intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá thử nghiệm Bộ tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững Quốc gia theo tiêu chuẩn FSC quốc tế tại Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn, tĩnh Hà Tĩnh

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

34
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu góp phần xây dựng Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia hài hòa hóa với Bộ tiêu chuẩn QLRBV của FSC, nhằm thúc đẩy việc cấp chứng chỉ rừng ở Việt Nam đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới, góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho ngành Lâm nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá thử nghiệm Bộ tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững Quốc gia theo tiêu chuẩn FSC quốc tế tại Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn, tĩnh Hà Tĩnh

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn: “Đánh giá thử nghiệm Bộ tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững Quốc gia theo tiêu chuẩn FSC quốc tế tại Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn, tĩnh Hà Tĩnh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Nếu công trình nghiên cứu của tôi trùng lập với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Hà nội, ngày 6 tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Vũ Thị Trang
  2. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn: ”Đánh giá thử nghiệm Bộ tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững Quốc gia theo tiêu chuẩn FSC quốc tế tại Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn, tĩnh Hà Tĩnh” đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam theo chƣơng trình đào tạo Cao học Lâm sinh, chuyên ngành Lâm học khoá 23 (2015 – 2017). Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa lâm học, Phòng Sau đại học và các thầy cô giáo đã hỗ trợ và tận tình hƣớng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả xin chân thành cám ơn lãnh đạo Vụ Quản lý sản xuất Lâm nghiệp – Tổng cục Lâm nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn, tác giả đã đƣợc sự giúp đỡ, hƣớng dẫn, giảng dạy tận tình của thầy giáo hƣớng dẫn PGS.TS. Bùi Thế Đồi. Qua đây, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất. Trong quá trình thực hiện việc thu thập số liệu ngoài thực địa, tác giả đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hƣơng Sơn, Dự án ForCES (Tổ chức SNV Việt Nam) và Tổ công tác Quản lý rừng bền vững Tổng cục Lâm nghiệp. Qua đây, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn. Mặc dù có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn, song do mới tiếp cận với công tác nghiên cứu khoa học về quản lý rừng bền vững không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chƣa nhận thấy. Tác giả rất mong đƣợc sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo để khóa luận đƣợc hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 6 tháng 6 năm 2017 Vũ Thị Trang
  3. iii MỤC LỤC Lời cam đoan...............................................................................................................i Lời cảm ơn ..............................................................................................................ii Mục lục......................................................................................................................iii Danh mục các từ viết tắt..............................................................................................v Danh mục bảng..........................................................................................................vi Danh mục hình, đồ thị...............................................................................................vii ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................3 1.1. Hệ thống các Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng trên thế... giới................................................................................................................. .............3 1.2. Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ở Việt Nam.....................................13 1.3. Quá trình hình thành Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững quốc gia theo tiêu.... chuẩn FSC.................................................................................................................17 1.3.1. Quá trình hình thành nhóm phát triển Bộ tiêu chuẩn......................................17 1.3.2. Các yêu cầu của quy trình cho sự phát triển và duy trì Bộ Tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững Quốc gia............................................................................................20 1.3.3. Tiến trình thực hiện và kết quả thực hiện quá trình phát triển Bộ tiêu chuẩn..... QLRBV Quốc gia......................................................................................................22 1.4. Thảo luận........................................................................................................... 24 Chƣơng I: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................................................... ...............27 2.1. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................27 2.1.1. Mục tiêu tổng quát.......................................................................................... 27 2.1.2. Mục tiêu cụ thể...............................................................................................27 2.2. Giới hạn nghiên cứu..........................................................................................27 2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.....................................................................................27 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................27 2.3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................27
  4. iv 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................28 2.4.1. Quan điểm.......................................................................................................28 2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể......................................................................28 2.4.2.1. Phƣơng pháp kế thừa....................................................................................28 2.4.2.2. Phƣơng pháp điều tra, đánh giá....................................................................29 Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU............................32 3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu ...........................................................................32 3.1.1. Vị trí địa lý......................................................................................................32 3.1.2. Địa hình...........................................................................................................323 3.1.3. Khí hậu..........................................................................................................34 3.1.4. Thủy văn.........................................................................................................34 3.1.5. Đặc điểm thổ nhƣỡng......................................................................................35 3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội.....................................................................................36 Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................38 4.1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng của Công ty Lâm nghiệp.........................38 4.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng ...........................................................................38 4.1.2. Cơ sở khoa học đảm bảo kinh doanh rừng bền vững.........................................41 4.2. Đánh giá sự phù hợp của Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia tại Công ty.............. LN&DV Hƣơng Sơn...............................................................................................43 4.3. Đánh giá thử nghiệm Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia.....................................47 4.3.1. Đánh giá thử nghiệm các chỉ số thuộc nguyên tắc 7, 8, 10 thuộc nhóm kinh... tế................................................................................................................................48 4.3.2 Đánh giá thử nghiệm các chỉ số thuộc nguyên tắc 1, 2, 3, 4 thuộc nhóm xã....... hội.............................................................................................. ................................51 4.3.3 Đánh giá thử nghiệm các chỉ số thuộc nguyên tắc 5, 6, 9 thuộc nhóm môi......... trƣờng ........................................................................................................................59 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ......................................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. v PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CCR Chứng chỉ rừng CFCC Hội đồng chứng chỉ rừng Trung Quốc CITES Công ƣớc buôn bán động vật hoang dã CoC Chuỗi hành trình sản phẩm CLLNQG Chiến lƣợc Lâm nghiệp FSC Hội đồng quản trị rừng Quốc tế GTZ Cơ quan hợp tác kỹ thuật Đức HCVF Rừng có giá trị bảo tồn cao HĐLĐ Hợp đồng lao động ITTO Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế LN&DV Lâm nghiệp và dịch vụ MTCC Hệ thống chứng chỉ gỗ Malaysia QLRBV Quản lý rừng bền vững NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NWG Nhóm công tác quốc gia PEFC Chƣơng trình chứng nhận hệ thống chứng chỉ rừng TFF Quỹ ủy thác ngành Lâm nghiệp SNV Tổ chức phát triển Hà Lan SDG Nhóm phát triển Bộ tiêu chuẩn Quốc gia SFMI Viện Quản lý rừng bền vững SGEC Hội đồng hệ sinh thái xanh bền vững Nhật Bản VNFOREST Tổng cục Lâm nghiệp UNFCCC Công ƣớc Khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu
  6. vi DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang Diện tích rừng đạt chứng chỉ FSC khu vực Châu Á đến tháng 1.1 8 3/2017 Diện tích rừng đạt chứng chỉ FSC trên thế giới đến tháng 1.2 10 3/2017 Tiến trình thực hiện và kết quả quá trình phát triển Bộ tiêu 1.3 22 chuẩn Đánh giá thử nghiệm và định hƣớng sửa chữa, thay đổi, bổ 2.1 31 sung chỉ số trong Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia 4.1 Thống kê diện tích các loại đất đai, trữ lƣợng rừng 38 4.2 Kế hoạch khai thác giai đoạn 1 42 Tổng hợp đánh giá sự phù hợp của các Chỉ số trong Bộ tiêu 4.3 44 chuẩn Kết quả đánh giá thử nghiệm và định hƣớng sửa chữa, thay 4.4 48 đổi, bổ sung chỉ số cho các tiêu chí thuộc nhóm kinh tế Kết quả đánh giá thử nghiệm và định hƣớng sửa chữa, thay 4.5 52 đổi, bổ sung chỉ số cho các tiêu chí thuộc nhóm xã hội Kết quả đánh giá thử nghiệm và định hƣớng sửa chữa, thay 4.6 60 đổi, bổ sung chỉ số cho các tiêu chí thuộc nhóm môi trƣờng 4.7 Kết quả đánh giá thử nghiệm Bộ tiêu chuẩn 65 4.8 Kết quả đề xuất sửa đổi Bộ tiêu chuẩn 66
  7. vii DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ TT Tên hình, biểu đồ Trang 1.1 Diện tích rừng cấp chứng chỉ rừng PEFC theo các năm 5 1.2 Tỷ lệ % diện tích rừng đƣợc cấp chứng chỉ PEFC trong khu vực 5 1.3 Quy trình phát triển Bộ tiêu chuẩn và tham vấn cộng đồng 21 2.1 Các bƣớc đánh giá thử nghiệm Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia 30 3.1 Bản đồ hành chính Công ty LN&DV Hƣơng Sơn 33 4.1 Hiện trạng tài nguyên rừng 39 4.2 Đánh giá sự phù hợp của Bộ Tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia 45 So sánh sự phù hợp của các chỉ số thuộc 3 nhóm kinh tế, xã hội 4.3 47 và môi trƣờng 4.4 Chỉ số đề xuất sửa đổi trong Bộ tiêu chuẩn QLRBV Quốc gia 66
  8. viii
  9. 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quản lý rừng bền vững (QLRBV) và cấp chứng chỉ rừng (CCR) là một trong những giải pháp quan trọng của ngành lâm nghiệp nƣớc ta và đã đƣợc cụ thể hóa trong nhiều văn bản, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc. Chiến lƣợc Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã xác định việc quản lý, sử dụng và phát trển rừng bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp. Theo đó, mục tiêu của Chiến lƣợc đến năm 2020 đƣợc xác định là: thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,2 triệu ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp và có ít nhất 30% diện tích rừng sản xuất đƣợc cấp chứng chỉ rừng [19]. Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam liên tục tăng nhanh và đạt mốc 7,2 tỷ USD năm 2015, năm 2016 duy trì đạt 7,308 tỷ USD, đóng góp một phần quan trọng vào GDP của cả nƣớc [23]. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu gỗ và lâm sản nƣớc ta đang đứng trƣớc những thách thức, rào cản rất lớn khi các thị trƣờng xuất khẩu chính của nƣớc ta đều yêu cầu sản phẩm gỗ phải có chứng chỉ, đƣợc kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ từ rừng đƣợc quản lý bền vững. Vì vậy, quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng là một đòi hỏi khách quan đồng thời là một xu hƣớng chung của các nƣớc trên thế giới nhằm đảm bảo sản xuất, kinh doanh và sử dụng rừng lâu dài, liên tục, qua đó gắn kết bảo tồn rừng với phát triển kinh tế, xã hội, môi trƣờng. Hiện nay, quản lý rừng bền vững đã trở thành một trong những chủ đề đƣợc quan tâm bởi cộng đồng Quốc tế. Các nƣớc Bắc Âu, Châu Á - Thái Bình Dƣơng đã đi đầu trong lĩnh vực này và có nhiều thành tựu trong quản lý. Trên thế giới đã có nhiều bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững cấp quốc gia (Canada, Thụy Điểm, Malaysia, Indonesia, v.v..) và cấp quốc tế của tiền trình Helsinki, tiến trình Montreal. Hội đồng quản trị rừng (FSC) và tổ chức gỗ nhiệt đới (ITTO) đã xây dựng bộ tiêu chuẩn “Những nguyên tắc, tiêu chí và chỉ số quản lý rừng đã đƣợc công nhận và áp dụng ở nhiều nƣớc trên thế giới và các tổ chức cấp chứng chỉ rừng đều sử dụng Bộ tiêu chuẩn này để đánh giá việc quản lý và công nhận chứng chỉ rừng. Theo số liệu thống kê về chứng chỉ rừng theo FSC trên thế giới, tính đến ngày 30 tháng 3 năm 2017 đã có 82 quốc gia với
  10. 2 195,094 triệu ha rừng đƣợc cấp chứng chỉ, trong đó gồm: 1.475 chứng chỉ FM/CoC và 32.057 chứng chỉ CoC [33]. Tuy nhiên, việc triển khai quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng ở nƣớc ta còn khá chậm và khó có thể đạt đƣợc các mục tiêu đề ra nếu không có các giải pháp phù hợp và kịp thời. Tính đến hết Tháng 3/2017, toàn quốc có 228.927 ha do FSC cấp, trong đó: rừng tự nhiên 86.156 ha, rừng trồng 142.771 ha, chiếm khoảng 2,05% diện tích rừng sản xuất. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chƣa đạt mục tiêu đặt ra là Việt Nam chƣa có Bộ tiêu chuẩn quốc gia phù hợp với điều kiện ở Việt Nam mà vẫn hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế FSC, không những tạo điều kiện cho chủ rừng dễ dàng thực hiện các nguyên tắc về QLRBV thuận lợi, với chi phí thấp hơn, mà các sản phẩm gỗ từ nguyên liệu của các khu rừng đạt chứng chỉ sẽ đƣợc mua với gia cao hơn và đƣợc đã số các thị trƣờng chính trên thế giới chấp nhận. Chính vì vậy, trong giai đoạn từ năm 2012 đến nay Tổng cục Lâm nghiệp đã thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển Bộ tiêu chuẩn quốc gia theo tiêu chuẩn FSC quốc tế, đến nay đã hoàn thành đến Dự thảo số 03. Tuy nhiên, để Bộ tiêu chuẩn có thể áp dụng vào thực tế điều kiện của Việt Nam, đảm bảo tính khả thi áp dụng trong nƣớc, trƣớc khi đề nghị Tổ chức FSC công nhận, việc đánh giá thử Bộ tiêu chuẩn đối với một số chủ rừng và loại hình rừng khác nhau, từ đó xác định những bất cập để điều chỉnh cho phù hợp là rất cần thiết, mang tính quyết định đến sự thành công của việc triển khai quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng ở nƣớc ta. Xuất phát từ những vấn đề đó tôi thực hiện “Đánh giá thử nghiệm Bộ tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững Quốc gia theo tiêu chuẩn FSC quốc tế tại Công ty Lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh” triển khai nhằm góp phần xác định đƣợc các chỉ số chƣa phù hợp, hài hòa giữa bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững quốc gia với bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của FSC.
  11. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Hệ thống các Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng trên thế giới Để thực hiện quản lý rừng bền vững, năm 1992 lần đầu tiên Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO) đề ra những tiêu chí cho quản lý rừng nhiệt đới. Những năm sau đó vấn đề quản lý rừng bền vững đƣợc quan tâm và thảo luận ở diễn đàn trên khắp thế giới, dẫn đến việc thành lập một loạt các tổ chức quốc tế và quốc gia khuyến khích quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng nhƣ Hội tiêu chuẩn Canada (CSA, 1993, quốc gia), Hội đồng quản trị rừng (Forest Stewardship Council – FSC, 1994, quốc tế), Sáng kiến lâm nghiệp bền vững (SFI, 1994, Bắc Mỹ), The Programme for the Endorsement of Forest Certification – PEFC năm 1999, Tổ chức nhãn sinh thái Indonesia (LEI, 1998, quốc gia), Hội đồng chứng chỉ gỗ Malaysia (Malaysian Timber Certification Scheme – MTCS, 1998, quốc gia), Chứng chỉ rừng Chi Lê (CertforChile, 1999, quốc gia), và Chƣơng trình phê duyệt các quy trình chứng chỉ rừng (PEFC, 1999, Châu Âu) (Nguyễn Thị Thu Phƣơng, 2016) [11]. Tại hội nghị Helsinki -1993, 38 nƣớc ở Châu Âu đã xác định 6 tiêu chuẩn, 28 chỉ tiêu quản lý rừng bền vững cho rừng Địa Trung Hải, rừng Ôn đới và rừng Bắc Âu. Tại đại hội Montreal, 12 nƣớc thành viên đã đồng ý thiết lập 7 tiêu chuẩn và 67 chỉ tiêu để quản lý rừng Bắc Mỹ. Ở vùng khô hạn Châu Phi, 27 nƣớc liên quan thống nhất 7 tiêu chuẩn, 47 chỉ tiêu quản lý rừng bền vững tại cuộc họp chuyên gia UNEP/FAO tổ chức ở Narrobi Kenya năm 1995. Tại cuộc họp chuyên gia FAO/CCAD, các chuyên gia từ 7 nƣớc CCAD đã xác định 8 tiêu chuẩn và 52 chỉ tiêu ở cấp quốc gia, 4 tiêu chuẩn và 40 chỉ tiêu ở cấp vùng cho quản lý rừng bền vững để các nƣớc xem xét (Nguyễn Tuấn Hƣng, 2013) [5]. Tiêu chí và chỉ số là những công cụ có thể đƣợc sử dụng để khái quát, đánh giá và thực hiện quản lý rừng bền vững. Các tiêu chí xác định và mô tả các yếu tố cần thiết, cũng nhƣ một tập hợp các điều kiện, quy trình, theo đó quản lý rừng bền vững có thể đƣợc đánh giá. Chỉ số định kỳ đã cho thấy sự chỉ đạo của sự thay đổi
  12. 4 đối với từng tiêu chuẩn. Từ các tiêu chuẩn chung, mỗi quốc gia lại có các tiêu chí riêng về quản lý rừng bền vững cấp quốc gia riêng. Ở cấp độ đơn vị quản lý, ngƣời ta nỗ lực hƣớng vào phát triển các tiêu chuẩn địa phƣơng về các chỉ số quản lý rừng bền vững. Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế, mô hình Mạng lƣới Rừng Quốc tế và các nhà nghiên cứu tại Đại học British Columbia đã phát triển một số công cụ và kỹ thuật để giúp các cộng đồng phát triển các tiêu chuẩn địa phƣơng của mình và các chỉ số. Các tiêu chí và chỉ số cũng là cơ sở của chƣơng trình cấp chứng chỉ rừng của bên thứ ba nhƣ các tiêu chuẩn của Canada tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững. Năm 1999 các chủ rừng ở Châu Âu đã thành lập ra Chƣơng trình chứng nhận chứng chỉ rừng Châu Âu (PEFC). PEFC là tổ chức phi chính phủ, hoạt động dựa trên việc công nhận và chứng thực cho CCR quốc gia thành viên. Hiện nay, PEFC là hệ thống chứng chỉ rừng lớn nhất thế giới, bao gồm 43 quốc gia thành viên và hợp tác với các tổ chức quốc tế liên quan nhƣ các tổ chức xã hội dân sự, các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ và các cơ quan liên chính phủ. PEFC sử dụng cách tiếp cận từ dƣới lên, nghĩa là dựa trên hệ thống chứng chỉ rừng của các quốc gia thành viên. PEFC là hệ thống chứng chỉ phù hợp với nhiều đối tƣợng khác nhau, bao gồm các công ty lâm nghiệp, các doanh nghiệp chế biến, đặc biệt là các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng thông qua việc áp dụng chứng chỉ theo nhóm hoặc theo vùng. Đến tháng 3/2017, có trên 300 triệu ha rừng đƣợc PEFC chứng nhận với trên 750.000 chủ rừng và có trên 18.800 công ty đƣợc chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm (CoC). Diện tích rừng đƣợc cấp chứng chỉ theo PEFC tăng nhanh, chỉ trong 17 năm 1999 là 0 ha, đến nay đạt 301,6 triệu ha rừng đƣợc cấp chứng chỉ (chi tiết tại hình 1.1). Các nƣớc sử dụng chứng chỉ PEFC cao nhất ở Canada với 131,1 triệu ha, tiếp đến là Hoa Kỳ với 333,25 triệu ha, Australia với 26,6 triệu ha... Ở Châu Á, các nƣớc sử dụng hệ thống chứng chỉ PEFC gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia, Indonexia và một số nƣớc đang xây dựng nhƣ Hàn Quốc, Thái Lan, Lào [14].
  13. 5 Hình 1.1. Diện tích rừng cấp chứng chỉ rừng PEFC theo các năm Nguồn: https://www.pefc.org/ Diện tích rừng đạt Chứng chỉ rừng PEFC trong khu cao nhất thuộc khu vực Bắc Mỹ chiếm 54%, khu vực Châu Âu chiếm 31%, khu vực Châu Á chiếm 4% (chi tiết tại hình 1.2). Nguồn: https://www.pefc.org/
  14. 6 Để thực trở thành thành viên chính thức của Chƣơng trình chứng nhận chứng chỉ rừng Châu Âu (PEFC), các quốc gia cần phải đáp ứng 2 điều kiện sau: 1) Có tổ chức bộ máy về chứng chỉ rừng quốc gia do cơ quan có thẩm quyền thành lập. Tổ chức này là tổ chức có tƣ cách pháp nhân và là đầu mối của quốc gia về chứng chỉ rừng (gọi tắt là National Governing Body – NGB). Tổ chức này có thể là nhà nƣớc, tƣ nhân hoặc dân sự - xã hội và do quốc gia tự quyết định. 2) Có Bộ tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV và các quy trình, thủ tục đánh giá cấp chứng chỉ rừng đáp ứng đƣợc các nguyên tắc của PEFC và đƣợc thông qua theo các quy định luật pháp của quốc gia. Tổ chức bộ máy về chứng chỉ rừng quốc gia điều hành toàn bộ các hoạt động của quốc gia liên quan đến thực hiện các chiến lƣợc, kế hoạch của quốc gia về chứng chỉ rừng và là đầu mối liên hệ với PEFC quốc tế. Để hài hòa chứng chỉ quốc gia với PEFC thì cơ quan đầu mối quốc gia (NGB) phải là thành viên của PEFC để có thể yêu cầu PEFC chứng thực cho hệ thống CCR quốc gia. NGB là các tổ chức có tƣ cách pháp nhân, có mục tiêu triển khai chứng chỉ rừng PEFC và có sự hỗ trợ từ chủ rừng hoặc cơ quan quản lý lâm nghiệp quốc gia. Các NGB có thể là các tổ chức phi lợi nhuận, các hiệp hội, các viện nghiên cứu hoặc cơ quan chính phủ. NGB sẽ ủy quyền cho bên thứ 3 (là các tổ chức trong nƣớc có đủ năng lực) tiến hành đánh giá cấp chứng chi rừng. Việc quản lý, vận hành, giám sát và cấp chứng chỉ hoàn toàn do hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia chủ động, PEFC chỉ thu phí thành viên của NGB (khoảng 400 triệu đồng/năm) và phí đánh giá cấp chứng chỉ (khoảng 800 đồng/ha). Về thị trƣờng, gỗ có chứng chỉ PEFC đƣợc thừa nhận rộng rãi trên khắp thế giới nhƣ: đƣợc công nhận bởi chính sách mua sắm gỗ của các nƣớc Bỉ, Anh, Đan Mạch, Hà Lan, Phần Lan, Pháp, Đức, Nhật Bản và Thụy Sỹ; đƣợc khuyến cáo trong Hƣớng dẫn Xanh về Mua sắm công của Ủy ban Châu Âu; Hội đồng Xây dựng Xanh ở Úc, Italy và Singapo, Mỹ,…[14]. Tháng 10 năm 1993, cuộc họp sáng lập FSC với 130 thành viên đến từ 26 quốc gia diễn ra tại Toronto (Canada) đã bầu ra Hội đồng Quản trị FSC đầu tiên. Tiếp đó vào năm 1994 các thành viên sáng lập phê duyệt các nguyên tắc và tiêu chí FSC cùng quy định về hệ thống tổ chức FSC hoạt động dựa trên hội đồng chứng chỉ
  15. 7 và các thành viên (là các tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia). Từ đó tới nay FSC đã trải qua quá trình phát triển mạnh mẽ với hệ thống chứng chỉ quản lý rừng bền vững có uy tín trên thế giới. FSC là tổ chức uy tín nhất và chứng chỉ FSC đƣợc mọi thị trƣờng chấp nhận, kể cả Bắc Mỹ, và Tây Âu (Phan Đăng An, 2012) [1]. FSC cấp chứng chỉ QLRBV cho các đối tƣợng là rừng ôn đới, nhiệt đới, rừng tự nhiên, rừng trồng và đang mở rộng ra rừng sản xuất lâm sản ngoài gỗ. Tổ chức này có trụ sở chính đặt tại thành phố Bonn (Đức) và có cấu trúc quản trị duy nhất dựa trên các nguyên tắc sự tham gia, dân chủ và công bằng. FSC có đại diện tại hơn 82 quốc gia [31]. Thành viên FSC đƣợc chia thành nhóm xã hội, nhóm môi trƣờng và nhóm kinh tế, mỗi nhóm lại đƣợc chia ra thành nhóm Bắc (các nƣớc công nghiệp) và nhóm Nam (các nƣớc đang phát triển). Bất kỳ ai hỗ trợ cải thiện quản lý rừng trên thế giới đều có thể trở thành thành viên của FSC. Hội đồng quản trị rừng quốc tế (FSC) đề xuất 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí quản lý rừng. Uỷ ban phát triển bền vững (CSD) cũng đề nghị các chỉ thị rừng bền vững. Tổ chức các tiêu chuẩn quốc tế (ISO) và hội tiêu chuẩn Canada (CSA) đã đƣa ra hệ thống quản lý ngành lâm nghiệp - tiêu chuẩn ISO 14000. FSC xây dựng tiêu chuẩn QLRBV và ủy quyền cho bên thứ 3 đánh giá cấp CCR. Hiện nay có 15 tổ chức quốc tế đƣợc FSC ủy quyền đánh giá và cấp CCR. Việc đánh giá, cấp chứng chỉ tuân theo quy định của FSC, các quốc gia hầu nhƣ không có vai trò gì trong quá trình đánh giá và cấp CCR. Theo Christopher Upton và Stephen Bass (1996), hầu hết các tiêu chuẩn quản lý rừng do các tổ chức quốc tế đƣa ra đều đƣợc chấp nhận ở mức cao. Trong đó các tiêu chuẩn của FSC đƣợc coi là sát thực và có khả năng ứng dụng rộng rãi hơn cả [29]. Tuy nhiên, cho đến nay tình hình quản lý rừng bền vững trên thế giới vẫn chƣa đƣợc cải thiện đáng kể, nhiều khu rừng vẫn đứng trƣớc nguy cơ bị tàn phá nghiêm trọng. Đã có 82 nƣớc đƣợc cấp chứng chỉ QLRBV cho 1.479 khu rừng (đơn vị QLR) và diện tích 195.094.757 ha [33]. Năm 2010 hơn 125 triệu ha rừng của hơn 80 quốc gia đƣợc chứng nhận đạt các tiêu chuẩn của FSC, với gần 16.000 chứng chỉ CoC. Canada đang dẫn đầu thế giới với hơn 23 triệu ha rừng có chứng chỉ, sau đó đến Nga hơn 21 triệu ha rừng.
  16. 8 Ƣớc tính giá trị của sản phẩm dán nhãn FSC đạt trên 20 tỷ USD (2008). Diện tích rừng đƣợc FSC cấp chứng chỉ chủ yếu tại Châu Âu (47%), Bắc Mỹ (35%), sau đó là Nam Mỹ (11%), trong đó Châu Á, Châu Phi và Châu Đại Dƣơng tổng chỉ đƣợc 7%. Tuy nhiên trong tƣơng lai, Châu Á, Châu Phi và Châu Đại Dƣơng sẽ là khu vực rộng lớn đề FSC đánh giá cấp CCR [33]. Đến tháng 3/2017, đã có 195.094.757 ha đạt chứng chỉ FSC của trên 82 quốc gia trên thế giới. Tổng diện tích rừng đƣợc cấp chứng chỉ FSC của Vùng Châu Á 8.299.189 ha với 14 nƣớc tham gia và đạt số chứng chỉ đƣợc cấp toàn khu vực là 235 chứng chỉ, trong đó: đứng đầu là Indonesia 2.751.122 ha, tiếp đến Thổ Nhĩ Kỳ có 2.350.078 ha, Trung Quốc 894.869 ha, Malaysia 676.150 ha, Ấn Độ 505.630 ha, Việt Nam 228.927 ha, các nƣớc khác trong khu vực 1.787.282 ha (chi tiết tại bảng 1.1) [33]. Bảng 1.1: Diện tích rừng đạt chứng chỉ FSC khu vực Châu Á đến tháng 3/2017 Tổng số giấy TT Quốc gia Diện tích (ha) Tỷ lệ % chứng nhận 1 Căm-pu-chia 7,869 0.09 1 2 Trung Quốc 894,869 10.78 77 3 Ấn Độ 505,630 6.09 8 4 Indonesi 2,751,122 33.15 32 5 Nhật Bản 398,809 4.80 34 6 Hàn Quốc 391,269 4.71 8 7 Lào 13,555 0.16 2 8 Malaysia 676,150 8.15 12 9 Sri lanka 17,522 0.21 3 10 Đài Loan 1,437 0.02 3
  17. 9 11 Thái Lan 61,926 0.75 17 12 Thổ Nhĩ Kỳ 2,350,927 28.32 7 13 Việt Nam 228,927 2.76 31 Tổng 8,299,189 100 235 Nguồn FSC 3/2017 Từ số liệu bảng 1.1 cho thấy Việt Nam đạt 2.76 % có tỷ lệ rừng đƣợc cấp chứng chỉ thấp, mặc dù chƣa phải là Quốc gia có tỷ lệ đạt chứng chỉ rừng thấp nhất so với các nƣớc trong khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng nhƣng cần thúc đẩy việc cấp chứng chỉ rừng rất cần thiết. Trong khi khu vực này có tỷ lệ thấp nhất đạt 4,25 % so với diện tích đã đƣợc cấp chứng chỉ FSC trên toàn cầu. Điều này cho thấy Việt Nam không thể chập trễ hơn nữa trong việc thúc đẩy nhanh quản lý rừng bền vững để theo kịp các nƣớc trong khu vực và thế giới. Tổ chức FSC đƣợc coi là tổ chức cấp chứng chỉ đầu tiên trên thế giới, FSC cũng quan tâm đến cấp chứng chỉ rừng cho nhóm chủ rừng với 354 chứng chỉ nhóm cho 126.468 thành viên của nhóm [31]. Trong tổng số hơn 195 triệu ha rừng đƣợc cấp chứng chỉ FSC thì phần lớn thuộc về các nƣớc phát triển tại Bắc Mỹ và Châu Âu, các nƣớc đang phát triển chỉ chiếm một số lƣợng rất nhỏ. Cụ thể: Châu Âu và Châu Mỹ diện tích đạt chứng chỉ FSC cao nhất, đạt lần lƣợt là 93,6 triệu ha (48,15%) và 69 triệu ha (35,52%). Vùng Châu Á có diện tích rừng đạt chứng chỉ rất thấp 8,3 triệu ha (4,27%). (chi tiết tại bảng 1.2).
  18. 10 Bảng 1.2: Diện tích rừng đạt chứng chỉ FSC trên thế giới đến tháng 3/2017 Chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC TT Vùng Diện tích Tỷ lệ (%) (ha) 1 Châu Âu 93.592.182 48.15 2 Bắc Mỹ 69.049.912 35.52 3 Nam Mỹ 13.244.354 6.81 4 Châu Á 8.299.189 4.27 5 Châu Phi 7.537.206 3.88 6 Châu Đại Dƣơng 2.673.121 1.38 Tổng cộng 195.094.757 100 Nguồn FSC 3/2017 Bỏ qua quan niệm rào cản thƣơng mại, các nƣớc thành viên ASEAN đều cần bảo vệ rừng nƣớc mình và đều cần bán sản phẩm đồ gỗ vào các thị trƣờng quốc tế với giá bán cao. Vì đây là nhu cầu cấp bách, khách quan, nên trong các năm 1995- 2000 ASEAN đã hoàn thành dự thảo bộ tiêu chuẩn QLRBV cho mình vào năm 2000 tại thành phố Hồ Chí Minh và đƣợc phê duyệt tại Hội nghị Bộ trƣởng Nông - Lâm nghiệp Phnom-penk 2001. Song, do Bộ tiêu chuẩn QLRBV của ASEAN soạn thảo theo 7 tiêu chí của ITTO, nên gặp khó khăn khi xin cấp chứng chỉ của tổ chức FSC. Tuy vậy nên các nƣớc có nền lâm nghiệp mạnh trong ASEAN nhƣ: Indonesia (Kim ngạch xuất khẩu gỗ 5-5,5 tỷ USD/năm), Malaysia (4,7-5 tỷ USD/năm), sau đó đến Philippines, Thailand đều đƣợc cấp chứng chỉ QLRBV của FSC (theo 10 nguyên tắc của FSC) trong các năm 2002-2005, tuy rằng diện tích đƣợc cấp còn hạn chế. Tổ chức Lembaga Ekolanbel Indonesia (LEI) đƣợc thành lập năm 1994 là một tổ chức không đƣợc chính thức công nhận bởi FSC vì LEI không phải là cơ
  19. 11 quan cấp chứng chỉ, song LEI là một cơ quan thừa nhận một cách chính thức các cơ quan cấp chứng chỉ ở Indonesia. Hiện nay đơn vị này đã cung cấp 5 chứng chỉ đối với 885.000 ha rừng tự nhiên và 1 chứng chỉ đối với 159.000 ha rừng trồng [20]. ` Năm 1997, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Bảo tồn Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) công bố chƣơng trình hợp tác với mục tiêu đƣa 200 triệu ha rừng đƣợc quản lý sản xuất gỗ vào chƣơng trình “Quản lý bền vững đƣợc cấp chứng chỉ độc lập” vào năm 2005. Kết quả đạt đƣợc mục tiêu với 31.8 triệu ha (16% mục tiêu), trong đó chỉ có 1/3 ở các khu rừng nhiệt đới. Năm 2005, Hội đồng chứng nhận gỗ Malaysia (MTCS) sử dụng tiêu chuẩn của Malaysia và các tiêu chí cho chứng chỉ quản lý rừng bao gồm 9 quy tắc, 47 tiêu chuẩn và 6 tiêu chí. MTCS có 10 thành viên, chỉ hoạt động trong phạm vi lãnh thổ Malaysia với diện tích rừng đƣợc chứng nhận là 4,8 triệu ha. MTCS sử dụng phƣơng pháp theo từng giai đoạn khi ngày càng nhiều thách thức lớn trong quản lý các khu rừng nhiệt đới phức tạp. Ban đầu, tiêu chuẩn đƣợc sử dụng để đánh giá các đơn vị quản lý rừng cho các mục tiêu chứng chỉ, các tiêu chí, các hoạt động và các tiêu chuẩn phục vụ cho chứng chỉ quản lý rừng, dựa theo tiêu chuẩn của ITTO năm 1998 và những tiêu chí của quản lý rừng bền vững [20]. Mô hình chứng chỉ rừng quốc gia của Trung quốc đã thành công khi họ nội địa hóa chứng chỉ rừng trong nƣớc với giá trị quốc tế bằng cách hợp tác với PEFC. Hội đồng chứng chỉ rừng Trung Quốc (CFCC) đƣợc thành lập. Việc xây dựng các tiêu chuẩn chứng nhận bắt đầu năm 2001, hoàn thành năm 2004 và ban hành năm 2007 (do học viện Lâm nghiệp Trung Quốc xây dựng). Để chứng chỉ rừng quốc gia đƣợc quốc tế công nhận thì CFCC cũng dựa vào sự hợp tác với PEFC. Năm 2011, CFCC trở thành thành viên của PEFC và năm 2014 PEFC đã chứng thực hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia của Trung Quốc. Tính đến tháng 9/2015, đã có 18 đơn vị/tổ chức trong nƣớc của Trung Quốc đƣợc cấp phép đánh giá và đã cấp chứng chỉ đƣợc cho 5,3 triệu ha rừng. Do việc quản lý chứng chỉ do quốc gia chủ động nên hiện nay Trung Quốc còn phát triển tiêu chuẩn và cấp chứng chỉ cho LSNG, tre nứa, dịch vụ môi trƣờng rừng [24].
  20. 12 Hệ thống chứng chỉ rừng Nhật Bản theo PEFC, sau khi đệ trình Hội đồng hệ sinh thái Xanh bền vững Nhật Bản (SGEC) hồi đầu năm 2014. SGEC đã gia nhập PEFC vào tháng 11/2014, là hệ thống chứng chỉ rừng lớn nhất Nhật Bản. Đƣợc thành lập vào năm 2003, SGEC tập trung thúc đẩy quản lý rừng bền vững và cung cấp chứng chỉ rừng đặc biệt cho khoảng 2,5 triệu doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình. SGEC là một hệ thống chứng chỉ rừng Nhật Bản thông qua sự công nhận của PEFC... Trong tất cả các mô hình chứng chỉ rừng tại các quốc gia thì mô hình chứng chỉ rừng quốc gia của Malaysia đƣợc xem là một trong những mô hình chứng chỉ rừng thành công trong khu vực và trên thế giới. Để đáp ứng nhu cầu chứng chỉ rừng trong nƣớc cho gỗ xuất khẩu, hội đồng chứng chỉ gỗ Malaysia (MTCS) đƣợc thành lập năm 1999 nhằm xây dựng và vận hành đề án chứng chỉ gỗ của Malaysia một cách độc lập. Ban đầu, MTCS đã làm việc với FSC để hợp tác, xong không thành công do cách tiếp cận của FSC từ trên xuống và không công nhận MTCS. Sau đó MTCS đã hợp tác với PEFC và trở thành thành viên của PEFC năm 2002. Năm 2008, MTCS nộp hồ sơ chứng thực cho PEFC và năm 2009, PEFC đã chứng thực hệ thống chứng chỉ rừng Malaysia, từ đó các chứng chỉ rừng quốc gia của Malaysia đã có giá trị là chứng chỉ rừng quôc tế đƣợc cộng đồng quốc tế công nhận [48]. Hiện nay MTCS đang sử dụng tiêu chuẩn của Malaysia và các tiêu chí cho chứng chỉ quản lý rừng bao gồm 9 quy tắc, 47 tiêu chuẩn và 6 tiêu chí và đã giao quyền đánh giá, cấp chứng chỉ cho 2 công ty/tổ chức đánh giá trong nƣớc. Tính đến năm 2015, đã có khoảng 4,6 triệu ha rừng ở Malaysia đƣợc cấp chứng chỉ rừng quốc gia, trong khi chỉ có khoảng 1 triệu ha rừng đƣợc cấp chứng chỉ FSC. Về thị trƣờng sản phẩm, các sản phẩm gỗ của Malaysia khi đƣợc gắn nhãn mác chứng chỉ rừng quốc gia (hài hòa với PEFC) đã vƣơn ra tất cả các thị trƣờng khó tính trên toàn thế giới. Chứng chỉ đƣợc công nhận bởi chính sách mua sắm gỗ của các nƣớc Bỉ, Anh, Đan Mạch, Hà Lan, Phần Lan, Pháp, Đức, Nhật Bản và Thụy Sỹ; đƣợc khuyến cáo trong Hƣớng dẫn Xanh về Mua sắm công của Ủy ban Châu Âu; Hội đồng Xây dựng Xanh ở Úc, Italy và Singapo, Mỹ,… Trong sự hợp tác này, chứng chỉ rừng Malaysia vẫn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2