intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá tác động của dự án trồng rừng 661 tại vùng dự án ban quản lý rừng phòng hộ huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

23
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này nghiên cứu đánh giá được kết quả thực hiện các hoạt động của dự án trồng rừng 661 tại ban quản lý rừng phòng hộ huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Phân tích một số tác động của Dự án đến phát triển kinh tế, xã hội, và môi trường đối với công đồng trên địa bàn nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá tác động của dự án trồng rừng 661 tại vùng dự án ban quản lý rừng phòng hộ huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------- TRẦN ĐÌNH HIỆP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TRỒNG RỪNG 661 TẠI VÙNG DỰ ÁN BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2010
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------- TRẦN ĐÌNH HIỆP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TRỒNG RỪNG 661 TẠI VÙNG DỰ ÁN BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ ANH TUÂN Hà Nội, 2010
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá và chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế của con người thì rừng đang có xu hướng suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng. Hậu quả của việc mất rừng mà con người hiện nay đang phải gánh chịu là hàng loạt những thiên tai, thảm họa có liên quan tới biến đổi khí hậu như hạn hán, lũ lụt, hiệu ứng nhà kính,… Ở Việt Nam, với 3/4 diện tích là đồi núi rừng có một vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống kinh tế, xã hội của người dân. Tuy nhiên, trong những năm qua do nhiều nguyên nhân khác nhau mà diện tích rừng nước ta không ngừng suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, hậu quả gây ra là hơn 50% diện tích rừng tự nhiên của chúng ta hiện nay là rừng thứ sinh nghèo kiệt khả năng cung cấp gỗ ở thời điểm hiện tại là hạn chế, hàng triệu ha rừng tự nhiên bị mất đi và thay thế vào đó là đất trống, đồi núi trọc gây ra hậu quả nghiêm trọng cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Nhận thức rõ được những điều này, trong những năm gần đây đảng và nhà nước ta đã có sự quan tâm rất lớn tới công tác phát triển rừng thể hiện ở cả về quy mô, tốc độ và nguồn vốn đầu tư. Rất nhiều dự án đầu tư phát triển lâm nghiệp có vốn trong nước cũng như vốn nước ngoài đã được triển khai thực hiện như: Dự án PAM, dự án 327, dự án trồng rừng Việt - Đức (Kfw),…trong đó, một dự án đầu tư phát triển lâm nghiệp được xem là có quy mô lớn nhất có vốn đầu tư trong nước trong thời gian gần đây đã được triển khai thực hiện trên phạm vi khắp cả nước đó là dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (dự án 661). Dự án 661 theo giai đoạn 1998 - 2010 đã được ra đời theo Nghị quyết ngày 05/12/1997 của quốc hội khóa X kỳ họp thứ 2. Dự án được xây dựng dựa trên căn cứ vào Quyết định số 661/QĐ - TTg ngày 29/07/1998 của thủ tướng chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện của dự án. Mục tiêu của dự án 661 là nâng cao được độ che phủ rừng trên phạm vi toàn quốc lên 43% thông qua việc trồng mới 2 triệu ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và 3 triệu ha rừng sản xuất đồng thời góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc trên cả nước. Dự án 661 ra đời đã thể hiện được quyết tâm
  4. 2 của đảng, nhà nước và nhân dân trong khôi phục và phát triển tài nguyên rừng của nước ta. Huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh là một tỉnh trung du thuộc khu vực miền trung của nước ta và là huyện có diện tích đất lâm nghiệp rất lớn. Tuy nhiên, trong những năm qua cũng như các địa phương khác trên cả nước, rừng bị khai thác kiệt quệ và thay thế vào đó là những diện tích đất trống, đồi núi trọc, rừng thứ sinh nghèo kiệt,… Do vậy, nhu cầu phát triển lâm nghiệp khôi phục lại diện tích rừng đã mất trên cơ sở đảm bảo sinh kế và góp phần phát triển kinh tế cho người dân địa phương là rất quan trọng và cấp thiết. Dự án 661 đã được triển khai thực hiện trên địa bàn huyện từ năm 1999 cho tới nay đã thực hiện được 11 năm và bước đầu cũng đã đạt được những thành công nhất định trong việc nâng cao độ che phủ của rừng, tạo sinh kế cho người dân địa phương, góp phần nâng cao khả năng bảo vệ môi trường của rừng,… Bên cạnh đó cũng vẫn còn những hạn chế, khiếm khuyết cần phải khắc phục. Do vậy, cần có những nghiên cứu đánh giá về tác động của dự án tới các mặt kinh tế, xã hội và môi trường tới vùng thực hiện dự án, phân tích những mặt thành công, và chưa thành công, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục trên cơ sở tổng kết và đúc rút được những bài học kinh nghiệm trong suốt quá trình triển khai dự án. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, đề tài nghiên cứu “Đánh giá tác động của dự án trồng rừng 661 tại vùng dự án, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh” được đặt ra là thực sự cần thiết.
  5. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Khái niệm về dự án Trên thế giới, có rất nhiều khái niệm về dự án đã được đưa ra tuy nhiên, cho tới nay một số khái niệm hay được sử dụng như sau: Theo Cleland và King (1975): Dự án là sự kết hợp giữa các yếu tố nhân lực và tài lực trong một thời gian nhất định để đạt được một mục tiêu định trước. Dự án là một tập hợp các hoạt động mà ở đó tiền tệ được đầu tư với hi vọng được thu hồi lại (Gittinger, 1982). Trong quá trình này, các công việc tài chính vận hành hoạt động như một thể thống nhất và được thực hiện trong một thời gian dài. Theo quan điểm của Clipdap, Dự án là một tập hợp các hoạt động để giải quyết một vấn đề hay để hoàn thiện một trạng thái cụ thể trong một thời gian xác định. Từ điển xã hội học của David Jary và Julia Jary [19] đưa ra định nghĩa về dự án như sau: Dự án là những kế hoạch của địa phương được xác lập với mục đích hỗ trợ các hành động cộng đồng và phát triển cộng đồng. Theo định nghĩa này có thể hiểu dự án là một kế hoạch có sự can thiệp có mục tiêu, nội dung, thời gian, nhân lực và tài chính cụ thể. Dự án là sự hợp tác của các lực lượng xã hội bên ngoài và bên trong cộng đồng. Với cách hiểu như trên thì thước đo sự thành công của dự án không chỉ là sự hoàn thiện các hoạt động có tính kỹ thuật (đầu tư cái gì, cho ai, bao nhiêu, như thế nào) mà nó góp phần vào chuyển biến xã hội tại cộng đồng. 1.1.2. Đánh giá dự án đầu tư lâm nghiệp EVALUE là một chương trình máy tính tương đối hoàn chỉnh được Cục Nông nghiệp Mỹ xây dựng vào đầu năm 1980 nhằm đánh giá hiệu quả đầu tư cho các dự án rừng trồng (Peter J.Ince, et al; 1980). Chương trình máy tính này chỉ dừng lại ở mức đánh giá hiệu quả tài chính. Theo kết luận của các chuyên gia vào thời điểm đó thì hiệu quả đầu tư vào trồng rừng là không cao thể hiện ở các chỉ số như giá trị dòng hiện tại (NPV) thấp, tỷ lệ hoàn vốn nội tại (IRR) không đáng kể so với
  6. 4 lãi suất ngân hàng, đó là chưa kể đến mức độ rủi ro cao thường xuyên xảy ra trong sản xuất lâm nghiệp. Đến năm 1996 trong báo cáo đánh giá của Winconsin Woodland, Micheal Luedeke và Jeff Martin (1996) cũng có kết luận tương tự. Tuy nhiên, các tác giả cũng khuyến nghị thêm rằng hoạt động đánh giá tài chính đơn thuần chỉ nên sử dụng cho các công ty kinh doanh mà lợi nhuận kinh tế là yếu tố hàng đầu, còn đối với các dự án đầu tư mang nhiều yếu tố xã hội thì nên cân nhắc việc đánh giá hiệu quả cả xã hội và môi trường. Các nghiên cứu của các tác giả: Jim Woodhill, Lisa Robins, Joachim Theis, Heather. M. Grady đã phân chia thành hai loại đánh giá: Đánh giá mục tiêu và đánh giá tiến trình. Đánh giá mục tiêu là xem xét liệu dự án có đạt được mục tiêu đã định hay không, nó tập trung vào việc phân tích các chỉ số đo đạc hiệu quả thu được. Đánh giá tiến trình là mở rộng diện đánh giá hơn so với loại đánh giá trên, sử dụng tri thức và hiểu biết của nhiều người để xem xét nhiều vấn đề của dự án. Trong mô hình quản lý dự án, hoạt động đánh giá là khâu cuối cùng trong tiến trình triển khai dự án. Thực ra đánh giá không chỉ tiến hành một lần vào cuối dự án, đó mới chỉ là đánh giá tổng thể. Trong quá trình thực hiện dự án, hoạt động đánh giá có thể được tiến hành vào những giai đoạn quan trọng, thường gọi là đánh giá giai đoạn (Gittinger, 1982). Có nhiều tác giả cho rằng, điều quan trọng là phải tiến hành đánh giá có sự tham gia của các bên có liên quan mà quan trọng nhất là người hưởng lợi từ dự án. Để không bỏ qua trong quá trình thực hiện đánh giá tác động dự án. Tổ chức nghiên cứu cao cấp về phát triển quốc tế Nhật bản (2003) đã đề xuất việc đánh giá tác động không chỉ tập trung so sánh kết quả đầu ra với đầu vào của dự án mà còn phải xem xét những ảnh hưởng tiêu cực và tích cực, hiện tại và tương lai, thậm chí là những ảnh hưởng gián tiếp phát sinh từ những ảnh hưởng trực tiếp. Vì vậy, trong quá trình đánh giá dự án, việc thiết kế phương pháp và câu hỏi nên chia thành 2 nhóm vấn đề chính: các vấn đề đan xen (chính sách, kỹ thuật, môi trường, văn hoá – xã hội, thể chế - quản lý và kinh tế - tài chính) và phân loại tác động thành 4 nhóm: tích cực/tiêu cực và mong đợi/không mong đợi.
  7. 5 Renard R. (2004) [25] đã phê phán mạnh việc đánh giá hiệu quả tài chính trong các dự án lâm nghiệp vì theo ông nó hoàn toàn vô nghĩa. Việc đánh giá hiệu quả tài chính luôn bỏ qua yếu tố lạm phát, chi phí cơ hội và rủi ro; trong khi những yếu tố này là rất lớn trong lâm nghiệp vì thời gian kinh doanh dài. Vì vậy, theo ông thì nên “quên hoàn toàn” việc đánh giá hiệu quả tài chính trong lâm nghiệp vì chắc chắn rằng hiệu quả tài chính trong lâm nghiệp là không cao. Ông khuyến nghị việc đánh giá hiệu quả kinh tế (áp dụng giá mờ – tính đến lạm phát, chi phí cơ hội) đồng thời là hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường trong đánh giá các dự án lâm nghiệp. FAO (1990, 1997) nhấn mạnh việc đánh giá hiệu quả xã hội và môi trường khi đưa ra các báo cáo tham luận về lâm nghiệp xã hội, lâm nghiệp cộng đồng [27], [28]. Cũng theo FAO [28], một dự án đầu tư trong lâm nghiệp dù có đạt được hiệu quả tài chính cao (NPV, IRR, BCR,...) nhưng chưa đạt được hiệu quả xã hội (giải quyết việc làm tạo thêm thu nhập cho cộng đồng,....) và hiệu quả môi trường (ô nhiễm, xói mòn đất,...) thì không được coi là một dự án bền vững. Nghị định Kyoto cũng như việc thành lập Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) đề cao vai trò của việc đánh giá hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Theo khuyến nghị của rất nhiều chuyên gia thì cần phải có hoạt động đánh giá môi trường riêng rẽ bao gồm tất cả các chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực của dự án đó đến môi trường như mức độ bào mòn đất, khả năng ngăn ngừa thiên tai, độ che phủ rừng, mức độ CO2 tăng giảm,... Trong Gregersen và Contresal [21] đã viết giáo trình “Phân tích kinh tế các dự án lâm nghiệp” để đánh giá các dự án trồng rừng và phát triển lâm nghiệp cho các nước do FAO tài trợ. Đứng về phương diện các phương thức canh tác, hay sử dụng các phương án sử dụng đất khác nhau, Walfredo [26] đã cho rằng: Phương thức canh tác sẽ có những tác động tới kinh tế, sinh thái và xã hội từ đó sẽ có ảnh hưởng lần lượt tới tăng trưởng kinh tế, cân bằng sinh thái và phát triển xã hội. Tất cả các mối quan hệ ảnh hưởng này sẽ tác động toàn diện về kinh tế - xã hội – bảo vệ môi trường sinh thái.
  8. 6 Tài liệu “Hướng dẫn đánh giá kinh tế các dự án quản lý lưu vực sông” (FAO, 1987) [20], thì đánh giá về mặt kinh tế thường được dùng để phân tích các lợi ích và chi phí của xã hội, nên các lợi ích và chi phí đó phải được tính cho suốt thời gian mà chúng còn tác dụng, nhất là với các dự án trồng rừng, phải sau khoảng thời gian dài thì chúng mới tạo ra một đầu ra nhất định, đồng thời lại có những tác động về mặt môi trường có thể lại còn tiếp tục tới nhiều chục năm sau khi dự án kết thúc; Vậy nên vận dụng khoảng thời gian nào để đánh giá thì thích hợp? Đối với việc phân tích tài chính thì chỉ cần 20 năm là được, còn đối với việc phân tích kinh tế thì thời gian phân tích phải lâu hơn, khoảng 30 năm trở lên. Theo Lyn Squire trong cuốn tài liệu “Phân tích kinh tế dự án” đã chỉ ra rằng, trong trường hợp các chi phí hoặc lợi ích môi trường kéo dài trong tương lai thì các lợi ích và chi phí đó phải được đưa vào phân tích. Khi dự án đã phân tích về mặt hành chính thì vẫn cần có những nghiên cứu tiếp tục về mặt môi trường [23]. UNEP [9] đã xây dựng bảng hướng dẫn đánh giá tác động môi trường của các dự án phát triển, đây là một phương pháp nghiên cứu chính thức để dự báo các tác động môi trường của dự án phát triển chủ yếu đang được dự kiến, nhưng cũng có thể vận dụng để đánh giá tác động đã qua đối với môi trường. Việc đánh giá tác động môi trường nhằm trả lời 5 câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra sau khi dự án kết thúc? Phạm vi của các biến đổi đó là gì? Các biến đổi thực sự phải là vấn đề lớn hay không? Có thể làm gì đối với chúng? Cần phải thông báo cho những người ra quyết định như thế nào về việc phải làm?,... 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Khái niệm dự án Ở Việt Nam, Khái niệm dự án cũng được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau, theo quan điểm của các tác giả, một số khái niệm chủ yếu như sau: Vũ Nhâm đã đưa ra mô hình khái niệm về dự án như sau:
  9. 7 Mục tiêu Phát triển Mục tiêu Trước mắt Thời gian Dự án Hiện tại Mong muốn Như vậy, Dự án là một tập hợp các hoạt động theo không gian và thời gian nhằm đáp ứng một số mục tiêu nào đó do con người đưa ra. Nguyễn Thị Oanh [9], trong tác phẩm phát triển rừng cộng đồng đã đưa ra 2 định nghĩa về dự án như sau: Dự án là sự can thiệp một cách có kế hoạch nhằm đạt được một hoặc một số mục tiêu đã định trước tại một địa bàn và trong một khoảng thời gian nhất định, có huy động sự tham gia thực sự của những nhân tố và tổ chức cụ thể. Dự án là tổng thể những kế hoạch (công việc) nhằm đạt được một số mục tiêu cụ thể trong một khoảng thời gian và khuôn khổ chi phí nhất định. Theo Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang [5], Dự án được hiểu như một kế hoạch can thiệp để giúp một cộng đồng dân cư hoặc cá nhân cải thiện điều kiện sống trên một địa bàn nhất định. Tùy theo lĩnh vực xã hội, đối tượng hoạt động mà dự án đưa ra các mục tiêu cụ thể cho riêng mình. Trong xã hội hiện nay, có rất nhiều loại dự án khác nhau như: dự án công nghiệp, nông nghiệp, y tế,…
  10. 8 1.2.2. Đánh giá dự án đầu tư lâm nghiệp Đánh giá tác động của một dự án là một quá trình phân tích và so sánh sự khác biệt về giá trị các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường ở các thời điểm trước và sau khi thực hiện dự án. Đồng thời có thể so sánh các chỉ tiêu đó ở vùng có và không có dự án. Mục tiêu của đánh giá dự án là nhằm xác định ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh, kết quả thực hiện dự án tới những thay đổi về kinh tế, xã hội và môi trường. Vũ Nhâm đã đưa ra các bước chuẩn bị trước khi đánh giá dự án như sau: + Bước 1: Xem xét các mục tiêu dự án, thực hiện các hoạt động của dự án. + Bước 2: Xác định lý do đánh giá. + Bước 3: Xác định các vấn đề cần đánh giá. + Bước 4: Xác định ai sẽ thực hiện đánh giá. + Bước 5: Xác định các chỉ số trực tiếp và gián tiếp, định lượng và định tính trong đánh giá. + Bước 6: Xác định các nguồn thông tin cần thu thập cho đánh giá. + Bước 7: Xác định yêu cầu chuyên môn của người đánh giá. + Bước 8: Lập kế hoạch thời gian tiến hành đánh giá. + Bước 9: Xác định ai sẽ thu thập thông tin. + Bước 10: Phân tích kết quả. Để đảm bảo tính bền vững của dự án, khi đánh giá cần quan tâm đánh giá những chỉ tiêu sau:
  11. 9 Kinh tế Lợi ích của đối tác Xã hội Môi trường Đỗ Đức Bảo và cộng sự, trong dự án “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kinh tế, xã hội nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở lòng hồ huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La” [2], đã sử dụng phương pháp ma trận môi trường để đánh giá tác động của các loại hình canh tác và phương án canh tác lâm nghiệp ở vùng lòng hồ huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Các loại hình canh tác được đánh giá là vườn tạp, vườn cây ăn quả, nông lâm kết hợp, rừng tự nhiên,… Trong phương pháp ma trận môi trường việc phân tích số liệu được thông qua hàng và cột. Bằng phương pháp này có thể đưa ra hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau thuộc các lĩnh vực chịu tác động như kinh tế, xã hội và môi trường. Những tác động cụ thể của từng hoạt động, phương án đánh giá qua tổng điểm. Tuy nhiên sử dụng phương pháp bán định tính này kết quả mang lại chỉ là tương đối vì việc cho điểm phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan của con người. Nghiên cứu tác động “Công tác giao đất trên một số yếu tố kinh tế, xã hội ở các hộ gia đình” thuộc dự án lâm nghiệp xã hội sông Đà trong chương trình hợp tác kỹ thuật Việt - Đức đối với hệ thống canh tác trên địa bàn huyện Yên Châu tỉnh Sơn La và huyện Tủa Chùa tỉnh Lai Châu do Scott Fritzen tiến hành đã đi sâu vào phân tích một số mô hình sử dụng đất cấp thôn và cấp hộ gia đình, phân tích hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và lâm nghiệp của các hộ gia đình, chiến lược phát triển kinh tế hộ gia đình, phân tích hệ thống kinh tế, sản xuất cấp thôn và tác động của
  12. 10 giao đất tới đời sống kinh tế, xã hội của các hộ gia đình trên các mặt chủ yếu như: cơ cấu thu nhập, chi phí, khả năng tiếp cận thị trường. Khi nghiên cứu “Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội của công trình nhà máy giấy và bột Vĩnh Phú” Andrew Ewing, Henning Haniton và Lars Heikensten [1] thông qua việc phân tích chi phí lợi nhuận đã đánh giá hiệu quả các hoạt động của nhà máy trong thời gian hoạt động nhằm xem xét mức độ phù hợp của nhà máy. Lê Thạc Cán (1994) hoàn thành công trình nghiên cứu “Đánh giá tác động môi trường - phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn” đã tạo ra một hướng đi mới và một tiền đề về phương pháp luận, cơ sở khoa học cho các tác giả nghiên cứu về môi trường [3]. Trần Hữu Dào (1995), đã sử dụng các phương pháp, kỹ thuật phân tích tài chính trong phân tích kinh tế lâm nghiệp để đánh giá hiệu quả kinh doanh rừng Quế trong đề tài luận văn thạc sỹ. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ thiên về hiệu quả kinh tế, chưa phân tích sâu được về mặt hiệu quả xã hội và môi trường [4]. Đoàn Hoài Nam (1996), với đề tài nghiên cứu “Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế - sinh thái của một số mô hình rừng trồng tại Yên Hưng - Hàm Yên - Tuyên Quang” đã đề cập tới hiệu quả tổng hợp về mặt kinh tế, sinh thái chưa đề cập tới vấn đề xã hội [7]. Đề tài nghiên cứu “Đánh giá kinh tế các dự án đầu tư trồng rừng trong cơ chế thị trường” của Đỗ Doãn Triệu đã đề cập tới phương pháp phân tích các dự án đầu tư trồng rừng và phân biệt được sự khác nhau giữa phân tích tài chính và kinh tế của dự án [16]. Cao Danh Thịnh (1998), trong đề tài “Thử nghiệm ứng dụng một số phương pháp định lượng có trọng số để so sánh hiệu quả kinh tế và môi trường của một số dự án lâm nghiệp tại khu vực phòng hộ đầu nguồn sông Đà” đã đề cập tới hiệu quả tổng hợp kinh tế - môi trường, tác giả đề cập tới vấn đề định lượng có trọng số các chỉ tiêu đánh giá và cho biết phương pháp tính trọng số bằng tương quan cho độ chính xác cao nhất [15].
  13. 11 Phạm Xuân Thịnh (2002) nghiên cứu “Đánh giá tác động của dự án KFW1 tại vùng dự án xã Tân Hoa, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang” đã đề cập tới một số tác động của dự án trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường, quá trình đánh giá có sử dụng các chỉ tiêu, chỉ báo, có sự so sánh các lĩnh vực trước và sau dự án. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở những tác động tích cực, chưa phân tích được tác động tiêu cực của dự án [14]. Đàm Đình Hùng (2003), Nguyễn Đình Sơn (2003), Lại Thị Nhu (2003) cũng đã đề cập tới một số tác động của dự án trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường, quá trình đánh giá có sử dụng các chỉ tiêu, chỉ báo, có sự so sánh giữa các lĩnh vực trước và sau dự án. Riêng tác giả Đàm Vĩnh Hùng mới chỉ đánh giá trên một tiểu vùng của dự án, mà mỗi tiểu vùng sẽ có những đặc điểm riêng biệt khác nhau, cho nên đề tài chưa phản ánh chung được cho toàn dự án [6], [13], [8]. Nguyễn Xuân Sơn (2005), nghiên cứu “Đánh giá tác động của dự án Lâm Nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên tại Nghệ An đến vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát” đã đề cập chi tiết tới tác động dự án trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Quá trình đánh giá có sử dụng các chỉ tiêu, chỉ báo, có sự so sánh các lĩnh vực trước và sau dự án. Kết quả nghiên cứu đã phân tích hiệu quả kinh tế của một số loài cây trồng dài ngày được trồng với chu kỳ 5 năm là chưa hợp lý [11]. Hoàng Liên Sơn (2005) đã nghiên cứu về hiệu quả đầu tư một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở Gia Lai cho rằng: Các chỉ số đánh giá hiệu quả trồng rừng nguyên liệu trên các loại đất không còn có khả năng tiếp tục canh tác cây công nghiệp và nông nghiệp của các mô hình hợp tác sản xuất trồng rừng gỗ nguyên liệu đều cho kết quả chấp nhận đầu tư. Đây là một lợi thế của các mô hình trồng rừng ở Gia Lai cần được nhân rộng nhưng các tác động môi trường và xã hội lại chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ [12]. Tháng 5 năm 1997, Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ có “Báo cáo nghiên cứu ban đầu về tác động kinh tế, xã hội trực tiếp của khu công nghệ cao Hà Nội” tại 5 xã thuộc tỉnh Hà Tây. Báo cáo nghiên cứu đề cập chủ yếu tới việc khảo sát hiện trạng và chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của địa
  14. 12 bàn đến năm 2010 đồng thời dự kiến một số tác động chính khi dự án triển khai trên địa bàn. Báo cáo nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị trong quá trình thực hiện để phát huy tối đa các tác động tích cực, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của dự án đến đời sống xã hội trong vùng [17]. Per - Hstahl chuyên gia về lâm học cùng với nhà kinh tế học Heine Krekula năm 1990 đã tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế cho hoạt động kinh doanh rừng Bạch đàn trồng làm nguyên liệu giấy tại Công ty công nghiệp giấy Bãi Bằng - Phú Thọ khi đánh giá công trình này tác giả chủ yếu đề cập tới các chỉ tiêu NPV, IRR còn các chỉ tiêu về môi trường sinh thái và xã hội thì mới được đề cập một cách sơ bộ, chưa đi sâu phân tích kỹ [10]. Như vâ ̣y, có thể thấ y rằ ng, trên thế giới các công triǹ h nghiên cứu có liên quan tới liñ h vực đánh giá tác đô ̣ng dự án nói chung và đánh giá tác đô ̣ng của Dự án lâm nghiê ̣p đố i với cả 3 liñ h vực: Kinh tế , xã hô ̣i và môi trường là khá toàn diê ̣n, ta ̣o ra cơ sở khoa ho ̣c cũng như thực tiễn trong viê ̣c đánh giá tác đô ̣ng của mô ̣t Dự án đầ u tư. Ở Viê ̣t Nam, vấ n đề đánh giá tác đô ̣ng của Dự án tuy diễn ra khá châ ̣m so với trên thế giới nhưng bước đầ u cũng đã đa ̣t đươ ̣c những thành tựu nhấ t đinh ̣ trong viê ̣c đưa ra khái niê ̣m Dự án, đánh giá tác đô ̣ng của Dự án tới các mảng: Kinh tế , xã hô ̣i và môi trường. Dự án 661 (Dự án trồ ng mới 5 triê ̣u ha rừng) là mô ̣t Dự án có vố n đầ u tư trong nước lớn nhấ t từ trước tới nay, Dự án bắ t đầ u đươ ̣c triể n khai thực hiê ̣n ta ̣i Ban quản lý rừng phòng hô ̣ huyê ̣n Cẩ m Xuyên, tin̉ h Hà Tiñ h từ năm 1999 đế n nay đã thực hiê ̣n đươ ̣c 11 năm, tới năm 2010 là Dự án đi vào kế t thúc, do vâ ̣y mô ̣t câu hỏi mà thực tiễn cầ n phải đă ̣t ra là trong 11 năm thực hiê ̣n Dự án đã có đóng góp gì đố i với viê ̣c phát triể n kinh tế , xã hô ̣i và môi trường đố i với người dân trong vùng Dự án? Từ đó làm cơ sở trong viê ̣c tổ ng kế t, đúc kế t kinh nghiê ̣m cho những Dự án có vố n đầ u tư trong nước, do vâ ̣y đề tài đươ ̣c đă ̣t ra là thực sự cầ n thiế t.
  15. 13 Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá tác đô ̣ng của dự án đố i với cô ̣ng đồ ng vùng dự án và rút ra đươ ̣c bài ho ̣c kinh nghiê ̣m để xây dựng các dự án trồ ng rừng có vố n đầ u tư trong nước trong tương lai. 2.1.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được kết quả thực hiện các hoạt động của dự án trồng rừng 661 tại ban quản lý rừng phòng hộ huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. - Phân tích một số tác động của Dự án đến phát triển kinh tế, xã hội, và môi trường đố i với cô ̣ng đồ ng trên địa bàn nghiên cứu. - Đề xuất giải pháp để duy trì và phát triển các kết quả của Dự án và rút ra bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng các dự án trồng rừng có vốn đầu tư trong nước . 2.2 Đối tượng nghiên cứu - Các hoa ̣t đô ̣ng và kế t quả thực hiê ̣n dự án 661 ta ̣i Ban quản lý rừng phòng hô ̣ huyê ̣n Cẩ m Xuyên, tỉnh Hà Tiñ h. - Các tác đô ̣ng của dự án 661 đố i với cô ̣ng đồ ng điạ phương. 2.3. Giới hạn nghiên cứu a. Giới hạn về nội dung - Việc đánh giá tác động của Dự án 661 tới phát triển kinh tế, xã hội và môi trường không đánh giá sự tác động theo từng năm thực hiện mà đề tài tiến hành đánh giá cho cả quá trình, tức là đề tài chỉ đánh giá theo kết quả cuối cùng của Dự án. b. Giới hạn về không gian và đố i tượng nghiên cứu - Nghiên cứu được thực hiện tại Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. - Đố i tươ ̣ng chiụ tác đô ̣ng: Chỉ đánh giá tác đô ̣ng của dự án 661 đố i với cô ̣ng đồ ng (tức là hoa ̣t đô ̣ng của dự án về trồ ng, chăm sóc và bảo vê ̣ rừng giao cho các hô ̣
  16. 14 dân thuô ̣c các cô ̣ng đồ ng vùng dự án, mà không xem xét các đố i tươ ̣ng hưởng lơ ̣i khác là các lâm trường hay công ty lâm nghiê ̣p). - Chỉ xét đế n các hoa ̣t đô ̣ng của dự án có liên quan tới công tác trồ ng, bảo vê ̣ rừng thuô ̣c dự án. c. Giới hạn về thời gian: Chi ̉ xé t tớ i tá c đô ṇ g củ a dư ̣ á n trong giai đoa ̣n 1999 - 2009. 2.4. Nội dung nghiên cứu Căn cứ vào mục tiêu và giới hạn nghiên cứu, nội dung nghiên cứu được xác định như sau: a. Nghiên cứu bối cảnh ra đời và các hoa ̣t đô ̣ng của dự án 661 tại Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. - Bối cảnh ra đời của Dự án 661 tại Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. - Tình hình triển khai và kế t quả các hoạt động của Dự án 661 tại Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. b. Đánh giá tác động của Dự án đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường vùng dự án. - Tác đô ̣ng về mặt kinh tế: các chỉ số cơ bản (trước và sau dự án). + Thay đổ i về cơ cấ u sử du ̣ng đấ t của các thôn xa.̃ + Thay đổ i về cơ cấ u thu nhâ ̣p ở cấ p hô ̣ của các hô ̣ tham gia dự án. + Thay đổ i về tỷ lê ̣ loa ̣i kinh tế hô ̣ của các thôn và xã và mức đô ̣ cải thiê ̣n kinh tế hô ̣. - Về mặt xã hội: + Mức độ tham gia của người dân vào các hoạt động của dự án. + Tác động của dự án trong việc thu hút lao động và cơ cấu sử dụng thời gian của các hộ tham gia. + Tác động của dự án trong việc nâng cao ý thức và vai trò của người dân trong việc chăm sóc, quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.
  17. 15 + Tác động của dự án trong việc góp phần bảo đảm bình đẳng giới, nâng cao vai trò của phụ nữ trong các hoạt động của dự án. - Tác động về môi trường: Các chỉ số cơ bản (trước và sau khi triể n khai dự án). + Sự thay đổ i tỷ lê ̣ che phủ rừng. + Tác du ̣ng chống xói mòn (tính trung gian). + Khả năng nuôi dưỡng nguồ n nước của rừng. c. Đề xuất một số giải pháp để duy trì, phát triển các kết quả và mở rộng phạm vi hoạt động của dự án, rút ra bài học kinh nghiệm cho việc triển khai thực hiện dự án trồng rừng khác có vốn đầu tư trong nước. 2.5 Phương pháp nghiên cứu 2.5.1. Quan điểm và phương pháp luận Bất kỳ một Dự án đầu tư nào khi đi vào hoạt động cũng có những tác động đến các mặt kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Những tác động đó có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể là tích cực hay tiêu cực. Tuy nhiên có những tác động luôn thay đổi theo thời gian và không gian, nắm được sự thay đổi đó con người có thể điều chỉnh theo mục đích của mình cũng như có thể nghiên cứu điều chỉnh sao cho đạt kết quả cao nhất về cả kinh tế, xã hội và môi trường, hạn chế thấp nhất những tác động xấu. Đánh giá tác động của Dự án trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội, môi trường bằng các chỉ tiêu định tính và định lượng. Khi đánh giá tác động của một dự án cần phải xem xét tổng thể và toàn diện các mối quan hệ của nó và quá trình đánh giá phải được thể hiện trong một thời gian dài thì hiệu quả của tác động mới khách quan và chính xác. Phương pháp giải quyết vấn đề của Đề tài được thể hiện như hình 2.1.
  18. 16 Khảo sát khu vực Thu thập, kế thừa các nghiên cứu và lựa tài liệu đã có liên quan chọn địa điểm điều tra tới đề tài nghiên cứu chi tiết Các hoạt động và kết quả của Dự án 661 tại khu vực nghiên cứu Tác động Tác động Tác động của Dự án của Dự án của dự án tới phát tới mặt xã tới môi triển kinh tế hội cô ̣ng trường cô ̣ng đồ ng đồ ng vùng vùng Dự án vùng Dự án Dự án Phân tích SWOT Đề xuất giải pháp Hình 2.1. Sơ đồ các bước giải quyết vấn đề của đề tài 2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu 2.5.2.1. Thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu Văn kiện dự án, các văn bản của nhà nước như nghị định của Chính phủ, thông tư hướng dẫn của các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan có ảnh hưởng đến Dự án. - Diễn biến tài nguyên rừng, đất rừng qua từng năm thực hiện.
  19. 17 - Bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch. - Điều kiện kinh tế, xã hội, tài nguyên rừng vùng Dự án. - Thu thâ ̣p các báo cáo tổ ng kế t, báo cáo đinh ̣ kỳ về tiǹ h hiǹ h triể n khai các hoa ̣t đô ̣ng của dự án và những kế t quả đã đa ̣t đươ ̣c của dự án. Các quy trình quy phạm, các kết quả nghiên cứu có liên quan. 2.5.2.2. Phương pháp điề u tra hiê ̣n trường a. Phỏng vấ n - Phỏng vấ n cán bô ̣ tham gia dự án ở các cấ p (Ban, xa,̃ thôn) nhằ m: + Thu thập các tài liệu, báo cáo có liên quan tới toàn bộ quá trình triển khai thực hiện các hoạt động của dự án và những kết quả đã đạt được qua từng giai đoạn, làm rõ những khó khăn, thuâ ̣n lơ ̣i và ảnh hưởng của nó tới các kết quả của dự án, từ đó rút ra được ưu, nhược điểm và bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện dự án. + Phỏng vấ n thông tin cấ p xã về sự thay đổ i cơ cấ u sử du ̣ng đấ t cấ p xa.̃ - Điều tra, khảo sát hiện trường nhằm kiểm chứng thông tin thu thập được và thu thập bổ xung những thông tin còn thiếu phục vụ cho đề tài. b. Điều tra xã hội - Điề u tra xã hô ̣i theo phương hướng phỏng vấ n hô ̣ và cá nhân tham gia dự án nhằ m đánh giá tác đô ̣ng về kinh tế , xã hô ̣i của dự án đế n đố i tươ ̣ng hưởng lơ ̣i. Đề tài đã tiế n hành phỏng vấ n 30 - 45 hô ̣ gia điǹ h đã tham gia dự án với mức đô ̣ giàu nghèo khác nhau và được chia làm 3 nhóm hộ, trong đó nhóm hộ khá khoảng 10 - 15 hộ, 10 - 15 hộ thu nhập trung bình và 10 - 15 hộ nghèo. Tuy nhiên, đây không phải là con số tuyệt đối và số hộ có thể biến động qua lại trong tổng số hộ điều tra. Các thôn tin cần làm rõ là: Sự thay đổ i về cơ cấ u sử du ̣ng đấ t của hô ̣, các nguồn chi phí, thu nhập của hộ gia đình trước và sau khi dự án diễn ra; những nguồn lợi kinh tế nào do dự án mang lại; những nguồn lợi kinh tế nào mất đi khi dự án diễn ra,… từ đó tiến hành phân tích, đánh giá, cân đối thu chi và có những nhận xét phù hợp.
  20. 18 Việc đánh giá tác động xã hội được tiến hành đồng thời với việc đánh giá tác động kinh tế. Sử dụng phương pháp phỏng vấn linh hoạt để tiến hành phân tích đánh giá. Để tiến hành đánh giá tác động xã hội cần có những tiêu chí để đánh giá. Đề tài đã sử dụng bộ tiêu chí để đánh giá tác động xã hội như sau: + Người dân tham gia dự án và sống trong hoặc gần khu vực có được ưu tiên gì không? + Đã sử dụng tối đa lao động địa phương vào các hoạt động của dự án. + Có tổ chức cho người dân thực hiện dự án tiến hành tham gia xây dựng luận chứng, giám sát, lập kế hoạch thực hiện và đánh giá dự án. + Có tổ chức tập huấn để nâng cao nghề nghiệp cho người dân địa phương hay không. Phương pháp đánh giá: + Sử dụng các phương pháp tiếp cận có sự tham gia PRA nhờ bộ câu hỏi ghi trong phiếu điều tra để tiến hành phỏng vấn hộ dân. + Chuyển các tiêu chí đánh giá thành bộ câu hỏi tổng quát để trả lời là “Đạt” hay “Không đạt”. Bên cạnh đó, trong bộ phiếu điều tra đánh giá tác động xã hội cần làm rõ những thông tin sau: + Mức độ chấp nhận, tỷ lệ tham gia của người dân đối với dự án + Thu hút lao động khả năng tạo việc làm của dân trong vùng. + Vai trò của người dân và nhận thức của họ trong việc bảo vệ phát triển rừng + Mức độ tham gia của phụ nữ trong các hoạt động của Dự án. c. Đánh giá tác động môi trường Căn cứ vào hiện trạng, tình hình triển khai thực hiện dự án trên địa bàn, tiến hành điều tra một số chỉ tiêu cơ bản mà Dự án tác động đến: Độ che phủ, khả năng chống xói mòn,… Việc đánh giá tác động môi trường của dự án thông qua các chỉ tiêu đã được nêu trên được thực hiện thông qua lập OTC, lâ ̣p 12 ô tiêu chuẩn (ÔTC) (gồm 06 OTC cho rừng trồng 2 cấp tuổi 4 và 11 - mỗi ô có diện tích 1000 m2 (40mx 25m) và
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2