intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp tại xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá đƣợc hiện trạng sử dụng đất và hiệu quả một số loại hình canh tác nông lâm nghiệp trên địa bàn xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An; đề xuất một số định hƣớng quản lý sử dụng đất theo hướng hiệu quả, bền vững tại khu vực nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp tại xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN TẤT HÒA ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG LÂM NGHIỆP TẠI XÃ PHÚC SƠN, HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN TẤT HÒA ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG LÂM NGHIỆP TẠI XÃ PHÚC SƠN, HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Lâm học Mã Số: 60620201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MINH THANH Hà Nội, 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và đƣợc sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Minh Thanh. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa công bố dƣới bất kỳ hình thức nào trƣớc đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau, có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Tất Hòa
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: - Thầy giáo, Tiến sĩ Nguyễn Minh Thanh, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi suốt quá trình thực tập và hoàn thành luận văn. - Tập thể các thầy cô giáo trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập. - CBVC và lãnh đạo Ban quản lí rừng phòng hộ Anh Sơn, tỉnh Nghệ Anđã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt khóa học. - Cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cán bộ UBND và bà con nông dân trong xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. - Cảm ơn gia đình và những ngƣời thân đã động viên, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khoá học. Đây là một đề tài còn mới mẻ đối với bản thân, hơn nữa khả năng và trình độ chuyên môn còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn, cho nên đề tài không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận đƣợc sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cám ơn! Hà nội, Ngày 15 tháng 04 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Tất Hòa
  5. iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................. 3 1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 3 1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 5 Chƣơng 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 13 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 13 2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 13 2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 13 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 13 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 13 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 14 2.4.1. Quan điểm phƣơng pháp luận ............................................................... 14 2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 14 Chƣơng 3KHÁI QUÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................ 20 3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 20 3.1.1. Vị trí địa lí ............................................................................................. 20
  6. iv 3.1.2. Địa hình, địa chất .................................................................................. 20 3.1.3. Khí hậu, thủy văn .................................................................................. 21 3.1.4. Tài nguyên ............................................................................................. 22 3.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội khu vực ...................................................... 23 3.2.1. Hiện trạng dân số và lao động ............................................................... 23 3.2.2. Điều kiện về kinh tế, cơ sở hạ tầng ....................................................... 24 3.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, KTXH khu vực nghiên cứu ....... 27 Chƣơng 4KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 29 4.1. Hiện trạng và biến động sử dụng đất nông lâm nghiệp trên địa bàn Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An................................................................ 29 4.1.1. Hiện trạng sử dụng đất ở khu vực năm 2016 ........................................ 29 4.1.2. Biến động sử dụng đất ở khu vực năm 2011 - 2016 ............................. 30 4.2. Phân tích những điều kiện thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý, sử dụng đất trên địa bàn .................................................................................. 32 4.2.1. Thuận lợi ............................................................................................... 32 4.2.2. Khó khăn ............................................................................................... 33 4.3. Các loại hình sử dụng đất ở khu vực ........................................................ 35 4.3.1. Loại hình sử dụng đất chuyên trồng lúa (lúa 2 - 3 vụ).......................... 36 4.3.2. Loại hình sử dụng đất lúa - màu ........................................................... 36 4.3.3. Loại hình sử dụng đất chuyên cây màu ................................................. 37 4.3.4. Loại hình sử dụng đất trồng cây lâu năm .............................................. 38 4.3.5. Loại hình sử dụng đất trồng Keo tai tƣợng ........................................... 40 4.3.6. Đánh giá, lựa chọn mô hình sử dụng đất phổ biến ở KVNC ................ 40 4.4. Đánh giá hiệu quả của một số loại hình canh tác nông lâm nghiệp phổ biến đã lựa chọn trên địa bàn nghiên cứu ....................................................... 41 4.4.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua kinh tế hộ gia đình .............. 41 4.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế...................................................................... 43
  7. v 4.4.3. Đánh giá hiệu quả xã hội....................................................................... 48 4.4.4. Đánh giá hiệu quả môi trƣờng sinh thái ................................................ 52 4.4.5. Hiệu quả tổng hợp của các mô hình canh tác ....................................... 55 4.4.6. Đánh giá những mặt mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của khu vực ..... 57 4.5. Đề xuất một số định hƣớng phát triển các loại hình canh tác NLN theo hƣớng bền vững trên địa bàn xã Phúc Sơn - Anh Sơn - Nghệ An .................. 59 4.5.1. Giải pháp về quy hoạch sử dụng đất bền vững ..................................... 59 4.5.2. Giải pháp về chính sách ........................................................................ 60 4.5.3. Giải pháp về nguồn vốn ........................................................................ 61 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................... 62 1. Kết luận ....................................................................................................... 62 2. Tồn tại ......................................................................................................... 63 3. Kiến nghị ..................................................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 64
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BVTV Bảo vệ thực vật LHCT Loại hình canh tác Tổ chức nông lƣơng thế giới (Food and Agriculture FAO Organization) IPM Integrated Pest Management(Quản lý dịch hại tổng hợp) KNKL Khuyến nông khuyến lâm LUT Loại hình sử dụng đất (Land Use Type) Max Giá trị lớn nhất (Maximum) MH Mô hình NLKH Nông lâm kết hợp NLN Nông lâm nghiệp NXB Nhà xuất bản Đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural PRA Appraisal) Phát triển công nghệ có sự tham gia (Participatory Technology PTD Development) RRA Đánh giá nhanh nông thôn (Rapid Rural Appraisal) SALT 1 Slopping Agriculture Land Technology SALT 2 Simple Agro – Livestock Technology SALT 3 Sustainable Agroforest Land Technology SALT 4 Small Agrofruit Livelihood Technology Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities SWOT (Cơ hội), Threats (Nguy cơ) UBND Ủy ban nhân dân.
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1 Diện tích, cơ cấu các loại đất tại xã Phúc Sơn năm 2016 29 4.2 Biến động diện tích các loại đất giai đoạn năm 2011 - 2016 31 4.3 Các loại hình sử dụng đất (LUT) phổ biến tại KVNC 35 4.4 Tổng hợp cân đối thu chi các mô hình canh tác cây nông 44 nghiệp ngắn ngày (1ha/năm) 4.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trên 1ha của các mô 47 hình canh tác cây cam và cây lâm nghiệp trên địa bàn 4.6 Kết quả đánh giá hiệu quả xã hội của các mô hình canh tác 50 trên địa bàn nghiên cứu 4.7 Khả năng thu hút lao động của các mô hình canh tác 52 4.8 Hiệu quả môi trƣờng sinh thái của các mô hình sử dụng đất ở 53 khu vực 4.9 Hiệu quả tổng hợp của các loại hình canh tác 56
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 4.1 Mô hình ngô và Khoai lang 38 4.2 Mô hình Cam V2 39 4.3 Mô hình trồng Keo tai tƣợng và Bí xanh 40 4.4 Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ tại địa bàn nghiên cứu 42 4.5 Hiện tƣợng vứt bừa bãi vỏ thuốc bảo vệ thực vật tại thôn 2 và 54 thôn 15
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đƣợc coi là một quốc gia “đất chật, ngƣời đông” Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trong việc sử dụng quỹ đất. Những thập kỷ trƣớc, nhiều diện tích đất canh tác sử dụng không hợp lý đã bị suy thoái, xói mòn, bạc màu, làm giảm độ phì nhiêu của đất… Ngày nay, xã hội phát triển, quá trình phát triển của công nghiệp hoá - hiện đại hoá, quá trình đô thị hoá, sự bùng nổ dân số, diện tích đất nông - lâm nghiệp đã giảm rất nhiều do chuyển sang các mục đích sử dụng khác. Thêm vào đó là trình độ sử dụng đất thấp kém, kết hợp cùng những tập quán sử dụng đất lạc hậu đã hình thành từ lâu đời đã dẫn đến tình trạng nguồn tài nguyên đất của nƣớc ta đã hạn chế về diện tích song lại không đƣợc khai thác sử dụng một cách hợp lý trong các vùng lãnh thổ; các giải pháp sử dụng đất chƣa đƣợc nghiên cứu và đề xuất cho từng đơn vị đất đai đồng thời thiếu điều kiện để đầu tƣ thâm canh là những nguyên nhân chủ yếu của việc sử dụng đất kém hiệu quả và bền vững. Cần phải nhanh chóng có những loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao. Cho nên, việc đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông - lâm nghiệp hiện tại là rất quan trọng để lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả nhất theo hƣớng phát triển bền vững (kinh tế, xã hội, môi trƣờng). Phúc Sơn là một xã miền núi trung du thuộc huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, đời sống nhân dân trong xã chủ yếu phụ thuộc vào các hoạt động nông - lâm nghiệp, bên cạnh những hộ gia đình có các mô hình canh tác nông - lâm nghiệp đạt hiệu quả cao vẫn còn tồn tại những hộ gia đình sản xuất theo tập quán canh tác cũ. Do đó, việc tạo ra các sản phẩm cây trồng đa dạng, năng suất cao, đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng, nâng cao đời sống cho ngƣời dân địa phƣơng, không còn sự chệnh lệch về kinh tế trong các hộ gia đình đồng thời đảm bảo đƣợc vấn đề sử dụng đất bền vững thì việc nghiên cứu và
  12. 2 đề xuất các giải pháp sử dụng đất bền vững cho xã Phúc Sơn là vô cùng cần thiết. Nhằm đánh giá đúng đắn những thay đổi trong công tác quản lý, sử dụng đất nông lâm nghiệp trong thời gian gần đây tại xã Phúc Sơn làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp trên địa bàn xã nhằm nâng cao đời sống cho ngƣời dân địa phƣơng, đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp tại xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An” đã đƣợc đề xuất thực hiện./.
  13. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Mỗi năm trên thế giới có 11 triệu ha rừng bị chặt hạ, 5-7 triệu ha đất bị mất khả năng sản xuất (FAO-UNEP, 1983). Tổ chức FAO đã tổng kết và chỉ ra rằng: “Xói mòn đất đóng vai trò chủ yếu trong việc làm suy thoái đất, đặc biệt là các nƣớc nhiệt đới ẩm và liên quan chặt chẽ đến môi trƣờng tự nhiên, điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội, chính sách, chế độ, phƣơng thức sử dụng đất” [2]. Với thực trạng sử dụng đất nhƣ trên, thì việc nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các biện pháp bón phân hợp lý, tăng năng suất cây trồng, lợi dụng đất một cách tổng hợp. Tuy nhiên, đồng thời với các biện pháp khai thác tiềm năng của đất thì con ngƣời phải luôn luôn có kế hoạch khôi phục sức sản xuất của đất, đó chính là vấn đề sử dụng đất tổng hợp và bền vững. Trong quá trình sản xuất, con ngƣời đã có những phƣơng thức sử dụng đất thay đổi phù hợp với từng đối tƣợng cụ thể. Đứng trƣớc nhu cầu lƣơng thực của thế giới, các nhà khoa học đã thử nghiệm một số mô hình sử dụng đất trên phạm vi toàn cầu và đã đạt đƣợc một số kết quả khả quan. Nhiều công trình nhƣ: sử dụng cây họ Đậu, cây phân xanh trồng xen với cây trồng chính có tác dụng che phủ, hạn chế sự xói mòn, tăng đạm cho đất, bổ sung nguồn phân bón đáng kể cho đất [3]. Theo Zakhatop, Lucton, Sevich thì việc bón phân hữu cơ có tác dụng chống xói mòn rất tốt. Việc sử dụng phân bón là biện pháp chống xói mòn có hiệu quả, bón phân thúc đẩy cây sinh trƣởng tốt, tạo độ che phủ. Khi bón phân hữu cơ, đất sẽ có cấu trúc tốt hơn, khả năng ngấm nƣớc cao hơn, thúc đẩy vi sinh vật hoạt động. Do đó, tính chất đất đƣợc cải thiện rõ rệt [3]. Trên thế giới mô hình sử dụng đất đầu tiên là du canh (Shifting cultivation) đó là những hệ thống nông nghiệp trong đó đất đã đƣợc phát quang để canh tác trong một thời gian ngắn hơn thời gian bỏ hóa (Conklin, 1957).
  14. 4 Sau du canh là sự ra đời của các phƣơng thức Taungya (canh tác đồi núi) ở vùng nhiệt đới hệ thống canh tác Taungya đƣợc cải tiến sửa đổi và dần dần đƣợc hoàn thiện, phổ biến trên toàn thế giới và đƣợc coi nhƣ là một hệ thống sử dụng có hiệu quả về kinh tế lẫn môi trƣờng sinh thái. Một số phƣơng thức sử dụng đất có hiệu quả cao lâu bền trên đất dốc là mô hình SALT (Sloping Agriculture Land Technology) đƣợc Trung tâm phát triển đời sống nông thôn Bastptit Mindanao Philippines tổng kết, hoàn thiện và phát triển từ giữa năm 1997 đến nay [4]. Các mô hình đó không chỉ đƣợc ứng dụng và phát triển rộng rãi ở Philippines mà còn đƣợc các nhóm cộng tác quốc tế và khu vực tiếp cận và ứng dụng. - Mô hình SALT1 kỹ thuật canh tác đất nông nghiệp. Đây là mô hình tổng hợp dựa trên cơ sở phối hợp tốt các biện pháp bảo vệ đất đối với sản xuất lƣơng thực. Kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc với cơ cấu cây đƣợc sử dụng để đảm bảo SALT1: 75% diện tích đất nông nghiệp (50% là cây hàng năm và 25% cây lâu năm) ổn định, có hiệu quả và 25% cây lâm nghiệp. - Mô hình SALT2 (Simple Agrolivestock Technology): là mô hình kinh tế nông súc kết hợp đơn giản với cơ cấu 40% cho nông nghiệp + 20% lâm nghiệp + 20% chăn nuôi + 20% làm nhà ở và chuồng trại [5]. - Mô hình SALT3 (Sustainable Agro - Forest Technology) - Kỹ thuật canh tác lâm nghiệp bền vững. Đây là mô hình sử dụng đất tổng hợp dựa trên cơ sở kết hợp trồng rừng quy mô nhỏ với việc sản xuất lƣơng thực thực phẩm. Cơ cấu sử dụng đất thích hợp ở đây là 40% đất dành cho nông nghiệp, 60% dành cho lâm nghiệp [5]. - Mô hình SALT4 (Small AgroFruit Likelihood Technology) - Mô hình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp với cây ăn quả quy mô nhỏ. Trong mô hình này, ngoài đất đai dành cho nông nghiệp - lâm nghiệp, cây hàng rào xanh còn dành ra 1 phần để trồng cây ăn quả. Cơ cấu sử dụng đất dành cho lâm nghiệp
  15. 5 60%, nông nghiệp 15% và cây ăn quả 25%. Đây là mô hình đòi hỏi đầu tƣ cao cả về nguồn lực, vốn và kỹ thuật canh tác [5]. Một số hệ thống nông lâm kết hợp Đông Nam Á: Ở Philippines: Các khu vực trồng rừng đƣợc xen canh với hoa màu nông nghiệp có sự tham gia của ngƣời dân [6]. Hệ thống nông lâm nghiệp ở Trung Quốc: Là hệ thống nông nghiệp dựa vào cây gỗ gồm rừng và cây công nghiệp với quy mô lớn để sản xuất gỗ. Ví dụ: hệ thống cây linh sâm xen với cây hoa màu trồng trong giai đoạn khi mới trồng rừng và một số mô hình nông lâm kết hợp khác của Trung Quốc nhƣ trồng xen cây hoa màu với Paulownia [6]. Các chƣơng trình xã hội và xóa đói giảm nghèo. - Y tế và an toàn lƣơng thực. Trên đây là những tài liệu liên quan đến vấn đề sử dụng đất, các hệ thống canh tác và các phƣơng pháp tiếp cận nông thôn mới trên thế giới đã đƣợc các tác giả nghiên cứu và đƣợc áp dụng trên nhiều quốc gia.Có thể coi các tài liệu nói trên làm cơ sở để các nƣớc áp dụng trong công tác quy hoạch sử dụng đất. 1.2. Ở Việt Nam Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp, phần lớn diện tích và dân số sống ở nông thôn.Việc phát triển các hệ thống canh tác phù hợp có nhiều ý nghĩa đối với ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời dân nông thôn miền núi, vùng sâu vùng xa. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học trong nƣớc không ngừng nghiên cứu tìm hiểu các hệ thống canh tác trên thế giới cũng nhƣ tại Việt Nam nhằm chọn lựa và tìm ra hệ thống phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của từng địa phƣơng, từng vùng lãnh thổ. Nhiều nghiên cứu về phát triển nông lâm nghiệp đã đƣợc tiến hành, kết quả thu đƣợc đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế vùng đồi núi của Việt Nam. Đảm bảo sử dụng
  16. 6 tốt các nguồn lợi và các mối quan hệ của sinh thái với hiệu quả đầu tƣ là cao nhất nhằm phát triển sản xuất, khai thác đƣợc hết các điều kiện đặc trƣng của từng vùng. Ngƣời ta đã nhận thức đƣợc rằng vấn đề phát triển nông nghiệp trong tƣơng lai cần có kế hoạch lâu dài, kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để đảm bảo thực sự tính bền vững và phát triển.Cần tiến tới một chế độ canh tác khai thác hợp lý trên đất dốc nƣơng rẫy ở vùng đồi núi Việt Nam. Vì hoạt động của con ngƣời khai thác tài nguyên thiên nhiên mà thảm thực vật ngày càng thu hẹp nhanh, độ che phủ mặt đất bằng cây rừng, cây trồng ngày càng giảm sút, đất trống đồi trọc ngày càng nhiều, đất đai bị xói mòn rửa trôi nghiêm trọng. Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm canh tác truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc, tác giả Ngô Đình Quế cùng cộng sự đã đề xuất PTCT luân canh nƣơng rẫy cải tiến: Canh tác 3 năm - Trồng cây họ đậu phủ đất 2 -3 năm - canh tác 3 - 4 năm - trồng cây họ đậu phủ đất 3 - 4 năm. Canh tác 3 năm -Trồng băng + canh tác 2 - 4 năm- Trồng băng mới 3 - 4 năm + canh tác 2 -5 năm - Trồng cây họ đậu phủ đất 3 - 4 năm. Nghiên cứu về HTCT nƣơng rẫy, Trần Đức Viên và cộng sự (1999) nhận định rằng: Hiện nay canh tác du canh vẫn còn là một hình thức canh tác chủ yếu của một bộ phận nông dân miền núi. Dƣới sức ép của gia tăng dân số cùng với việc khai thác rừng và đất đai một cách ồ ạt nhằm mục tiêu sản xuất nƣơng thực đã làm thay đổi hình thức sản xuất nƣơng rẫy truyền thống. Mất rừng thời gian bỏ hoá rút ngắn tỏ ra không còn bền vững và thích hợp với đièu kiện hiện nay ở miền núi nƣớc ta, Vì vậy cần có các biện pháp canh tác trên đất dốc thích hợp để kéo dài thời gian canh tác và quản lý đất trong thời gian bỏ hoá một cách tích cựu giúp đất phục hồi dinh dƣỡng nhanh chóng cho các chu kỳ kinh doanh tiếp theo [7].
  17. 7 Nhiều kinh nghiệp quản lý đất bỏ hoá sau canh tác nƣơng rẫy truyền thống ở Việt Nam đã đƣợc tổng kết. Trong đó có các loại hình chính nhƣ sau: *Chuyển thẳng nương rẫy sang ruộng bậc thang. Tại tỉnh Sơn La cho tới nay có 14.778 ha ruộng bậc thang phân bố trên các độ cao từ 300 - 2000m, tại nơi có nguồn nƣớc tƣới ở Hà Giang, Lào Cai, Hoà Bình rất phổ biến ruộng bậc thang lúa nƣớc điển hình của ngƣời H’Mông qua nhiều năm. Họ đã làm 2 vụ thay cho 1 vụ trƣớc đây, sử dụng các giống lúa CR-203, tăng đầu tƣ, phân bón vì thế năng suất đƣợc cải thiện. *Chuyển nương rẫy sang vườn cây ăn quả, cây làm thuốc. Đến nay sơn la đã thiết lập đƣợc 70.776 ha vƣờn cây ăn quả. Trong các vƣờn hộ, ngƣời dân chú trọng đa dạng hoá sản phẩm theo phƣơng thức “ mùa nào thứ ấy”. Tại Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh, Đà Bắc tỉnh Hoà Bình nhiều phƣơng thức canh tác chuyển đổi từ canh tác nƣơng rẫy sang trồng cây ăn quả cũng đƣợc thực hiện góp phần nâng cao thu nhập cho ngƣời dân. *Chuyển nương rẫy sang cây công nghiệp. Chuyển canh tác nƣơng rẫy ở độ dốc cao sang cây công nghiệp nhƣ trồng quế ở A Lƣới, cao su ở Nam Đông đang ở thời kỳ kiến thíêt cơ bản cây sinh trƣởng tốt. PTCT trồng cà phê và ca su đã quen thuộc với bà con nông dân tỉnh Đăk lăk. Bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu canh tác trên đất nƣơng rẫy, nhiều biện pháp canh tác khác đƣợc triển khai đem lại hiệu quả cao. Các biện pháp này có thể kể ra: *Phục hồi rừng tự nhiên. Quan sát và điều tra quá trình diễn thế rừng sau nƣơng rẫy Đỗ Đình Sâm (1994) đã tổng quát nhƣ sau: Nếu canh tác nƣơng rẫy thực hiện các kiểu lỗ trống trong rừng, liền chung quanh rẫy còn rừng bao phủ thì phục hồi lại
  18. 8 rừng thứ sinh diễn ra nhạnh chóng từ 7 -10 năm, độ phì đất cũng tăng dần. Trong điều kiện nƣơng rẫy thực hiện ở nơi rừng có độ che rừng kém, chung quang rẫy chủ yếu là cây bụi chiếm ƣu thế, rừng thứ sinh phục hồi chậm, thƣờng cần tới 20 năm. Quá trình tái sinh sau nƣơng rẫy nếu chiếm ƣu thế một số loài câycỏ và thƣờng xuyên cháy nhƣ cỏ tranh, thì tái sinh cây gỗ diễn ra rất khó khăn. Nhƣ ở Quảng Ninh có thể gặp kiểu diễn thế: Nƣơng rẫy bỏ hoá trong thời gian đầu, sau đó chuyển tới gian đoạn phục hồi trung gian. Tiếp đó là cây tiên phong ƣa sáng hoặc các cây gỗ nhƣ chẹo tía, sồi, dẻ phát triển. *Trồng cây cải tạo đất. Tác dụng phục hồi độ phì của đất nhờ cây phân xanh và cây họ đậu đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, chú ý. Trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam.Cây phân xanh đặc biệt cây bộ đậu đã đƣợc khai thác và sử dụng trong HTCT từ lâu với mục đích tận dụng nguồn đạm và sinh học và bảo vệ đất.Luân canh cây hoà thảo với cây họ đậu hoặc sử dụng tàn dƣ của cây trồng làm tốt đất. Trong thực tế hiện nay, các HTCT có cây họ đậu xanh canh gối vụ với cây nƣơng thực rất phổ biến ở nhiều vùng đòi núi nhƣ ngô, sắn, lúa nƣơng…[8]. Để góp phần phát triển nông nghiệp trung du miền núi, từ năm 1991 đến nay các cơ quan nghiên cứu khoa học đã tiến hành nhiều dự án phát triển, trong đó có PTCT keo dậu. Xây dựng các băng xanh theo đƣờng đồng mức với cây keo dậu để cản trở dòng chảy chống xói mòn, cải tạo đất ở Tủa Chùa - Lai Châu, các huyện Mai Sơn, Mƣờng La.....Các PTCT trồng cà phê có cây keo dậu đƣợc trồng làm cây che bong thấp đƣợc triển khai ở Đăk Lăk - Gia Lai [9]. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đậu và các cộng sự về HTCT nông lâm nghiệp ở vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam cho thấy hiệu quả của các mô hình canh tác trên đất dốc nhƣ sau: Mô hình canh tác cây
  19. 9 lƣơng thực sắn xen đậu đỗ, lạc với các cây phân xanh chống xói mòn trên các loại đất phát triển trên sa thạch, phiến thạch sét và phù sa cổ là biện pháp giải quyết phân bón tại chỗ có hiệu quả cao để thâm canh tăng năng suất trên đất dốc. Theo Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên (1999) [10] đối với vùng cao, dân cƣ ít, trình độ dân trí thấp, sản xuất còn ở mức thô sơ, cơ sở hạ tầng thấp, an toàn lƣơng thực là vấn đề cấp bách vì vậy các mô hình canh tác có triển vọng là trồng cây đặc sản, cây ăn quả, cây dƣợc liệu phối hợp với bảo vệ đầu nguồn, cây trồng dƣới tán rừng lâu năm, hạn chế du canh, chuyển đổi du canh thành nƣơng định canh với các loại cây họ đậu cải tạo đất. Nhóm tác giả Nguyễn Hữu Đông, Phạm Chí Thành, Phạm Tiến Dũng (1996) [11]khảo sát một số mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên hệ thống canh tác ruộng chờ mƣa tại Tràng Định – Lạng Sơn đã chỉ ra: Các loại hình sử dụng đất ruộng chờ mƣa phổ biến (gồm ruộng bậc thang canh tác 1 vụ lúa và 1 vụ cây trồng cạn đất thung lũng và đất phiến bãi) các hạn chế khi canh tác trên hệ thống canh tác này là hệ số quay vòng sử dụng đất và tỷ trọng của hệ canh tác cải tiến thấp, các tác giả cũng đƣa ra một số mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Nhóm tác giả Trần Đức Hạnh, Văn Tất Tuyên, Phạm Văn Phê (1996) [11]đã có những kiến nghị về tập đoàn cây trồng nông lâm nghiệp cho xã Thái Thịnh và vùng ven hồ Hòa Bình bao gồm: Cây nông nghiệp (lúa, sắn, đậu, ngô), cây ăn quả (chuối, mơ, mận, dứa), cây lâm nghiệp (luồng, nứa, vầu, bƣơng, keo). Đặng Thịnh Triều và cộng sự (2004) [12]nghiên cứu một số hệ thống canh tác ở miền núi và vùng cao tại Việt Nam cho thấy, hiện nay ở nƣớc ta đang tồn tại các hệ thống canh tác sau: nƣơng rẫy du canh du cƣ, lúa nƣớc, hoa
  20. 10 màu định canh định cƣ, cây lâu năm tập trung, chăn nuôi đại gia súc, nông lâm kết hợp. Theo Võ Đại Hải (2003) [13] việc cải tiến các hệ thống canh tác nƣơng rẫy, theo hƣớng sử dụng đất bền vững chính là việc thiết lập các hệ thống nông lâm kết hợp và hiệu quả do nó mang lại là cơ cấu thu nhập của ngƣời dân thay đổi, thời hạn sử dụng đất kéo dài, năng suất cây trồng ổn định. Vƣơng Văn Quỳnh (2002) [14], nghiên cứu luận cứ phát triển kinh tế - xã hội vùng xung yếu hồ thủy điện Hòa Bình đã chỉ ra đƣợc các chính sách kinh tế xã hội đã đƣợc triển khai tại khu vực và tác động của chính sách đó đến đời sống ngƣời dân và sự phát triển của khu vực. Nghiên cứu sự tác động của từng hệ canh tác đến các yếu tố chính của môi trƣờng vật lý và kinh tế - xã hội cho thấy mô hình canh tác ruộng nƣớc, nông lâm kết hợp, rừng trồng có hiệu quả tác động dƣơng đến môi trƣờng vật lý.Mô hình nƣơng rẫy có biểu hiện tiêu cực đến môi trƣờng nhƣng ở mức độ thấp. Những phƣơng thức canh tác vƣờn, canh tác màu, canh tác rừng trồng có hiệu quả tổng hợp chƣa cao nên cần đƣợc cải tạo phát triển theo hƣớng chuyển dần thành canh tác nông lâm kết hợp. Hà Quang Khải, Đặng Văn Phụ (1997) [15] đã đƣa ra hệ thống sử dụng đất và đề xuất một số hệ thống kĩ thuật sử dụng đất bền vững trong điều kiện Việt Nam. Trong đó tác giả đã đi sâu phân tích các vấn đề: Quan điểm về tính bền vững, khái niệm bền vững và phát triển bền vững, hệ thống sử dụng đất bền vững, kĩ thuật sử dụng đất bền vững, các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững trong các hệ thống và kĩ thuật sử dụng đất. Nhóm tác giả Y Nguyên Mlô, Phạm Văn Hiền, Nguyễn Văn Quý (1996) [11] đã lựa chọn mô hình phù hợp với 3 cấp dốc khác nhau: cấp 1 (00- 50): Lúa rẫy xen cây phân xanh, cấp 2 (60- 150): lúa rẫy xen đậu đỏ và cấp 3 (> 150) canh tác nông lâm kết hợp; đồng thời cũng phân tích đƣợc ảnh hƣởng của các
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2