intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá tác động của Dự án 661 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

16
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động của Dự án 661 tại Ban quản lý 661 huyện Trấn Yên, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái; phân tích một số tác động của Dự án đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường trên địa bàn nghiên cứu; đề xuất giải pháp để duy trì và phát triển các kết quả của Dự án trong tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá tác động của Dự án 661 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LƯƠNG QUANG CHÍNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 661 TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 661 HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI Chuyên ngành: LÂM HỌC Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ SỸ VIỆT Hà Nội, năm 2013
  2. i LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành theo chương trình đào tạo Cao học tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa Đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức khoa học mới trong cả quá trình học tập, đặc biệt là TS. Lê Sỹ Việt, người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức khoa học, kinh nghiệm quý báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giả trong quá trình hoàn thành Luận văn. Nhân dịp này tôi xin tỏ lòng biết ơn Ban quản lý Dự án 661 huyện Trấn Yên, Ban quản lý Dự án 661 tỉnh Yên Bái, UBND huyện Trấn Yên, UBND xã Hồng Ca, các phòng ban của huyện cùng toàn thể bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Trong quá trình thực hiện Luận văn, mặc dù bản thân đã cố gắng và nỗ lực, song do hạn chế về thời gian, phạm vi nghiên cứu nên Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đánh giá, đóng góp xây dựng của các nhà khoa học, bạn bè đồng nghiệp gần xa. Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin trân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày...... tháng...... năm 2013 Tác giả Lương Quang Chính
  3. ii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn ......................................................................................................... i Mục lục .............................................................................................................. ii Danh mục các từ viết tắt................................................................................... iv Danh mục các bảng .......................................................................................... vi Danh mục các hình ............................................................................................ v ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3 1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm về Dự án ................................................................................ 4 1.1.2. Đánh giá Dự án ....................................................................................... 5 1.2.3. Các khía cạnh đánh giá tác động của Dự án ........................................... 6 1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 9 1.2.1. Khái niệm về Dự án ................................................................................ 9 1.2.2. Đánh giá tác động của Dự án ................................................................ 11 Chương 2 MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 15 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 15 2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 15 2.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 15 2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 15 2.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 17 2.5.1. Quan điểm và phương pháp luận .......................................................... 17 2.5.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu .................................................. 19 2.5.3. Phương pháp đánh giá các hoạt động của Dự án .................................. 22 Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 27 3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 27 3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 27 3.1.2. Địa hình, địa thế .................................................................................... 27 3.1.3. Khí hậu, thủy văn .................................................................................. 28
  4. iii 3.1.4. Địa chất, đất đai..................................................................................... 30 3.1.5. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên ......................................................... 31 3.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội ....................................................................... 33 3.2.1. Dân sinh................................................................................................. 33 3.2.2. Kinh tế ................................................................................................... 33 3.2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng ....................................................................... 34 3.2.4. Ngành nghề và mức sống ...................................................................... 38 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 41 4.1. Quá trình thành và phát triển Dự án 661.................................................. 41 4.2. Kết quả thực hiện Dự án tại huyện Trấn Yên .......................................... 44 4.2.1. Tình hình tổ chức và thực hiện Dự án................................................... 44 4.2.2. Kết quả thực hiện của Dự án ................................................................. 50 4.3. Tác động của Dự án đến Kinh tế, xã hội và môi trường .......................... 63 4.3.1. Tác động của Dự án đến phát triển kinh tế ........................................... 63 4.3.2. Tác động của Dự án đến Xã hội ............................................................ 83 4.3.3. Tác động của Dự án đến môi trường..................................................... 90 4.4. Các mặt đạt được và hạn chế của Dự án ................................................ 100 4.4.1. Những mặt đạt được của Dự án .......................................................... 100 4.4.2. Những mặt còn hạn chế của Dự án ..................................................... 101 4.5. Đề xuất một số giải pháp thực hiện các Dự án tiếp theo ....................... 103 4.5.1. Công tác QHSDĐ ................................................................................ 103 4.5.2. Công tác tuyên truyền vận động ......................................................... 103 4.5.3. Nguồn vốn đầu tư ................................................................................ 104 4.5.4. Khoa học, công nghệ ........................................................................... 104 4.5.5. Giống cây trồng ................................................................................... 104 4.5.6. Tăng cường sự phối kết hợp................................................................ 104 4.5.7. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá ............................................. 105 4.5.8. Xây dựng một số mô hình Nông lâm kết hợp ..................................... 105 4.5.9. Mở rộng thị trường và bao tiêu sản phẩm ........................................... 105 4.5.10. Công tác quản lý bảo vệ rừng ........................................................... 105 KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ...................................................... 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên đầy đủ BQLDA Ban quản lý dự án BQL Ban quản lý CAQ Cây ăn quả DA Dự án CKKD Chu kỳ kinh doanh CKSXKD Chu kỳ sản xuất kinh doanh FAO Tổ chức Nông lương thế giới GTSX Giá trị sản xuất HGĐ Hộ gia đình HH Hàng hóa KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư KNXTTS Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh KBNN Kho bạc Nhà nước MH Mô hình NLKH Nông lâm kết hợp NLN Nông lâm nghiệp NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ÔTC Ô tiêu chuẩn ÔĐV Ô định vị PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia QLBVR Quản lý bảo vệ rừng QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất SDĐ Sử dụng đất TCN Tiêu chuẩn ngành
  6. v DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1 Một số chỉ tiêu khí hậu bình quân của các tháng trong năm 29 4.3 Tiến độ thực hiện DA 661 giai đoạn (1998-2010) 48 4.4 Tổng hợp kết quả thực hiện DA 661 (giai đoạn 1998-2010) 49 4.5 Kết quả trồng rừng giai đoạn (1998-2010) 52 4.6 Kết quả chăm sóc rừng trồng giai đoạn 1998-2010 53 Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của 2 mô hình rừng 4.7 64 trồng 4.8 Cơ cấu thu nhập bình quân theo nhóm HGĐ tham gia DA 67 Cơ cấu thu nhập bình quân theo nhóm HGĐ TG và không 4.9 71 TG DA 4.10 Cơ cấu chi phí bình quân theo nhóm HGĐ tham gia DA 74 4.11 Cơ cấu chi phí bình quân theo nhóm HGĐ TG và Không TG DA 76 4.12 Cơ cấu SDĐ của các HGĐ tham gia trước và sau DA 79 4.13 Tiêu chí phân loại HGĐ thôn Hồng Lâu trước và sau DA 81 4.14 Phân loại kinh tế HGĐ thôn Hồng Lâu trước và sau DA 81 4.15 Cơ cấu sử dụng thời gian làm việc bình quân/ lao động trong năm 85 4.16 Sinh trưởng rừng trồng Dự án tại xã Hồng Ca 91 4.17 Xác định lượng nước thấm vào đất ở các trạng thái nghiên cứu 93 4.18 Tính toán lượng đất mất đi của một số mô hình sử dụng đất 95 4.19 Một số tính chất độ phì tầng đất mặt trước và sau DA 97 4.20 Kết quả đánh giá khả năng phục vụ nguồn nước xã Hồng Ca 99 4.21 Đánh giá sức ép nhu cầu sử dụng nước vào mùa khô 99
  7. vi DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 2.1 Sơ đồ quá trình nghiên cứu 18 4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý DA 661 46 4.2 Bảng đồ thu nhập bình quân các nhóm HGĐ tham gia Dự án 68 Bảng đồ thu nhập bình quân các nhóm HGĐ TG và không 4.3 72 TG DA 4.4 Bảng đồ chi phí bình quân các nhóm HGĐ tham gia Dự án 75 4.5 Chi phí bình quân các nhóm HGĐ có và không tham gia DA 77 Bảng đồ cơ cấu SDĐ bình quân bình quân của các HGĐ tham 4.6 79 gia DA 4.7 Bảng đồ phân loại kinh tế HGĐ thôn Hồng Lâu 82 4.8 Sử dụng thời gian bình quân của một lao động trong 1năm 85
  8. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây xuất hiện nhiều thiên tai như hạn hán, lũ lụt, trái đất nóng lên, hiệu ứng nhà kính… đã làm chết rất nhiều người, phá hoại nhà cửa, mùa màng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Chính vì vậy Để phát huy nguồn tiềm năng và khắc phục sự suy thoái nghiêm trọng tài nguyên rừng trong những năm gần đây chính phủ nước ta đã quan tâm về quy mô, tốc độ, nguồn vốn đầu tư được thể hiện Thông qua hàng loạt các chương trình, Dự án đã và đang thực hiện điển hình như: Dự án PAM, Chương trình 327, Dự án trồng rừng Việt – Đức (KFW)… Đặc biệt là Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng theo Nghị quyết 08/1998/QH10 ngày 5/2/1998 của Quốc hội khoá X Thông qua và được Thủ tướng Chính phủ cụ thể hoá bằng quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ với số vốn lên tới 31.650 tỷ đồng. Dự án đã được triển khai trên cả nước, với khoảng 700 Dự án cơ sở. Qua 10 năm thực hiện Dự án, những nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ, phát triển rừng của địa phương và người dân đã có những bước chuyển biến tích cực, độ che phủ rừng đã được tăng lên qua các năm, môi trường sinh thái, nguồn sinh thủy được cải thiện đáng kể, tạo thêm việc làm tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là khu vực miền núi, vùng cao. Ban quản lý Dự án 661 đóng trên địa bàn Huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, là một huyện miền núi vùng thấp của tỉnh Yên Bái nằm phía Tây Bắc tỉnh Yên Bái cách trung tâm tỉnh 13,5 km, cách thủ đô Hà Nội gần 200 km. Toàn huyện có 29 đơn vị hành chính (28 xã và 1 thị trấn), 280 thôn bản, khu phố. Huyện có 7 xã vùng cao và 8 xã đặc biệt khó khăn. Diện tích tự nhiên chủ yếu là đất lâm nghiệp, mật độ dân cư thưa và phân bố rải rác tại các thôn, bản. Thành phần dân tộc đa dạng song do trình độ dân trí thấp nên tập quán canh
  9. 2 tác lạc hậu. Hoạt động sản xuất Nông lâm nghiệp là chính do vậy đời sống nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây huyện cũng đã tham gia và triển khai nhiều Dự án trồng rừng trong đó Dự án 661 là Dự án trọng điểm thực hiện từ năm 1998 đến nay. Sau 10 năm thực hiện, Dự án đã thu hút đông đảo người dân tham gia, nhiều diện tích đất trống, đồi núi trọc đã được phủ xanh và do đó cao độ che phủ của rừng đã được tawmng lên đáng kể, góp phần tích cực vào việc cải thiện kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện. Nhằm góp phần làm rõ những tác động của Dự án 661 đến kinh tế - xã hội, môi trường trong vùng Dự án, từ đó làm căn cứ đề xuất các giải pháp phát triển và nhân rộng những kết quả của Dự án việc thực hiện Đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tác động của Dự án 661 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái” là hết sức cần thiết.
  10. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Hiện nay nhân loại đang phải đối mặt với tình trạng biến đổi khí hậu và những hậu quả của hiện tượng này gây nên như lũ lụt và hạn hán, băng tan và sóng thần... với tính chất ngày càng phức tạp và khó kiểm soát. Bên cạnh đó việc gia tăng dân số, phát triển công nghiệp như vũ bão, nhu cầu về năng lượng ngày càng lớn đã gây sức ép rất lớn đến nguồn tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người trên trái đất. Đứng trước tình hình đó các giải pháp đã được nghiên cứu, thảo luận của các nhà khoa học hàng đầu thế giới. Trong đó, giải pháp hiệu quả nhất, thực tế nhất đó là phải phục hồi lại lá phổi xanh của trái đất mà con người đang tàn phá dẫn đến sự suy thoái nghiêm trọng cả về số lượng, chất lượng, đó chính là tài nguyên rừng. Hàng nghìn Dự án lâm nghiệp với mục tiêu chính là phục hồi, phát triển rừng ra đời một cách ồ ạt, nằm trong chương trình quốc gia, quốc tế với số vốn đầu tư lên đến nhiều tỷ đồng... Tuy nhiên, hiệu quả của các Dự án trên đã tương xứng với tiềm năng đất đai, nguồn vốn đầu tư chưa, mức độ tác động của chúng đến kinh tế, xã hội, môi trường đến đâu thì vẫn còn là một dấu hỏi. Đánh giá tác động Dự án (DA) ra đời để trả lời cho các câu hỏi trên, đồng thời thông qua công tác đánh giá có thể định lượng được mức độ ảnh hưởng từ phía DA đến các đối tượng xung quanh làm cơ sở cho việc xây dựng các mức chi phí cần thiết cho bảo vệ môi trường, thể chế hóa bằng luật pháp để buộc mọi thành viên trong xã hội phải điều chỉnh các hoạt động thực tiễn đảm bảo có lợi cho sự tồn tại lâu bền của con người và thiên nhiên, chịu trách nhiệm về những hậu quả, tổn thất do cá nhân, tổ chức mình gây ra Thông qua các kênh đầu tư, đóng góp để phục hồi, tái tạo lại tài nguyên rừng. Đánh giá tác động còn giúp cho
  11. 4 việc điều chỉnh, hoàn thiện hơn, rút ra được bài học kinh nghiệm để sửa đổi theo chiều hướng tích cực trong quá trình triển khai các giai đoạn DA. 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Khái niệm về Dự án Nói đế n Dự án tức là phải nói đế n mô ̣t vấ n đề nào đó mà con người cầ n quan tâm giải quyế t. Hay nói cách khác không có vấ n đề thì sẽ không có Dự án. Trong lý thuyế t cũng như thực tiễn quản lý kinh tế hiêṇ nay còn tồ n ta ̣i nhiề u quan điể m khác nhau về Dự án. Mỗi quan điể m về Dự án xuấ t phát từ cách tiế p câ ̣n khác nhau tùy thuô ̣c vào mu ̣c đích nghiên cứu. Khái niê ̣m về Dự án đã và đang đươ ̣c bổ sung hoàn thiên. ̣ Theo Cleland và King (1975): Dự án là sự kế t hợp giữa các yế u tố nhân lực và tài lực trong mô ̣t thời gian nhấ t đinh ̣ đề đa ̣t được mô ̣t mu ̣c tiêu đinh ̣ trước [40]. Clipdap cho rằ ng: Dự án là mô ̣t tâ ̣p hợp các hoa ̣t đô ̣ng để giải quyế t mô ̣t vấ n đề hay để hoàn thiê ̣n mô ̣t tra ̣ng thái cu ̣ thể trong mô ̣t thời gian xác đinh. ̣ Gittinger (1982) đưa ra quan điể m: Dự án là mô ̣t tâ ̣p hơ ̣p các hoa ̣t đô ̣ng mà ở đó tiề n tê ̣ đươ ̣c đầ u tư với hy vo ̣ng đươ ̣c thu hồ i la ̣i. Trong quá trình này các công viê ̣c kế hoa ̣ch tài chiń h, vâ ̣n hành hoa ̣t đô ̣ng là mô ̣t thể thố ng nhấ t đươ ̣c thực hiêṇ trong mô ̣t khoảng thời gian xác đinh ̣ [41]. Theo WB: Dự án là tổ ng thể những chiń h sách, hoa ̣t đô ̣ng và chi phí liên quan với nhau đươ ̣c thiế t kế nhằ m đa ̣t đươ ̣c những mu ̣c tiêu nhấ t định trong mô ̣t khoảng thời gian nhấ t đinh ̣ [42]. Theo Lyn Squire: Dự án là tổ ng thể các giải pháp nhằ m sử du ̣ng các nguồ n tài nguyên hữu ha ̣n vố n có nhằ m đem la ̣i lợi ích cho xã hô ̣i càng nhiều càng tố t [43]. Từ điể n xã hô ̣i ho ̣c của David Jary và Julia Jury đưa ra đinh ̣ nghiã về Dự án như sau: Những kế hoa ̣ch của điạ phương đươ ̣c thiế t lâ ̣p với mu ̣c đích hỗ trơ ̣ các hoa ̣t đô ̣ng cô ̣ng đồ ng và phát triể n cô ̣ng đồ ng. Theo đinh ̣ nghiã này
  12. 5 có thể hiể u dự án là mô ̣t kế hoa ̣ch can thiê ̣p có mu ̣c tiêu, nô ̣i dung, thời gian, nhân lu ̣c và tài chính cu ̣ thể . Dự án là sự hơ ̣p tác của các lực lươ ̣ng xã hô ̣i bên ngoài và bên trong cô ̣ng đồ ng. Với cách hiể u như trên thì thước đo cho sự thành công của Dự án không chỉ là viê ̣c hoàn thành các hoa ̣t đô ̣ng có tính kỹ thuâ ̣t (đầ u tư cái gì, cho ai, bao nhiêu, như thế nào?) mà nó còn góp phầ n gì vào quá triǹ h chuyể n biế n xã hô ̣i ta ̣i cô ̣ng đồ ng. 1.1.2. Đánh giá Dự án Đánh giá Dự án là mô ̣t công viê ̣c thường xuyên diễn ra trong các hoa ̣t đô ̣ng của Dự án. Đó là mô ̣t khâu then chố t trong mô ̣t chu trình Dự án nhằ m đưa ra những nhâ ̣n xét theo đinh ̣ kỳ về kế t quả thực hiê ̣n các hoa ̣t động của dự án trên cơ sở so sánh mô ̣t số chỉ tiêu đã lâ ̣p trước, hay nói cách khác đánh giá ̀ h xem xét mô ̣t cách hê ̣ thố ng và khách quan nhằ m cố gắ ng xác đinh là quá trin ̣ ́ h hiêụ quả và tác đô ̣ng của các hoa ̣t đô ̣ng ứng với mu ̣c tiêu đã tiń h phù hơ ̣p, tin va ̣ch ra. Trong các Dự án mà ở đó vai trò tham gia của các bên liên quan có ý nghiã đă ̣c biêṭ quan tro ̣ng, thì công tác đánh giá đòi hỏi phải có sự tham gia của các bên liên quan. Đánh giá có sự tham gia là mô ̣t hê ̣ thố ng phân tích đươ ̣c thực hiêṇ bởi các nhà Quản lý Dự án và các thành viên đươ ̣c hưởng lơ ̣i từ Dự án, cho phép ho ̣ điề u chin̉ h, xác đinh ̣ la ̣i chiń h sách hoă ̣c mu ̣c tiêu, chiế n lươ ̣c. sắ p xế p la ̣i các tổ chức, các đơn vi.̣ triể n khai la ̣i các nguồ n lực nế u cầ n thiế t. Nó là cơ hô ̣i cho cả người bên trong và người bên ngoài cộng đồ ng dừng la ̣i phản ánh về quá khứ và đưa ra quyế t đinh ̣ cho tương lai. Các đánh giá liên quan đế n viê ̣c đo lường hay đưa ra những nhâ ̣n đinh, ̣ điể n hiǹ h là các công triǹ h nghiên cứu của WHO, L.Therse Barker, (The Practice of sociologi research. New York 1995). Đây là mô ̣t quá trình nhằ m đánh giá mức đô ̣ đa ̣t đươ ̣c những mu ̣c tiêu chung và mu ̣c tiêu cu ̣ thể đã đề ra, tương ứng với chúng là hê ̣ thố ng các hoa ̣t đô ̣ng, các nguồ n lực đã đươ ̣c triể n khai và
  13. 6 sử du ̣ng như thế nào. Đố i với mô ̣t Dự án, đánh giá là xem xét mô ̣t cách hê ̣ thố ng để xác đinh ̣ tính hiê ̣u quả, mức đô ̣ thành công của Dự án, tác đô ̣ng xã hô ̣i cũng như các tác đô ̣ng kinh tế môi trường đố i với cô ̣ng đồ ng hưởng thu ̣. Trong Dự án, đánh giá là khâu cuố i cùng trong tiế n trình triể n khai Dự án. Thực hiêṇ đánh giá không chỉ tiế n hành mô ̣t lầ n vào cuố i Dự án – đó mới chỉ là đánh giá tổ ng thể . Trong quá trình thực hiêṇ Dự án, hoa ̣t động đánh giá có thể đươ ̣c tiế n hành vào những giai đoa ̣n quan tro ̣ng thường đươ ̣c go ̣i là đánh giá định kỳ. Nhiề u tác giả cho rằ ng, điề u quan tro ̣ng là phải tiến hành đánh giá có sự tham gia của các bên co liên quan mà quan tro ̣ng nhấ t là người hưởng lơ ̣i từ Dự án. Các tác giả và các tổ chức trên thế giới như Jim Woodhill, Lisa Robins, Joachim Theis, Heather. M.Gradi đã phân chia thành hai loa ̣i đánh giá: đánh giá mu ̣c tiêu và đánh giá tiế n trình. Đánh giá mu ̣c tiêu là xem xét liêụ Dự án có đa ̣t đươ ̣c mu ̣c tiêu đã đinh ̣ hay không, nó tâ ̣p trung vào viê ̣c phân tích các chỉ số đo đa ̣c hiêụ quả thu đươ ̣c. Đánh giá tiế n trình mở rô ̣ng giao diêṇ đánh giá hơn so với loa ̣i hình đánh giá mu ̣c tiêu, sử du ̣ng tri thức và hiể u biết của nhiề u người để xem xét nhiề u vấ n đề của Dự án. Các phương pháp đánh giá Dự án bao gồ m: phương pháp người dân tham gia đánh giá (PRA), phương pháp phỏng vấ n, phương pháp đô ̣ng naõ . 1.2.3. Các khía cạnh đánh giá tác động của Dự án Trên thế giới, việc đánh giá các tác động kinh tế, xã hội, môi trường của Dự án hay một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó đã có lịch sử hàng trăm năm. Trên cơ sở xem xét các nội dung mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, kết quả đạt được của từng Dự án làm căn cứ để đánh giá. Tùy theo tính chất, thể loại Dự án mà công tác đánh giá có những điểm khác nhau. Dự án đầu tư cho sản xuất tập trung phân tích khía cạnh về kinh tế, Dự án hỗ trợ đi sâu vào khía cạnh xã hội và những Dự án đầu tư cho các khu bảo tồn, phòng hộ lại chú ý
  14. 7 đến khía cạnh môi trường là chính. Các giai đoạn, thời điểm và mục tiêu đánh giá khác nhau thì yêu cầu, nội dung đánh giá cũng khác nhau. Trong một số trường hợp đối với những Dự án có quy mô lớn đa mục đích thì cần phải tách riêng từng hợp phần để đánh giá. Trong quá trình phát triển có thể chia làm hai giai đoạn:  Giai đoạn 1: Từ đầu những năm 1960 đến cuối những năm 1970 với đặc trưng của giai đoạn này là những nghiên cứu xung quanh những vấn đề về chất lượng môi trường mâu thuẫn với sự tăng trưởng kinh tế. Ban đầu là những nghiên cứu về vấn đề đảm bảo an toàn lương thực, đồng thời bảo vệ được môi trường sinh thái Thông qua việc hạn chế nạn phá rừng. Nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của các phương thức sử dụng đất, các hoạt động canh tác đến đất đai và môi trường đã được công bố như: Nghiên cứu của Freizendaling (1968) về “Tác động của con người đến sinh quyển”. Gober (Pháp, 1968) về “Đất và việc giữ độ phì của đất - các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất”... Tổ chức nông nghiệp và lương thực của Liên hợp quốc (FAO) trong nhiều năm nghiên cứu vấn đề canh tác trên đất dốc đã đưa ra các mô hình canh tác có hiệu quả như SALT 1, SALT 2, SALT 3, SALT 4. Đến đầu những năm 1970, Quốc hội Hoa Kỳ đã ban hành luật chính sách quốc gia về môi trường, thường gọi tắt là NEPA. Luật này quy định rằng tất cả những kiến nghị quan trọng ở cấp tiểu bang về luật pháp, hoạt động kinh tế, kỹ thuật lúc đưa ra xét duyệt để được nhà nước chấp nhận đều phải kèm theo một báo cáo về tác động đến môi trường của việc làm được kiến nghị. Tiếp theo Hoa Kỳ là Canada, Australia, Anh, Nhật, Đức... cũng lần lượt ban hành luật đánh giá tác động môi trường (Lê Thạc Cán, 1994) [5]. Trong những năm 1970 và đầu 1980, ở một số nước đang phát triển như Thái Lan, Singapo, Philippine, Indonesia... đã ban hành những quy định về đánh giá tác động môi trường.
  15. 8 Năm 1972, Liên hiệp quốc đã tổ chức hội nghị về môi trường của con người với mục đích là tìm hướng giải quyết những tác động không mong muốn mà cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật gây ra đối với môi trường sống. Các tổ chức UNEP, UNDP, WB đã công bố “Tuyên bố về các chính sách và thủ tục về môi trường” nói lên quan điểm phải kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội với việc bảo vệ môi trường và quy định trong các Dự án phát triển do các cơ quan này viện trợ hoặc cho vay vốn phải báo cáo đánh giá tác động môi trường (Lê Thạc Cán, 1994). Năm 1979, tổ chức FAO đã xuất bản tài liệu “Phân tích các Dự án lâm nghiệp” do Hans M-Gregersen và Amoldo H. Contresal biên soạn [39]. Đây là tài liệu giảng dạy dùng cho các địa phương mà tổ chức FAO có đầu tư Dự án trồng rừng và phát triển lâm nghiệp. tài liệu này tương đối đầy đủ và phù hợp với điều kiện đánh giá hiệu quả các Dự án lâm nghiệp ở các nước đang phát triển.  Giai đoạn 2: Từ đầu những năm 1980 đến nay, với đặc trưng của giai đoạn này là phát triển bền vững, trong đó đã thể hiện được sự bổ sung hỗ trợ lẫn nhau giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Từ những năm 1980 cho đến nay, khái niệm phát triển bền vững đã được nêu ra và ngày càng trở nên phổ biến. Ngày nay quan điểm phát triển bền vững đã trở thành một quan điểm chính thống và bắt buộc mọi người không thể bỏ qua. Bản báo cáo “Tương lai Chung của Chúng ta” của ủy ban Brundtland (1987) đã công nhận đánh giá tác động môi trường là một bộ phận cấu thành quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình phát triển bền vững. Báo cáo cũng đã vạch ra sự tham gia rộng lớn hơn của cộng đồng vào các quyết định có ảnh hưởng đến môi trường, tạo điều kiện cho các cộng đồng sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên địa phương. Tại Hội nghị quốc tế về môi trường năm 1992, ở Rio de Janeiro (Braxin) đã đi đến tiếng nói chung là: “Phải kết hợp hài hoà giữa bảo vệ môi trường và
  16. 9 phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới một sự phát triển bền vững trong phạm vi từng nước và trên toàn thế giới”. Năm 1994, Walfredo Raqual Rola đã đưa ra một mô phỏng về tác động của các phương thức canh tác. Theo mô phỏng này hiệu quả của một phương thức canh tác được đánh giá theo quan điểm tổng hợp, trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và sinh thái môi trường. Tất cả các tác động đó đều nhằm mục tiêu cuối cùng là phát triển toàn diện kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái bền vững. 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Khái niệm về Dự án Ở Việt Nam khái niệm Dự án được đề cập đến vào khoảng những năm cuối thế kỷ 20. Tuy nhiên, trong giai đoạn này các Dự án chỉ mang tính nhỏ lẻ, tự phát chưa có quy mô không có chiều sâu do sự thay đổi liên tục về thể chế và các thành phần kinh tế. Trong những năm gần đây xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, tầm quan trọng của Dự án Thông qua các góc độ, khía cạnh nhìn nhận các tác giả đã đưa ra các khái niệm về Dự án. Trong tác phẩm phát triển cộng đồng của mình Nguyễn Thị Oanh đưa ra hai định nghĩa về Dự án như sau [38]: - Dự án là sự can thiệp một cách có kế hoạch nhằm đạt được một hay một số mục tiêu cùng hoàn thành những chỉ báo thực hiện đã định trước tại một địa bàn và trong một khoảng thời gian nhất định, có huy động sự tham gia thực sự của những tác nhân và tổ chức cụ thể. - Dự án là một tổng thể những hoạt động được kế hoạch hóa thành những công việc cụ thể nhằm đạt một số mục tiêu cụ thể trong một khoảng thời gian và khuôn khổ chi phí nhất định. - Theo Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang (2000): Dự án được hiểu như một kế hoạch can thiệp để giúp cộng đồng dân cư hoặc cá nhân cải thiện điều kiện sống trên một địa bàn nhất định [15].
  17. 10 Hội thảo PIMES về chương trình phòng ngừa thảm họa đã đưa ra hai khái niệm về Dự án: - Dự án là một quá trình gồm các hoạt động đã được lập kế hoạch nhằm đạt được những thay đổi mong muốn hoặc đạt được một mục tiêu cụ thể nào đó. - Dự án là một quá trình phát triển có kế hoạch, được thiết kế nhằm đạt được mục tiêu cụ thể với khoản kinh phí xác định trong một thời gian nhất định. Theo bài giảng về Quản lý DA lâm nghiệp xã hội của Trung tâm đào tạo lâm nghiệp xã hội (Đại học lâm nghiệp), để nhìn nhận Dự án một cách đầy đủ nhất phải đứng trên nhiều khía cạnh khác nhau vê hình thức, nội dung, cách thức quản lý và kế hoạch [14]. - Về mặt hình thức: Dự án là một tập tài liệu trình bày chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí dưới dạng một bản kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. - Về mặt quản lý: Dự án là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư lao động để tạo ra các kết quả kinh tế, tài chính xã hội, môi trường trong tuơng lai. - Về mặt kế hoạch: Dự án là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết để đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Dự án đầu tư là một hoạt động riêng lẻ, nhỏ nhất trong công tác kế hoạch nền kinh tế. - Về mặt nội dung: Dự án được coi là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau, được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định Thông qua việc sử dụng hợp lý các nguồn lực xác định. Mặc dù có sự khác nhau về cách định nghĩa Dự án, nhưng các tác giả đều thống nhất cho rằng: Mục tiêu của Dự án đều là tạo sự thay đổi trong nhận thức và hành động, thay đổi điều kiện sống của cộng đồng trên cả ba mặt kinh tế - xã hội và môi trường.
  18. 11 1.2.2. Đánh giá tác động của Dự án Ở Việt Nam trong các Dự án đầu tư cho việc phát triển rừng đã được tiến hành cách đây trên nửa thế kỷ nhưng thời gian gần đây mới được thực hiện trên quy mô lớn. Thời kỳ đầu chúng ta mới chỉ chú trọng đến hiệu quả kinh tế còn hiệu quả về xã hội và môi trường sinh thái hầu như chưa đề cập đến từ những đóng góp quan trọng của Dự án. Chính vì vậy vấn đề đánh giá tác động môi trường ở nước ta cho đến nay còn rất mới mẻ, đặc biệt là đánh giá trên cả ba mặt kinh tế - xã hội và môi trường của một Dự án. Trước những năm 1980, ở Việt Nam chỉ có những nghiên cứu nhỏ, không tập trung và chưa toàn diện về xói mòn đất. Mức độ đánh giá còn sơ sài và chung chung, các chỉ tiêu đánh giá còn đơn giản. Từ sau những năm 1980, kinh tế đất nước phát triển kéo theo việc suy giảm tài nguyên rừng cả về số lượng lẫn chất lượng do vậy công tác đánh giá tác động môi trường bắt đầu được chú trọng và phát triển. Năm 1983, chúng ta mới chính thức bắt đầu chương trình nghiên cứu về tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Đến năm 1987, Nguyễn Ngọc Sinh lần đầu tiên đưa ra tài liệu “Giới thiệu các phương pháp đánh giá tác động môi trường”. Năm 1985, trong quyết định về điều tra, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã nêu: “Trong xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật của các chương trình xây dựng lớn hoặc các chương trình phát triển kinh tế - xã hội quan trọng, cần tiến hành đánh giá tác động môi trường”. Như vậy có thể nói từ đây vấn đề đánh giá tác động Dự án đã trở thành một yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Năm 1994, Lê Thạc Cán hoàn thành công trình nghiên cứu “Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn” tạo tiền đề cơ sở khoa học cho các nhà nghiên cứu về môi trường thực hiện những nghiên cứu tiếp theo.
  19. 12 Hoàng Xuân Tý (1994) với công trình “Bảo vệ đất và đa dạng sinh học trong các Dự án trồng rừng bảo vệ môi trường” đã tiến hành những nghiên cứu về kinh tế, môi trường. Song, trong các phân tích, đánh giá tác giả thường thiên về một mặt hoặc là kinh tế hoặc là môi trường hay xã hội mà không đánh giá một cách toàn diện các mặt trên [6]. Cũng trong năm 1994, nhiều công trình của nhiều tác giả khác đã tiến hành những nghiên cứu về tác động môi trường và hiệu quả kinh tế - xã hội của các phương thức canh tác như: Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm với công trình “Hiệu quả các biện pháp canh tác trên đất dốc” và “Sử dụng đất trống, đồi núi trọc và bảo vệ rừng” [7]. Đặng Trung Thuận, Trương Quang Hải và tập thể với công trình “Nghiên cứu và đề xuất mô hình phát triển kinh tế môi trường tại một số vùng sinh thái điển hình” [8]. Phùng Ngọc Lan, Vương Văn Quỳnh với Đề tài “Nghiên cứu khả năng giữ nước và bảo vệ đất của các phương thức canh tác trong các hộ gia đình ở huyện Hàm Yên - Tuyên Quang” [9]. Trần Hữu Dào (1995) đã nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh doanh cả 3 mặt: hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình trồng rừng quế thâm canh thuần loài quy mô hộ gia đình tại Văn Yên - Yên Bái [10]. Trong Đề tài tác giả đã trình bày, sử dụng các phương pháp, kỹ thuật mới, tiến bộ trong phân tích kinh tế lâm nghiệp. Tuy nhiên Đề tài mới chỉ thiên về đánh giá hiệu quả kinh tế, chưa chú trọng và đề cập sâu đến hiệu quả xã hội và môi trường. Năm 1996, Đoàn Hoài Nam với Luận văn thạc sỹ: “Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế - sinh thái của một số mô hình rừng trồng tại Yên Hương - Hàm Yên - Tuyên Quang”, đã đề cập đến hiệu quả tổng hợp về mặt kinh tế và sinh thái của một số mô hình rừng trồng, tuy nhiên chưa thấy tác giả đề cập đến vấn đề xã hội [11]. Năm 1997, tiếp tục có những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh tế - môi trường như: Nguyễn Thị Thanh An với Luận văn thạc sỹ “Đánh giá hiệu
  20. 13 quả kinh tế - môi trường của một số mô hình theo phương pháp hệ số đường ảnh hưởng” [12]. Đoàn Thị Mai với Luận văn thạc sỹ “Đánh giá hiệu quả kinh tế - môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững cho một số phương án sử dụng đất trong canh tác nông lâm nghiệp ở vùng nguyên liệu giấy” [13]. Scott Frizen và cộng sự cũng đã tiến hành tập chung phân tích tác động qua lại giữa vùng đầu nguồn và các hoạt động sản xuất kinh tế của nhân dân địa phương khi nghiên cứu “Tác động của Dự án quản lý rừng đầu nguồn có sự tham gia của người dân huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh”. Năm 1998, Cao Danh Thịnh với Luận văn thạc sỹ “Thử nghiệm ứng dụng một số phương pháp định lượng có trọng số để so sánh hiệu quả kinh tế và môi trường của một số Dự án lâm nghiệp tại khu vực phòng hộ đầu nguồn sông Đà” đã đề cập đến hiệu quả tổng hợp kinh tế - môi trường [18]. Trong Đề tài tác giả đã đề cập đến vấn đề định lượng có trọng số các chỉ tiêu đánh giá và cho biết phương pháp tính trọng số bằng tương quan đạt độ chính xác cao hơn cả. Năm 2002, Phạm Xuân Thịnh với Luận văn thạc sỹ “Đánh giá tác động của Dự án KFW1 tại vùng Dự án xã Tân Hoa, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang” đã đề cập đến một số tác động của Dự án trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường, quá trình đánh giá có sử dụng các chỉ tiêu, chỉ báo, có sự so sánh các lĩnh vực trước và sau Dự án [17]. Tuy nhiên, trong công trình này tác giả mới chỉ dừng lại ở những tác động tích cực chưa đi sâu phân tích những tác động tiêu cực của Dự án. Công tác đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trường ở nước ta hiện nay có thể nói còn rất mới mẻ, đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Đây lại là vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có đầu tư thích đáng về thời gian và tiền của nên nhìn chung chúng ta còn thiếu hụt về Thông tin, về phương pháp luận và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn. Chính những tồn tại trên đây là một trong những nguyên nhân gây trở ngại cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2