Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá một số mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ do dự án DANIDA xây dựng tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá được một số mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ do dự án DANIDA xây dựng tại VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Đề xuất được loài cây, mô hình và kỹ thuật trồng cây lâm sản ngoài gỗ có triển vọng tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá một số mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ do dự án DANIDA xây dựng tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ----------------------------- NGUYỄN VĂN TUẤN ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG CÂY LÂM SẢN NGOÀI GỖ DO DỰ ÁN DANIDA XÂY DỰNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2011
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ----------------------------- NGUYỄN VĂN TUẤN ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG CÂY LÂM SẢN NGOÀI GỖ DO DỰ ÁN DANIDA XÂY DỰNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng Mã số: 60.62.68 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VÕ ĐẠI HẢI Hà Nội, 2011
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng mang lại nhiều giá trị, từ xưa tới nay, khi nhắc tới giá trị kinh tế của rừng người ta thường nói “Giá trị của rừng bao gồm giá trị gỗ và lâm sản ngoài gỗ”. Tuy đây là một cách hiểu chưa đầy đủ về những giá trị của rừng nhưng có thể thấy con người đã rất coi trọng giá trị cung cấp LSNG của rừng. Ở Việt Nam, LSNG đã được khai thác, sử dụng nhiều từ thời cổ đại và nhiều loại LSNG được coi là những sản vật quý của đất nước như Linh chi, Nhân sâm,... LNSG có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng các dân tộc miền núi. Giá trị LSNG của rừng được thể hiện như rừng cung cấp lương thực (củ Mài, củ Gạo,…), thực phẩm (Nấm, măng, rau rừng,…), cung cấp thảo dược chữa bệnh (Nhân sâm, Hà thủ ô, Linh chi,…), cung cấp nguyên vật liệu xây dựng, làm đồ gia dụng, đan lát (các loại tre nứa, song mây),... Nhận thức được vai trò và vị trí của các loài LSNG đối với phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, Nhà nước đã có nhiều chính sách quan tâm hỗ trợ để bảo tồn và phát triển các loài cây LSNG, trong đó Quyết định số 2366/QĐ-BNN-LN ngày 17/8/2006 của Bộ NN&PTNT về việc phê duyệt đề án bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006 - 2020 là một trong những chính sách quan trọng thể hiện sự quan tâm của Nhà nước tới vấn đề này, theo đó đến năm 2020, lâm sản ngoài gỗ trở thành một phân ngành sản xuất trong lâm nghiệp, đạt được một số chỉ tiêu: giá trị sản xuất lâm sản ngoài gỗ chiếm trên 20% trong giá trị sản xuất lâm nghiệp; giá trị xuất khẩu tăng bình quân 10-15%, đến năm 2020 đạt 700-800 triệu USD/năm (bằng 30-40% giá trị xuất khẩu gỗ); thu hút 1,5 triệu lao động nông thôn miền núi vào việc thu hái, sản xuất, kinh doanh lâm sản ngoài gỗ; thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ chiếm 15-20% trong kinh tế hộ gia đình nông thôn miền núi. Vùng lõi VQG Xuân Sơn nằm gọn trong địa giới hành chính của xã Xuân Sơn và một phần của xã Kim Thượng, Xuân Đài, Đồng Sơn với 10 thôn bản,
- 2 522 hộ dân cùng 2.730 nhân khẩu. Số dân cư này chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu là người Dao và người Mường. Các dân tộc này đã sống ở đây từ rất lâu đời và cuộc sống của họ chủ yếu dựa vào rừng, phần lớn các hộ gia đình đều ở mức đói nghèo (xã Xuân Sơn có tỷ lệ số hộ nghèo cao nhất trong huyện Tân Sơn). Trong những năm qua, tình hình vi phạm trái phép của cộng đồng vào tài nguyên rừng như tình trạng đốt nương làm rẫy, săn bắn động vật hoang dã, khai thác gỗ trái phép thường xuyên xảy ra gây nguy hại rất lớn tới công tác bảo tồn của VQG. Mặc dù cộng đồng cũng ý thức được việc làm của mình là vi phạm pháp luật và làm tổn hại tới tài nguyên rừng nhưng vì cuộc sống đói nghèo lại không có công việc gì có thể đảm bảo cuộc sống nên họ vẫn thực hiện các hành vi vi phạm. Nhận rõ được những thách thức đó, nhằm tạo ra một nguồn sinh kế mới cho người dân các xã quanh VQG Xuân Sơn từ đó giảm áp lực vào tài nguyên rừng và đảm bảo quản lý rừng bền vững dự án DANIDA với sự tài trợ của Đại sứ quán Vương quốc Đan Mạch tại Việt Nam đã xây dựng được 5 mô hình trồng cây LSNG với các loài cây chủ yếu như: Rau Sắng, khoai Tầng, Chuối phấn,… Dự án được triển khai thực hiện từ năm 2008 trên địa bàn 2 xã vùng đệm là Minh Đài, Xuân Đài và xã Xuân Sơn thuộc vùng lõi Vườn quốc gia Xuân Sơn - huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ. Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, kết quả bước đầu cho thấy các mô hình này đã có tác động tích cực trong việc cải thiện sinh kế và nhận thức cho cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, cho tới nay, vẫn chưa có một đánh giá, tổng kết các mô hình này làm cơ sở cho việc đề xuất mở rộng. Xuất phát từ những lý do đó, đề tài “Đánh giá một số mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ do dự án DANIDA xây dựng tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ” được thực hiện là thực sự cần thiết, nhằm lựa chọn được loài cây, kỹ thuật trồng cây LSNG có triển vọng nhất cho khu vực.
- 3 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái niệm lâm sản ngoài gỗ Đã có nhiều những tên gọi khác nhau về lâm sản ngoài gỗ đang được sử dụng rộng rãi hiện nay như: lâm sản phụ, lâm sản phi gỗ, sản phẩm rừng không phải là gỗ... Hầu hết mọi người đều có cùng quan điểm coi các khái niệm trên là đồng nhất, để chỉ các sản phẩm của rừng không phải là gỗ như: động vật rừng, các cây dược liệu, các sản phẩm từ cây rừng không phải là gỗ, các sản phẩm phụ từ khai thác gỗ (cành, lá, gốc, rễ,...). Có nhiều tài liệu viết về lâm sản ngoài gỗ, nhưng chỉ ở những phạm vi hẹp của một loài hoặc một nhóm loài nhất định. Nhưng chưa có một công trình nào đưa ra được một khái niệm chính xác về lâm sản ngoài gỗ này. + Khái niệm về Lâm sản ngoài gỗ được đề cập chính thức vào năm 1989 do W.W.F. Theo khái niệm này: “Lâm sản ngoài gỗ bao hàm tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ, được khai thác từ rừng tự nhiên phục vụ mục đích của con người. Bao gồm các sản phẩm là động vật sống, nguyên liệu thô và củi, song mây, tre nứa, gỗ nhỏ và sợi” (The Economic value of Non-timber Forest products in Southeast asia - W.W.F - 1989). Hiện nay trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về LSNG nhưng thông dụng hơn cả là định nghĩa do Hội đồng Lâm nghiệp Tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp quốc (FAO) thông qua năm 1999: “Lâm sản ngoài gỗ (Non - timber forest products - NTFP, hoặc Non - wood forest products - NWFP) bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất có rừng và từ cây gỗ ở ngoài rừng”. Như vậy, lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ được khai thác từ rừng (cả rừng tự nhiên và rừng trồng) phục vụ mục đích của con người. Có thể kể ra một số LSNG chính như các loài thực vật, động vật dùng làm
- 4 thực phẩm, làm dược liệu, tinh dầu, nhựa sáp, nhựa dính, nhựa dầu, cao su, tanin, màu nhuộm, chất béo, song mây, tre nứa, cây cảnh, nguyên liệu giấy, sợi... 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về LSNG 1.2.1. Trên thế giới 1.2.1.1. Nghiên cứu về phân loại, bảo tồn LSNG Công trình “Nghiên cứu về tre trúc” của Munro (1868) được coi là một trong những nghiên cứu về tre trúc đầu tiên (dẫn theo Đỗ Văn Bản, 2005) [3]. Trong công tác này tác giả đã khái quát được một cách tổng quan về họ phụ tre trúc trên thế giới. Khi nghiên cứu về “Các loại tre trúc” Gamble (1896) đã đề cập tương đối chi tiết về phân bố, hình thái và một số đặc điểm sinh thái của 151 loài tre trúc (dẫn theo Đỗ Văn Bản, 2005) có ở các nước Ấn Độ, Pakistan, Miến Điện, Malaysia và Indonesia. I. T. Haig, M.A Hubermen và U Aung Din de F.A.D (1963) với công trình “Rừng tre nứa” đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của tre trúc nứa Ấn Độ, Pakistan liên quan đến thổ nhưỡng, khí hậu và một số biện pháp xử lý lâm học, tái sinh, khai thác. S. Dransfield and E.A. Widjaja (1995) [21] đã tiến hành mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, gây trồng, sử dụng cho 75 loài tre trúc thông dụng, có giá trị ở vùng Đông Nam Á. Nhìn chung, các nghiên cứu phân loại hiện nay mới chỉ tập trung chủ yếu vào các loài LSNG có diện tích phân bố với số lượng lớn là Tre trúc, các nghiên cứu về Song mây và một số cây thuốc, cay lấy dầu nhựa,… hầu như chưa được đề cập đến. 1.2.1.2. Nghiên cứu về chọn giống, nhân giống và kỹ thuật gây trồng Zhou Fangchun (2000) [22] có đề cập đến nhân giống của một số loài tre trúc khác nhau ở Trung Quốc làm cơ sở cho việc gây trồng phát triển tre trúc.
- 5 Ở Malaysia bước đầu đã nghiên cứu tạo giống mây bằng phương pháp nuôi cây mô, đã tiến hành thí nghiệm trồng song mây dưới tán các loại rừng với các mật độ khác nhau. Malaysia và Indonesia đã xây dựng rừng mây giống phục vụ cho gieo trồng trên quy mô lớn (dẫn theo Vũ Văn Dũng và cộng sự, 2002) [7]. Xiao Jianghua (1996) đã xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sinh măng, sinh trường và phát triển của thân khí sinh là độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng, cấu trúc rừng, biện pháp lâm sinh, sâu bệnh. Đây là những nhân tố cần phải được quan tâm khi áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất măng và thân khí sinh (dẫn theo Nguyễn Quang Hưng, 2008) [11]. Zhou Fangchun (2000) [22] đã cho thấy nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm có ảnh hưởng khá rõ đến quá trình phát sinh, phát triển măng,… của nhiều loài tre trúc khác nhau, đó là những cơ sở để áp dụng các biện pháp thâm canh nhằm thúc đẩy sinh măng trái vụ ở Trung Quốc. Theo J. Dransfield và N.Manokaran, 1998 việc trồng mây nếp đã phát triển trên quy mô lớn ở Trung Quốc, phổ biến là trồng theo phương thức nông lâm kết hợp, trồng xen trong các khu rừng phục hồi và rừng trồng, cây non được trồng 1 hoặc 2 cây/cụm. Tại Quảng Đông, mây nếp được trồng thử nghiệm ở sườn đồi, thu hoạch vào năm thứ 7 cho năng suất khoảng 1,2 tấn/ha (dẫn theo Vũ Văn Dũng và cộng sự, 2002) [7]. Những năm gần đây, một số nhà khoa học đã nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học, kỹ thuật gây trồng, chế biến và tổng kết đánh giá kết quả trồng một số loài LSNG có giá trị ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, Trung Quốc, Brazils,…. (Peter Zuidema, 2001;… Marinus J.A. Werger, 2000; FAO, 2000;…) Nhìn chung, việc nghiên cứu về phân loại, mô tả hình thái, sinh thái, công dụng, tầm quan trọng cũng như đánh giá các mô hình gây trồng và phát triển LSNG trên thế giới đã có nhiều kết quả. Các kết quả đều khẳng định việc gây trồng, phát triển, sử dụng hợp lý và bền vững thì LSNG sẽ có vai trò to lớn trong việc tạo thu
- 6 nhập cho người dân miền núi, nhiều nơi còn làm nguồn thu nhập chính, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội đồng thời đóng góp rất lớn trong quá trình bảo vệ và phát triển rừng. 1.2.1.3. Nghiên cứu về thi ̣ trường LSNG Các nghiên cứu chỉ ra rằ ng, mă ̣c dù LSNG có giá tri ̣ to lớn, nhưng nhiề u người sản xuấ t LSNG la ̣i thu được hiê ̣u quả rấ t thấ p là do sự ha ̣n chế trong viê ̣c tiế p câ ̣n thông tin thi ̣trường mô ̣t cách có tổ chức hoă ̣c thiế u những giải pháp kỹ thuật phù hợp để nâng cao chấ t lượng sản phẩm theo đòi hỏi của thi ̣ trường. Để góp phầ n giải quyế t những vấ n đề trên, vào năm 1992, chương trình rừng, cây và con người (FTPP) đã phát triể n các bản hưỡng dẫn cho viê ̣c ta ̣o ra các hê ̣ thố ng thông tin thi ̣trường LSNG ở mức điạ phương và giới thiê ̣u mô ̣t số kinh nghiê ̣m về kỹ thuâ ̣t nuôi trồ ng , canh tác và phát triể n thực vâ ̣t ngoài gỗ, như phát triển rừng cung cấ p dược thảo ở Nepan, rừng cung cấ p cây ho ̣ dầ u, Tanin, cau rừa ở vùng Amazon – Brazil, rừng cung cấ p song mây ở Malaixia (dẫn theo Vũ Văn Dũng và cộng sự, 2002) [7]. 1.2.1.4. Các nghiên cứu về vai trò của LSNG Phần lớn LSNG đã trở thành sản phẩm hàng hóa nên đã mở ra triển vọng cho việc quản lý sử dụng bền vững nguồn tài nguyên rừng. Cùng với việc kinh doanh gỗ, nó đem lại nhiều lợi ích cho việc bảo vệ rừng (Wim Bergmans, 1989). Thấy rõ được vai trò của LSNG trong kinh tế và bảo vệ rừng, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học nhằm phát hiện các sản phẩm ngoài gỗ. Phần lớn các công trình nghiên cứu được thực hiện ở các nước đang phát triển trong khu vực nhiệt đới, là những nơi có tiềm năng LSNG nhất trên thế giới, nhưng lại có áp lực phá rừng mạnh mẽ nhất. Giá trị kinh tế - xã hội của LSNG thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ cung cấp lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguyên liệu thủ công mỹ nghệ, đến tạo việc làm, phát triển ngành nghề thủ công nghiệp,… Tầm quan
- 7 trọng của LSNG đối với các nước nhiệt đới đã được thừa nhận, như ở Thái Lan, trong năm 1987 đã xuất khẩu LSNG đạt giá trị 23 triệu USD và ở Indonesia cũng trong năm đó đạt tổng giá trị xuất khẩu LSNG lên tới 238 triệu USD (Tenne, 1987). Các tổ chức quốc tế như FAO (1997) [20], UICN (1999) [12] đã đưa ra bảng giá trị của LSNG so với các giá trị khác của rừng được thể hiện ở bảng 01. Bảng 1.1. Giá trị của rừng và LSNG ở một số quốc gia trên thế giới Giá trị sinh thái Giá trị lâm sản (%) Quốc gia (%) Toàn bộ Lâm sản gỗ LSNG Nhật bản 96,0 4,0 2,0 2,0 CHLB Đức 93,0 7,0 4,1 2,9 LB Nga 70,0 30,0 20,1 9,9 Phần Lan 76,0 24,0 13,4 10,6 Việt Nam 75,0 25,0 12,5 12,5 Ấn Độ 80,0 20,0 10,0 10,0 Lào 80,0 20,0 10,0 10,0 Trung Quốc 93,0 7,0 4,0 3,0 Nguồn: FAO (1997), UICN (1999) Như vậy, giá trị LSNG ở nhiều quốc gia được ước tính xấp xỉ bằng so với giá trị của gỗ. Do đó, nếu chỉ coi gỗ là nguồn thu nhập duy nhất từ rừng thì chúng ta đã bỏ lỡ một nguồn lợi khác tương đương với nó. Dưới đây là một số nghiên cứu chứng minh điều này: - Nghiên cứu của Mayer (1980) cho thấy, 60% tổng sản phẩm phi gỗ được tiêu thụ bởi người dân địa phương và không bao giờ được tính ra tiền mặt. - Ở Ấn Độ (1982) LSNG chiếm gần 40% giá trị lâm sản và 60% giá trị lâm sản xuất khẩu. Ở Indonesia (1989) thu được 436 triệu USD từ LSNG.
- 8 - Padoch (1988), Bele (1989) qua nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Rừng nhiệt đới có vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân địa phương một phần là ở khả năng cung cấp LSNG. Mayer (1988) đã tính toán rằng, một khu rừng nhiệt đới có diện tích 50.000 ha nếu được quản lý tốt sẽ cung cấp đều đặn 200 USD/ha/năm. Peter và cộng sự (1989) đã tính toán thu nhập từ gỗ và LSNG trên một ha rừng nhiệt đới vùng Amazon đạt 6.820 USD/ha/năm [19]. 1.2.1.5. Các nghiên cứu về tiềm năng và giải pháp nâng cao vai trò của LSNG Hệ sinh thái rừng nhiệt đới là một hệ sinh thái hoàn hảo và đầy đủ với khu hệ động vật và thực vật phong phú và đa dạng nhất hành tinh (Van Steenis, 1956). Vì vậy, việc tận dụng triệt để mọi tiềm năng của rừng nhiệt đới ẩm để kinh doanh toàn diện, lợi dụng tổng hợp, trong đó có kinh doanh và lợi dụng LSNG là hết sức cần thiết. Rừng nhiệt đới tuy chỉ chiếm 7% bề mặt trái đất nhưng trong đó chứa đựng gần 90% tổng số loài thực vật của trái đất (Mc Nell et al, 1990). Năm 1987, Wilson đã tìm thấy quanh một gốc cây họ đậu ở Peru có tới 43 loài kiến, thuộc 26 giống, bằng toàn bộ khu hệ kiến có mặt ở nước Anh. Tại Đông Nam á, rừng nhiệt đới và đặc biệt là rừng mưa có mức độ đa dạng sinh học rất cao. Tại Malaysia có ít nhất 40.000 loài thực vật, Indonesia có khoảng 20.000 loài, Thái Lan có 12.000 loài, số loài thực vật ở Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) là 15.000 loài. Nhằm nâng cao vai trò của LSNG một số tổ chức quốc tế tiêu biểu trong hoạt động nghiên cứu LSNG như: Tổ chức nông lương thế giới (FAO), Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), Trung tâm Nông lâm kết hợp quốc tế (ICRAF),… đã tập trung nghiên cứu vào nhóm các nghiên cứu sau:
- 9 - Khảo sát tình hình nhằm nắm được những hiểu biết chung về việc sử dụng LSNG và tầm quan trọng của LSNG ở các mức độ khác nhau (hộ gia đình, địa phương, quốc gia và quốc tế); - Phát triển công nghệ để cải thiện quá trình chế biến và sử dụng LSNG; - Nghiên cứu về canh tác LSNG; - Nghiên cứu về kinh tế, xã hội bao gồm cả nghiên cứu về thị trường LSNG. Việc quan tâm tới công nghệ sau thu hoạch thường ít ỏi, vì vậy gây lãng phí cả về số lượng và chất lượng trong quá trình thu hái, vận chuyển và cất trữ sản phẩm LSNG (FAO, 1995) [19]. Một số vấn đề nổi cộm trong sản xuất, chế biến LSNG ở các nước đang phát triển là hạn chế kỹ thuật khai thác và xử lý sau thu hoạch; thiếu các nghiên cứu về phát triển giống các loài cây cao sản; kỹ thuật chế biến kém hiệu quả; thiếu các giải pháp điều chỉnh chất lượng; khó khăn về thị trường và thiếu cán bộ được đào tạo,… Năm 1992 Chương trình Rừng, cây và con người (FTPP) đã phát triển các bản hướng dẫn cho việc tạo ra các hệ thống thôn tin thị trường LSNG ở mức địa phương. Phương pháp này đã được kiểm nghiệm ở Bangladesh và Uganda năm 1993 và cho thấy tính hiệu quả thiết thực của nó trong việc nắm bắt thông tin về thị trường cây LSNG ở mức địa phương từ đó có kế hoạch lựa chọn, điều chỉnh loài cây LSNG gây trồng, khai thác và sử dụng cho phù hợp [17]. 1.2.2. Ở Việt Nam 1.2.2.1. Nghiên cứu về phân loại, bảo tồn LSNG Nhận thức được tầm quan trọng của LSNG, ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, Lecomte - một nhà nghiên cứu của Pháp đã đề cập, xác định được nhiều loài LSNG có giá trị trong cuốn “Thực vật chí đại cương Đông Dương” trong đó có ở Việt Nam.
- 10 Đỗ Tất Lợi (1977) [14] trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” - tái bản lần 3 có sửa đổi bổ sung đã mô tả nhiều loài cây LSNG làm thuốc, trong đó có nhiều bài thuốc hay từ những loài LSNG này. Vũ Văn Dũng và cộng sự (2002) [7], các tác giả đã đưa ra định nghĩa, phân loại LSNG, giới thiệu về một số nhóm LSNG có giá trị ở Việt Nam, tổ chức và quản lý LSNG, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển LSNG,…. Theo Lê Viết Lâm và cộng sự (2005) ở Việt Nam có thể có đến 200 loài tre trúc, bước đầu xác định có 22 chi với 122 loài đã được giảm định tên, trong đó có rất nhiều loài có giá trị sử dụng và kinh tế cao cần được nghiên cứu phát triển. Tác giả đã giới thiệu 40 loài tre trúc thông dụng về phân bổ, đặc điểm hình thái, sinh thái và công dụng để làm cơ sở tham khảo cho nghiên cứu và sản xuất. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2006) [15] cũng đã mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái phân bổ và công dụng của 194 loài tre ở Việt Nam và 3 giống: Bát độ, Điềm trúc và Tạp giao có xuất xứ từ Trung Quốc. Năm 2006, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt đề án “Bảo tồn và phát triển LSNG trong giai đoạn 2006 – 2020” [1]. Năm 2007, Bộ NN&PTNT tiếp tục phê duyệt Kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển LSNG ở Việt Nam [2]. Triệu Văn Hùng cùng các tác giả khác (2007) [9], đã mô tả hình thái, phân bố, công dụng, kỹ thuật gây trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản của 299 loài LSNG. Trong đó phân ra thành 6 nhóm: Nhóm cây có sợi (35 loài tre nứa, 2 loài mây và 8 loài khác); Nhóm cây làm thực phẩm (40 loài cây ăn được, 12 loài nấm); Nhóm cây thuốc (76 loài); Nhóm cây cho dầu nhựa (60 loài); Nhóm Tanin, thuốc nhuộm (19 loài); Nhóm cây bóng mát (23 loài cây hoa, 13 loài cây cảnh, 11 loài cây cảnh và cây bóng mát thân gỗ). 1.2.2.2. Nghiên cứu về chọn giống, nhân giống và kỹ thuật gây trồng Nhân giống Hồi bằng phương pháp giâm hom với thuốc kích thích ra rễ là IBA (1%), hom lấy từ cây 2 tuổi có tỷ lệ ra rễ khá cao đạt từ 66 - 69%; Phương
- 11 pháp ghép nêm và ghép áp cho hồi cũng có tỷ lệ sống khá cao, sau 3 tháng đạt hơn 79%, sau 5 tháng còn gần 74% và sau 14 tháng có thể xuất vườn còn gần 46%. Tỷ lệ sống của cây ghép hầu như không phụ thuộc vào tuổi cây mẹ cho cành ghép mà phục thuộc rất rõ rệt vào từng dòng cây mẹ cho cành ghép. (Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Tuấn Hưng – 2003). Xử lý bằng IBA (1%) trong thời kỳ đầu hè để giâm hom Quế đạt tỷ lệ ra rễ cao và sử dụng phương pháp ghép nêm ngọn Quế cho tỷ lệ sống cao nhất so với ghép mắt và ghép cành (70 - 77%) (Phạm Văn Tuấn, 2005). Khi nghiên cứu chọn tạo giống Quế có năng suất tinh dầu cao Nguyễn Huy Sơn, Phạm Văn Tuấn (2006) đã chọn được 122 cây trội theo các chỉ tiêu sinh trưởng, 79 cây theo sinh trưởng và hàm lượng tinh dầu, 45 cây theo cả sinh trưởng, hàm lượng và chất lượng tinh dầu ở Yên Bái, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Về nhân giống, đề tài cũng đã chỉ ra được tuổi cây lấy hom, giá thể và loại hom có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom, tốt nhất là lấy hom cành hay hom chồi vượt ở cây dưới 7 năm tuổi, giâm hom trong giá thể cát vào đầu vụ hè là tốt nhất. Đối với ghép, đề tài cũng đưa ra 3 phương pháp nhưng đạt hiệu quả cao nhất vẫn là ghép nêm ngọn, cành ghép tốt nhất là lấy ở cây dưới 7 năm tuổi và nên ghép vào vụ thu. Các tác giả đã dùng cây ghép để xây dựng vườn giống kết hợp khảo nghiệm hậu thế đối với loài cây này. Nguyễn Ngọc Bình (1964) đã chỉ ra rằng Luồng sinh trưởng tốt nơi đất chua pH(KC1): 4,2 – 5,0. Cũng theo Nguyễn Ngọc Bình (2001) khi nghiên cứu đặc biệt đất trồng rừng Tre Luồng và ảnh hưởng của các phương thức trồng rừng tre Luồng đến đất cho rằng trồng Luồng theo phương thức hỗn giao, thích hợp nhất là hỗn giao với cây họ đậu như Keo để tránh cho đất bị suy thoái [5], [6]. Ngô Quang Đê (1994) cũng đã giới thiệu kỹ thuật gây trồng tre trúc cho 3 loài: Luồng, Mạy sang và Vầu đắng gồm các khâu ươm giống, kỹ thuật gây trồng, chăm sóc, khai thác và sử dụng.
- 12 Triệu Văn Hùng, Nguyễn Xuân Quát, Hoàng Chương (2002) [10] đã giới thiệu điều kiện gây trồng, nguồn giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến cho một số loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị. Nguyễn Tử Kim, Lê Thu Hiền, Lưu Quốc Thành (2004) đã trồng Song mật và Mây nếp dưới tán một số trạng thái rừng phục hồi ở Phú Thọ và Hoà Bình kết quả cho thấy: Mây nếp sau 42 tháng tuổi ở Cầu Hai (Phú Thọ), với phương pháp xử lý thực bì theo lỗ trống, trồng theo cụm (250 cụm/ha), mỗi cụm 3 hố, 1 cây/hố đã cho sinh trưởng về chiều cao và tỷ lệ đẻ nhánh cao nhất (h = 136cm, 65,3% số cây đẻ từ 1 – 3 nhánh). Cũng với phương pháp xử lý như ở Cầu Hai (Phú Thọ), Mây nếp sau 30 tháng tuổi tại Hoà Bình đã cho sinh trường về chiều cao và tỷ lệ đẻ nhánh cao nhất (h = 201cm, 68,1% số cây đẻ từ 1 – 3 nhánh). Đỗ Văn Bản và các cộng sự (2005) [3], [4] đã tuyển chọn 3 loài tre nhập nội trồng để lấy măng: Điềm trúc (Dendrocalamus latiflorus), Lục trúc (Bambusa oldhamii) và Tạp giao với 13,5 ha mô hình thực nghiệm tại Phú Thọ và Thanh Hoá. Đề tài đã đưa ra được một số biện pháp thâm canh cho mô hình trồng thuần loài: Mật độ trồng, phân bón, điều chỉnh cây mẹ, đồng thời đã xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng thâm canh, kỹ thuật khai thác măng và một số biện pháp sơ chế bảo quản măng. Trong một công trình nghiên cứu khác Đỗ Văn Bản (2005) [4] cũng đã thống kê được hiện nay nước ta có 4 loài tre nhập nội lấy măng đang được gây trồng gồm Điềm trúc, Lục trúc, Tạp giao và Mạnh tông. Đề tài đã thống kê được diện tích trồng Điềm trúc tính đến năm 2003 là 2.700 ha. Ngoài ra, đề tài còn cung cấp những thông tin về đặc tính sinh thái, hình thái, kỹ thuật gây trồng, chăm sóc và kinh nghiệm gây trồng của nhân dân. Nguyễn Huy Sơn, Phạm Văn Tuấn (2006) đã chỉ ra mật độ trồng rừng ảnh hưởng rất rõ đến sinh trưởng của Quế, các tác giả cũng đưa ra mật độ từ 300 cây/ha đến 5000 cây/ha là mật độ thích hợp cho Quế 18 tháng tuổi.
- 13 Ngoài một số công trình điển hình ở trên, còn rất nhiều công trình của các nhà khoa học khác thuộc các ngành Y tế, môi trường,… đã tham gia nghiên cứu và có kết quả đáng chú ý như công trình của Viện Dược liệu (2005), Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật (2001); Trần Công Khánh (2000); Nguyễn Ngọc Lân (1999); Nguyễn Văn Tập (2001), Trần Văn Ơn (2002), các công trình của các địa phương;… Đặc biệt là các công trình nghiên cứu về kỹ thuật trồng Giổi xanh của Nguyễn Bá Chất (1984), kỹ thuật trồng Hồi của Nguyễn Thị Bích (1998), Kỹ thuật trồng Trám trắng của Phạm Đình Tam (1998),… 1.2.2.3. Nghiên cứu về thi ̣ trường LSNG Dương Tín Đức (2009) trong công trình nghiên cứu “Nghiên cứu các giải pháp phát triển trồng rừng sản xuất tại Công ty Lâm nghiệp Nam Nung, tỉnh Đăk Nông” đã chỉ ra rằng thị trường nhựa mủ cao su của Công ty hiện nay là chưa rộng, chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao vì Công ty mới chỉ dừng lại ở việc bán nhựa mủ thô cho các nhà máy chế biến ở trong tỉnh và khu vực Tp. Hồ Chí Minh. Qua đó, tác giả đề xuất Công ty cần đẩy mạnh việc xây dựng nhà máy chế biến nhựa mủ Cao su để từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh [8]. Phạm Văn Phong trong đề tài nghiên cứu “Đánh giá thực trạng gây trồng và phát triển lâm sản ngoài gỗ tại vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ” kết quả nghiên cứu cho thấy, tại vườn Quốc gia Xuân Sơn các loài LSNG như Măng bát độ, Vầu đắng do người dân gây trồng mới chỉ được bán tại địa phương với lượng tiêu thụ không lớn, một số ít được bán cho khách du lịch, riêng đối với thị trường nhựa mủ Sơn ta thì tư thương tới tận nhà để thu mua và sau đó bán cho thị trường tiêu thụ trong nước và bán sang Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, để đẩy mạnh việc gây trồng và phát triển cây LSNG tại khu vực thì công tác đẩy mạnh phát triển thị trường ra các tỉnh khác là hết sức cần thiết [16].
- 14 Nguyễn Thị Loan khi nghiên cứu về kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển cây LSNG tại VQG Tam Đảo đã cho thấy, tại vùng đệm VQG Tam Đảo, có 3 kênh thị trường tiêu thụ LSNG phổ biến là: + Người dân vùng đệm khai thác bán trực tiếp cho người sản xuất và chế biến. + Người dân vùng đệm khai thác bán cho người thu mua trung gian sau đó mới tới tay người sản xuất và chế biến. + Người dân vùng đệm khai thác bán cho người trung gian, đại lý thu mua và cuối cùng là người sản xuất và chế biến. Qua kết quả nghiên cứu tác giả cho rằng, việc không thông qua sơ chế, chế biến mà bán trực tiếp cây LSNG thô làm giảm nhiều giá trị thu được của người dân. Sự trải qua quá nhiều khâu trung gian dẫn tới giá cả LSNG người dân bán thường bị ép giá với giá bán ngoài thị trường. Do vậy, cần đẩy mạnh các khâu chế biến và đưa trực tiếp sản phẩm tới tay nhà sản xuất và người tiêu dùng sẽ mang lại hiệu quả cao [13]. 1.2.2.4. Các nghiên cứu về vai trò của LSNG Phan Văn Thắng và cộng sự (2000) khi nghiên cứu đánh giá vai trò của LSNG ở tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn cho rằng LSNG ở đây có vai trò rất quan trọng, chúng là nguồn thu nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình, chiếm trung bình 20 – 30% tổng thu nhập kinh tế của hộ/năm. Đặc biệt một số nơi, người dân sống chủ yếu dựa vào LSNG như ở Nguyên Bình – Cao Bằng thu nhập chủ yếu từ cây trúc sào. Christian Rake và cộng sự (1993) khi nghiên cứu về LSNG tại ba tỉnh Hoà Bình, Sơn La và Lai Châu đã cho rằng LSNG có vai trò rất quan trọng trong đời sống người dân ở 3 tỉnh này. Trong đó, tre nứa, sa nhân, trẩu và song mây là những loài có tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, hiện nay người dân chủ yếu là khai thác tự nhiên nên nguồn tài nguyên này ngày càng cạn kiệt.
- 15 Gilman, Nguyễn Văn Sản (1999) trong công trình nghiên cứu của mình cho thấy, gần 200 tấn dược liệu được khai thác ở VQG Ba Vì vào năm 1997 - 1998, ước tính gần 60% người dân tộc Dao ở Ba Vì khai thác nguồn tài nguyên này và nguồn thu nhập đứng thứ 3 sau lúa và sắn. Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Lân (1999) cho thấy, 100% số hộ ở khu bảo tồn Pù Mát sống dựa vào việc khai thác gỗ và LSNG, 22% số hộ thường xuyên khai thác cây Met, Nứa, Song, Mây,…; 11,75% số hộ thường xuyên khai thác mọc nhĩ. Thu nhập bình quân khoảng 20.000 đồng/ngày và 8,3% số hộ thường xuyên khai thác củi bán lấy tiền mua lương thực và trong những ngày giáp hạt trên 90% số hộ ở bản Châu Sơn vào rừng đào củ Mài, củ Chuối, củ Nâu và hái rau rừng để ăn. 1.2.2.5. Các nghiên cứu về tiềm năng và giải pháp nâng cao vai trò của LSNG Theo kết quả nghiên cứu của Viện dược liệu thì đã phát hiện được 1863 loài cây dùng để làm thuốc ở Việt Nam thuộc 1033 chi, 236 họ và 101 Bộ, 17 lớp, 11 ngành thực vật. Theo Võ Văn Chi, con số này lên tới 3000 loài. Chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nghiên cứu của Christian Rate và cộng sự năm 1993 đã đề cập tới tiềm năng của LSNG tại Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu. Các tác giả đã thống kê diện tích rừng Tre nứa ở 3 tỉnh là 26.000 ha. Bình quân một năm khai thác khoảng 13 tỷ cây, trong đó 90% được bán cho nhà máy giấy Bãi Bằng, đồng bằng sông Hồng và xuất khẩu [18]. Năm 1978 Trung tâm nghiên cứu đặc sản rừng được thành lập (thực chất là nghiên cứu về LSNG) với nhiệm vụ nghiên cứu phát triển LSNG, phương pháp chế biến, gây trồng lâm sản có giá trị. Phạm Văn Điển trong công trình nghiên cứu “Một số giải pháp kinh tế xã hội phát triển thực vật cho LSNG tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình” đã đưa ra một
- 16 số giải pháp chính bao gồm: Quy hoạch sử dụng đất, phát triển rừng và LSNG; hoàn thiện chính sách giao đất lâm nghiệp; hỗ trợ gạo cho người dân vùng hồ; thu hút và xác định trách nhiệm của nhà máy thủy điện Hòa Bình trong việc xây dựng và tái tạo vốn rừng; thay đổi phương pháp khuyến lâm,…. 1.3. Nhận xét, đánh giá chung Điểm qua các công trình nghiên cứu ở cả trên thế giới và ở Việt Nam đều có thể nhận thấy, giá trị LSNG từ rừng rất được quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu đi sâu vào nhiều lĩnh vực, từ việc phân loại LSNG, chọn giống, nhân giống và kỹ thuật gây trồng nhiều loài LSNG, thị trường tiêu thụ, xác định tiềm năng, vai trò của LSNG đối với cộng đồng đặc biệt là cộng đồng dân cư sống gần rừng. Các kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng để xác định được giá trị và là căn cứ để phát triển các loài cây LSNG. Mặc dù ở Việt Nam, các nghiên cứu được thực hiện khá muộn so với thế giới, tuy nhiên các nghiên cứu cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Ở Việt Nam, tiềm năng cây LSNG là rất lớn, đa dạng cả về chủng loại, số lượng lẫn phân bố. Tuy nhiên, do chỉ chú ý tới khâu khai thác tự nhiên nên tới nay hầu hết rừng tự nhiên của nước ta chỉ còn rất ít cây LSNG có giá trị, người dân sinh sống gần rừng bắt đầu khai thác và xâm lấn trái phép tài nguyên LSNG ở các khu rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên để phục vụ cho sử dụng tại chỗ và sử dụng làm hàng hóa buôn bán gây tác động nghiêm trọng tới công tác bảo tồn và phát triển rừng đặc biệt là hiện nay, nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước đối với nhiều loại LSNG quý, hiếm như Linh chi, Hà thủ ô,... là rất lớn. Như vậy, để có thể giảm áp lực vào tài nguyên rừng tự nhiên của nước ta, đồng thời tạo sinh kế, phát triển kinh tế địa phương thì việc tìm kiếm loài cây, biện pháp kỹ thuật để xây dựng các mô hình LSNG có giá trị là hết sức cần thiết đặc biệt đối với cộng đồng dân cư sống quanh vùng đệm của các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
- 17 Vùng lõi VQG Xuân Sơn nằm gọn trong địa giới hành chính của xã Xuân Sơn và một phần của xã Kim Thượng, Xuân Đài, Đồng Sơn với 10 thôn bản, 522 hộ dân cùng 2.730 nhân khẩu. Số dân cư này chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu là người Dao và người Mường. Các dân tộc này đã sống ở đây từ rất lâu đời, do đặc điểm là vùng đồi núi có nhiều dãy núi, đất canh tác nông nghiệp ít, không có nghề phụ để phát triển nên cuộc sống của họ chủ yếu dựa vào rừng, phần lớn các hộ gia đình đều ở mức đói nghèo (xã Xuân Sơn có tỷ lệ số hộ nghèo cao nhất trong huyện Tân Sơn). Mặc dù vườn quốc gia đã có nhiều chỉ thị ngăn cấm, thực hiện công tác tuyên truyền, vận động người dân nhưng vì để đảm bảo cuộc sống người dân cũng không còn cách nào khác là vẫn buộc phải xâm lấn tài nguyên rừng, đi sâu vào vùng lõi của VQG để khai thác LSNG gây ra sự bất ổn và khó khăn rất lớn cho công tác bảo tồn và phát triển rừng. Như vậy, để giảm tác động của cộng đồng vào rừng thì không còn phương thức nào khác là cần phải tìm kiếm ra nguồn sinh kế thay thế cho cộng đồng, đảm bảo việc làm và cuộc sống cho họ. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, đề tài “Nghiên cứu xây dựng một số mô hình trồng cây lâm sản ngoài gỗ tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ” được đặt ra là hết sức có ý nghĩa đối với cả công tác bảo vệ phát triển rừng của VQG và phát triển kinh tế địa phương.
- 18 Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được một số mô hình trồng cây LSNG do dự án DANIDA xây dựng tại VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Đề xuất được loài cây, mô hình và kỹ thuật trồng cây LSNG có triển vọng tại VQG Xuân Sơn. 2.2. Đối tượng nghiên cứu 5 mô hình trồng cây LSNG do dự án DANIDA xây dựng tại VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. 2.3. Giới hạn nghiên cứu 2.3.1. Về địa bàn nghiên cứu: Địa bàn nghiên cứu và đánh giá các mô hình trồng cây LSNG được giới hạn trong 3 xã Minh Đài, Xuân Đài và Xuân Sơn thuộc vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. 2.3.2. Về nội dung nghiên cứu - Các mô hình trồng cây LSNG được giới hạn trong 5 mô hình sau: + Mô hình trồng: Chuối phấn + Khoai tầng + Rau sắng + Trám trắng ghép. + Mô hình trồng mới Sơn ta trên đất trống. + Mô hình Trồng Sơn trên đồi chè. + Mô hình cải tạo chè Shan. + Mô hình cải tạo và nâng cấp mô hình: Chè Shan + Trúc Quân Tử + Vầu đắng. 2.4. Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài đặt ra những nội dung nghiên cứu như sau:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 412 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 342 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn