intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá hiện trạng các loài thú quan trọng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp, tỉnh Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

34
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm cung cấp dữ liệu về các loài thú quan trọng nhằm phục vụ công tác quản lý và bảo tồn bền vững nguồn tài nguyên này tại Khu bảo tồn. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá hiện trạng các loài thú quan trọng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp, tỉnh Sơn La

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------ PHAN ANH TUẤN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI THÚ QUAN TRỌNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN SỐP CỘP, TỈNH SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------ PHAN ANH TUẤN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI THÚ QUAN TRỌNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN SỐP CỘP, TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 60620211 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ TIẾN THỊNH Hà Nội, 2013
  3. i LỜI CẢM ƠN Để đánh giá kết quả học tập và củng cố thêm kiến thức và kỹ năng thực tế, được sự đồng ý của Ban giám hiệu Trường đại học Lâm nghiệp, Khoa Quản lý TNR& MT, Bộ môn Động vật rừng, tôi đã thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng các loài thú quan trọng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”. Trong quá trình thực hiện và hoàn thành bản luận văn này ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn trực tiếp từ thầy giáo TS. Vũ Tiến Thịnh và các thầy cô giáo trong khoa QLTNR & MT, bộ môn Động vật rừng. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Xin chân thành cảm ơn Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp tỉnh Sơn La, các trạm bảo vệ rừng và đông đảo người dân địa phương đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu. Mặc dù đã hết sức cố gắng, song vì hạn chế về thời gian và điều kiện nghiên cứu cũng như năng lực bản thân, nên kết quả đạt được không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự bổ sung đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè để đề tài hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2013 Sinh viên thực hiện Phan Anh Tuấn
  4. ii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn ......................................................................................................... i Mục lục .............................................................................................................. ii Danh mục các từ viết tắt.................................................................................... v Danh mục các bảng .......................................................................................... vi Danh mục các hình .......................................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................. 3 1.1. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................... 3 1.2. Các công trình nghiên cứu ở KBT Sốp Cộp. ........................................... 8 Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI ............................... 9 2.1. Giới thiệu về khu BTTN Sốp Cộp ............................................................. 9 2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu BTTN Sốp Cộp ................... 11 2.2.1 Đặc điểm địa hình .................................................................................. 11 2.2.2. Địa chất, thổ nhưỡng ............................................................................. 12 2.2.3. Đặc điểm khí hậu – thủy văn ................................................................ 14 2.2.4. Đặc điểm thảm thực vật rừng ................................................................ 16 2.3. Đặc điểm về kinh tế , xã hội..................................................................... 19 Chương 3 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................... 21 3.1. Mục tiêu.................................................................................................... 21 3.1.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 21 3.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 21 3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 21 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
  5. iii 3.4. Phương pháp điều tra ............................................................................... 22 3.4.1. Phương pháp phỏng vấn ........................................................................ 22 3.4.2. Điều tra thực địa .................................................................................... 23 3.5. Phương pháp nội nghiệp .......................................................................... 28 3.5.1. Tài liệu sử dụng trong phân loại và đánh giá ........................................ 28 3.5.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 28 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 29 4.1. Thành phần các loài thú quan trọng trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp .................................................................................................................. 29 4.1.1. Danh lục các loài thú quan trọng trong KBT. ....................................... 29 4.1.2. Danh lục các loài thú quan trọng có giá trị bảo tồn. ............................. 32 4.2. Thông tin về tình trạng quần thể các loài thú quan trọng trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp .................................................................................. 38 4.2.1. Cu li lớn (Nycticebus bengalensis), Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus) 38 4.2.2. Khỉ vàng (Macaca mulatta ), khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), khỉ đuôi lợn (Macaca leonina), Voọc xám (Trachypithecus crepusculus).................... 38 4.2.3. Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenis) ......................................... 39 4.2.4. Sói đỏ (Cuon alpinus), Hổ (Panthera tigris ), Báo gấm (Neofelis nebulosa) ......................................................................................................... 39 4.2.5. Gấu ngựa (Ursus thibetanus ), Gấu chó (Helarctos malayanus) ........... 40 4.2.6. Voi (Elephas maximus) ......................................................................... 40 4.2.7 Sơn dương (Naemorhedus sumatraensis), Hoẵng (Muntiacus muntjack), Lợn rừng (Sus scrofa )..................................................................................... 41 4.3. Đặc điểm phân bố của các loài thú quan trọng trong khu BTTN Sốp Cộp. .... 41 4.3.1. Đặc điểm phân bố của thú Linh trưởng trong khu BTTN Sốp Cộp ..... 42 4.3.2. Đặc điểm phân bố của thú ăn thịt trong khu BTTN Sốp Cộp ............... 43 4.3.3. Đặc điểm phân bố của thú ăn cỏ trong khu BTTN Sốp Cộp ............... 45
  6. iv 4.4. Đánh giá các mối đe dọa .......................................................................... 46 4.4.1. Các mối đe dọa đối với các loài thú trong khu vực .............................. 46 4.4.2. Phân hạng các mối đe dọa. .................................................................... 52 4.5. Đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn cho các loài thú quan trọng nói riêng và đa dạng sinh học nói chung cho KBT ............................................... 54 4.5.1 Hiện trạng, những khó khăn trong công tác quản lý tại KBT ................ 54 4.5.2. Đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn các loài thú quan trọng nói riêng và đa dạng sinh học nói chung cho Khu bảo tồn ............................................ 55 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa BQL Ban quản lý KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên ĐDSH Đa dạng sinh học KBT Khu bảo tồn RĐD Rừng đặc dụng UBND Ủy ban nhân dân VQG Vườn quốc gia
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.2 Dân số dân tộc vùng lõi khu BTTN 19 Danh lục các loài thú quan trọng trong Khu bảo tồn thiên 4.1 30 nhiên Sốp Cộp 4.2 Số loài thú quan trọng có giá trị bảo tồn cần quan tâm đặc biệt 33 Phân hạng các mối đe doạ đến đa dạng sinh học khu BTTN 4.3 53 Sốp Cộp
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1 Bản đồ khu bảo tồn Sốp Cộp tỉnh Sơn La 9 3.1 Các tuyến khảo sát chính tại khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp 24 Sơ đồ phân bố các loài thú linh thú linh trưởng tại khu 4.1 43 BTTN Sốp Cộp 4.2 Sơ đồ phân bố các loài thú ăn thịt lớn tại khu BTTN Sốp Cộp 44 4.3 Sơ đồ phân bố các loài thú ăn cỏ lớn tại khu BTTN Sốp Cộp 46 4.4 Các khu vực bị tác động mạnh trong khu BTTN Sốp Cộp 54
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, có 3/4 diện tích là đồi núi và cao nguyên với nhiều hệ sinh thái rừng. Theo tổ chức WCMC năm 1996 đánh giá “Việt Nam là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới, là trung tâm đa dạng sinh học của vùng Đông Nam Á”. Hệ động vật của Việt Nam cũng hết sức phong phú với 31 loài thú (Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009), 867 loài chim, 26 loài bò sát và 158 loài ếch nhái. Không những vậy, giới động vật nước ta có tính đặc hữu cao với hơn 100 loài và phân loài chim và 78 loài và phân loài thú. Có rất nhiều loài động vật có giá trị kinh tế và nhiều loài có ý nghĩa lớn về bảo tồn như Voi, Bò rừng, Bò tót, Hổ, Báo.... Tuy nhiên, các hoạt động thiếu ý thức của con người đã làm cho nguồn tài nguyên động vật suy giảm nghiêm trọng. Có đến 94 loài thú, 76 loài chim, 40 loài bò sát và 14 loài ếch nhái được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam 2007 (Bộ Khoa học và Công nghệ 2007) với các mức độ đe dọa khác nhau. Trong số đó, có nhiều loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Thú rừng là nhóm động vật có vai trò đặc biệt quan trọng trong các hệ sinh thái tự nhiên và đối với đời sống con người. Tuy nhiên, do hoạt động khai thác quá mức cùng với các nguyên nhân khác như mất rừng, ô nhiễm môi trường...mà tài nguyên thú rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng. Tổ chức IUCN đã xây dựng Danh lục đỏ các loài bị nguy cấp trên thế giới và ở nhiều nước trong đó có Việt Nam cũng đã công bố Sách Đỏ quốc gia. Việc bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật nói chung và tài nguyên thú rừng nói riêng đang trở nên cấp thiết đối với nhân loại. Chính vì thế mà việc nghiên cứu khu hệ thú được các nhà khoa học trong và ngoài nước hết sức quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu được công bố đã cung cấp những tài liệu quý giá về tài nguyên thú rừng Việt Nam, góp phần hoàn thiện danh lục thú quốc gia. Mặc dù công tác điều tra khảo sát về thú ở Việt Nam được tiến hành thường xuyên
  11. 2 nhưng đến nay vẫn phát hiện nhiều loài thú mới (như: Sao la, Mang trường sơn, Cầy giông tây nguyên, Mang pù hoạt...), chứng tỏ thú rừng Việt Nam vẫn là nhóm đối tượng đang rất cần được quan tâm nghiên cứu. Nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam, Khu Bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp (KBTTN) có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học của quốc gia. KBT được thành lập theo Quyết định số 3440/QĐ-UBND ngày 11/11/2002 của UBND tỉnh Sơn La, KBTTN Sốp Cộp chứa đựng giá trị đa dạng sinh học cao với nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Các loài thú quan trọng là nhóm loài có ý nghĩa kinh tế và bảo tồn quan trọng trong các khu rừng đặc dụng. Vì vậy, việc nắm được tình trạng quần thể cuả chúng là rất cần thiết, từ đó có thể đưa ra các biện pháp quản lý bảo vệ thích hợp. Thú rừng cũng là nhóm loài nhạy cảm với sự thay đổi môi trường sống và các tác động tiêu cực từ con người. Tình trạng của chúng thay đổi rất nhanh dưới áp lực của các tác động bất lợi, hơn nữa số liệu đã được công bố của các nghiên cứu trước đây đã từ rất lâu. Do vậy, việc cập nhật thêm thông tin về tình trạng của các loài động vật nói chung và các loài thú nói riêng là rất quan trọng, một chương trình giám sát thường xuyên và liên tục là rất cần thiết. Vì vậy tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng các loài thú quan trọng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”. Mục tiêu của đề tài là cung cấp dữ liệu về các loài thú quan trọng nhằm phục vụ công tác quản lý và bảo tồn bền vững nguồn tài nguyên này tại KBT.
  12. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam những tài liệu về thú rừng đã có từ lâu. Ngay từ thế kỷ 18, đã có các công trình nghiên cứu như: “Vân đài loại ngữ” , “Phủ biên tập lục” của Lê Quý Đôn (1726-1784) và “Đại Nam thống nhất trí” (1864-1875) của các nhà bác học triều Nguyễn ghi chép, mô tả một số loài thú địa phương cho các sản phẩm quý như ngà voi, sừng tê giác, mật gấu, nhung hươu, xạ hương…Tuy nhiên, đấy chưa phải là những công trình nghiên cứu khoa học. Từ thế kỷ 19, nghiên cứu thú ở Việt Nam đã có sự chuyển biến. Các nhà khoa học tự nhiên nước ngoài bắt đầu khảo sát tài nguyên thiên nhiên Việt Nam trong đó có thú. Đáng kể là các công trình của Milne – Edwards (1867 – 1874), Morice (1875), Billet (1896 -1898), Boutan (1900- 1906), De Pousargues (1904), Ménégaux (1905 -1906). Thời kỳ này có các đoàn khảo sát quy mô lớn như đoàn Pavie (1879 – 1895) hoạt động ở Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam và các mẫu thú đoàn thu được đã được De Pousargues phân tích và công bố; Đoàn khoa học thường trú bắc Bộ do Boutan đứng đầu (1900-1906) thu thập các tiêu bản thú gửi về Paris do Ménégaux (1905- 1906) phân tích; Đoàn Delacour (1925-1933) đã tiến hành khảo sát trên diện rộng và thu mẫu tiêu bản trên toàn quốc. Các tiêu bản thú được Thomas (1925,1928) và Osgood (1932) phân tích và công bố danh sách các loài trong đó có tê giác (Rhinoceros), nai (Cevus unicolor), lợn rừng (Sus scrofa), vượn, khỉ, các loài ăn thịt và gặm nhấm (Rodentia). Có thể nói đây là thời kỳ thu thập mẫu và lập danh lục các loài thú ở Việt Nam và Đông Dương với các loài lần lượt được công bố: Năm 1876, Morice công bố công trình nghiên cứu trong đó thống kê khu hệ thú Nam bộ có 13 loài Gặm nhấm, bao gồm 5 loài chuột, 7 loài sóc và
  13. 4 1 loài Nhím. Năm 1904, De Pousargues công bố 38 loài thú ở Nam bộ bao gồm các nhóm: Dơi, Guốc chẵn, thú ăn thịt nhỏ và gặm nhấm. Năm 1927, 1928, 1929 Thomas công bố danh sách 29 loài gặm nhấm… Đặc biệt, năm 1932, H. Osgood phân tích tài liệu của anh em nhà Roosevelts được bảo quản tại bảo tàng Paris, Luân Đôn và Washington đã công bố một danh lục gồm 172 loài và phân loài thú ở Việt Nam. Có thể nói đây là công trình mang tính khoa học nhất thời bấy giờ. Sau khi Miền Bắc được giải phóng (1954), do yêu cầu phục hồi và phát triển kinh tế, công tác điều tra cơ bản về động vật nói cung và thú hoang dã nói riêng bắt đầu được đẩy mạnh và hoàn toàn do cán bộ Việt Nam đảm nhận. Năm 1973, Lê Hiền Hào [1] công bố cuốn sách “Thú kinh tế Miền bắc Việt Nam” giới thiệu về 38 loài thú kinh tế. Mỗi loài tác giả nêu chỗ ở, tập tính, thức ăn, sinh sản, sinh trưởng và phát triển, thay lông, cạnh tranh và kẻ thù, số lượng và ý nghĩa kinh tế. Theo lời giới thiệu sách của GS Đào Văn Tiến thì “ Đây là cuốn sách chuyên khảo tương đối toàn diện về nguồn lợi thú của Miền bắc nước ta”. Năm 1981, Đặng Huy Huỳnh, Phạm Trọng Ảnh, Bùi Kính, Cao Văn Sung [2] công bố “Kết quả điều tra nguồn lợi thú miền Bắc Việt Nam (1962- 1976)” đã thống kê được 109 loài và phân loài thú. Các tác giả cũng đã lập sanh sách các loài thú có ý nghĩa kinh tế gồm: thú cho thịt, da, săn bắn (10 loài), thú cho da, lông (21 loài), thú cho dược liệu (10 loài), thú xuất khẩu (12 loài), thú có ích cho nông nghiệp (7 loài) và thú có hại cho nông nghiệp (5 loài). Đặc biệt, năm 1985, Đào Văn Tiến [4] đã tổng hợp các kết quả điều tra động vật trên 12 tỉnh (cũ) miền Bắc từ 1957 đến 1971 viết thành cuốn “Khảo sát thú Miền Bắc Việt Nam”. Trong công trình này, tác giả đã thống kê được 129 loài thú thuộc 32 họ, 11 bôn trong đó có 8 loài và phân loài lần đầu tiên
  14. 5 phát hiện ở Bắc Trung Bộ , 5 loài và phân loài mới có cho khoa học (riêng ở Nghệ An có 23 loài và phân loài , thuộc 11 họ, 4 bộ). Công trình đã sơ bộ quy vùng địa lý - động vật cho Việt Nam, nêu tính đa dạng và mật độ của các loài thú cũng như đặc điểm sinh thái-sinh học của chúng. Đây là công trình hoàn chỉnh nhất lúc bấy giờ, là tài liệu có giá trị tham khảo cho các nhà thú học Việt Nam. Trên cơ sở tổng hợp các dẫn liệu có, năm 1994, Đặng Huy Huỳnh, Đào Văn Tiến, Cao Văn Sung, Phạm Trọng Ảnh, Hoàng Minh Khiên [5] đã công bố danh lục các loài thú (Mammalia) Việt Nam gồm 223 loài (chưa có các loài thú biển thuộc bộ Sirenia và bộ cá voi) thuộc 12 bộ, 37 họ. Các kết quả thống kê trong tài liệu này cũng cho thấy ở Nghệ An có 48 loài thuộc 21 họ 8 bộ, Hà Tĩnh có 46 loài, 21 họ, 9 bộ và Quảng Bình có 46 loài , 21 họ, 9 bộ. Mỗi loài các tác giả đã nêu tên khoa học, tên đông nghĩa, tên Việt Nam và tên địa phương (một số dân tộc sử dụng), vùng phân bố ở Việt Nam và trên thế giới, giá trị kinh tế, giá trị bảo tồn, tình trạng, biện pháp sử dụng và bảo vệ. Trong những năm 1993-1997, việc điều tra đa dạng sinh vật trong đó có thú được tiến hành trên các khu vực mới như Vũ Quang, Pù Mát (Nghệ Tĩnh) và Hiên - Tây Quảng Nam đã phát hiện một số loài thú mới như: Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Mang trường sơn (Caninmuntiacus truongsonensis).. Năm 1997, Sokolov V.E, Phạm Trọng Ảnh, Rosnov cũng đã công bố loài Cầy giông tây nguyên (Viverra tainguyenensis). Đây là những tài liệu mới nhất góp phận đánh giá và chứng minh tính đa dạng của khu hệ thú Việt Nam. Cũng từ thập kỷ 90 của thế ly 20, các nhà khoa học Việt Nam đã đi sâu nghiên cứu đa dạng sinh học động vật nói chung trong đó có các khu hệ thú, thu thập nhiều dẫn liệu về sinh thái, sinh học, các nguyên nhân làm suy giảm nguồn thú hoang dã ở Việt Nam và đã công bố nhiều công trình có ý nghĩa .
  15. 6 Năm 2000, Lê Vũ Khôi [6] đã xuất bản cuốn Danh lục các loài thú ở Việt Nam với 289 loài và phân loài thuộc 40 họ, 14 bộ (bổ sung cho các công bố trước đây 2 bộ, 3 họ). Mỗi loài tác giả nêu tên khoa học, tên Việt, tiếng các dân tộc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga [6]. Việc nghiên cứu các khu hệ thú địa phương cũng đã được các nhà khoa học chú trọng, đặc biệt là các VQG như VQG Bến En [7], khu BTTN Xuân Liên [9] , khu BTTN Pù Hoạt [8], VQG Pù Mát [10,11], VQG Vũ Quang , Khu BTTN Kẻ Gỗ, VQG Phong nha – Kẻ Bàng [12,16,14], Khu BTTN Phong Điền và Đăckrông, VQG Bạch Mã [13]…. Ngoài ra, năm 1999, Timmins, R,J , Trịnh Việt Cường nghiên cứu về khu hệ thú ở khu vực Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2000, Nguyễn Xuân Đặng, TRương Văn Lã [15] nghiên cứu đa dạng động vật có xương sống ở Phong Nha - Kẻ Bàng – Hin Nam No thống kê được 97 loài thú thuộc 25 họ, 9 bộ trong đó có một số loài và phân loài mới phát hiện ở Việt Nam như: Mang lớn (Megamuntiacus vuquanggensis), Sao la (Pseydory nghetinhgensis); Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (2000) [19] nghiên cứu khu hệ động vật hoang dã ( thú, chim, bò sát, lưỡng cư) vùng ven biển đồng bằng sông Hồng; Lê Vũ Khôi (2000) [17] so sánh tính đa dạng sinh học các loài thú ở các VQG và khu BTTN ở Miền Bắc, Lê Vũ Khôi (2005) [13] tìm hiểu đa dạng khu hệ thú ở Vườn quốc gia Bạch Mã công bố 132 loài thuộc 28 họ, 10 bộ. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đã chú trọng nghiên cứu đặc điểm của các nhóm thú riêng biệt. Về Dơi, có công trình của Cao Văn Sung và cộng sự (2000) [18] bước đầu điều tra Dơi ở miền Nam Việt Nam thống kê được 34 loài Dơi thuộc 17 giống, 6 họ và mô tả đặc điểm hình thái , sinh học, sinh thái của 30 loài sưu tầm được. Năm 2001, Lê Vũ Khôi, Hà Thăng Long, Walsin [20] nghiên cứu khu hệ Dơi Cúc Phương; Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Xuân Đặng, Hendrichsen D (2000) [26] trong công trình “Kết quả bước đầu tiên điều tra dơi ở Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) và Hữu
  16. 7 Liên (Lạng Sơn)” thống kê được 37 loài thuộc 5 họ ở Phong Nha - Kẻ Bàng và 12 loài thuộc 5 họ ở Hữu Kiên đồng thời nêu các tác động của con người lên các khu hệ Dơi nói trên. Lê Vũ Khôi, Vũ Đình Thống (2005) [21] nghiên cứu thành phần loài Dơi hiện biết tại Việt Nam ghi nhận 107 loài thuộc 31 giống, 7 họ, 2 phân bộ. Lê Vũ Khôi (2005) [25] trong báo cáo thực hiện 2 năm 2004-2005 đề tài nghiên cứu cơ bản “Nghiên cứu tính đa dạng khu hệ thú Ăn sâu bọ (Insectivora), Dơi (Chiroptera) và Gặm nhấm (Rodentia) ở Việt Nam” đã thống kê được 107 loài Dơi thuộc 31 giống, 7 họ, 2 phân bộ trong đó có 9 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2000), 15 loài trong Danh Lục Đỏ của IUCN (2004). Tác giả cũng nghiên cứu sự phân bố địa lý của các loài (Khu vực Bắc Bộ có 77 loài 25 giống 7 họ, khu vực Trung Bộ có 94 loài 28 giống 6 họ và vùng Nam Bộ có 35 loài 13 giống 6 họ) đồng thời mô tả đặc điểm nhận dạng, số đo, nơi sống, thức ăn, mùa sinh sản, phân bố và giá trị sử dụng. Tác giả cũng đã lập bảng thống kê thành phần loài Dơi hiện biết tại Việt Nam gồm 109 loài thuộc 7 họ. Trong đó có 15 loài có tên trong Danh lục Đỏ của IUCN ( 2006) và 9 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2000). Về Các loài gặm nhấm, năm 1980, Cao Văn Sung, Đặng Huy Huỳnh, Bùi Kính công bố công trình “Những loài gặm nhấm Việt Nam” trong đó nêu 64 loài thuộc 23 giống, 7 họ. Năm 1986, Lê Vũ Khôi, Trần Hồng Việt nghiên cứu sinh thái học một số loài Gặm nhấm vùng Sa Thầy (Gia Lai – Kon Tum). Cao Văn Sung, Phạm Đức Tiến (2000) nghiên cứu các loài chuột ở quần đảo Trường Sa đã nêu đặc điểm cấu trúc chủng quần, sự biến động số lượng của 4 loài chuột (R. flavipectus, R.exulans, R.norvegicus và R.gemani) đồng thời thử nghiệm một số phương pháp diệt chuột hiệu quả và không gây ô nhiễm môi trường. Năm 2005, Lê Vũ Khôi, Nguyễn Minh Tâm [23] nghiên cứu thành phần phân loại học và đặc điểm động vật địa lí học của khu hệ Gặm Nhấm (Rodentia) ở Việt Nam đã thống kê được 66 loài thuộc 27 giống, 7 họ. Các tác giả đã xác định một số dặc trưng riêng biệt cho từng khu động vật lí
  17. 8 học gồm khu Đông Bắc, khu Tây Bắc, khu Bắc Trung Bộ, khu Nam Trung Bộ và khu Nam Trung Bộ. Khu vực từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân - Bạch Mã được xem là khu phân bố trùng nhau của nhiều loài Gặm Nhấm có vùng phân bố chủ yếu ở Phía Bắc hoặc Phía Nam. Công trình cũng khẳng định khu hệ Gặm Nhấm ở Việt Nam mang tính chất hỗn hợp rõ ràng gồm các yếu tố nhiệt đới Phương Nam (chiếm tỷ lệ cao nhất) với yếu tố Phương Bắc và yếu tố cận nhiệt đới, yếu tố bản địa khá cao. Từ Tây Bắc đến Nam Bộ, yếu tố Hymalaya và Trung hoa giảm dần còn yếu tố Ấn Độ - Mã Lai thì tăng dần. Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu về các nhóm thú khác nhau: Lê Vũ Khôi 92005) [13] nghiên cứu về các loài thú bộ ăn sâu bọ (Insectivora), Nhiều răng (scandentia). Cánh da (Dermoptera), Tê Tê (Pholidota), Thỏ (Lagomorpha) ở Việt Nam đã mô tả các đặc điểm hình thái phân loại, phân bố và sinh học sinh thái của 19 loài (3 họ) thuộc bộ thú ăn sâu bọ, 2 loài (1 họ) thược bộ Nhiều răng, 1 loài (1 họ) thuộc bộ Cánh da, 2 loài Tê Tê và 3 loài Thỏ. Phạm Trọng Ảnh (2000) [24] công bố những dẫn liệu mới về loài Cầy giông tây nguyên (Viverra tainguyenensis), Đặng Huy Huỳnh (2000) [28] Nêu một số dẫn liệu bổ sung về loài Thỏ xám ở Lạng Sơn. Đặng Ngọc Cần, Hà Văn Tuế (2000) [27] nghiên cứu thành phần thức ăn của Hươu xạ (Moschus berezovskii) ở Việt Nam. Nguyễn Cúc Phượng và cộng sự (2000) [22] nêu một số dẫn liệu về đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản của Hổ Dông Dương tại Vườn thú Hà Nội. Đặng Tất Thế, Lê Xuân Cảnh (2005) [29] nghiên cứu: “ Tiến hóa phân tử và Phân loại của các loài và phân loài vọoc thuộc giống Trachypithecus Reichenback, 1862 ở Việt Nam... 1.2. Các công trình nghiên cứu ở KBT Sốp Cộp. KBTTN Sốp Cộp được thành lập theo Quyết định số 3440/QĐ-UBND ngày 11/11/2002 của UBND tỉnh Sơn La, Theo kết quả điều tra năm 1998- 2003, điều tra được 72 loài động vật trong đó có 32 loài thú. Cho đến hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ về khu hệ thú tại Khu BTTN Sốp Cộp.
  18. 9 Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI 2.1. Giới thiệu về khu BTTN Sốp Cộp Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Sốp Cộp được thành lập theo quyết định số 3440/QĐ-UBND ngày 11/11/2002 của UBND tỉnh Sơn La với tổng diện tích là 18.709ha. KBT Sốp Cộp với hệ động thực vật khá phong phú và đa dạng, là nơi bảo tồn hệ sinh thái đặc trưng của vùng núi Tây Bắc, Việt Nam. Khu BTTN Sốp Cộp được thành lập với mục tiêu bảo tồn diện tích rừng tự nhiên còn lại của khu vực huyện Sông Mã và huyện Sốp Cộp, trong đó có nhiều loài thực, động vật quý hiếm, có giá trị bảo tồn cao như Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Chò nâu (Dipterocarpus retusus), Voi (Elephas maximus), Bò tót (Bos gaurus)... Bên cạch đó, Sốp Cộp còn là khu rừng phòng hộ xung yếu đầu nguồn cho lưu vực sông Mã. Hình 2.1: Bản đồ khu bảo tồn Sốp Cộp tỉnh Sơn La
  19. 10 Giống như nhiều khu đặc dụng khác của Việt Nam, khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp gồm 3 phân khu chức năng chính: i) phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; và ii) phân khu phục hồi sinh thái và iii) phân khu hành chính và dịch vụ. - Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Diện tích: 5.149 ha, chiếm 27,52% diện tích của khu bảo tồn, chia làm 2 phân khu. + Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Pu Cọp Mương (I), có diện tích 2.801 ha, ở trung tâm Khu BTTN, thuộc địa phận của xã Huổi Một. Ranh giới phía Bắc và Tây Nam phân khu này chạy theo đoạn ranh giới xã Huổi Một. Phía Đông theo đường khoảnh 413 tiểu khu 657. Rừng ở đây tốt nhất khu bảo tồn; các loài Vượn đen má trắng, Niệc cổ hung, Voọc xám đều xuất hiện ở đây. Đồng thời, đây là phân khu duy nhất có đai rừng nhiệt đới. + Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Pu Căm (II), có diện tích 2348 ha, ở phía Đông khu BTTN thuộc địa phận xã Huổi Một. Ranh giới phía Bắc và Tây Nam của phân khu lấy theo danh giới Khu BTTN. Phía còn lại theo ranh giới xã Huổi Một và đường phân thuỷ cuả suối Tùng Bục/Nậm Công. So với phân khu nghiêm ngặt I, phân khu Pu Căm cũng là vùng núi cao với kiểu rừng kín thường xanh á nhiệt đới và có nhiều loài thực vật quý hiếm như Du sam, Bách xanh. Mục tiêu quản lý cơ bản của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là bảo tồn các hệ sinh thái động thực vật hiện có, trong đó đặc biệt chú trọng tới các loài bị đe doạ toàn cầu và phân bố hẹp. Tóm lại, tất cả các hoạt động khai thác, các hoạt động có tác hại làm thay đổi cảnh quan của hệ sinh thái rừng tại đây đều bị nghiêm cấm. Việc quản lý phân khu bảo vệ nghiêm ngặt tập trung vào các giải pháp bảo tồn tất cả các yếu tố môi trường tự nhiên tại chỗ, trong đó tập trung vào việc bảo vệ các quần thể động thực vật quý hiếm, các loài thú lớn và sinh cảnh có liên quan. Bên cạnh đó công tác quản lý sẽ tập trung vào việc phục hồi các vùng sinh cảnh đang xuống cấp trong các khu vực bảo vệ
  20. 11 nghiêm ngặt thông qua khoanh nuôi tái sinh tự nhiên cho phù hợp. Không xây dựng các cơ sở hạ tầng làm ảnh hướng tới hệ sinh thái rừng. - Phân khu phục hồi sinh thái. Diện tích: 13.541 ha chiếm 72,37% diện tích khu bảo tồn. Phân khu phục hồi sinh thái có 2 phân khu: + Phân khu phục hồi sinh thái Ngầm Trang (I) Diện tích 8.708 ha, ở phía Tây và Nam khu BTTN, thuộc địa phận xã Nặm Mằn, Dồm Cang. Đây cũng là khu vực có đỉnh Ngầm Trang cao nhất khu BTTN, và địa hình không quá dốc. Nó cũng là nơi nối với giải Pu Sam Sao bởi giải núi 1500- 1600m và tiếp giáp với khu BTTN của nước bạn Lào. Trước kia đây là khu rừng nguyên sinh, hiện nay rừng đã bị tàn phá mạnh. Trước kia đây cũng là khu vực có nhiều Voi. Hi vọng, khi rừng được phục hồi Voi từ nước bạn Lào sẽ có điều kiện để trở lại sinh sống. + Phân khu phục hồi sinh thái Mường Cai (II) Diện tích 2.293 ha, thuộc địa phận phía Bắc xã Mường Cai. Đây là sườn phía Nam của dãy núi Pu Căm, đồng thời hiện tại vẫn còn dấu vết của Voi rừng. Rừng cũng bị tàn phá, song vẫn còn một số diện tích rừng nguyên sinh với ưu hợp Du sam ở phía Tây của Huổi Hưa. Phân khu dịch vụ hành chính - Phân khu hành chính dịch vụ (hay còn có thể được gọi là phân khu phục hồi sinh thái III), với diện tích: 2.540 ha. 2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu BTTN Sốp Cộp 2.2.1. Đặc điểm địa hình Khu BTTN Sốp Cộp nằm trên một khối núi giữa Sông Mã và dãy núi biên giới Việt - Lào (Pu Sam Sao) chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Địa hình bị chia cắt mạnh, tạo nên nhiều khe suối khá sâu và hẹp, khiến địa hình càng hiểm trở hơn. Trong vùng có nhiều dông núi cao trên 1000m, cao
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1