intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo lai tại Lâm trường Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

26
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xây dựng cơ sở khoa học cho xác định hiệu quả kinh tế và phát triển rừng trồng Keo lai tại Lâm trường Tu Lý; xác định năng suất và hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo lai tại Lâm trường Tu Lý. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo lai tại Lâm trường Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2016 Tác giả Lê Anh Đức
  2. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này đƣợc hoàn thành theo chƣơng trình đào tạo Cao học chuyên ngành Lâm học khoá 21 của Trƣờng Đại học Lâm nghiệp. Để hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi của tập thể thầy cô giáo khoa Lâm học, phòng Đào tạo Sau Đại học và Lãnh đạo trƣờng Đại học Lâm nghiệp. Đối với địa phƣơng, tác giả đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của cán bộ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Thống kê, Hạt Kiểm lâm, Lâm trƣờng Tu Lý cùng các bạn bè, đồng nghiệp. Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ có hiệu quả đó. Kết quả của luận văn không thể tách rời sự chỉ dẫn của thầy giáo hƣớng dẫn khoa học GS.TS. Vũ Tiến Hinh, ngƣời đã dành nhiều thời gian quý báu tận tình hƣớng dẫn chỉ bảo những kiến thức về chuyên môn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn. Xin đƣợc cảm ơn sự khuyến khích, giúp đỡ của gia đình cùng bạn bè, đồng nghiệp xa gần, đó là nguồn khích lệ, cổ vũ to lớn đối với tác giả trong quá trình thực hiện và hoàn thành công trình này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2016 Tác giả Lê Anh Đức
  3. iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ......................................................... 3 1.2. Tổng quan về các công trình đã công bố về vấn đề nghiên cứu ................ 4 1.2.1. Trên thế giới ............................................................................................ 4 1.2.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 8 1.3. Tổng quan về đối tƣợng nghiên cứu ........................................................ 11 1.3.1. Nghiên cứu Keo lai trên thế giới ........................................................... 11 1.3.2. Nghiên cứu Keo lai ở Việt Nam ........................................................... 11 1.3.3. Đặc điểm sinh trƣởng Keo lai ............................................................... 11 1.3.4. Giá trị sử dụng Keo lai .......................................................................... 12 Chƣơng 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI,NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 13 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 13 2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 13 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 13 2.3.1. Phân loại cấp đất cho rừng trồng Keo lai thuộc đối tƣợng nghiên cứu..... 13 2.3.2. Xác định một số đặc điểm cấu trúc rừng trồng Keo Laithuộc đối tƣợng nghiên cứu theo cấp tuổi và cấp đất ................................................................ 13
  4. iv 2.3.3. Xác định một số chỉ tiêu năng suất của rừng trồng Keo lai theo tuổi và cấp đất ............................................................................................................. 13 2.3.4. Xác định hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai theo tuổi và cấp đất 13 2.3.5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng suất rừng trồng Keo lai tại Lâm trƣờng Tu Lý ........................................................................................... 14 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 14 2.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 14 2.4.2. Phƣơng pháp tính chi phí, thu nhập cho 01 ha rừng trồng .................... 15 2.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 15 2.4.4. Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả kinh tế ................................................ 16 Chƣơng 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA LÂM TRƢỜNG TU LÝ................................................... 23 3.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................... 23 3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 23 3.1.2. Địa hình, địa thế .................................................................................... 23 3.1.3. Giao thông, khí hậu thủy văn ................................................................ 23 3.1.4. Đặc điểm thổ nhƣỡng và tài nguyên rừng ............................................. 24 3.1.5. Điều kiện tự nhiên có ảnh hƣởng đến công tác sản xuất kinh doanh của Lâm trƣờng ...................................................................................................... 25 3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ......................................................................... 25 3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động .................................................................. 25 3.2.2. Thực trạng kinh tế xã hội và thu nhập .................................................. 26 3.2.3. Đánh giá điều kiện kinh tế – xã hội có ảnh hƣởng tới sản xuất kinh doanh của Lâm trƣờng. ................................................................................... 27 Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 28 4.1. Tổng hợp số liệu điều tra theo cấp tuổi và cấp đất .................................. 28
  5. v 4.2. Xác định một số đặc điểm cấu trúc rừng trồng Keo lai thuộc đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................................... 29 4.2.1. Quy luật phân bố số cây theo đƣờng kính ............................................ 29 4.2.2. Quy luật phân bố số cây theo chiều cao ................................................ 33 4.2.3. Quan hệ giữa đƣờng kính với chiều cao ............................................... 36 4.3. Một số chỉ tiêu năng suất của rừng trồng Keo lai theo tuổi và cấp đất.... 38 4.4. Xác định chi phí đầu tƣ và thu nhập ........................................................ 43 4.4.1. Các biện pháp kỹ thuật trồng rừng ........................................................ 43 4.4.2. Dự đoán chi phí cho 01 ha rừng trồng Keo lai...................................... 45 4.4.3. Xác định các giá trị thu nhập cho 01 ha rừng trồng .............................. 48 4.4.4. Xác định hiệu quả kinh tế cho 01 ha rừng trồng ................................... 49 4.5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng suất rừng trồng Keo lai tại Lâm trƣờng Tu Lý.......................................................................................... 58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. vi DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ OTC : Ô tiêu chuẩn D1.3 : Đƣờng kính thân cây tại vị trí 1,3m Hvn : Chiều cao vút ngọn Dg : Đƣờng kính bình quân theo tiết diện Hg : Chiều cao bình quân theo tiết diện Di : Đƣờng kính cỡ kính i Ni : Số cây của cỡ kính i N/ô : Số cây/ô M/ô : Trữ lƣợng (m3/ô) M/ha : Trữ lƣợng (m3/ha) A : Tuổi Vi : Thể tích cây thứ i N-D1.3 : Phân bố số cây theo cỡ kính N-H : Phân bố số cây theo chiều cao H-D : Tƣơng quan chiều cao và đƣờng kính S : Sai tiêu chuẩn S% : Hệ số biến động Sk : Độ lệch Ex : Độ nhọn Dbq : Đƣờng kính bình quân Hbq : Chiều cao bình quân R2 : Hệ số xác định NPV : Giá trị hiện tại của lợi nhuận BCR : Tỷ suất thu nhập trên chi phí IRR : Tỷ lệ thu hồi nội bộ PV : Phƣơng pháp chiết khấu FV : Phƣơng pháp tích lũy Ln : Tổng lợi nhuận Dt : Tổng doanh thu Bi : Giá trị thu nhập năm thứ i Ci : Chi phí năm thứ i [28] : Số tài liệu tham khảo.
  7. vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Tên bảng Trang 4.1 Tổng hợp một số chỉ tiêu điều tra theo tuổi và cấp đất 28 4.2 Các chỉ tiêu đặc trƣng cho phân bố thực nghiệm N/D 30 4.3 Các chỉ tiêu đặc trƣng cho phân bố thực nghiệm N/D Cấp đất II 31 4.4 Các chỉ tiêu đặc trƣng cho phân bố thực nghiệm N/D Cấp đất III 32 4.5 Các chỉ tiêu đặc trƣng cho phân bố thực nghiệm N/H cấp đất I 33 4.6 Các chỉ tiêu đặc trƣng cho phân bố thực nghiệm N/H cấp đất II 34 4.7 Các chỉ tiêu đặc trƣng cho phân bố thực nghiệm N/H Cấp đất III 35 4.8 Một số chỉ tiêu thống kê tƣơng quan H = a + b.Log(D) Cấp đất I 36 4.9 Một số chỉ tiêu thống kê tƣơng quan H = a + b.Log(D) Cấp đất II 37 4.10 Một số chỉ tiêu thống kê tƣơng quan H = a + b.Log(D) 38 4.11 Một số chỉ tiêu sản lƣợng lâm phần cấp đất I 39 4.12 Một số chỉ tiêu sản lƣợng lâm phần cấp đất II 40 4.13 Một số chỉ tiêu sản lƣợng lâm phần cấp đất III 41 4.14 Tổng hợp trữ lƣợng rừng Keo lai ở 3 cấp đất (m3/ha) 42 Tổng hợp chi phí trồng, chăm sóc và bảo vệ cho 01 ha rừng trồng 4.15 46 Keo lai từ 1 đến 7 năm 4.16 Thu nhập cho 01 ha rừng Keo lai theo tuổi và cấp đất I 48 4.17 Thu nhập cho 01 ha rừng Keo lai theo tuổi và cấp đất II 48 4.18 Thu nhập cho 01 ha rừng Keo lai theo tuổi và cấp đất III 49 Bảng cân đối thu chi và thu nhập cho 01 ha rừng trồng Keo lai 49 4.19 cấp đất I Bảng cân đối thu chi và thu nhập cho 01 ha rừng trồng Keo lai 4.20 50 cấp đất II Bảng cân đối thu chi và thu nhập cho 01 ha rừng trồng Keo lai 4.21 51 cấp đất III 4.22 Xác định hiệu quả kinh tế cho 01 ha rừng Keo lai Cấp đất I 54 4.23 Xác định hiệu quả kinh tế cho 01 ha rừng Keo lai Cấp đất II 55 4.24 Xác định hiệu quả kinh tế cho 01 ha rừng Keo lai Cấp đất III 56
  8. viii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 4.1 Mật độ lâm phần Keo lai theo tuổi và cấp đất 29 4.2 Trữ lƣợng rừng Keo lai theo tuổi và cấp đất. 42 4.3 Cân đối thu chi cho 01 ha rừng trồng Keo lai cấp đất I 50 4.4 Cân đối thu chi cho 01 ha rừng trồng Keo lai cấp đất II 51 4.5 Cân đối thu chi cho 01 ha rừng trồng Keo lai cấp đất III 52 Lãi suất/ha rừng trồng Keo lai theo tuổi và cấp đất xác định 4.6 53 bằng phƣơng pháp tĩnh Lãi suất/ha rừng trồng Keo lai theo tuổi và cấp đất xác định 4.7 57 bằng phƣơng pháp động
  9. 1 MỞ ĐẦU Rừng là tài nguyên sống vô cùng quý giá, là bộ phận quan trọng của môi trƣờng sống, có giá trị lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc. Rừng đã đóng góp xứng đáng vào công cuộc đấu tránh giành độc lập dân tộc và góp phần khắc phục hậu quả sau chiến tranh, cung cấp sản phẩm cho phát triển nền kinh tế đất nƣớc. Song do nhận thức chƣa đầy đủ về rừng, chúng ta đã và đang khai thác cạn kiệt, làm tài nguyên rừng suy giảm. Những năm qua, việc khai thác không theo kế hoạch, làm chất lƣợng rừng giảm sút nghiêm trọng. Mặc dù việc phát rừng làm nƣơng rẫy ở một số vùng miền núi cũng nhƣ tình trạng di dân không hợp lý đã làm cho diện tích rừng ngày càng giảm sút cũng nhƣ nhiều loài động, thực vật hoang dã quý hiếm giảm dần về số lƣợng và mất dần những đặc tính di truyền tốt. Từ đó tính đa dạng sinh học của tài nguyên rừng giảm sút dần. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang trồng cây công nghiệp một cách ồ ạt làm suy giảm dần độ che phủ của rừng. Trong những thập kỷ qua, do thực hiện các chƣơng trình trồng rừng nên đến năm 2011 độ che phủ của rừnglà 39,7 %, với tập đoàn cây phong phú. Trong dự án trồng mới 5 triệu ha rừng ( từ 1998 – 2010 ), có 2 triệu ha rừng sản xuất đƣợc trồng bằng cây công nghiệp tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp giấy và ván nhan tạo, gỗ trụ mỏ, gỗ xây dựng nhăm đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng của xã hội. Vì vậy, việc lựa chọn loài cây mọc nhanh, cho năng suất cao và đem lại hiệu quả kinh tế đang là yêu cầu cấp thiết trong thực tiễn sản xuất. Mặt khác, do nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng, nên nhu cầusản phẩm gỗ nguyên liệu từ rừng trồng ngày càng tăng lên.
  10. 2 Lâm trƣờng Tu Lý nằm trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, là Lâm trƣờng đi dầu trong công tác trồng rừng. Từ năm 1997 đến nay, Lâm trƣờng đã trồng đƣợc khoảng hơn 2000 ha rừng các loại ( Keo lai, Keo lá tràm, Bạch đàn,..). đến nay có một số diện tích rừng trồng đã khai thác. Tuy nhiên việc đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế rừng trồng vẫn đang là vấn đề cấp thiết của địa phƣơng. Để góp phần giải quyết vấn đề này và đƣợc phép của Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp, tôi triển khai đề tài tốt nghiệp: “Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo lai tại Lâm trường Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình” Đề tài đƣợc nghiên cứ góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc đề xuất loài cây trồng rừng thích hợp.
  11. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Sinh trƣởng cây rừng là sự biến đổi về kích thƣớc nhƣ đƣờng kính, chiều cao, thể tích thân cây theo thời gian, hay nói cách khác, sinh trƣởng cây rừng là sinh trƣởng của một thực thể sinh học, nó chịu tác động tổng hợp của các nhân tố môi trƣờng và các nhân tố nội tại trong bản thân mỗi cá thể và quần thể. Vì vậy khi nghiên cứu sinh trƣởng không thể tách rời ảnh hƣởng tổng hợp của các nhân tố đó.Sinh trƣởng là một quá trình, khi dùng biểu thức toán học mô phỏng quy luật sinh trƣởng nào đó thì các nhân tố ảnh hƣởng đƣợc coi là các biến số.Có nghĩa là sinh trƣởng là một hàm số của thời gian và các yếu tố ảnh hƣởng khác. Sinh trƣởng của cá thể và lâm phần là hai vấn đề khác nhau nhƣng có quan hệ chặt ch . Sinh trƣởng của lâm phần gồm toàn bộ sự tăng khối lƣợng vật chất đƣợc tích lũy ở từng các thể và vật chất bị mất đi từ những bộ phận hay cá thể bị đào thải ( chết hoặc tỉa thƣa). Hiệu quả kinh tế trên góc độ kinh doanh thuần túy đƣợc hiểu là kết quả cuối cùng trong sản xuất kinh doanh. Hiệu quả đó biểu hiện mối quan hệ giữa kết quả thu đƣợc trong quá trình hoạt động sản xuất so với chi phí về lao động sống và lao động vật hóa. Đánh giá hiệu quả kinh tế là đánh giá hiệu quả của vốn đầu tƣ. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế, về phƣơng pháp luận thƣờng đem lại những kết quả thiếu chính xác do sự biến động giá cả thị trƣờng. Cho nên, trong quá trình nghiên cứu phải cố gắng đảm bảo tính khách quan, phản ánh tính trung thực quy luật sinh trƣởng thông qua áp dụng triệt để các kỹ thuật thu nhập số liệu và xử lý thông tin, kỹ thuật phân tích tƣơng quan và hồi quy.
  12. 4 1.2. Tổng quan về các c ng tr nh đ c ng bố về vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Trên thế giới 1211 nghi n c u năng su t r ng Nghiên cứu năng suất rừng là nghiên cứu sinh trƣởng và đánh giá khả năng sản xuất của rừng. Sinh trƣởng của nhiều cây rừng phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó có điều kiện tự nhiên và biện pháp tác động của con ngƣời. Do vậy nếu không có nghiên cứu thực nghiệm thì không thể xác định đƣợc sinh trƣởng của cây rừng và lâm phần. Ở châu Âu, theo Alder (1980) từ những năm 1870 đã xuất hiện những phƣơng pháp nghiên cứu sinh trƣởng và sản lƣợng khác nhau. Các nhà khoa học nghiên cứu sản lƣợng rừng nhƣ G. Baur, H. Cotta, Draudt, M. Hartig, E. Weise, H. Thomasius, ... Các tác giả này chủ yếu áp dụng kỹ thuật phân tích thống kê toán học, phân tích tƣơng quan và hồi quy, qua đó xác định sản lƣợng gỗ của lâm phần. Quy luật sinh trƣởng của cây rừng có thể mô phỏng bằng nhiều hàm sinh trƣởng khác nhau nhƣ: Gompetz (1825), Mitschirlich (1919), Korf (1939), Vekhulet (1952), Michailov (1953), H. Thomasius (1965), Sless (1970), Schumacher (1980), (Theo Phạm Xuân Hoàn) [14]. Quá trình nghiên cứu sinh trƣởng và sản lƣợng rừng thông thƣờng đƣợc tiến hành thông qua hai bƣớc: Bƣớc 1: Phân loại rừng và đát rừng làm cơ sở đánh giá mức độ phù hợp của loài cây trên điều kiện lập địa cụ thể. Bƣớc 2: Nghiên cứu quy luật sinh trƣởng của cây rừng hay lâm phần theo các chỉ tiêu có liên quan đến sản lƣợng nhƣ: đƣờng kính, chiều cao, tổng tiết diện ngang, thể tích - Nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D) Phân bố số cây theo cỡ đƣờng kính là một trong những quy luật cơ bản của cấu trúc rừng và đƣợc nghiên cứu tƣơng đối đầy đủ từ cuối thế kỉ 19. Các tác giả đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này gồm: Veize (1890), Vimmenauer
  13. 5 (1890, 1918), Schiffel (1898, 1899, 1902), Tretchiakov (1921, 1927, 1934, 1965), Đồng Sỹ Hiền (1974), Svalov (1977), (Theo Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh) [21]. Balley (1973) sử dụng hàm Weibull, Schiffel (Theo Phạm Ngọc Giao, 1955) [7], Naslund (1936, 1937) xác lập quy luật phân bố Charlier cho phân bố số cây theo đƣờng kính của lâm phần thuần loài, đều tuổi sau khép tán (Phạm Ngọc Giao, 1995) [7]. Drachenko, Svalov sử dụng phân bố Gamma biểu thị phân bố số cây theo đƣờng kính lâm phần Thông ôn đới. Để tăng tính mềm dẻo, một số tác giả đã dùng bộ hàm khác nhau nhƣ: Loetch (1973), (Phạm Ngọc Giao, 1995) [7], dùng họ hàm Bêta, Roemisch, K (1975) nghiên cứu khả năng dùng hàm Gamma mô phỏng sự biến đổi của phân bố đƣờng kính cây rừng theo tuổi. Lembeke, Knapp, Ditima (Phạm Ngọc Giao, 1995) [7] sử dụng phân bố Gamma với các tham số thông qua các phƣơng trình biểu thị mối tƣơng quan giữa tuổi và chiều cao tầng trội nhƣ: b = a0 + a1.Error!+ a2.Error! p = a0 + a1.A + a2.A2 Cultter, JL và Allison, B.J (1973) dùng đƣờng kính bình quân cộng, sai tiêu chuẩn đƣờng kính và đƣờng kính nhỏ nhất để tính toán các tham số của phân bố Weibull với giả thiết các đại lƣợng này quan hệ với tuổi, mật độ lâm phần (Theo Phùng Nhuệ Giang, 2003) [8]. Veize (1980) khi nghiên cứu đƣờng kính bình quân lâm phần nhận thấy có 57,5% số cây có đƣờng kính nhỏ hơn đƣờng kính bình quân (Theo Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh) [21]. - Nghiên cứu tương quan giữa chiều cao và đường kính Quy luật tƣơng quan giữa chiều cao và đƣờng kính là một trong những cấu trúc cơ bản của lâm phần.Việc nghiên cứu, tìm hiểu và nắm vững quy luật này là rất cần thiết trong công tác điều tra và kinh doanh rừng, vì chiều cao là
  14. 6 một trong các nhân tố cấu thành thể tích thân cây và trữ lƣợng lâm phần.Tuy nhiên chiều cao là nhân tố kém chính xác hơn đƣờng kính ngang ngực. Vì vậy, thông qua quy luật này, kết hợp với quy luật phân bố số cây theo đƣờng kính (N-D) có thể xác định một cách tƣơng đối chính xác trữ lƣợng lâm phần. Qua những nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy, chiều cao tƣơng ứng với mỗi cỡ kính luôn tăng theo tuổi, đó là kết quả sinh trƣởng của tự nhiên. Khi nghiên cứu sự biến đổi theo tuổi của quan hệ giữa chiều cao và đƣờng kính ngang ngực, Tiourin, A.V (1972) đã rút ra kết luận: “Đƣờng cong chiều cao thay đổi và luôn chuyển dịch lên phía trên khi tuổi tăng lên”. Prodan, M (1965): Haller, K.E (1973) cũng phát hiện ra quy luật: “Độ dốc đƣờng cong chiều cao có chiều hƣớng giảm dần khi tuổi tăng lên” (Theo Phạm Ngọc Giao, 1955) [7]. Các tác giả nhƣ: Tovstoolesse, D.I (1930) sử dụng cấp đát; Tiourin (1931); Krauter, G (1958) sử dụng cấp đất và cấp tuổi làm cơ sở để nghiên cứu tƣơng quan giữa chiều cao và đƣờng kính ngang ngực. Cristis, R.O (1967) mô phỏng quan hệ giữa chiều cao với đƣờng kính và tuổi theo phƣơng trình: 1 1 1 Logh = d+ b1. + b2. + b3. d A d. A Các tác giả nhƣ: Naslund, M (1929); Asmann, E (1936); Hohenald, W (1936); Michaikov, F (1934, 1952); Prodan, M (1944); Krenn, K (1946); Mayer, H.A (1952) đã dùng phƣơng pháp giải tích toán học và đề xuất các dạng phƣơng trình sau: h = a +b.logd h = b0 + b1.d + b2.logd h = b0 + b1.a + b2.d h = b0 + b1.d + b2.d2 + b3.d3 h = k.db
  15. 7 Nhƣ vậy, để biểu thị tƣơng quan giữa chiều cao và đƣờng kính, có thể sử dụng nhiều phƣơng trình khác nhau tùy thuộc vào đối tƣợng nghiên cứu cụ thể. - Nghiên cứu lập biểu thể tích Biểu thể tích hai nhân tố: là biểu ghi bằng số liệu mối quan hệ giữa thể tích với hai nhân tố cấu thành là đƣờng kính và chiều cao. Các tác giả nhƣ Prodan, Mayer, Spurr, Tiourin đƣa ra nhiều phƣơng trình khác nhau nhƣng tập trung nhiều nhất với hai dạng phổ biến là: V = a + b.d2.h V = K.da.hb Hai dạng phƣơng trình này đã đƣợc nhiều tác giả kiểm tra và thiết lập để cấu trúc lên biểu thể tích hai nhân tố ở các nƣớc nhƣ: Mỹ, Đức, Ấn Độ, Inđônêxia, Thái Lan. Mặc dù là biểu thể tích hai nhân tố nhƣng yếu tố hình dạng thân cây đƣợc xem nhƣ là một hằng số hoặc một biến số quy về đƣờng kính và chiều cao thân cây nên độ chính xác và tính rộng rãi trong ứng dụng của biểu thể tích hai nhân tố rất cao. 1.2.1.2. nghi n c u hiệu quả kinh tế Trên thế giới, các phƣơng pháp và kỹ thuật đánh giá hiệu quả kinh tế ngày càng hoàn thiện và thống nhất. Ở Mỹ, John E. Gunter (1974) đã đƣa ra cơ sở khoa học để đánh giá hiệu quả rừng trồng với những nội dung nhƣ: lãi suất, cơ sở tính lãi suất, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả rừng trồng, đánh giá cây gỗ và đất rừng. Hans.M.G và Amoldo.H.Gontresal (1979) đã xây dựng và áp dụng một số biện pháp phân tích các dự án đầu tƣ trồng rừng (Phạm Xuân Hoàn, 2001)[14]. Hiệu quả của phƣơng pháp này là đƣợc đánh giá trên hai mặt: - Phân tích tài chính - Phân tích kinh tế
  16. 8 Tổ chức nông nghiệp và lƣơng thực thế giới (FAO) đã đề xuất bản giáo trình: “Phân tích các dự án lâm nghiệp” do Hans M-Gregesen và Amoldo H. Contresal biên soạn vào năm 1979. 1.2.2. Ở Việt Nam 1.2.2.1. Nghiên c u sinh trưởng và sản lượng Ở Việt Nam, sinh trƣởng và sản lƣợng rừng đã có nhiều tác giả nghiên cứu.Đồng Sỹ Hiền và một số tác giả thuộc Viện Lâm nghiệp đã lập biểu thể tích cây đứng rừng Việt Nam vào năm 1970. Biểu đƣợc lập theo hai nhân tố đƣờng kính và chiều cao (d,h) riêng cho từng loài nhƣng chung cho các địa phƣơng. Tác giả đã chọn f01 làm hệ số tính thể tích thân cây. Nhìn chung, nghiên cứu về sinh trƣởng và sản lƣợng rừng ở nƣớc ta còn mới mẻ so với các nƣớc có nền lâm nghiệp phát triển. lần đầu tiên, Vũ Đình Phƣơng (1972) đã sử dụng chiều cao bình quân cộng lâm phần theo tuổi làm chỉ tiêu phân chia cấp đất cho rừng Bồ Đề (Styrax tonkinensis) (Phạm Xuân Hoàn, 2001)[14]. Năm 1974, Đồng Sỹ Hiền đã xây dựng biểu thể tích và độ thon cây đứng cho rừng tự nhiên hỗn loài ở Việt Nam. Các tác giả Phùng Ngọc Lan (1986), Nguyễn Ngọc Lung (1987, 1993), Vũ Tiến Hinh (1993), Vũ Nhâm (1988), Trịnh Đức Huy (1985, 1987, 1988), đã sử dụng tƣơng quan giữa các nhân tố điều tra lâm phần để xác định các quy luật sinh trƣởng. Những nghiên cứu trên phục vụ cho việc xác định cƣờng độ tỉa thƣa, dự đoán sản lƣợng gỗ, lập biểu cấp đất, biểu sản phẩm cho một số loài cây trồng nhƣ: Pinus masoniana, Manglietia glauca, Acacia auriculiformis, Eucalyptus (Trích theo Phạm Xuân Hoàn, 2001)[14]. Nguyễn Trọng Bình (1996) [1] đã xây dựng một số phƣơng pháp mô phỏng quá trình sinh trƣởng trên cơ sở vận dụng lý thuyết quá trình ngẫu nhiên cho ba loài: Pinus merkusii, Pinus masoniana và Manglietia glauca. Tác
  17. 9 giả đã rút ra kết luận, đối với loài sinh trƣởng nhanh nhƣ Manglietia glauca có thể dùng hàm Gompertz để mô phỏng quá trình sinh trƣởng, còn lại hai loài thông có tốc độ sinh trƣởng trung bình nhƣ Pinus masoniana và sinh trƣởng chậm nhƣ Pinus merkusii, dùng hàm Korf thích hợp hơn. Đồng Sỹ Hiền (1974) [9] đã dùng họ đƣờng cong pearrson biểu thị phân bố số cây theo cỡ kính của rừng tự nhiên. Vũ Nhâm (1988) [24] và Vũ Tiến Hinh (1990) [13] cho thấy, có thể dùng phân bố Weibull với hai tham số để biểu thị cho những lâm phần thuần loài, đều tuổi nhƣ Thông đuôi ngựa (Pinus masoniana), Thông nhựa (Pinus merkusii), Mỡ (Manglietia glauca) và Bồ đề (Styrax tonkinensis). Nguyễn Ngọc Lung (1999) [21] nghiên cứu phân bố số cây theo cỡ kính đã thử nghiệm 3 phân bố: Poison, Charlier, Weibull cho rừng Thông ba lá (Pinus kesiya) và rút ra kết luận: Hàm Charlier kiểu A là phù hợp nhất. Vũ Nhâm (1988) [24] dùng phƣơng trình h = a + b.logd xác lập quan hệ H-D cho mỗi lâm phần làm cơ sở cho lập biểu thƣơng phẩm gỗ trụ mỏ rừng Thông đuôi ngựa. Vũ Tiến Hinh (2000) [12] dùng phƣơng trình h = a + b.logd xác lập quan hệ các loài Mỡ, Sa mộc, Thông đuôi ngựa. Nói chung, đối với rừng trồng thuần loài dạng phƣơng trình thƣờng đƣợc sử dụng để biểu thị đƣờng cong chiều cao là phƣơng trình Logarit. Đồng Sỹ Hiền (1974) [9] đã kiểm tra hai dạng phƣơng trình: V = a + a b.d2.h và V= K.d2.h đã rút ra kết luận: Có thể lập biểu thể tích cho một số loài a cây rừng tự nhiên theo dạng phƣơng trình V= K.d2.h . Phƣơng trình này đã đƣợc Viện Điều tra Quy hoạch rừng ứng dụng để lập biểu cho một số loại rừng trồng thuần loài nhƣ: Đƣớc, Tràm, Bạch đàn Phạm Ngọc Giao (1976) đã đƣa ra phƣơng trình: V = a + b.h + c.d 2.h và đƣợc Bộ môn Điều tra Quy hoạch rừng thử nghiệm và giới thiệu để lập
  18. 10 biểu thể tích cho loài Thông nhựa và Thông đuôi ngựa vùng Đông bắc. Biểu này đã đƣợc sử dụng rộng rãi ở nƣớc ta. Về kiểm nghiệm biểu thể tích: các tác giả thƣờng sử dụng phƣơng pháp chặt trắng lâm phần làm tài liệu đối chứng. Cách này có độ chính xác cao tuy nhiên rất tốn kém. 1.2.2.2. Nghiên c u đánh giá hiệu quả kinh tế Đánh giá hiệu quả kinh tế là một trong những vấn đề quan trọng của hoạt động kinh doanh rừng. Theo Đỗ Hoàng Toàn (1990) hiệu quả kinh tế là “một trƣờng hợp đặc biệt của chỉ tiêu hiệu quả nói chung” ( Trích theo (Phạm Xuân Hoàn, 2001)[14]. Căn cứ vào chi phí đã bỏ ra và kết quả thu đƣợc s xác định đƣợc hiệu quả kinh tế cơ bản: a = k/c Trong đó: a là hiệu quả kinh tế (đã đƣợc lƣợng hóa) k là kết quả đạt đƣợc c là chi phí bỏ ra (đã đƣợc lƣợng hóa) Ứng dụng và đánh giá hiệu quả kinh tế theo quan điểm “động” có tác giả nhƣ Đỗ Doãn Triệu (1995), Nguyễn Trần Quế (1995), Nguyễn Ngọc Mai (1996). Các tác giả này đã nghiên cứu, hoàn thiện phƣơng pháp và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả quản lý của dự án đầu tƣ trong doanh nghiệp. Trần Hậu Huệ (1996), Bùi Việt Hải (1998) đã áp dụng cân đối giữa chi phí và thu nhập để đánh giá hiệu quả kinh tế cho một chu kì kinh doanh các lâm phần Keo lá tràm ở Đồng Nai và một số tỉnh vùng nguyên liệu giấy ở vùng Đông Nam Bộ. Tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, năm 1991 bắt đầu đƣa vào chƣơng trình giảng dạy các phƣơng pháp, kỹ thuật và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong lâm nghiệp. Các nội dung đó đã đƣợc đề cập trong một số bài giảng và giáo trình nhƣ: Phân tích
  19. 11 các dự án lâm nghiệp (1993) [4], Quản lý các dự án đầu tƣ (1997) [5], Kinh tế lâm nghiệp (2005) [6]. Nhìn chung, việc đánh giá hiệu quả kinh tế tuy đã có những nghiên cứu nhƣng còn mới mẻ, nên khả năng phổ cập, vận dụng còn nhiều hạn chế. 1.3. Tổng quan về đối tƣợng nghiên cứu 1.3.1. Nghiên cứu Keo lai trên thế giới Loài Keo lai đƣợc Messrs Herburn và Shim phát hiện lần đầu tiên vào năm 1972 trong số những cây Keo tai tƣợng đƣợc trồng ở ven đƣờng ở Sook Tepilid thuộc bang Sabah của Malaysia. Sau này, Tham (1976) cũng coi đó là giống lai. Tháng 7 năm 1978, Pedgly đã xác nhận đó là giống Keo lai tự nhiên giữa Keo tai tƣợng và Keo lá tràm sau khi ông nghiên cứu mẫu tiêu bản ở Queenisland đƣợc gửi đến từ tháng 1 năm 1977 (Theo Lê Đình Khả, 1999) [16], pino và Nasi (1991), khi đánh giá các chỉ tiêu chất lƣợng của Keo lai thấy độ thẳng thân, đoạn thân dƣới cành, độ tròn đều của thân,... ở cây Keo lai đều tốt hơn hai loài Keo bố mẹ và cho rằng Keo lai rất phù hợp cho trồng rừng thƣơng mại (Theo Đặng Thành Nhân, 2007) [25]. 1.3.2. Nghiên cứu Keo lai ở Việt Nam Ở Việt Nam, Keo lai đƣợc Trung tâm nghiên cứu Giống cây rừng thuộc Viện khoa học và Lâm nghiệp Việt nam phát hiện tại Ba Vì (Hà Nội), Đông Nam Bộ và Tân Tạo (Tp. Hồ Chí Minh) và đã có những nghiên cứu đầu tiên ( Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Phạm Văn Tuấn, Trần Cự, 1993-1995). Nguyễn Trọng Bình (2004) đã lập biểu quá trình sinh trƣởng và sản lƣợng tạm thời cho rừng Keo lai thuần loài trên phạm vi toàn quốc. 1.3.3. Đặc điểm sinh trưởng Keo lai Keo lai là loài có ƣu thế rõ rệt về sinh trƣởng so với hai loài Keo lá tràm và Keo tai tƣợng. Kết quả điều tra sinh trƣởng tại rừng trồng Keo tai tƣợng có xuất hiện keo lai tại Ba Vì cho thấy, Keo lai sinh trƣởng nhanh hơn
  20. 12 Keo tai tƣợng 1,5 đén 1,6 lần về chiều cao và 1,6 đến 1,98 lần về đƣờng kính (Theo Lê Đình Khả và cộng sự, 1999) [16]. Tuy nhiên ở một số nơi, Keo lai phát triển rất kém so với Keo tai tƣợng ( phân cành sớm, chiều cao thấp). Vì vậy, khi trồng rừng, cần thiết phải chọn hững cây Keo lai có xuất xứ rõ ràng, đã đƣợc Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn công nhận và cho phép trồng. Hiện nay có một số dòng đã đƣợc công nhận nhƣ: BV10, BV16, BV29, BV32, BV33, các dòng này có khả năng sinh trƣởng nhanh, chất lƣợng tốt, phù hợp với nhiều kiểu lập địa. 1.3.4. Giá trị sử dụng Keo lai Lê Đình Khả, Lê Quang Phúc (1995, 1999) [16] khi nghiên cứu giá trị sử dụng về tiềm năng bột giấy cây Keo lai cho thấy: Keo lai có tỷ trọng gỗ trung gian giữa hai loài Keo tai tƣợng và Keo lá tràm; tỷ trọng Keo lai trung bình khoảng 0,455g/cm3 ở tuổi 4. Trong khi đó Keo tai tƣợng là 0,414g/cm3. Giấy đƣợc sản xuất từ các dòng Keo lai có độ dài và độ chịu kéo cao hơn so với hai loài keo bố mẹ. Nghiên cứu về tính chất vật lý và cơ học của mẫu Keo lai 5 tuổi đƣợc lấy tại Ba Vì cho thấy: Keo lai có độ co rút, độ hút ẩm, sức chống uốn tĩnh, chống va đập, ... ở mức trung gian giữa hai loài bố mẹ ( Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hƣng, 1995) [16] (Phùng Nhuệ Giang 2003) [8]. Lê Đình Khả, Lê Quang Phúc (1995-1999) [16] nghiên cứu nốt sần và khả năng cải tạo đất của Keo lai cho thấy: Keo lá tràm và Keo tai tƣợng là những loài có nốt sần chứa vi khuẩn cố định ni tơ tự do. Nốt sần của Keo lá tràm chứa các vi khuẩn ni tơ tự do rất đa dạng. Nốt sần của Keo tai tƣợng chƣa các loài vi khuẩn ni tơ tự do có tính chất chuyên hóa. Sau khi đƣợc cho nhiễm khuẩn ở vƣờn ƣơm một năm, những công thức đƣợc nhiễm khuẩn của Keo tai tƣợng có tăng trƣởng nhanh hơn so với Keo lá tràm. Tăng trƣởng của Keo lai đƣợc nhiễm khuẩn có tính chất trung gian giữa hai loài bố mẹ (Lê Đình Khả, 1999) [16].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2