Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2011 - 2015 tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang
lượt xem 2
download
Mục tiêu của đề tài là đánh giá được kết quả trồng rừng phòng hộ ở huyện Yên Minh về số lượng, chất lượng và hiệu quả; đề xuất được một số giải pháp để cải thiện kết quả trồng rừng phòng hộ ở huyện Yên Minh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2011 - 2015 tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi Tống Trung Anh xin cam đoan: Công trình nghiên cứu “Đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2011 - 2015 tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang” là đề tài của riêng tôi, các số liệu thu thập, kết quả tính toán trong luận văn này là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ cuộc bảo vệ học vị nào. Quá trình thực hiện luận văn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2016 Tác giả Tống Trung Anh
- ii LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành chƣơng trình đào tạo cao học chuyên ngành Lâm học tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Ban giám hiệu nhà trƣờng, khoa Lâm học đã phân công tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2011 - 2015 tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang”. Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi luôn nhận đƣợc sự động viên và giúp đỡ nhiệt tình của Nhà trƣờng, cơ quan, gia đình, các thầy giáo cô giáo và bạn bè đồng nghiệp. Nhân dịp này, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trƣờng, Khoa Lâm học, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Yên Minh, Chi cục Lâm nghiệp, UBND xã và các hộ gia đình trên địa bàn 2 xã Du Tiến và Bạch Đích. Đặc biệt cho tôi gửi lời cám ơn chân thành đến GS.TS Phạm Văn Điển, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Quá trình thực hiện luận văn còn có những khó khăn nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cám ơn! Hà Nội, Ngày 18 tháng 10 năm 2016 Tác giả Tống Trung Anh
- iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ....................................................................................................ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................. viii ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 2 1.1. Trên thế giới ................................................................................................ 2 1.1.1. Các nghiên cứu về đánh giá kết quả trồng rừng ...................................... 2 1.1.2. Các biện pháp kỹ thuật xây dựng và các mô hình rừng phòng hộ ........... 7 1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................. 8 1.2.1. Các nghiên cứu về đánh giá kết quả trồng rừng ...................................... 8 1.2.2. Các biện pháp kỹ thuật xây dựng và các mô hình trồng rừng phòng hộ ..... 13 1.3. Thảo luận ................................................................................................... 15 1.3.1. Thành quả nghiên cứu ............................................................................ 15 1.3.2. Tồn tại nghiên cứu.................................................................................. 16 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 18 2.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 18 2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 18 2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................. 18 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 18 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 18
- iv 2.3.1. Đánh giá một số yếu tố đầu vào cho rừng trồng phòng hộ .................... 18 2.3.2. Đánh giá chất lƣợng rừng trồng phòng hộ ............................................. 18 2.3.3. Đánh giá hiệu quả trồng rừng phòng hộ ................................................ 18 2.3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện kết quả trồng phòng hộ trên địa bàn nghiên cứu ........................................................................................... 18 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 19 2.4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp ............................................... 19 2.4.2. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu .................................................... 19 2.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu...................................................................... 20 Chƣơng 3 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU.............. 25 3.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 25 3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 25 3.1.2. Địa hình, địa thế ..................................................................................... 25 3.1.3. Khí hậu, thủy văn ................................................................................... 26 3.1.4. Địa chất, thổ nhƣỡng .............................................................................. 27 3.1.5. Tài nguyên rừng ..................................................................................... 29 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................... 31 3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động ................................................................... 31 3.2.2. Thực trạng chung về kinh tế của huyện ................................................. 31 3.2.3. Thực trạng xã hội và cơ sở hạ tầng ........................................................ 32 3.3. Nhận xét và đánh giá chung về điều kiện cơ bản khu vực nghiên cứu ..... 33 3.3.1. Thuận lợi ................................................................................................ 33 3.3.2. Khó khăn ................................................................................................ 34 Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 35 4.1. Một số yếu tố đầu vào cho trồng rừng phòng hộ ...................................... 35 4.1.1. Diện tích và điều kiện lập địa thực hiện trồng rừng phòng hộ .............. 35 4.1.2. Cơ cấu loài cây trồng rừng phòng hộ ..................................................... 40
- v 4.1.3. Biện pháp kỹ thuật đã áp dụng ............................................................... 43 4.2. Chất lƣợng rừng trồng phòng hộ tại 2 xã Du Tiến và xã Bạch Đích ........ 48 4.2.1. Tỷ lệ sống và tỷ lệ thành rừng của rừng trồng phòng hộ ....................... 49 4.2.2. Phẩm chất của rừng trồng phòng hộ tại 02 xã Du Tiến và Bạch Đích .. 49 4.2.3. Sinh trƣởng của loài Thông mã vĩ tuổi 4 ............................................... 50 4.3. Hiệu quả trồng rừng phòng hộ .................................................................. 55 4.3.1. Hiệu quả về kinh tế ................................................................................ 55 4.3.2. Hiệu quả về xã hội.................................................................................. 61 4.3.3. Hiệu quả về môi trƣờng ......................................................................... 61 4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện kết quả trồng phòng hộ trên địa bàn nghiên cứu ................................................................................................. 62 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ ...................................................... 65 1. Kết luận ........................................................................................................ 65 2. Tồn tại .......................................................................................................... 68 3. Khuyến nghị ................................................................................................. 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nghĩa đầy đủ CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa BNN và PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn BQL Ban quản lý D0 Đƣờng kính gốc (cm) DVMTR Dịch vụ môi trƣờng rừng HVN Chiều cao vút ngọn (m) QĐ Quyết định QPN Quy phạm Ngành BV & PTR Bảo vệ và phát triển rừng ÔTC Ô tiêu chuẩn PTNT Phát triển nông thôn UBND Ủy ban nhân dân GEF Quỹ môi trƣờng toàn cầu TTg Thủ tƣớng Chính phủ NPV Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng IRR Tỷ lệ hoàn vốn nội tại FAO Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc WHO Tổ chức y tế thế giới WB Ngân hàng thế giới
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1.1 Tiêu chuẩn đánh giá cấp phẩm chất lô cây rừng 21 1.2 Phân cấp mức độ tốt, trung bình, xấu 21 Diện tích rừng phòng hộ đƣợc trồng qua các năm trên địa bàn 4.1 35 huyện Phân loại cấp xung yếu phục vụ cho trồng rừng phòng hộ trên 4.2 36 địa bàn huyện 4.3 Phân loại thực bì trồng rừng phòng hộ trên địa bàn huyện 38 4.4 Độ dốc trồng rừng phòng hộ trên địa bàn huyện 39 4.5 Tỷ lệ các loài cây đƣợc trồng rừng phòng hộ trên địa bàn huyện 41 4.6 Diện tích loài cây đƣợc trồng phòng hộ theo vùng xung yếu (ha) 42 4.7 Cơ cấu nguồn vốn và kết quả thực hiện trên địa bàn huyện 48 4.8 Tỷ lệ cây sống tại xã Du Tiến và Bạch Đích 49 4.9 Tỷ lệ thành rừng của 2 xã Du Tiến và Bạch Đích 49 4.10 Phẩm chất cây rừng tại xã Du Tiến và Bạch Đích 50 4.11 Phân cấp cấp phẩm lô cây rừng 50 So sánh sinh trƣởng D0, Hvn của loài Thông mã vĩ 4 tuổi tại xã 4.12 51 Du Tiến 4.13 So sánh sinh trƣởng D0, Hvn của loài Thông mã vĩ 4 tuổi 52 Chỉ tiêu sinh trƣởng và tăng trƣởng về đƣờng kính D 0 của loài 4.14 53 Thông mã vĩ tuổi 4 tại 2 dạng lập địa Chỉ tiêu sinh trƣởng và tăng trƣởng về chiều cao Hv vn của loài 4.15 54 Thông mã vĩ tuổi 4 tại xã Du Tiến và Bạch Đích 4.16 Suất đầu tƣ trồng rừng cho 1 ha 56 4.17 Nhu cầu lao động trong chù kỳ trồng trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng 57 4.18 Tổng suất đầu tƣ cho 1 ha 58 4.19 Dự báo hiệu quả của chu kỳ sản xuất 59 4.20 Chi phí và thu nhập cho 1 ha 60 TỔNG SỐ: 22 bảng
- viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang Diện tích rừng trồng phòng hộ đƣợc trồng qua các năm trên 4.1 35 địa bàn huyện 4.2 Phân loại cấp xung yếu phục vụ trồng rừng phòng hộ 37 4.3 Phân loại cấp thực bì trồng rừng phòng hộ 38 4.4 Độ dốc trồng rừng phòng hộ 39 4.5 Tỷ lệ các loài cây đƣợc trồng rừng phòng hộ (ha) 41 4.6 Tỷ lệ các loài cây phân theo vùng xung yếu 42 Sinh trƣởng và tăng trƣởng về đƣờng kính (D0) tại 2 xã Du 4.7 53 Tiến và Bạch Đích Sinh trƣởng và tăng trƣởng về chiều cao vút ngọn (HVn) tại 2 4.8 54 xã Du Tiến và Bạch Đích TỔNG SỐ: 8 biểu đồ
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tỉnh Hà Giang có đặc điểm địa lý, địa hình và điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù, nên ngành lâm nghiệp và tài nguyên rừng của tỉnh có ảnh hƣởng rất lớn đối với cuộc sống và sinh kế của ngƣời dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Với phần lớn diện tích đất tự nhiên (788.437 ha chiếm 88,63%) là đất dốc từ 15 độ trở lên, nên nếu thiếu rừng cây che phủ, điều kiện sinh thái và sản xuất nông nghiệp của tỉnh sẽ bị ảnh hƣởng nghiêm trọng với mức độ rủi ro mùa màng cao. Điều đó cho thấy, tự thân ngành lâm nghiệp mà yếu tố chủ đạo là rừng trở thành “trụ đỡ” cho nền nông nghiệp, đồng thời còn là mái nhà sinh thái của vùng thƣợng nguồn, nơi tiềm ẩn nhiều thiên tai và rủi ro. Trong những năm qua, thông qua các chƣơng trình 327, 661 và chƣơng trình bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020, tỉnh Hà Giang đã đƣợc Chính phủ hỗ trợ công tác bảo vệ và phát triển rừng đặc biệt là diện tích rừng phòng hộ. Một trong những huyện đƣợc tỉnh Hà Giang ƣu tiên đầu tƣ phát triển rừng phòng hộ là huyện Yên Minh, đây là huyện có địa hình bị chia cắt, độ dốc lớn, là lƣu vực của các sông suối lớn chảy về các dòng sông chính trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn 2011 - 2015, huyện Yên Minh đã đƣợc đầu tƣ trồng 4.147,2 ha từ chƣơng trình bảo vệ và phát triển rừng, góp phần nâng cao độ che phủ rừng lên 35,6%. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực kế hoạch trồng rừng phòng hộ còn bộc lộ nhiều hạn chế nhƣ chất lƣợng rừng, diện tích rừng trồng thành rừng, tỷ lệ cây sống, tình hình sinh trƣởng của các loài cây... chƣa đƣợc đánh giá nhằm đƣa ra các giải pháp phù hợp để nâng cao chất lƣợng rừng trồng. Để góp phần giải quyết những tồn tại nêu trên, đề tài “Đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2011 - 2015 tại huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang” đã đƣợc thực hiện. Phƣơng hƣớng của đề tài là tiến hành đánh giá đầu vào, kết quả đầu ra về chất lƣợng và hiệu quả. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện kết quả của hoạt động trồng rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Yên Minh.
- 2 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Các nghiên cứu về đánh giá kết quả trồng rừng Hoạt động trồng rừng của huyện Yên Minh đƣợc tổ chức thực hiện theo phƣơng thức của dự án. Vì vậy, dƣới đây tóm tắt một số nét chính có liên quan đến các nghiên cứu về đánh giá kết quả trồng rừng của dự án. Theo Cleland và King (1975) [45]: Dự án là sự kết hợp giữa các yếu tố nhân lực và trí lực trong một thời gian nhất định để đạt đƣợc mục tiêu cụ thể. Vấn đề quan trọng đƣợc đặt ra là dự án phải có mục tiêu nhất định và quá trình thực hiện dự án phải hƣớng tới các mục tiêu đó. Theo Clipdap [dẫn Ngọc Lê Huy, 2002] [20]: Dự án là một tập hợp các hoạt động để giải quyết một vấn đề hay hoàn thiện một trạng thái đặc biệt nào đó. Nội dung đƣợc nhấn mạnh ở đây là các hoạt động có tính định hƣớng của dự án để giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó. Theo tài liệu hội thảo PIMES (Hội chữ thập đỏ, 2002, Chƣơng trình phòng ngừa thảm họa) [13] đã đƣa ra hai khái niệm: Dự án là quá trình gồm các hoạt động đã đƣợc lập kế hoạch nhằm đạt đƣợc những thay đổi mong muốn hoặc đạt đƣợc một mục tiêu cụ thể nào đó; Dự án là quá trình phát triển có kế hoạch, đƣợc thiết kế nhằm đạt đƣợc mục tiêu cụ thể với khoản ngân sách xác định trong thời gian xác định. Thông thƣờng, trong vòng 3 hoặc 5 năm sau khi kết thúc dự án các Bộ hay Công ty độc lập sẽ tiến hành đánh giá dự án. Tâm điểm là đánh giá tác động và tính bền vững của dự án so với mục tiêu ban đầu. Trong sổ tay hƣớng dẫn Giám sát đánh giá của Ngân hàng thế giới cũng đã đƣa ra nhiều khái niệm và phƣơng pháp đánh giá tác động cho các dự án. Tuy nhiên, tất cả chỉ mang tính khái quát chung chung do đó việc áp
- 3 dụng các lý thuyết và hƣớng dẫn này cũng cần phải linh hoạt [60]. Trong quá trình thực hiện dự án, hoạt động đánh giá có thể đƣợc tiến hành vào những giai đoạn quan trọng, thƣờng gọi là đánh giá giai đoạn (Gittinger 1982) [50]. Có nhiều tác giả cho rằng, điều quan trọng là phải tiến hành đánh giá có sự tham gia của các bên có liên quan mà quan trọng nhất là ngƣời hƣởng lợi từ dự án (Theo Katherine Warnerm, Auguctamolnar jonh B. Raintree, 1989- 1991) [52]. Trƣớc những năm 1990, thuật ngữ “đánh giá dự án” mới chỉ giới hạn ở đánh giá hiệu quả dự án trong đó có hiệu lực thực thi. Từ sau năm 1990 các hoạt động đánh giá đƣợc thực hiện đã bao gồm cả đánh giá tác động dự án, tức là xem xét các hoạt động của dự án đó có bền vững sau khi dự án kết thúc không (John et al, 2000) [51]. Hiện nay, việc đánh giá tác động đƣợc coi nhƣ bắt buộc đối với tất cả các hoạt động đánh giá, bao gồm tất cả các thay đổi về sinh thái, văn hoá - xã hội, kinh tế, kỹ thuật, thể chế và chính sách đem lại bởi các hoạt động của một chƣơng trình, dự án. FAO (1979) [48] đã xuất bản tài liệu “Phân tích các dự án Lâm nghiệp” do Hans M - Gregersen và Amoldo H. Contresal biên soạn. Đây là tài liệu giảng dạy dùng cho các địa phƣơng mà tổ chức FAO có đầu tƣ dự án trồng rừng và phát triển lâm nghiệp; tài liệu này tƣơng đối đầy đủ và phù hợp với điều kiện đánh giá hiệu quả các dự án lâm nghiệp ở các nƣớc đang phát triển, trong đó có nƣớc ta. Thành quả đầu tiên về đánh giá hiệu quả phát triển rừng phải kể đến là sự công bố phần mềm có tên là EVALUE của Cục Nông nghiệp Mỹ vào năm 1980. Báo cáo đánh giá của Winconsin Woodland, Michael Luedeke và Jeff Martin (1996) [dẫn Trần Xuân Thiệp, 1996] [38] đây là phần mềm cho phép ngƣời sử dụng đánh giá đƣợc hiệu quả đầu tƣ cho các Dự án trồng rừng. Tuy nhiên, chƣơng trình máy tính này chỉ dừng lại ở mức đánh giá hiệu quả tài
- 4 chính thông qua các chỉ tiêu NPV, IRR,... Các tác giả cũng khuyến nghị thêm rằng hoạt động đánh giá tài chính đơn thuần chỉ nên sử dụng cho các công ty kinh doanh mà lợi nhuận kinh tế là yếu tố hàng đầu, còn đối với các Dự án đầu tƣ mang nhiều yếu tố xã hội thì nên cân nhắc việc đánh giá hiệu quả cả xã hội và môi trƣờng. FAO (1990, 1997) [55] [58] cũng nhấn mạnh việc đánh giá hiệu quả xã hội và môi trƣờng khi đƣa ra các báo cáo tham luận về lâm nghiệp xã hội, lâm nghiệp cộng đồng. Cũng theo FAO (1996) [57], một Dự án lâm nghiệp dù có đạt đƣợc hiệu quả tài chính cao (NPV, IRR, BCR,…) nhƣng chƣa đạt đƣợc hiệu quả xã hội là (giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, nâng cao trình độ dân trí,…), và hiệu quả môi trƣờng (không gây ô nhiễm môi trường, xói mòn đất,…) thì không đƣợc coi là một Dự án bền vững. Việc ký kết Nghị định thƣ Kyoto cũng nhƣ việc thành lập Quỹ môi trƣờng toàn cầu (GEF) năm 1997 càng đề cao vai trò của việc đánh giá hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trƣờng của một Dự án đầu tƣ, đặc biệt các Dự án trồng rừng. Theo khuyến nghị của nhiều chuyên gia thì cần phải có hoạt động đánh giá môi trƣờng riêng rẽ bao gồm tất cả các chỉ tiêu phản ánh ảnh hƣởng tích cực hay tiêu cực của các Dự án trồng rừng đến môi trƣờng nhƣ mức độ xói mòn đất, khả năng ngăn ngừa thiên tai, độ che phủ rừng, sự hấp thụ và phát thải CO2. Nếu nhƣ việc đánh giá Dự án đƣợc tiến hành sau khi thực hiện Dự án đƣợc một số năm hoặc đã kết thúc, nhằm đƣa ra những kết quả, làm rõ những thành công hay thất bại và rút ra những bài học kinh nghiệm để quản lý chu kỳ tiếp theo trong tƣơng lai của Dự án, thì việc đánh giá hiệu quả Dự án, đặc biệt là Dự án đầu tƣ lâm nghiệp đƣợc hình thành từ yêu cầu khách quan về sự phát triển bền vững của Rừng - Môi trƣờng - Con ngƣời. Ngoài hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trƣờng của quá trình đầu tƣ, thông qua quá trình đánh giá thực trạng và hiệu quả phát triển rừng của Dự án giúp chúng ta định lƣợng
- 5 đƣợc những tổn thất, những tái tạo về rừng và môi trƣờng do tác động của Dự án đem lại, từ đó làm cơ sở cho việc tính toán mức chi phí cần thiết cho bảo vệ rừng, điều chỉnh các hoạt động thực tiễn phù hợp, đảm bảo có lợi cho môi trƣờng từ bảo vệ và phát triển rừng mang lại. Năm 2003, Tổ chức nghiên cứu cao cấp về phát triển quốc tế Nhật Bản đã đề xuất việc đánh giá hiệu quả đầu tƣ Dự án không chỉ tập trung so sánh kết quả đầu ra với đầu vào của Dự án mà còn phải xem xét những ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực, hiện tại và tƣơng lai, thậm chí là những ảnh hƣởng gián tiếp phát sinh từ những ảnh hƣởng trực tiếp. Vì vậy trong quá trình đánh giá hiệu quả Dự án, việc thiết kế phƣơng pháp và câu hỏi nên chia thành 2 nhóm vấn đề chính: Các vấn đề đan xen (chính sách, kỹ thuật, môi trường, văn hóa - xã hội, thể chế - quản lý và kinh tế - tài chính) và phân loại tác động thành 4 nhóm: tích cực/tiêu cực và mong đợi/không mong đợi. Theo FAO (1987) [47], hƣớng dẫn đánh giá hiệu quả kinh tế các Dự án quản lý lƣu vực, thì đánh giá về mặt kinh tế thƣờng đƣợc dùng để phân tích các lợi ích và chi phí của xã hội, nên các lợi ích và chi phí đó phải đƣợc tính cho suốt thời gian mà chúng còn có tác dụng, nhất là đối với Dự án trồng rừng, phải sau khoảng thời gian dài thì chúng mới cho sản phẩm, đồng thời lại có những tác động về mặt môi trƣờng có thể còn có tác dụng trong một thời gian dài sau khi kết thúc Dự án. Vậy cần vận dụng khoảng thời gian nào để đánh giá thì thích hợp là câu hỏi đang đƣợc đạt ra. Theo Lyn Squyre trong tài liệu “Phân tích kinh tế Dự án” [54] đã chỉ ra rằng, trong trƣờng hợp các chi phí hoặc lợi ích môi trƣờng kéo dài trong tƣơng lai thì các lợi ích và chi phí đó phải đƣợc đƣa vào phân tích. Không phải là Dự án đã kết thúc về mặt hành chính mà chúng ta bỏ qua các lợi ích và chi phí về môi trƣờng. Tuy nhiên, trên thực tế vấn đề tỷ suất chiết khấu và lý do muốn giản đơn việc tính toán đã làm cho nhiều ngƣời chọn thời hạn
- 6 phân tích và đánh giá ngắn hơn nhiều. Đối với các Dự án trồng rừng thì thì thời hạn đánh giá phải đủ lớn (chừng khoảng 10-15 năm) để thấy đầy đủ và rõ ràng các lợi ích và chi phí kinh tế. Việc nghiên cứu về ảnh hƣởng của rừng trồng đến môi trƣờng đã đƣợc nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định vai trò to lớn của rừng trồng đặc biệt là rừng trồng phòng hộ đầu nguồn. Các chức năng phòng hộ của rừng bao gồm cả việc giữ đất và do đó kiểm soát xói mòn và quá trình lắng đọng bùn cát, điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt, cung cấp nguồn nƣớc, kiểm soát chất lƣợng nƣớc... Các nghiên cứu của các tác giả cũng quan tâm nhiều tới vai trò của rừng trong việc phòng hộ môi trƣờng, đề cập tới vấn đề dinh dƣỡng đất, chế độ nƣớc, khả năng ngăn cản xói mòn, dòng chảy. Theo Zhang và cộng sự (2007) [dẫn Trần Trung Thành, 2010] [37] cho rằng, rừng trồng có ảnh hƣởng đối với dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm cho nên nó gây ảnh hƣởng đối với độ mặn của nƣớc sông suối trong lƣu vực, cần ƣu tiên lựa chọn vùng trồng rừng cho hợp lý trên quan điểm quản lý nguồn nƣớc. Nghiên cứu sử dụng đất rừng phòng hộ đầu nguồn cũng đƣợc quan tâm. Các mô hình sử dụng đất đã đƣợc xây dựng có thể kể tới nhƣ: mô hình du canh của Conklin, 1975; tiếp đó là phƣơng thức Taungya đƣợc U.Pankle đề xuất năm 1806. Phƣơng thức Taungya của Pankle là trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày vào rừng Tếch chƣa khép tán. Đến năm 1977 King đã đề xuất phƣơng thức nông lâm kết hợp thay thế cho phƣơng thức Taungya [ dẫn Hà Thị Mừng, 2009] [24]. Các giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn cũng đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Các tác giả chủ yếu quan tâm tới các vấn đề nhƣ tái sinh rừng nhiệt đới, tổ thành cây tái sinh có khác biệt hay giống với
- 7 tầng cây cao nhƣ các tác giả: Mibbread, 1930; Richards, 1933, 1939,1965; Aubrerrille, 1983 [dẫn theo 11]. Các phƣơng thức kỹ thuật lâm sinh xử lý nhằm xúc tiến tái sinh rừng nhiệt đới cũng đƣợc nghiên cứu bởi nhiều tác giả nhƣ Kennedy, 1935; Lancaster, 1953 [dẫn Nguyễn Thị Oanh, 2012] [25] v.v.. Trong những năm gần đây, Trung tâm Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR) đã tiến hành nghiên cứu về quản lý lập địa và sản lƣợng rừng cho rừng trồng ở các nƣớc nhiệt đới. CIFOR đã tiến hành nghiên cứu trên các đối tƣợng là Bạch đàn, Thông, Keo trồng thuần loài tại các dạng lập địa ở các nƣớc Brazil, Công gô, Nam Phi, Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ và nay bắt đầu nghiên cứu ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biện pháp xử lý lập địa khác nhau và các loài cây trồng khác nhau đã có ảnh hƣởng rất khác nhau đến một số yếu tố độ phì đất, cân bằng nƣớc, sự phân huỷ thảm mục và chu trình dinh dƣỡng khoáng. 1.1.2. Các biện pháp kỹ thuật xây dựng và các mô hình rừng phòng hộ Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, một số nƣớc trên thế giới đã áp dụng phƣơng pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, trồng bổ sung, bảo vệ ngăn ngừa các tác động xấu tới rừng. Tại Malaysia đã xây dựng rừng nhiều tầng với việc sử dụng 2 loài cây trồng khác nhau [dẫn Ngọc Lê Huy, 2012] [20]. Nhật Bản cũng đã tạo rừng nhiều tầng bằng cách khai thác rừng theo băng rộng 4-5 m và sau đó trồng mới vào các băng rừng đã chặt. Biện pháp kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ ven biển cũng đƣợc quan tâm nghiên cứu [dẫn Ngọc Lê Huy, 2012] [20]. Các công trình nghiên cứu của V.A Lômitcôsku (1809), Dokuchaep (1982), X. A Timiriazep (1983, 1909, 1911) [ dẫn Nguyễn Thế Hƣng, 2003] [19] đều cho rằng trên các hoang mạc muốn cải thiện tiểu khí hậu và cải tạo đất phải trồng rừng phòng hộ thành hệ thống đai theo mạng lƣới ô vuông, có kết cấu kín, có hỗn giao nhiều tầng.
- 8 Ở Trung Quốc và các nƣớc Trung Đông, miền Đông và Tây Châu Phi thì Phi lao đƣợc coi là loài cây chủ đạo trồng trên các vùng cát thành các hệ thống đai có chiều rộng ít nhất ít nhất 100 - 200 m. Sau đai rừng Phi lao là các đai rừng hỗn giao hoặc thuần loài của Bạch đàn, Keo, Thông nhựa, phía trong cùng sau các đai rừng dùng để canh tác nông nghiệp [dẫn Ngọc Lê Huy, 2012] [20]. 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Các nghiên cứu về đánh giá kết quả trồng rừng Từ những năm 1990 trồng rừng ở nƣớc ta đã đƣợc Chính phủ và ngành lâm nghiệp hết sức chú trọng, điển hình là chƣờng trình 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc và đến năm 1998 chƣơng trình trồng mới 5 triệu ha rừng đƣợc Quốc Hội thông qua đã đánh giá một bƣớc ngoặt quan trọng trong công tác phục hồi và phát triển rừng, bên cạnh đó nhiều chƣơng trình, Dự án của các tổ chức quốc tế đã quan tâm đầu tƣ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam. Từ đó, đã có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu, đánh giá về sinh trƣởng, tăng trƣởng, phát triển rừng trồng ở Việt Nam. Dƣới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu về rừng trồng đã đƣợc thực hiện ở nƣớc ta. Năm 1983- 1985 Nguyễn Xuân Quát; Vũ Văn Mễ và Đoàn Bổng đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Bƣớc đầu xác định cây trồng cho các vùng kinh tế lâm nghiệp” [28]. Kết quả đề tài đã tổng hợp cơ cấu cây trồng cho 9 vùng kinh tế lâm nghiệp, trong đó có một số loài cây bản địa. Nguyễn Xuân Quát (1996) [29] đã nghiên cứu “Sử dụng đất tổng hợp và bền vững”, kết quả đã đƣa ra đƣợc các mô hình sử dụng đất tổng hợp và bền vững, khoanh nuôi và phục hồi rừng Việt Nam, bƣớc đầu đề xuất tập đoàn cây trồng thích ứng cho các mô hình này. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2003) [24] cũng đã có nghiên cứu xác định phạm vi phân bố và vùng tiềm năng trồng rừng của một số loài cây dựa vào nhu cầu khí hậu.
- 9 Theo Phạm Xuân Hoàn (2000) [dẫn Nguyễn Xuân Quát, Vũ Văn Mễ và Đoàn Bổng, 1983-1985] [28], mƣời loài cây bản địa, bao gồm: Gội trắng, Re hƣơng, Nhội, Trám, Sấu, Lát hoa, Lim xanh, Lim xẹt, Dẽ và Kim giao đã đƣợc đƣa vào trồng dƣới tán các lâm phần Keo lá tràm và Keo tai tƣợng ở Vƣờn quốc gia Cát Bà theo phƣơng thức trồng hỗn giao thao hàng. Năm 2010 đánh giá kết quả thí nghiệm cho thấy, dƣới tán rừng Keo tai tƣợng các loài cây bản địa sinh trƣởng kém hơn dƣới tán của Keo lá tràm. Tỷ lệ sống của các loài cây bản địa trồng hỗn giao dƣới tán Keo tai tƣợng đạt 79,1%, thậm chí loài Sấu chết hoàn toàn. Trong khi đó dƣới tán Keo lá tràm, tỷ lệ này là 95,3%. Lƣợng tăng trƣởng thƣờng xuyênvà tăng trƣởng bình quân của cây bản địa dƣới tán Keo lá tràm cao hơn. Nguyễn Bá Chất (1995) [6] đã nhận thấy việc chọn loài phối hợp với Lát hoa đang còn khoảng trổng cơ sở lý luận và thực tiễn. Thí nghiệm trồng hỗn giao Lát hoa với loài Trai, Nghiến, Bứa… ở tuổi 5 chƣa thấy có ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của Lát hoa. Khi so sánh sinh trƣởng của 18 loài cây trồng bản địa và nhập nội (trong đó có Giổi xanh, Lát hoa, cùng với Bạch đàn) trồng thử nghiệm thuần loài tại 5 tỉnh miền núi phía bắc, Hoàng Văn Sơn (1996) nhận thấy hầu hết các loài đều có tỷ lệ sống thấp và chúng không thích hợp với việc phát quang thực bì khi trồng. Năm 2008, Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Trung Trung Bộ đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu đánh giá kết quả trồng rừng cây bản địa lá rộng vùng Trung Trung bộ - Việt Nam” [26], với các phƣơng thức trồng thuần loài, trồng hỗn giao cây bản địa với cây bản địa, cây bản địa với các loại Keo, cây bản địa trồng hỗn giao với Thông, trồng dƣới tán rừng, trồng trên đất trống… và trồng theo nhiều công thức trồng khác nhau, trên nhiều loại đất khác nhau: Trồng theo băng, trồng theo rạch, trồng theo đám, trồng theo các công thức và mật độ khác nhau trên đất trống v.v. Trên cơ sở điều tra và nghiên cứu cụ thể
- 10 về diện tích, trữ lƣợng, chất lƣợng rừng trồng, tăng trƣởng của rừng để đánh giá khả năng phòng hộ và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn vùng Trung Trung bộ. Đề tài đã kết luận: Bên cạnh những loài sinh trƣởng tốt, có triển vọng gây trồng cũng còn nhiều loài đã bộc lộ nhiều nhƣợc điểm, một số cây bản địa không phù hợp, sinh trƣởng kém, khả năng thành rừng thấp, phƣơng thức trồng chƣa hợp lý, hạn mức đầu tƣ còn nhiều hạn chế dẫn đến kết quả thành rừng chƣa cao. Trong công trình nghiên cứu “Đánh giá sinh trƣởng và hiệu quả kinh tế, xã hội của việc trồng Keo lai (Acacia auriculiformis x Acacia mangium) làm nguyên liệu giấy tại Đăk Lăk và Đăk Nông” của tác giả Đặng Văn Dung đăng trên tạp chí khoa học lâm nghiệp số 2/2008 [8]; Tác giả khẳng định, trữ lƣợng trung bình của dòng Keo lai BV10 sau 6 năm tuổi có thể đạt 166,82 m3/ha; mức lãi cao nhất có thể đạt đƣợc là 32.124.063 đồng/ha. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ giới hạn ở những điều kiện lập địa hẹp của tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông. Bên cạnh các nghiên cứu về phục hồi rừng bằng phƣơng pháp trồng mới, thì các nghiên cứu về khoanh nuôi tái sinh rừng đã đƣợc quan tâm nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ 20. Điển hình và tiêu biểu là nghiên cứu về tái sinh của Viện Điều tra quy hoạch rừng từ năm 1962 đến năm 1969, đã điều tra tái sinh tự nhiên theo các "loại hình thực vật ƣu thế" rừng thứ sinh ở Yên Bái (1965), Hà Tĩnh (1966), Quảng Bình (1969) và Lạng Sơn (1969). Đáng chú ý là kết quả điều tra tái sinh tự nhiên ở vùng sông Hiếu (1962- 1964). Với sự trợ giúp của chuyên gia Trung Quốc. Ô tiêu chuẩn đƣợc lập với diện tích 2000m2 cho từng trạng thái. Đo đếm tái sinh trên ô dạng bản có diện tích từ 100 - 125m2, kết hợp điều tra theo tuyến. Từ đó tiến hành phân chia trạng thái rừng và đánh giá tái sinh. Từ kết quả điều tra tái sinh, dựa vào mật độ cây tái sinh, Vũ Đình Huề (1969) [17], đã phân chia khả năng tái sinh rừng
- 11 thành 5 cấp: rất tốt, tốt, trung bình, xấu và rất xấu. Nhìn chung nghiên cứu này mới chỉ chú trọng đến số lƣợng mà chƣa đề cập đến chất lƣợng cây tái sinh. Cũng từ kết quả điều tra trên, Vũ Đình Huề (1975) [18], đã tổng kết và rút ra nhận xét, tái sinh tự nhiên rừng miền Bắc Việt Nam mang những đặc điểm tái sinh của rừng nhiệt đới. Dƣới tán rừng nguyên sinh, tổ thành loài cây tái sinh tƣơng tự nhƣ tầng cây gỗ dƣới tán rừng thứ sinh tồn tại nhiều loài cây gỗ mềm kém giá trị và hiện tƣợng tái sinh theo đám đƣợc thể hiện rõ nét tạo nên sự phân bố số cây không đồng đều trên mặt đất rừng. Với những kết quả đó, tác giả đã xây dựng biểu đánh giá tái sinh áp dụng cho các đối tƣợng rừng lá rộng, miền Bắc nƣớc ta. Đánh giá vai trò tái sinh và phục hồi rừng tự nhiên ở các vùng miền Bắc, Trần Xuân Thiệp [39], nghiên cứu tập trung vào sự biến đổi về lƣợng, chất lƣợng của tái sinh tự nhiên và rừng phục hồi. Qua đó, tác giả kết luận: Rừng phục hồi vùng Đông Bắc chiếm trên 30% diện tích rừng hiện có, lớn nhất so với các vùng khác. Khả năng phục hồi hình thành các rừng vƣờn, trang trại rừng đang phát triển ở các tỉnh trong vùng. Rừng Tây Bắc phần lớn diện tích rừng phục hồi sau nƣơng rẫy, diễn thế rừng ở nhiều vùng xuất hiện nhóm cây ƣa sáng chịu hạn hoặc rụng lá, kích thƣớc nhỏ và nhỡ là chủ yếu và nhóm cây lá kim rất khó tái sinh phục hồi trở lại do thiếu lớp cây mẹ... Đặng Kim Vui (2002) [41], khi nghiên cứu cấu trúc rừng phục hồi sau nƣơng rẫy ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên với đối tƣợng là rừng phục hồi tự nhiên ở các giai đoạn tuổi khác nhau, đã nghiên cứu về cấu trúc tổ thành loài, cấu trúc dạng sống, cấu trúc hình thái, mật độ, độ phủ,... của các trạng thái rừng và kết luận: Tổng số loài cây của hệ sinh thái rừng phục hồi giảm dần khi giai đoạn tuổi tăng lên, đồng thời số loài cây gỗ tăng dần, số loài cây cỏ, cây bụi giảm nhanh. Theo quá trình phục hồi, trạng thái rừng có sự thay đổi về tầng thứ và thành phần thực vật ở các tầng, ở giai đoạn cuối của
- 12 quá trình phục hồi (từ 10 - 15 tuổi) rừng có cấu trúc 5 tầng rõ rệt. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả phục hồi rừng sau nƣơng rẫy. Nghiên cứu sự biến động về mật độ và tổ thành loài tái sinh trong các trạng thái thực bì ở tỉnh Quảng Ninh, Nguyễn Thế Hƣng (2003) [19], nhận xét trong lớp cây tái sinh tự nhiên ở rừng non phục hồi thành phần loài cây ƣa sáng cực đoan giảm nhƣờng chỗ cho nhiều loài cây ƣa sáng sống định cƣ và có đời sống dài chiếm tỉ lệ lớn, thậm chí trong tổ thành cây tái sinh đã xuất hiện một số loài chịu bóng sống dƣới tán rừng nhƣ Bứa, Ngát. Sự có mặt với tần số khá cao của một số loài ƣa sáng định cƣ và một số loài chịu bóng là dấu hiệu chuyển biến tích cực của diễn thế rừng. Tác giả kết luận khả năng tái sinh tự nhiên của các trạng thái thực vật có liên quan nhiều đến độ che phủ, mức độ thoái hoá của thảm thực vật, phƣơng thức tác động của con ngƣời và tổ thành loài trong quần xã. Ở Quảng Ninh rừng thứ sinh có mức độ tái sinh trung bình với các loài khá phong phú. Những dạng thảm mới phục hồi hoặc ở mức độ thái hoá chƣa cao có khả năng tái sinh tự nhiên rất tốt bằng các hình thức tái sinh phong phú. Tuy nhiên, cây có triển vọng thuộc nhóm loài ƣa sáng còn chiếm tỉ lệ cao trong các quần xã này. Nghiên cứu về rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên trên đất sau nƣơng rẫy ở tỉnh Sơn La tác giả Lê Đồng Tấn (2003) [35][36], cho biết kết cấu tổ thành rừng thứ sinh phục hồi sau nƣơng rẫy khá đơn giản. Đƣợc thể hiện ở hệ số tổ thành của tổ hợp loài ƣu thế cao, nhiều nơi chỉ 2 đến 3 loài đã chiếm ƣu thế tuyệt đối. Phân bố cây trên mặt đất là phân bố ngẫu nhiên, nhng đối với từng loài cây thì là phân bố cụm. Phục hồi đất sau canh tác nƣơng rẫy còn ít đƣợc quan tâm nghiên cứu. Lê Đồng Tấn (1999) [34], đã nghiên cứu một số tính chất hoá học và dinh dƣỡng của đất qua các giai đoạn diễn thế phục hồi rừng tự nhiên trên đất sau nƣơng rẫy
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn