intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Đánh giá tác động của dự án 661 tại huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất chính sách phát triển rừng bền vững

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:201

21
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá được hiệu quả thực hiện DA 661 thông qua các mặt như kinh tế, xã hội, môi trường và cơ chế chính sách ở huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn. Đề xuất được một số các giải pháp tổng thể có căn cứ cơ sở khoa học để duy trì, phát triển và nâng cao hiệu quả đầu tư của DA tại địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Đánh giá tác động của dự án 661 tại huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất chính sách phát triển rừng bền vững

  1. Bé gi¸o dôc & ®µo t¹o Bé n«ng nghiÖp & PTNT TrƯêng ®¹i häc l©m nghiÖp -------------------- TRÇN V¡N CéNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 661 TẠI HUYỆN CAO LỘC TỈNH LẠNG SƠN LÀM CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2009
  2. Bé gi¸o dôc VÀ ®µo t¹o Bé n«ng nghiÖp VÀ PTNT TrƯêng ®¹i häc l©m nghiÖp ------------------ TRÇN v¨n céng ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 661 TẠI HUYỆN CAO LỘC TỈNH LẠNG SƠN LÀM CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG Chuyªn ngµnh: LÂM HỌC M· sè: 60.62.60 LuËn v¨n th¹c sü khoa häc l©m nghiÖp Ng­êi h­íng dÉn khoa häc TS. NguyÔn Phó Hïng Hà Nội, 2009
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng và đất rừng nước ta chiếm khoảng 2/3 tổng diện tích tự nhiên, đó là một trong những nguồn tài nguyên quý giá và là cơ hội cung cấp việc làm cho hơn 24 triệu người thuộc nhiều dân tộc khác nhau đang sống gần và trong khu vực có rừng. Trong vòng 50 năm qua việc khai thác gỗ và lâm sản để tồn tại đã làm mất đi gần 1/3 diện tích rừng: Từ năm 1943 đến năm 1995 độ che phủ giảm từ 43,8% xuống còn 28,2%. Trong những gần đây, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, đầu tư thực hiện nhiều chương trình DA, áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó phát triển lâm nghiệp đã được quan tâm chú trọng hơn như đầu tư thực hiện Chương trình 327 và hiện nay là Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (Dự án 661). Vì vậy độ che phủ của rừng nâng lên được 37,7% năm 2008, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế nông thôn miền núi. Từ năm 2005 trở về trước, ranh giới 3 loại rừng chưa được phân định một cách rõ ràng, việc trồng rừng theo DA 661, RPH và RSX còn nhiều chồng chéo, thực tế vẫn còn tình trạng vốn đầu tư trồng rừng phòng hộ đem trồng vào lâm phận rừng sản xuất. Đối với công tác quản lý chưa được chặt chẽ, từ khi có Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp và quy hoạch lại 3 loại rừng, việc trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ đã đi vào hệ thống cụ thể Cao Lộc là một trong những huyện nằm trong vùng DA 661 của tỉnh Lạng Sơn. Tại đây, do có sự chuyển đổi từ Chương trình 327 nên DA được triển khai thực hiện từ khá sớm. Kết quả thực hiện của DA đã góp phần nâng cao độ che phủ của huyện từ 34,0 % vào năm 1999 lên 50,9% năm 2008. Là huyện miền núi giáp biên giới Trung Quốc, có diện tích đất trống đồi núi trọc tương đối lớn, phân bố ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, thuộc khu vực phòng hộ xung yếu và cực kỳ xung yếu. Vì vậy, DA 661 có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy trồng RSX, phòng hộ đầu nguồn vùng biên, khoanh nuôi phục hồi tự nhiên,... phòng chống xói mòn, hạn chế dòng chảy, điều tiết nguồn nước góp phần không nhỏ cho
  4. 2 sản xuất nông nghiệp nông thôn miền núi và đồng bằng, cải thiện đời sống nhân dân địa phương, giữ vững an ninh quốc phòng. Trong những năm qua, địa phương rất chú trọng đến việc phát triển trồng mới, bảo vệ diện tích rừng hiện có cũng như diện tích rừng đã và đang được khoanh nuôi, phục hồi tái sinh bằng nguồn vốn 661. Cao Lộc còn là huyện triển khai tốt các chương trình trồng rừng Quốc gia trong đó có các chương trình trồng rừng thuộc DA 661. DA 661 tại các vùng đặc biệt khó khăn góp phần hạn chế ảnh hưởng của thiên tai đồng thời cải thiện đời sống và nhận thức của người dân trong vùng về giá trị của rừng từ đó mà họ sống gắn bó với rừng hơn. Điều này cũng tạo điều kiện phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa theo kịp miền xuôi. Một ý nghĩa khác rất quan trọng là các vùng RSX, các đai rừng phòng hộ được thiết lập đã tiết kiệm cho Nhà nước hàng tỷ đồng mỗi năm trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế lũ lụt, điều tiết nguồn nước, phục vụ tốt việc phát triển nông lâm nghiệp miền núi và đồng bằng. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả rừng trồng mới thuộc DA 661 ở đây hết sức cần thiết và góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển Lâm nghiệp, thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng DA 661 giai đoạn (1999-2010), xoá đói giảm nghèo tại địa phương, phát triển nông thôn miền núi. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho công tác xây dựng DA, phát triển rừng cũng như hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ những thành công và hạn chế của DA đề tài đã tổng kết thành bài học kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo cho các cơ quan trong công tác qui hoạch sử dụng đất đai, xây dựng DA, phát triển RSX và phòng hộ, từ đó thực hiện các chính sách nhằm mang lại hiệu quả thiết thực về phục hồi rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tăng cường vai trò phòng hộ của rừng đầu nguồn, cũng như góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
  5. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nhận thức về phát triển bền vững của DA Lâm nghiệp 1.1.1. Quan điểm về phát triển bền vững (PTBV) Uỷ ban thế giới về Môi trường & Phát triển (WCED – còn gọi là Uỷ ban Brundtland) năm 1987 đã định nghĩa về phát triển bền vững như sau: Phát triển bền vững là phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại nhu cầu của thế hệ tương lai (Lê Thạc Cán, 1995) [10] Khái niệm PTBV vừa mang tính chất cụ thể, vừa mang tính trừu tượng và đang trong quá trình định hình (thực tế có tới 70 định nghĩa khác nhau về PTBV). Đối với các nhà khoa học thì quan điểm PTBV được nhìn nhận theo nhiều khía cạnh khác nhau: các nhà kinh tế cho rằng: “Muốn PTBV phải nâng cao ổn định chất lượng cuộc sống người dân, chỉ khi cuộc sống người dân ổn định, no đủ mới giữ gìn hệ sinh thái”, các nhà sinh thái học lại cho rằng: PTBV phải không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái, luôn luôn phải giữ cân bằng hệ sinh thái”. Hợp nhất hai quan điểm trên người ta đưa ra một quan điểm như sau: “PTBV không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống người dân trên cơ sở không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái”. Về mặt lý thuyết thì quan điểm này khá hoàn chỉnh, vì nó đề cập đến một cách toàn diện các mặt kinh tế và kỹ thuật, tuy nhiên nó lại đòi hỏi quá mức so với thực tế và khó có thể thực hiện được. Vì vậy, tổ chức Lương thực thế giới (FAO) đã đưa ra quan điểm sau: “PTBV là không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trên cơ sở chịu đựng được của hệ sinh thái”, có nghĩa là sự tác động của con người vào hệ sinh thái có ảnh hưởng, nhưng sự ảnh hưởng đó không làm mất đi khả năng tự phục hồi của hệ sinh thái. Từ những khái niệm và quan điểm trên, có thể rút ra nhận thức chung về nội dung của PTBV là “Phát triển bền vững phải đảm bảo sử dụng đúng mức và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ được môi trường sống”. Đó không chỉ là sự phát triển nền kinh tế văn hóa – xã hội một cách vững chắc dựa vào khoa học tiên tiến mà còn đảm bảo ổn định và cải thiện những điều kiện tự nhiên mà con
  6. 4 người đang sống trong đó và chính sự phát triển dựa vào đó để ổn định bền vững. Có thể nói quan điểm về PTBV là quan điểm toàn diện tổng hợp, nghĩa là muốn PTBV phải giải quyết hài hòa các mối quan hệ kinh tế - xã hội và môi trường gắn với cơ chế chính sách để phát triển tài nguyên rừng bền vững. 1.1.2. Sự phát triển theo hướng bền vững của rừng Một hệ thống sử dụng tài nguyên rừng được xem là phát triển theo hướng bền vững phải có đầy đủ các yếu tố cơ bản sau [16]: *Bền vững về kinh tế : (1) Phải có năng xuất sinh học cao và luôn có xu hướng tăng dần; (2) Chất lượng sản phẩm của hệ thống phải đáp ứng đòi hỏi của thị trường; (3) Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích trong đơn vị thời gian của hệ thống phải đạt giá trị cao; (4) Sự rủi ro của hệ thống phải ở mức tối thiểu. * Bền vững về mặt xã hội nhân văn:(5) Phải đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân; (6) Phải phù hợp năng lực thực tế của người dân sản xuất; (7) Phải có tác dụng không ngừng nâng cao năng lực của người sản xuất; (8) Phải đảm bảo tính hợp hiến, phù hợp với pháp luật hiện hành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng, lãnh thổ; (9) Phải được cộng đồng người dân chấp nhận. * Bền vững về mặt môi trường sinh thái: (10) Phải duy trì và không ngừng cải thiện hệ số sản xuất của đất; (11) Phải giữ được tỷ lệ che phủ mặt đất bằng hoặc vượt ngưỡng tối thiểu, trên mức an toàn về sinh thái; (12) Phải hạn chế sự sói mòn đất ở giới hạn cho phép; (13) Phải bảo vệ duy trì nguồn nước cả về số lượng và chất lượng; (14) Phải đảm bảo, duy trì và không ngừng nâng cao tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái. 1.1.3 . Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả thực hiện DA Đánh giá hiệu quả thực hiện DA được hình thành như một yêu cầu khách quan, cần thiết vì sự phát triển bền vững của con người. Nó không chỉ cho hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái của quá trình đầu tư mà còn cho biết tổn thất về môi trường do hoạt động của DA đem lại [19]. Ngoài ra thông qua việc đánh giá DA giúp chúng ta định lượng những tổn thất môi trường, từ đó nhanh chóng xác định được mức chi phí cần thiết cho bảo vệ môi trường, để điều chỉnh các hoạt động thực tiễn đảm bảo có lợi cho bảo vệ môi trường và sự tồn tại lâu bền của con người
  7. 5 và thiên nhiên. Đánh giá hiệu quả kinh tế -xã hội và môi trường cũng là công cụ thông tin cơ bản để các cơ quan Nhà nước, các tổ chức và cá nhân tiến hành phát triển, quản lý tài nguyên rừng và môi trường một cách bền vững. 1.2 . Lịch sử nghiên cứu 1.2.1. Trên thế giới 1.2.1.1. Khái niệm về DA Nói đến DA tức là phải nói đến một vấn đề nào đó mà con người cần quan tâm giải quyết, nói cách khác không có vấn đề thì sẽ không có DA. Trong lý thuyết cũng như thực tế quản lý kinh tế hiện nay còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về DA, mỗi quan điểm về DA xuất phát từ cách tiếp cận khác nhau tùy thuộc mục đích nghiên cứu, khái niệm về DA đã và đang được bổ sung hoàn thiện [31]. - Ở dạng sơ đẳng nhất: DA có thể được coi là một sáng kiến, đưa ra một cách hoàn toàn chủ quan nhằm đáp ứng một nhu cầu trong một tình huống nhất định. Ví dụ “Đó là một ý kiến hay nếu ta giải quyết vấn đề đó bằng cách ...’’ - DA là những hoạt động và sự đầu tư được hoạch định trước, tại một điểm nhất định, được thiết kế có sử dụng những kỹ thuật cụ thể nhằm đạt được mục tiêu hay mục đích của DA trong một khoảng thời gian nhất định. Theo WB [18]: DA là tổng thể những chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau, được thiết kế nhằn đạt được những mục tiêu nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Theo Lynsquire [18]: DA là tổng thể các giải pháp nhằm sử dụng các nguồn tài nguyên hữu hạn vốn có, nhằm đem lại lợi ích cho xã hội càng nhiều càng tốt. Davidjary và Julia Jury [26] lại đưa ra định nghĩa về DA như sau: Những kế hoạch của địa phương được thiết lập với mục đích hỗ chợ và phát triển cộng đồng. Theo định nghĩa này, DA được hiểu là kế hoạch can thiệp có mục đích, nội dung, thời gian, nhân lực, tài chính cụ thể, là sự hợp tác của các lực lượng xã hội bên ngoài và bên trong cộng đồng. Với cách hiểu này thì thước đo sự thành công của DA không chỉ là việc hoàn thành các hoạt động có kỹ thuật mà còn góp phần vào quá trình chuyển biến xã hội tại cộng đồng.
  8. 6 Như vậy DA: Là chuỗi những hoạt động có liên quan lẫn nhau được lập ra nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu cụ thể với các nguồn lực nhất định trong một thời hạn cụ thể . 1.2.1.2. Đánh giá DA Đánh giá là một công việc thường xuyên diễn gia trong các hoạt động của DA. Đó là một khâu then chốt trong một chu trình DA, nhằm đưa ra những nhận xét theo định kỳ về kết quả thực hiện các hoạt động của DA trên cơ sở so sánh một số chỉ tiêu đã lập trước, hay nói khác đánh giá là quá trình xem xét một cách hệ thống và khách quan nhằm cố gắng xác định tính phù hợp, tính hiệu quả và tác động các hoạt động ứng với mục tiêu đã vạch ra. Trong các DA mà ở đó vai trò tham gia của các bên liên quan có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thì công tác đánh giá đòi hỏi phải có sự tham gia của các bên liên quan. Đánh giá có sự tham gia là một hệ thống phân tích được thực hiện bởi các nhà quản lý DA và các thành viên được hưởng lợi từ DA, cho phép họ điều chỉnh, xác định chính sách hoặc mục tiêu, chiến lược, sắp xếp lại các tổ chức các đơn vị triển khai lại các nguồn lực cần thiết. Các lý thuyết về hướng dẫn và đánh giá đề cập trong các công trình nghiên cứu của WHO, Gittinger, Di xon & Hu fschmidt L. The rse Ba rker, Jim, Woodhill, FAO,WB... [36]. Các đánh giá liên quan đến việc đo lường hay đưa ra những nhận định, điển hình là công trình nghiên cứu của WHO, L.The rkr Ba rker. Đây là một quá trình nhằm đánh giá mức độ đạt được những mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể đã đề ra tương ứng với chúng là hệ thống các hoạt động, các nguồn lực đã được triển khai và sử dụng như thế nào. Đối với một DA, đánh giá là xem xét một cách hệ thống để xác định tính hiệu quả, mức độ thành công của DA, tác động xã hội cũng như các tác động kinh tế môi trường đối với cộng đồng hưởng thụ [31]. Trong một DA, hoạt động đánh giá là khâu cuối cùng trong tiến trình triển khai DA cho địa phương. Thực ra đánh giá không chỉ tiến hành một lần vào cuối DA – đó mới chỉ đánh giá tổng thể. Trong quá trình thực hiện DA, hoạt động đánh giá có thể được tiến hành vào những giai đoạn quan trọng, thường gọi tắt là đánh
  9. 7 giá giai đoạn. Nhiều tác giả cho rằng, điều quan trọng là phải tiến hành đánh giá có sự tham gia của các bên có liên quan mà quan trọng nhất là người hưởng lợi từ DA [36]. Các tác giả và các tổ chức trên thế giới như Jim Woodhill, LisaRobins, Joachim Theis, Heather.M. Grady [26] đã phân chia thành hai loại đánh giá: Đánh giá mục tiêu và đánh giá tiến trình. Đánh giá mục tiêu là xem xét liệu DA có đạt được mục tiêu đã định hay không, nó tập trung vào việc phân tích các chỉ số đo hiệu quả thu được. Đánh giá tiến trình, mở rộng diện tích đánh giá hơn so với loại đánh giá trên, sử dụng tri thức và hiểu biết của nhiều người để xem xét nhiều vấn đề của DA. 1.2.1.3. Các khía cạnh đánh giá tác động của DA Trên thế giới, việc đánh giá các tác động môi trường sinh thái, kinh tế - xã hội, hay một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó đã có lịch sử hàng trăm năm có thể chia làm hai giai đoạn: *Giai đoạn 1: Từ đầu những năm 1960 đến cuối những năm 1970, đặc trưng của giai đoạn này là những nghiên cứu xung quanh những vấn đề về chất lượng môi trường mâu thuẫn với sự tăng trưởng kinh tế. Ban đầu là những nghiên cứu về vấn đề đảm bảo an toàn lương thực, đồng thời bảo vệ được môi trường sinh thái thông qua việc hạn chế nạn phá rừng. Nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của các phương thức sử dụng đất, các hoạt động canh tác đến đất đai và môi trường đã được công bố như: Nghiên cứu của Freizen Daling (1968) về “Tác động của con người đến sinh quyển”; Gober (Pháp, 1968) về “Đất và việc giữ độ phì của đất – các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất”,... Tổ chức nông nghiệp và lương thực của Liên hợp quốc (FAO) trong nhiều năm qua nghiên cứu vấn đề canh tác trên đất dốc đã đưa ra các mô hình canh tác có hiệu như SALT1, SALT2, SALT3, SALT4 [31]. Đến đầu năm 1970, Quốc hội Hoa kỳ đã ban hành Luật chính sách quốc gia về môi trường, thường gọi tắt là NEPA. Luật này quy định rằng tất cả những kiến nghị quan trọng ở cấp tiểu bang về luật pháp, hoạt động kinh tế, kỹ thuật lúc đưa ra xét duyệt để được Nhà nước chấp nhận đều phải kèm theo một báo cáo về tác động
  10. 8 đến môi trường của việc làm được khuyến nghị. Tiếp theo Hoa kỳ là Canada, Australia, Anh, Nhật, Đức... cũng lần lượt ban hành luật đánh giá tác động môi trường (Lê Thạc Cán, 1994) [10]. Trong những1970 và đầu năm 1980, ở một số nước đang phát triển như Thái Lan, Singapo, Philipin, Indonesia... đã ban hành những quy định về đánh giá tác động môi trường [18]. Năm 1979, tổ chức FAO đã xuất bản tài liệu “Phân tích các DA Lâm nghiệp”do Hans M- Gregersen và Amolo H. Contreal biên soạn. Đây là tài liệu giảng dạy dùng cho các địa phương mà tổ chức FAO có đầu tư DA trồng rừng và phát triển Lâm nghiệp; tài liệu này tương đối đầy đủ và phù hợp với điều kiện đánh giá hiệu quả các DA Lâm nghiệp ở các nước đang phát triển. *Giai đoạn 2: Từ đầu năm 1980 đến nay, đặc trưng của giai đoạn này là phát triển bền vững, trong đó đã thể hiện được sự bổ sung hỗ trợ lẫn nhau giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Từ năm 1980 cho đến nay, khái niệm phát triển bền vững đã được nêu ra ngày càng trở nên phổ biến. Ngày nay, quan điểm phát triển bền vững đã trở thành quan điểm chính thống và bắt buộc mọi người không thể bỏ qua. Bản báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” của Uỷ ban Brundtland (1987) đã công nhận đánh giá tác động môi trường là một cấu thành thiết yếu trong quá trình phát triển bền vững. Báo cáo cũng đã vạch ra sự tham gia rộng lớn hơn của cộng đồng vào các quyết định có ảnh hưởng đến môi trường, tạo điều kiện cho các cộng đồng sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên địa phương. Năm 1992, tại hội nghị Quốc tế về môi trường ở Riôde Janneiro (Braxin) đã đi đến tiếng nói chung là: “Phải kết hợp hài hoà giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới một sự phát triển bền vững trên phạm vi từng nước trên thế giới” [20]. Năm 1994, Walfredo Raqual Rola đã đưa ra một mô phỏng về tác động của các phương thức canh tác [25]. Theo mô phỏng này hiệu quả của một phương thức canh tác được đánh giá theo quan điểm tổng hợp, trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Tất cả các tác động đó đều nhằm mục tiêu cuối cùng là phát triển toàn diện kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái (PTBV).
  11. 9 1.2.2. Ở Việt Nam 1.2.2.1. Khái niệm về DA Khái niệm về DA được dùng tương đối rộng ở nước ta trong những năm gần đây, do chính phủ, liên chính phủ, nhỏ hơn là tỉnh, một tổ chức xã hội làm chủ. Các chương trình DA đầu tư có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của một khu vực, đặc biệt là các vùng miền núi. Do tính phức tạp của quá trình thực hiện (về mặt kinh tế, kỹ thuật, tổ chức xã hội), cần phải chuẩn bị đầy đủ cả về cơ sở vật chất, cơ sở khoa học, thực tiễn và chính sách của chính phủ theo một kế hoạch chặt chẽ, chi tiết và hợp lý trước khi thực hiện DA. Trong tác phẩm “Phát triển cộng đồng”, tác giả Nguyễn Thị Oanh [22] đưa ra hai định nghĩa về DA như sau: - DA là sự can thiệp một cách có kế hoạch nhằm đạt được một hay một số mục tiêu cùng hoàn thành những chỉ báo thực hiện đã định trước tại một địa bàn và một khoảng thời gian nhất định, có huy động sự tham gia thực sự của những tác nhân và tổ chức cụ thể. - DA là một tổng thể có kế hoạch những hoạt động (công việc) nhằm đạt một số mục tiêu cụ thể trong một khoảng thời gian và trong khuôn khổ chi phí nhất định. Theo Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang [13], DA được hiểu như một kế hoạch can thiệp để giúp cộng đồng dân cư hoặc cá nhân cải thiện điều kiện sống trên một địa bàn nhất định. Hội thảo PIMES về chương trình phòng ngừa thảm họa đã đưa ra hai khái niệm về DA: - DA là một quá trình gồm các hoạt động đã được lập kế hoạch nhằm đạt được những thay đổi mong muốn hoặc đạt được một mục tiêu cụ thể nào đó. - DA là một quá trình phát triển có kế hoạch, được thiết kế nhằm đạt được mục tiêu cụ thể với khoản kinh phí xác định trong một thời gian nhất định. Theo bài giảng về “Quản lý Lâm nghiệp xã hội”của Trung tâm Lâm nghiệp xã hội, để nhìn nhận DA một cách đẩy đủ nhất phải đứng trên nhiều khía cạnh khác nhau: Về hình thức, về quản lý, về kế hoạch, về nội dung [31].
  12. 10 - Về mặt hình thức: DA là một tập tài liệu trình bày chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí dưới dạng một bản kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. - Về mặt quản lý: DA là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn vật tư lao động để tạo ra các kết quả kinh tế, tài chính xã hội, môi trường trong tương lai. - Về mặt kế hoạch: DA là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết để đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ, DA đầu tư là một hoạt động riêng lẻ, nhỏ nhất trong công tác kế hoạch nền kinh tế. - Về mặt nội dung: DA được coi là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau, được kế hoạch hóa nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định thông qua việc sử dụng hợp lý các nguồn lực xác định. Mặc dù có sự khác nhau về các định nghĩa DA, nhưng các tác giả đều thống nhất cho rằng: Mục tiêu của DA đều là tạo sự thay đổi trong nhận thức và hành động, thay đổi điều kiện sống của cộng đồng trên cả ba mặt kinh tế - xã hội và môi trường. 1.2.2.2. Các khía cạnh đánh giá tác động DA Ở nước ta các DA đầu tư cho việc phát triển rừng tiến hành trên nửa thế kỷ, nhưng chỉ vài chục năm gần đây mới được thực hiện trên quy mô lớn. Thời kỳ đầu, chúng ta mới chỉ chú trọng đến hiệu quả kinh tế còn hiệu quả về xã hội và môi trường sinh thái hầu như không được quan tâm đến. Chính vì vậy vấn đề đánh giá tác động môi trường ở nước ta cho đến nay còn ít và mới mẻ, đặc biệt là đánh giá trên cả ba mặt kinh tế - xã hội và môi trường của DA. Trước năm 1980, ở Việt Nam nghiên cứu đánh giá tác động của DA đến môi trường còn hạn chế, mới chỉ có những nghiên cứu nhỏ, không tập trung, chưa toàn diện về xói mòn đất. Tuy cũng đã có những nghiên cứu về ảnh hưởng của các phương thức canh tác đến đất và nước nhưng còn sơ sài, chung chung và các chỉ tiêu đánh giá đơn giản.
  13. 11 Từ sau năm 1980, kinh tế đất nước phát triển kéo theo việc suy thoái tài nguyên rừng nên công tác đánh giá hiệu quả tác động môi trường bắt đầu được chú trọng và phát triển. Năm 1983, chúng ta mới chính thức bắt đầu chương trình nghiên cứu về tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Đến năm 1987, Nguyễn Ngọc Sinh lần đầu tiên đưa ra tài liệu “Giới thiệu các phương pháp đánh giá tác động môi trường” [25]. Sau thập kỷ 90, các nhà nghiên cứu đã quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả đầu tư của DA lâm nghiệp dưới khía cạnh xã hội và môi trường mà mục tiêu là xem xét các tác động của DA đến môi trường xung quanh. Trên cơ sở những kết quả thực hiện của DA, những thay đổi về kinh tế xã hội, môi trường ở thời điểm trước và sau khi DA triển khai nên các nghiên cứu tập trung xác định rõ nguyên nhân của sự thay đổi và mức độ của sự thay đổi đó. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở mức ứng dụng các phương pháp và xây dựng lý thuyết đánh giá, nổi bật là những nghiên cứu sau: Lê Thạc Cán hoàn thành công trình nghiên cứu “Đánh giá tác động môi trường – Phương pháp và kinh nghiệm thực tiễn” tạo tiền đề cơ sở khoa học cho các tác giả nghiên cứu về môi trường. Hoành Xuân Tý (1994) với công trình “Bảo vệ đất và đa dạng sinh học trong các DA trồng rừng bảo vệ rừng” đã tiến hành nghiên cứu về kinh tế, môi trường. Song, trong cách phân tích và đánh giá, tác giả thường thiên về một mặt hoặc là kinh tế hoặc là môi trường hay xã hội mà không đánh giá một cách toàn diện trên các mặt [33]. Cũng năm 1994, nhiều công trình của nhiều tác giả khác đã tiến hành những nghiên cứu về tác động môi trường và hiệu quả kinh tế - xã hội của các phương thức canh tác như: Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm với công trình “Hiệu quả các các biện pháp canh tác trên đất dốc” và “Sử dụng đất trống đồi núi trọc và bảo vệ rừng; Đặng Trung Thuận, Trương Quang Hải và tập thể với công trình “Nghiên cứu và đề xuất mô hình phát triển kinh tế môi trường tại một số vùng sinh thái điển hình”; Phùng Ngọc Lan, Vương Văn Quỳnh với đề tài “Nghiên cứu khả năng giữ nước và bảo vệ
  14. 12 đất của các phương thức canh tác trong các HGĐ ở huyện Hàm Yên – Tuyên Quang ”[25]. Trần Hữu Dào (1995) đã nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh doanh cả 3 mặt: hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình trồng rừng Quế thâm canh thuần loài quy mô HGĐ tại Văn Yên – Yên Bái [12]. Trong đề tài tác giả đã trình bày, sử dụng các phương pháp, kỹ thuật mới, tiến bộ trong phân tích kinh tế Lâm nghiệp. Tuy nhiên đề tài mới chỉ thiên về đánh giá hiệu quả kinh tế, chưa chú trọng và đề cập sâu đến hiệu quả xã hội và môi trường. Đoàn Hoài Nam (1996) với luận văn thạc sỹ: “Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế - sinh thái của một số mô hình rừng trồng tại Yên Hương - Hàm Yên -Tuyên Quang” [20], đã đề cập đến hiệu quả tổng hợp về mặt kinh tế và sinh thái của một số mô hình rừng trồng, tuy nhiên chưa thấy tác giả đề cập đến vấn đề xã hội. Năm 1997, tiếp tục có những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường như: Nguyễn Thị An với luận văn thạc sỹ “Đánh giá hiệu quả kinh tế - môi trường của một số mô hình theo phương pháp hệ số đường ảnh hưởng”; Đoàn Thị Mai với luận văn thạc sỹ “Đánh giá hiệu quả kinh tế - môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững cho một số phương án sử dụng đất trong canh tác Nông Lâm nghiệp ở vùng nguyên liệu giấy” [19]. Cao Danh Thịnh, năm (1998) với luận văn thạc sỹ “Thử nghiệm ứng dụng một số phương pháp định lượng có trọng số để so sánh hiệu quả kinh tế và môi trường của một số DA Lâm nghiệp tại khu vực phòng hộ sông Đà” đã đề cập đến hiệu quả tổng hợp kinh tế môi trường. Trong đề tài, tác giả đã đề cập đến vấn đề định lượng có trọng số các chỉ tiêu đánh giá và cho biết phương pháp tính trọng số bằng tương quan đạt độ chính xác cao hơn cả [25]. Phạm Xuân Thịnh, năm (2002) với đề tài thạc sỹ “Đánh giá tác động KFW1 tại vùng DA xã Tân Hoa - huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang” đã đề cập đến một số tác động của DA trên các mặt kinh tế- xã hội và môi trường, quá trình đánh giá có sử dụng các chỉ tiêu, so sánh các lĩnh vực trước và sau DA. Tuy nhiên tác giả mới chỉ dừng lại ở những tác động tích cực chưa đi sâu phân tích những tác động tiêu cực của DA [33].
  15. 13 * Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (DA 661) giai đoạn 1998- 2008: Sau 10 năm thực hiện đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu đánh giá. Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng là một trong những công trình trọng điểm quốc gia, theo đó sẽ nâng cao độ che phủ của rừng Việt Nam lên mức 43% vào năm 2010. DA được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn bằng Nghị quyết số 08/1997/QH10 và được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam chỉ đạo thực hiện bằng Quyết định số 661/QĐ - TTg ngày 29/7/1998. DA, vì thế, hay được gọi tắt là DA 661. DA được Chính phủ Việt Nam giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Việt Nam) làm chủ DA. DA bao gồm một số hợp phần chính: QuyÕt ®Þnh 661 vµ QuyÕt ®Þnh 147, 100, Nghị quyết số 73/QH11. - Trồng 2 triệu ha RPH , đặc dụng. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung 1 triệu ha, trồng mới 1 triệu ha gắn với định canh, định cư. - Sử dụng hợp lý rừng hiện có và trồng mới 3 triệu ha RSX. DA được xây dựng và triển khai nhằm: - Góp phần đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thủy, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học. - Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư, tăng thu nhập cho dân cư sống ở nông thôn miền núi, ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, nhất là ở vùng biên giới. - Đưa lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội miền núi. DA được triển khai qua ba giai đoạn: - Giai đoạn 1998 - 2000: trồng mới 70 vạn ha, khoanh nu«i t¸i sinh 350.000 ha. - Giai đoạn 2001 - 2005: trồng mới 1,3 triệu ha, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung 65 vạn ha. - Giai đoạn 2006 - 2010: trồng mới 2 triệu ha. Tổng vốn đầu tư dự kiến là 31.650 tỷ đồng.
  16. 14 Kết quả thực hiện từ năm 1998 đến năm 2008 trên toàn quốc đã trồng mới được 1.921.163 héc ta rừng được trồng trên 63 tỉnh thành và một số bộ, ban ngành TW cũng tham gia trồng rừng [Cục Phát triển Lâm nghiệp, 2008]. Trong đó rừng đặc dụng là: 47.949 ha, RPH là 815.620 ha, rừng đặc dụng và rừng trồng phòng hộ đạt 107,2 % so với kế hoạch, RSX là: 1.046.019 ha, cây công nghiệp dài ngày là: 115.75 ha, chăm sóc rừng là: 303.672 ha, đạt 94% kế hoạch. Các loài cây được trồng tại các tỉnh (trồng bằng cây con có bầu được ươm từ hạt hoặc từ hom) Trồng rừng ngập mặn: Từ năm 1998 đến năm 2008 trên toàn quốc đã có 61.779 héc ta Rừng ngập mặn được trồng tại các tỉnh ven biển [Cục Phát triển Lâm nghiệp, 2008]. Các loài cây được trồng tại các tỉnh ven biển phía bắc chủ yếu là Bần (trồng bằng cây con, rễ trần), Trang (trồng bằng trụ mầm), Mắm, Đước vòi,... với mật độ 400 cây đến 1.600 cây/ha. Tuy nhiên, cũng như chương trình do Hội chữ thập đỏ tiến hành thì tỷ lệ sống cũng rất thấp và diện tích rừng còn lại khép tán thành rừng, có khả năng phòng hộ cao cũng không nhiều. Cùng với việc tạo rừng mới của DA 661, ở các địa phương cũng đã dành vốn đáng kể cho công tác khoanh nuôi, bảo vệ và cải tạo rừng (bao gồm cả rừng trên cạn và rừng ngập mặn ven biển) chất lượng rừng đạt tương đối tốt, góp phần không nhỏ nâng cao độ che phủ của rừng. Bên cạnh đó, việc trồng rừng của DA vẫn còn nhiều bất cập, nhất là tại các khu vực có điều kiện lập địa cực đoan: đất cằn cỗi, sỏi đá, có độ dốc lớn, xa khu dân cư, đi lại khó khăn lại sử dụng cây giống là cây bản địa, sinh trưởng chậm, chu kỳ dài ngày... cách trồng và chăm sóc rừng còn coi nhẹ kể cả các biện pháp kỹ thuật từ khâu khảo nghiệm giống đến khâu gieo ươm và đem đi trồng rừng. Do vậy, khả năng tạo rừng khu vực này không cao. Tuy nhiên, theo số liệu báo cáo của Cục Lâm nghiệp kết quả trồng rừng theo DA 661 từ năm 1998 – 2008. Đối với khu vực có điều kiện thuận lợi như: đất tốt, độ dốc thấp, gần khu dân cư, điều kiện tự nhiên phù hợp với cây trồng và tỷ lệ thành rừng là rất cao [11] (Bản tin trồngmới 5 triệu ha rừng) Theo như ông Nguyễn Ngọc Bình - Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Kiêm Phó Ban điều hành TW DA trồng mới 5 triệu ha rừng đã bước đầu đánh giá hiệu quả của DA 661. Sau 10 năm thực hiện, Chương trình đã đạt được những hiệu quả nhất
  17. 15 định. Độ che phủ của rừng của cả nước từ 28,2% vào năm 1995 được nâng lên 33,2% vào năm 1999 và lên 37,7% vào năm 2008. Sản xuất lâm nghiệp chuyển mạnh từ nền lâm nghiệp nhà nước lấy khai thác và sử dụng rừng tự nhiên là chính sang nền lâm nghiệp xã hội, phát huy sức mạnh của nhân dân trong bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác sử dụng gỗ rừng trồng, thu hút được sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế, dần thực hiện mục tiêu xã hội hoá nghề rừng, góp phần xoá đói giảm nghèo cho nông dân, nhất là nông dân miền núi sống dựa vào rừng, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động trên khắp cả nước. Trên cơ sở số liệu báo cáo của 63 tỉnh thành – phố, đánh giá tổng quát thực hiện DA 661 như sau: - Với nguồn vốn đầu tư đ· cấp cho các DA theo địa bàn và đối tượng cụ thể đã thu được những kết quả đáng khích lệ, đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu đề ra. - DA 661 lấy HGĐ thực hiện trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng, gắn quyền lợi vật chất với nghĩa vụ, gắn đất trồng với cây rừng và sức lao động dựa vào đồng vốn của chương trình. Chính nhờ phương châm kết hợp tự giác giữa 4 yếu tố đó nên tỷ lệ cây rừng trồng đạt 80-90%. Tuy nhiên để thực hiện tốt hơn phải kết hợp chặt chẽ với công tác giao đất, khoán rừng đến HGĐ hoặc thôn bản, cho vay vốn đến hộ, tạo điều kiện cho HGĐ phát huy tính chủ động và độc lập trong sản xuất, từ đó xoá đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu nhờ sự hỗ trợ của DA 661. - Biện pháp khoanh nuôi, tái sinh và bảo vệ rừng là biện pháp tích cực, hiệu quả nhất vì rừng có chủ thực sự. Địa phương nào biết gắn nội dung DA 661 với công tác giao đất, khoán rừng cho hộ nông dân sẽ tạo ra được vốn rừng mới để sản xuất và công tác khôi phục bảo vệ RPH sẽ có sự tiến bộ rõ rệt đồng thời thu nhập của các hộ đó cũng tăng lên đáng kể. - Mặt tích cực của phương thức đầu tư theo DA 661 là thủ tục xét duyệt và cấp vốn đơn giản, giảm phiền hà cho Chủ DA, giảm chi phí quản lý và tăng tỷ lệ cấp vốn đến Chủ đầu tư (Tỷ lệ cấp vốn đạt 100%).
  18. 16 - Thông qua DA 661 các địa phương, các ngành đã tạo được các mô hình kinh tế theo phương thức nông - lâm - công nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế của mình. - Nhờ vào vốn của DA 661 mà đa số hộ miền núi vùng sâu, vùng xa có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất. Theo ý kiến chung của các Cơ quan, Ban ngành và địa phương thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến các kết quả trên. Trong đó chủ yếu là: - Chủ trương của Đảng và Nhà nước thể hiện trong Quyết định 661/QĐ-TTg (một trong những công trình trọng điểm của Quốc gia) là hoàn toàn đúng đắn, kịp thời, hợp với lòng dân, nhất là các dân tộc miền núi vùng sâu vùng xa, các lâm, nông trường và trạm trại... Vì vậy, địa bàn tiếp nhận các DA đã được chuẩn bị tốt về tổ chức và tâm lý . - Việc triển khai nghiêm túc DA ở các cấp, các ngành vừa đảm bảo được quy định chung của TW, vừa phù hợp với những quy ước chung của địa phương đồng thời đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra của mục tiêu và nội dung DA theo từng năm. - Ban chỉ đạo DA 661 luôn chỉ đạo, giám sát tích cực, có trách nhiệm đồng thời luôn bám sát cơ sở, kiểm tra trực tiếp thường xuyên, uốn nắn kịp thời những sai sót sảy ra trong quá trình thực hiện DA. - Các hoạt động hỗ trợ của các Cơ quan TW, địa phương, đặc biệt là Thanh tra Nhà nước, kiểm tra Đảng, các cơ quan ngôn luận báo chí đã góp phần tích cực vào kết quả hoạt động của DA. Những đề tài nghiên cứu đánh giá DA 661, cho đến nay có thể điểm qua một số công trình lớn sau: 1. “Đánh giá hiệu quả các DA Lâm nghiệp ở Tây Nguyên giai đoạn 1995 – 2005 nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư trong Lâm nghiệp của Vùng”, do Thạc sỹ Hoàng Liên Sơn, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện năm 2006. Đề tài đã đánh giá hiệu quả đầu tư của các DA: DA 661 (4 xã của 2 huyện/2 tỉnh 75 HGĐ/xã), Cán bộ thực thi và quản lý DA; DA hỗ trợ bảo vệ đầu nguồn sông Mê Kông – GTZ (4 xã trong 2 huyện tại Đắc Lắc, 75 HGĐ/xã, Cán bộ thực thi và quản lý DA); DA bảo vệ rừng và phát triển nông thôn; DA trồng rừng nguyên liệu
  19. 17 vùng Tây Nguyên, DA khuyến Lâm. Trong đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp đánh giá DA đi sâu vào xem xét hiệu quả về mặt kinh tế-xã hội mà chưa đề cập đến hiệu quả về mặt môi trường mà quan trọng hơn cả là những tác động của rừng đối với môi trường. Trong đó, đề tài đã đánh giá được sự phù hợp của các mô hình rừng trồng trên địa bàn với điều kiện lập địa của khu vực [24.a]. 2. “Điều tra tình hình thực hiện kế hoạch trồng RPH 661 trên đất cát ven biển tỉnh Quảng Trị giai đoạn 1998-2005”. Tổng kết và đánh giá các biện pháp kỹ thuật trồng RPH 661. Đánh giá chất lượng rừng trồng. Đề xuất một số giải pháp về xây dựng và phát triển RPH trên đất cát ven biển tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006- 2010, Võ Đại Hải, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Trong đề tài này tác giả đi sâu nghiên cứu đối tượng là rừng trồng phòng hộ trên đất cát ven biển của tỉnh Quảng Trị và mới chỉ mang tính thống kê diện tích rừng trồng, các biện pháp kỹ thuật trồng rừng và chất lượng rừng trồng mà chưa đánh giá được hiệu quả đầu tư cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường [24.b]. 3. “Nghiên cứu đánh giá chất lượng rừng trồng phòng hộ trên đất cát ven biển trong DA 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998 - 2005 của 4 tỉnh (Quảng Bình, Quảng Trị, Ninh Thuận và Bình Thuận”, Hoàng Liên Sơn (2006). Tác giả đi sâu nghiên cứu đánh giá về sinh trưởng của rừng trồng phòng hộ trên đất cát ven biển, cùng với đó là phương thức trồng rừng, biện pháp kỹ thuật chăm sóc, công tác lựa chọn cây trồng và chất lượng cây giống, hệ thống kỹ thuật lâm sinh nuôi dưỡng rừng [13]. Qua đánh giá các đề tài trên, trong đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp phù hợp được kế thừa có bổ sung để thực hiện các nội dung nhằm đánh giá thực trạng về diện tích rừng trồng, khoanh nuôi phục hồi, tình hình sinh trưởng và phát triển rừng cũng như hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội và môi trường của DA 661 trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn (giai đoạn 1999 – 2008) sau 10 năm DA được thực hiện. Trong đó đi sâu nghiên cứu đánh giá về khả năng nâng cao độ che phủ của rừng, hiệu quả về mặt kinh tế, an sinh xã hội,… trong thực hiện cơ chế chính sách quản lý và phát triển bền vững tài nguyên rừng.
  20. 18 Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CAO LỘC Theo số liệu thống kê địa lý tự nhiên huyện Cao Lộc năm 2008, khu vực nghiên cứu có đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội như sau. 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý Cao Lộc nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, có vị trí 21045’ đến 220 vĩ độ Bắc và 106039’ đến 107003’ kinh độ Đông với tổng diện tích tự nhiên là 63.921,0 ha. Là huyện miền núi biên giới với 2 thị trấn và 21 xã với 202 thôn bản, khối phố. Trong đó, khu vực biên giới có 4 xã và 1 thị trấn. Phía Bắc – Đông Bắc giáp Cộng hoà nhân dân Trung Hoa với đường biên giới dài 83 km. Phía Tây – Tây Bắc giáp các huyện Văn Lãng, Tràng Định. Phía Tây và phía Nam giáp huyện Văn Quang, Chi Lăng. Phía Đông – Đông Nam giáp huyện Chi Lăng, Lộc Bình. Huyện Cao Lộc bao bọc quanh thành phố Lạng Sơn – trung tâm kinh tế chính trị xã hội, vùng kinh tế động lực của tỉnh Lạng Sơn. Vì vậy, huyện Cao Lộc có lợi thế lớn để phát triển kinh tế xã hội và khẳng định tầm quan trọng về an ninh quốc phòng không chỉ đối với Lạng Sơn mà còn đối với cả nước. 2.1.2. Địa hình, địa mạo Địa hình vùng DA đựơc phân chia thành 3 tiểu vùng do Viện điều tra Quy hoạch rừng xây dựng dựa trên tiêu chí đai cao, độ dốc , lượng mưa....như sau: Tiểu vùng I: Tiểu vùng này địa hình đơn giản không phức tạp, mức độ chia cắt trung bình, bao gồm toàn bộ dải đường biên giới giáp Trung Quốc. Độ dốc 200- 300, độ cao tuyệt đồi trung bình 400-500m, ít có đỉnh núi cao (đỉnh cao nhất 547m). Tiểu vùng II: Gồm toàn bộ hệ thống giáp huyện Lộc Bình. Tiểu vùng này địa hình phức tạp hơn, có độ chia cắt mạnh, độ dốc lớn (trung bình 280-350) có nhiều đỉnh núi cao trên 1000m (đỉnh cao nhất là đỉnh Pia Pò xã Mẫu Sơn cao 1.541m).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2