata và Cycas siamensis cũng đã được ghi nhận tại Việt Nam. Những tên gọi Cycas circinalis L., Cycas rumphii Miq., Cycas undulata Desf. Ex Gaudich., Cycas miquelii Warb. và Cycas imersa Craib. cũng được trích dẫn không chính xác đối với nghiên cứu Tuế tại Việt Nam. Như vậy trong suốt thế kỷ 20 từ đầu năm 1900, các loài Tuế tại Việt Nam biến động từ 8 tới 10 loài. Mãi tới năm 1996, Nguyễn Tiến Hiệp và J.Vidal đã chính thức công nhận 8 loài Tuế Việt Nam, trong đó có một loài nhập nội là Cycas revoluta trong tác phẩm “Flore du Cambodge du Laos et du Vietnam” [33]. Tuy nhiên, trong vòng 12 năm từ 1992 tới 2004 nhiều đợt nghiên cứu thực địa tại 39 trên tổng số 58 tỉnh của Việt Nam, các nhà thực vật Việt Nam là Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc đã hợp tác rất chặt chẽ và có hiệu quả với các nhà thực vật quốc tế như: Si Ling Yang, Ding Yue Wang, Fan Nan Wei và Chia Jui Chen (Trung Quốc), Anders Lindsstom (Thái Lan) và đặc biệt là Ken D. Hill (Australia) đã mô tả mới và bổ sung thêm 22 loài, nâng số loài Tuế tự nhiên của Việt Nam lên tới 27 loài (trong đó có 9 loài mới đối với khoa học, 8 loài bổ sung cho Việt Nam, 8 loài xác định chính xác về danh pháp và 2 loài Cycas segmentifida và Cycas diannensis hy vọng sẽ tìm thấy ở Việt Nam) [34], [35], [38]. Chính nhờ các nghiên cứu khoa học này, dựa trên công ước CITES và tình hình thực tế về bảo tồn các loài Tuế tại Việt Nam, các nhà thực vật đã đề xuất và được chính phủ Việt Nam chính thức công nhận tất cả các loài Tuế hoang dại của Việt Nam nằm trong nhóm IIA Thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, ngày 30 tháng 3 năm 2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm [9]. Trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ Việt Nam (Phần thực vật) xuất bản 1996 và 2007, 12 loài Tuế mọc hoang đã được đánh giá tình trạng bảo tồn theo cách xếp hạng của IUCN, 1994 [4], [5], [6]. 1.1.2.2. Lớp Thông (Pinopsida) Việc nghiên cứu phân loại Thông bắt đầu từ đầu thế kỷ 20, đầu tiên phải kể tới là nhà thực vật người Pháp- Hickel, trong năm 1931 ông đã mô tả 16 loài của lớp Thông tại Việt Nam, Lào và Cam pu chia, tuy nhiên việc phân loại còn thiếu chính
- 6 xác và cụ thể [32]. Muộn hơn, các nhà thực vật như người Pháp (A.Chevalier, H. Gaussen), Trung Quốc, Anh đã công bố lẻ tẻ và bổ sung một số loài cho khu vực Đông Dương. Tới năm 1996, một nghiên cứu tương đối đầy đủ và có hệ thống về lớp Thông của Việt Nam, Lào và Cam pu chia đã được Nguyễn Tiến Hiệp và Vidal J. công bố. Trong công trình Flore du Cambodge du Laos et du Việt Nam, các tác giả đã mô tả 6 họ, 19 chi, 36 loài Thông ở Việt Nam. Trong tổng số 36 loài Thông đó thì có 9 loài là cây trồng nhập nội (Juniperus chinensis Linné, Juniperus squamata Buchanan-Hamilton, Cupressus duclouxiana Hickel, Cupressus funebris Endlicher, Platycladus orientalis (Linné ) Franco, Taxodium distichum (Linné) L. C. Richard, và Podocarpus chinensis (Roxburgh) Wallich ex Forbes, Cunninghamia lanceolata (Lambert) Hooker, Pinus massoniana Lambert [33]. Số lượng các loài Thông mọc tự nhiên ở Việt Nam đã tăng lên đáng kể, cho tới nay đã là 34 loài; 33 loài Thông đã được Nguyễn Tiến Hiệp và cộng sự mô tả và đánh giá tình trạng bảo tồn dựa trên tiêu chuẩn IUCN (1994), và IUCN (2001) [11], trong đó có nhiều loài mới đối với khoa học như Xanthocyparis vietnamensis, Calocedrus rupestris, Amentotaxus hatuyensis [11], [33]. và nhiều loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam, trong đó có nhiều loài có giá trị bảo tồn như Pinus kwangtungensis, Psedotsuga sinensis, Keteeleria davidiana, Taiwania cryptomerioides ,Cunninghamia konishii và Pinus tabuliformis Carrière aff. var. henryi (Mast.) C.T. Kuan [17]. Nghiên cứu đánh giá tình trạng bảo tồn Thông ở Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu trong khoảng 15 năm qua, một trong những các kết quả quan trọng nhất của những nghiên cứu đó là các mô tả và đánh giá tình trạng bảo tồn Thông ở Việt Nam. Năm 1996 có 24 loài Thông được đánh giá [4], năm 2004, 33 loài Thông tự nhiên ở Việt nam được mô tả và đánh giá tình trạng bảo tồn [11], mới đây nhất là năm 2007, 16 loài Thông được đưa vào Sách đỏ Việt Nam (phần II - Thực vật) và Danh lục đỏ Việt Nam [5], [6]. Các kết quả nghiên cứu trên đã góp phần to lớn vào việc xây dựng Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Danh mục này là cơ sở pháp lý để quản lý các nhóm đối tượng này có hiệu quả. Tuy nhiên, do các công trình nghiên cứu đó vẫn chưa được cập nhật nên đã thể hiện nhiều hạn chế; Số loài Thông tự nhiên ở Việt Nam đã tăng lên, hệ thống phân loại và danh pháp Thông trên thế giới đã thay đổi. Theo quan điểm mới nhất hiện nay họ
- 7 Cephalotaxaceae được nhập vào họ Taxaceae [37], thì 34 loài Thông Việt Nam sẽ được xếp vào 4 họ là: Cupressaceae Gray, Pinaceae Spreng. ex F.Rudolphi, Podocarpaceae Endlicher và Taxaceae Gray. Vì vậy, việc đánh giá tình trạng bảo tồn cho các loài dựa trên tiêu chuẩn IUCN cũng cần được được cập nhật. 1.3. Nghiên cứu tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Những nghiên cứu cụ thể về các loài Thông và Tuế tại VQG PN- KB không có. Tuy nhiên những nghiên cứu về khu hệ và thảm thực vật tại VQG PN-KB từ trước đến nay đã có một số tài liệu điều tra bước đầu bao gồm: Điều tra xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật Khu bảo tồn Phong Nha của Viện điều tra quy hoạch rừng (1991); dự án bảo tồn liên quốc gia (RAS/93/102/) (1996-1997); Kouznetsov, A.N. và Phan Lương, Viện sinh học nhiệt đới Việt - Nga (2001); GS.TSKH Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự (2001 - 2003). Trong năm 2005, các nhà thực vật thuộc Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật hợp tác với Viện thực vật Cô ma rốp, Viện Hàn lâm khoa hoc Liên bang Nga đã tiến hành cuộc khảo sát đầu tiên về thảm thực vật và tính đa dạng thực vật ở VQG PN-KB có kèm theo các mẫu vật khô và mẫu cây sống thu thập làm bằng chứng khoa học. Cuộc khảo sát này được FFI tổ chức với sự hỗ trợ của Counterpart International Vietnam, Food for Progress Program và có nhiệm vụ kiểm kể họ Lan Orchidaceae kèm theo mô tả chi tiết các kiểu môi trường sống và kiểu thảm thực vật ở VQG PN-KB. Kết qủa đã thu được 558 số hiệu mẫu vật và mẫu cây sống, khoảng 355 số hiệu là Lan (tất cả đều là mẫu cây sống), thuộc 208 loài và 69 chi. Các mẫu cây sống được trồng trong Vườn thực vật của VQG PN-KB. Báo cáo của đợt khảo sát kèm theo trích yếu tất cả các mẫu vật thu thập và chỉ ra các nhóm Lan có triển vọng nhất để nuôi trồng rộng rãi vì mục đích thương mại, trong chương trình khảo sát này đã phát hiện quần thể Bách xanh đá (Calocedrus rupestris) được đánh giá là cổ sơ và rộng lớn, có giá trị toàn cầu [2]. Trương Thanh Khai (2009) Luận văn thạc sĩ "Nghiên cứu một số đặc tính sinh học và xác định vùng phân bố của loài Bách xanh đá tại VQG PN-KB" đã xác định được đặc điểm phân bố của Bách xanh đá từ 600 - 800m và diện tích phân bố tiềm năng của loài gần 4.000 ha [16]. Tháng 7 - 8 năm 2011, Trung tâm Bảo tồn Thực vật thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam hợp tác với VQG PN-KB và Dự án bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực PN-KB của tỉnh
- 8 Quảng Bình thuộc chương trình hợp tác phát triển Việt Đức đã tổ chức 35 ngày điều tra nghiên cứu hệ thực vật và thảm thực vật tại vùng mở rộng (VMR) của VQG PN- KB tại hai xã Thượng Hóa, Hóa Sơn, huyện Minh Hóa. Mục tiêu chính của dự án này là xác định và mô tả các đặc điểm điển hình của thảm thực vật và hệ thực vật làm cơ sở khoa học để đánh giá giá trị của tại vùng mở rộng trong việc bảo tồn tính đa dạng thực vật. Kết quả đã thu thập khoảng 4500 mẫu thực vật làm bằng chứng thuộc 1101 số hiệu tiêu bản. Từ đó đã ghi nhận được 598 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 386 chi và 127 họ. Đồng thời đã xác định và mô tả 15 kiểu quần xã thực vật đã xác định được những nhóm loài “khóa” là đối tượng quan trọng nhất cần ưu tiên bảo tồn và các cảnh quan có tính đa dạng thực vật phong phú nhất. Trong số đó có 1 chi và 9 loài mới cho khoa học. Tất cả các quan sát và mô tả đều kèm theo bằng chứng mẫu thực vật khô, được lưu trữ lâu dài tại tập mẫu thực vật khô của Trung tâm bảo tồn thực vật và VQG PN-KB. Cuộc khảo sát này đã khẳng định về mặt khoa học việc đưa VMR thành một bộ phận cấu thành của VQG PN-KB là hết sức kịp thời và xác đáng cho việc bảo tồn tương lai [13]. Trên cơ sở danh lục thực vật của VQG PN-KB đã có [17], [28]. Lớp Thông và Tuế tại VQG PN-KB thống kê có khoảng 12 loài thuộc 4 họ gồm họ Tuế (Cycadaceae) có 3 loài là Thiên tuế lược (Cycas pectinata), Thiên tuế xiêm (Cycas siamensis), Thiên tuế (Cycas taiwaniana); họ Hoàng đàn (Cupressaceae) có 2 loài Bách xanh đá (Calocedrus rupestris), Pơ mu (Fokienia hodginsii); họ Kim giao (Podocarpaceae) có 5 loài Thông lông gà (Dacrycarpus imbricatus), Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum), Kim giao núi đá (Nageia fleuryi), Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) và Thông tre (Podocarpus neriifolius), Họ Thông đỏ (Taxaceae) có 2 loài: Dẻ tùng vân nam (Amentotaxus yunnanensis) và Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii). Nổi bật đặc biệt là phát hiện khu phân bố mới quần thể Bách xanh đá (Calocedrus rupestris Aver.), một loài Thông mới được phát hiện đối với khoa học từ Việt Nam [1], [11]. Hầu hết các nghiên cứu chỉ mới tập trung vào điều tra, kiểm kê về thành phần loài nói chung và các thảm thực vật mà chưa có nghiên cứu chuyên sâu về thành phần phân bố của các nhóm loài cụ thể, củng như chưa đánh giá hiện trạng của các
- 9 loài, đặc biệt là các loài thuộc ngành Hạt trần (Gymnospermae) kèm theo các mẫu vật làm bằng chứng khoa học. 1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu 1.2.1. Điều kiện tự nhiên 1.2.1.1. Vị trí địa lý VQG PN-KB nằm ở khu vực Trung Trung bộ của Việt Nam, phía Tây tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới 40 km về phía Tây, cách thủ đô Hà Nội 500 km về phía Nam. Có tọa độ địa lý: 170 21’12” - 170 44’59” vĩ độ Bắc, 1050 46’24” -1060 24’19” kinh độ Đông. Phía Tây và Tây Nam giáp với nước CHDCND Lào (Khu bảo tồn thiên nhiên Hin-Nậm-Nô); Phía Bắc giáp xã Trung Hóa huyện Minh Hóa và đường Hồ Chí Minh; phía Đông giáp đường Hồ Chí Minh; Phía Nam và Đông Nam giáp xã Thượng Trạch huyện Bố Trạch và xã Trường Sơn huyện Quảng Ninh. Hình 1.1. Bản đồ hành chính VQG Phong Nha – Kẻ Bàng
- 10 Bản đồ hành chính VQG PN-KB được xây dựng theo Quyết định số 189/2001/QĐ-TTg ngày 12/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng hạng Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Nha thành VQG PN-KB và Quyết định số 1678/QĐ-UBND ngày 14/7/2008 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc giao đất cho Ban quản lý VQG PN-KB (phần mở rộng) [21], [25]. 1.2.1.2. Diện tích Tổng diện tích khu vực VQG PN-KB là 343.503 ha. Trong đó, diện tích vùng lõi là 116.824 ha; diện tích vùng đệm là 226.679 ha. Bảng 1.1 Diện tích các phân khu chức năng VQG PN-KB Vùng đệm Vùng lõi (ha) (ha) Tổng PK BVNN PK DVHC PK PHST Chưa QH 226.679 116.824 64.844 3.411 17.499 31.070 (Nguồn: Dự án đầu tư VQG, 2001; UBND tỉnh QB, 2008.) Vùng lõi của VQG PN-KB bao gồm phần diện tích cũ (2001) là 85.754 ha nằm trên địa bàn của 5 xã (Xuân Trạch, Phúc Trạch, Sơn Trạch, Tân Trạch, Thượng Trạch) của huyện Bố Trạch và phần diện tích mở rộng (2008) là 31.070 ha nằm trên địa bàn 2 xã (Thượng Hóa, Hóa Sơn) của huyện Minh Hóa. Vùng đệm được xác định là các xã có đất nằm trong Vườn quốc gia hoặc có ranh giới với Vườn quốc gia. Vùng đệm của VQG PN-KB được xác định gồm 13 xã thuộc 3 huyện [27]. Bảng 1.2 Diện tích VQG PN-KB phân theo địa bàn các xã/huyện Tổng diện tích Trong đó TT Huyện/xã (ha) Vùng lõi Vùng đệm A Huyện Bố Trạch 167.608 85.754 81.854 1 Xã Hưng Trạch 9.515 9.515 2 Xã Phúc Trạch 6.022 1.147 4.875 3 Xã Sơn Trạch 10.139 4.005 6.134 4 Xã Tân Trạch 36.282 25.986 10.296 5 Xã Thượng Trạch 72.573 51.471 21.102 6 Xã Xuân Trạch 17.717 3.145 14.572
- 11 7 Xã Phú Định 15.360 15.360 B Huyện Minh Hóa 98.467 31.070 67.397 1 Xã Trọng Hóa 18.712 18.712 2 Xã Dân Hóa 17.650 17.650 3 Xã Trung Hóa 9.440 9.440 4 Xã Thượng Hóa 34.634 22.088 12.546 5 Xã Hóa Sơn 18.031 8.982 9.049 C Huyện Quảng Ninh 77.428 77.428 1 Xã Trường Sơn 77.428 77.428 Tổng cộng 343.503 116.824 226.679 (Nguồn: Dự án đầu tư VQG PN-KB, 2001; Cục thống kê tỉnh QB, 2008.) 1.2.1.3. Địa hình Địa hình khu vực VQG PN-KB có 3 dạng chính [27]. Trong đó chủ yếu là dạng địa hình núi đá vôi. - Địa hình núi đất: Kiểu địa hình núi đất chiếm tỷ lệ thấp, phân bố ở phía Đông Nam của Vườn quốc gia. Độ cao ở đây biến động từ 500 – 1.000 m, cao nhất là đỉnh núi Ubò cao 1009 m. Địa hình núi đất nhưng độ chia cắt tương đối sâu và độ dốc khá lớn, trung bình từ 25 - 300. - Địa hình chuyển tiếp: Có sự xen kẽ phức tạp giữa các khối đá vôi và địa hình lục nguyên. Dạng địa hình này là những vùng gò đồi thấp nằm dọc đường Hồ Chí Minh nhánh Đông. - Địa hình núi đá vôi: Kiểu địa hình núi đá vôi (101.543 ha) chiếm 87% tổng diện tích của Vườn (116.824 ha). Khối núi đá vôi Kẻ Bàng trải rộng từ huyện Minh Hóa tới giáp huyện Quảng Ninh có diện tích gần 200.000 ha. Nếu tính toàn bộ phần núi đá vôi của cả Việt Nam và Lào thì khu vực Karst ở đây là một hoang mạc đá vôi rộng lớn nhất thế giới (Pierre G, 1966). 1.2.1.4. Địa chất Theo Viện Điều tra qui hoạch rừng (2001, 2007), vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng nằm trong phạm vi vùng trũng Trường Sơn. Sự hình thành vùng Karst này
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 524 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 331 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 262 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn