Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững cho Vườn quốc gia Ba Vì - Hà Nội
lượt xem 13
download
Mục tiêu của đề tài là xác định được thực trạng phát triển du lịch sinh thái của VQG; đánh giá hiệu quả của hoạt động phát triển du lịch sinh thái của VQG; đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của VQG; đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch sinh thái cho VQG.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững cho Vườn quốc gia Ba Vì - Hà Nội
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằ ng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nô ̣i dung nghiên cứu và kế t quả trong đề tài này là do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực và phù hợp với thực tế, chưa được công bố ở trong công trình nào. Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2015 Tác giả Đinh Thế Dương
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất của mình đến thầy TS. BÙI XUÂN DŨNG, người Thầy đã tận tâm hướng dẫn, định hướng, theo sát, động viên, hỗ trợ và đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài này. Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô thuộc khoa Quản lý tài nguyên trường và Môi trường Đại học Lâm nghiệp đã truyền đạt những kiến thức quý báu và những kinh nghiệm thực tiễn cho tôi trong suốt những năm học vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ Trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường, Vườn quốc gia Ba Vì đã hết lòng chỉ dạy kinh nghiệm và hướng dẫn tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Kính chúc quý thầy, cô trường Đại Học Lâm nghiệp, Ban giám đốc cùng tập thể nhân viên Trung tâm Dịch vụ Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường – Vườn quốc gia Ba Vì lời chúc sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc. Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất ký công trình nghiên cứu nào khác Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2015 Tác giả Đinh Thế Dương
- iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................ii MỤC LỤC .....................................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................vii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ..................................................................viii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................. 3 1.1. Các khái niệm .......................................................................................................... 3 1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái ............................................................................. 3 1.1.2. Những đặc điểm, đặc trưng của du lịch sinh thái ............................................... 4 1.1.3. Những điều kiện cần thiết để phát triển du lịch sinh thái................................... 7 1.1.4. Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái ....................................................... 9 1.1.5. Du lịch sinh thái bền vững .................................................................................10 1.2. Những nghiên cứu về du lịch sinh thái ................................................................12 1.2.1. Những nghiên cứu du lịch sinh thái trên thế giới .............................................12 1.2.2. Những nghiên cứu du lịch sinh thái trong nước. ..............................................19 Chương 2. MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................................21 2.1. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................21 2.1.1. Mục tiêu tổng quát..............................................................................................21 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................21 2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................21 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................................21
- iv 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu:...........................................................................................21 2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................22 2.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................22 2.4.1. Nghiên cứu hoạt động phát triển du lịch sinh thái của VQG ..........................22 2.4.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động du lịch sinh thái của VQG ................................23 2.4.3. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của VQG ...............................32 2.4.4. Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch sinh thái cho VQG Ba Vì ...................................................................................................................32 Chương 3. ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..............................33 3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ...............................................................33 3.1.1. Vị trí địa lý ..........................................................................................................34 3.1.2. Địa hình - địa thế ................................................................................................34 3.1.3. Địa chất thổ nhưỡng ...........................................................................................35 3.1.4. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn ................................................................................35 3.1.5. Các yếu tố khác cần lưu ý ..................................................................................37 3.1.6. Thuỷ văn .............................................................................................................38 3.1.7. Tài nguyên rừng .................................................................................................38 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................................41 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................45 4.1. Đặc điểm hoạt động du lịch sinh thái của VQG Ba Vì .......................................45 4.1.1. Cơ chế hoạt động và mô hình quản lý của VQG Ba Vì ..................................45 4.1.2. Hoạt động khai thác các tuyến du lịch của VQG Ba Vì ..................................49 4.2. Đánh giá hoạt động du lịch sinh thái của VQG Ba Vì. .......................................53 4.2.1. Hiệu quả kinh tế..................................................................................................53 4.2.2. Hiệu quả xã hội...................................................................................................66 4.2.3. Đánh giá tác động môi trường ...........................................................................69 4.3. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của VQG ..................................77
- v 4.3.1. Điểm mạnh (S) ...................................................................................................77 4.3.2. Điểm yếu (W) .....................................................................................................77 4.3.3. Thời cơ (O) .........................................................................................................78 4.3.4. Thách thức (T) ....................................................................................................79 4.4. Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động du lịch sinh thái theo hướng phát triển DLST bền vững. ...........................................................................................................80 4.4.1. Thiết kế những loại hình du lịch mới ................................................................81 4.4.2. Gia tăng phúc lợi kinh tế cho cộng đồng địa phương ......................................84 4.4.3. Sự tham gia của cộng đồng địa phương............................................................88 4.4.4. Bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên ................................................................89 4.4.5. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các bên tham gia du lịch .......................90 KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ ...........................................................95 1. Kết luận .....................................................................................................................95 2. Tồn tại........................................................................................................................95 3. Khuyến nghị..............................................................................................................96 3.2. Đối với vườn quốc gia Ba Vì................................................................................96 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ 1 BQL Ban quản lý 2 BTTN Bảo tồn thiên nhiên 3 DGMT Diễn giải môi trường 4 DL Du lịch 5 DLST Du lịch sinh thái 6 ĐDSH Đa dạng sinh học 7 GDMT Giáo dục môi trường 8 HDV Hướng dẫn viên 9 HST Hệ sinh thái 10 KDL Khách du lịch 11 TNTN Tài nguyên thiên nhiên 12 TTDK Trung tâm du khách 13 TT.DLST&GDMT Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường 14 VQG Vườn quốc gia 15 IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (International Union for Conservation of Nature) 16 UNWTO Tổ chức du lịch thế giới
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng khách du lịch đến tham quan VQG Ba Vì.................................23 Bảng 2.2. Thống kê khách du lịch với các dịch vụ.....................................................24 Bảng 2.3. Các đơn vị thuộc VQG Ba Vì.....................................................................25 Bảng 2.4. Trình độ lao động của Vườn quốc gia........................................................25 Bảng 2.5. Phỏng vấn khách du lịch về du lịch Vườn quốc gia Ba Vì.......................26 Bảng 2.6. Mức sẵn lòng trả thêm phí vào cửa VQG Ba Vì .......................................26 Bảng 2.7. Thống kê về đa dạng sinh học tại VQG .....................................................31 Bảng 2.8. Phân tích SWOT..........................................................................................32 Bảng 4.1. Các đơn vị thuộc VQG Ba Vì.....................................................................46 Bảng 4.2. Doanh thu dịch vụ du lịch ...........................................................................56 Bảng 4.3. Tốc độ tăng tưởng của khách du lịch đến VQG Ba Vì giai đoạn 2005 - 2014 ....................................................................................................60 Bảng 4.4. Thống kê khách du lịch theo thời gian .......................................................61 Bảng 4.5. Phỏng vấn khách du lịch về du lịch Vườn quốc gia Ba Vì.......................65 Bảng 4.6. Mức sẵn lòng trả thêm phí vào cửa VQG Ba Vì .......................................65 Bảng 4.7. Bảng các hoạt động tích cực của hoạt động DLST đến môi trường......69 Bảng 4.8. Bảng các hoạt động tiêu cực của hoạt động DLST đến môi trường ........71 Bảng 4.9. Ma trận các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch sinh thái đén môi trường ............................................................................................................................76
- viii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Hình 2.1. Sơ đồ Du lịch Vườn Quốc Gia Ba Vì .........................................................27 Hình 2.2. Đền Thượng – Nơi thờ đức Thánh Tản Viên ............................................28 Hình 2.3. Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh...................................................................29 Hình 2.4. Khu phế tích nhà tù chính trị Pháp..............................................................30 Hình 3.1. Bản đồ vườn quốc gia Ba Vì .......................................................................33 Sơ đồ 4.1. Sơ đồ mô hình tổ chức vườn......................................................................45 Biểu đồ 4.1. Các hoạt động thu hút khách đến VQG Ba Vì ......................................52 Biểu đồ 4.2. Doanh thu hoạt động du lịch của Vườn quốc gia BaVì..............57 Biểu đồ 4.3. Mối quan hệ giữa lượng khách nội địa so với tổng doanh thu ............58 Biểu đồ 4.4. Mối quan hệ giữa lượng khách quốc tế với tổng doanh thu.............59 Biểu đồ 4.5. Mối quan hệ giữa tổng lượng khách với tổng doanh thu .....................59 Biểu đồ 4.6. So sánh lượng khách du lịch nội địa 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm..........................................................................................................62 Biểu đồ 4.7. So sánh lượng khách quốc tế 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm ..63 Biểu đồ 4.8. So sánh doanh thu 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm..................63 Biểu đồ 4.9. Mục đích của khách du lịch đến Vườn quốc gia Ba Vì ....................66 Biểu đồ 4.10. Tỷ lệ hộ khá, trung bình và nghèo........................................................68 Biểu đồ 4.11. Thống kê thu nhập thông qua kết quả phỏng vấn ...............................69
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, DLST được quan tâm của các cấp, các ngành trong bối cảnh phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn và càng trở nên quan trọng hơn khi du lịch trở thành chiến lược của quốc gia và được nhiều người biết đến.Các Vườn quốc gia (VQG) và khu bảo tồn thiên nhiên khu (BTTN) là nơi tập trung đa dạng sinh học cao, trong đó có nhiều loài động - thực vật đặc hữu, quý hiếm và có khả năng hấp dẫn du khách. Các cộng đồng dân cư địa phương sinh sống trong khu vực các VQG đều có những giá trị văn hóa bản địa độc đáo và mang những đặc sắc riêng đây là những thuận lợi cho việc phát triển loại hình DLST. Bên cạnh đó, có một thực trạng rằng các khu Bảo tồn và Vườn quốc gia đang thực hiện xây dựng và phát triển nhiều loại hình du lịch sinh thái, với mục đích chính bảo tồn ĐDSH và phát triển môi trường sinh thái, đồng thời tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương. Song công tác phát triển du lịch sinh thái ở đây chưa mang lại hiệu quả cao, chỉ mang tính hình thức, do chưa đánh giá đúng thực trạng tiềm năng khu vực, nhu cầu của địa phương cũng như nhu cầu của khách tham gia. VQG Ba Vì là nơi giàu tiềm năng có thể phát triển thành trung tâm du lịch của cả nước. Tuy nhiên, hiệu quả chưa được khai thác đúng mức, việc tổ chức các hoạt động du lịch chưa được đồng bộ, nguồn nhân lực và tài chính còn hạn chế, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu khách tham quan. Việc phát triển chỉ tập chung ở việc khai thác mà chưa quan tâm đến phát triển bền vững. Đã có một số nghiên cứu trước đó nhằm tìm kiếm những giải pháp phát triển du lịch cho khu vực này. Cụ thể như “Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở VQG Ba Vì và vùng đệm trong nền kinh tế thị trường” -Nguyễn Đức Hậu (2006), “Một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn vườn quốc gia Ba Vì và vùng phụ cận - Vũ Đăng
- 2 Khôi (2004), song các đề tài chỉ dừng ở đánh giá việc khai thác và mô hình quản lý mà chưa đề cập đến thực trạng du lịch sinh thái của VQG Ba Vì cũng như đưa ra các yếu tố tác động du lịch sinh thái như: xác định hiệu quả kinh tế, xã hội, ước lượng lượng rác thải ra hàng ngày, các tác động đến cảnh quan sinh thái, thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức để từ đó có các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững cho VQG Ba Vì. Để góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững, giải quyết các vấn đề mà những nghiên cứu trước đó còn tồn tại, phát triển tiềm năng du lịch sinh thái bền vững cho VQG Ba Vì tôi đã tiến hành tham khảo ý kiến và thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững cho Vườn quốc gia Ba Vì - Hà Nội ”
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái Từ những năm đầu thế kỷ 19, khái niệm du lịch sinh thái xuất hiện với hàm ý mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như tắm biển, nghỉ mát, leo núi…đều gọi là du lịch sinh thái. Đến nay, khái niệm về du lịch sinh thái đã có sự phát triển với hàng chục cách hiểu khác nhau. Năm 1987, một định nghĩa hoàn chỉnh về du lịch sinh thái đã được Hector Ceballos - Lascurain lần đầu tiên đưa ra: Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi với những mục đích đặc biệt như: Nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hoá được chấm phá. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thực tiễn, nhận thức về khái niệm du lịch sinh thái cũng dần dần được hoàn thiện mà sự thay đổi quan trọng về nội dung của khái niệm này là từ chỗ coi du lịch sinh thái là loại hình du lịch ít tác động đến môi trường tự nhiên sang việc gắn trách nhiệm của du lịch sinh thái với môi trường, có tính giáo dục, đóng góp tích cực cho bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời đảm bảo lợi ích cho cộng đồng địa phương. Theo chương trình du lịch sinh thái của IUCN thì: Du lịch sinh thái là loại hình du lịch và tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn tương đối hoang sơ, để thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (có kèm theo các đặc trưng văn hoá - quá khứ cũng như hiện tại) có hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm thiểu tác động từ du khách, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân địa phương. Ở Việt Nam, tại cuộc hội thảo quốc gia bàn về: “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” từ ngày 7 - 9/8/1999 Tổng cục Du lịch
- 4 Việt Nam, ESCAP, WWF, IUCN đã đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam, theo đó: Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Năm 2006, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái “DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng nhờ giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triền môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”. Có thể hiểu DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là công cụ để bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương. 1.1.2. Những đặc điểm, đặc trưng của du lịch sinh thái 1.1.2.1. Đặc điểm du lịch sinh thái Theo tổ chức du lịch thế giới, du lịch sinh thái có những đặc điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất: Du lịch sinh thái bao gồm tất cả các loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, trong đó mục đích chính của khách du lịch là tham quan tìm hiểu về tự nhiên, tìm hiểu khám phá những giá trị văn hoá truyền thống ở các khu du lịch. Thứ hai: Du lịch sinh thái bao gồm những hoạt động giáo dục, tuyên truyền về môi trường sinh thái. Thứ ba: Du lịch sinh thái hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường, văn hoá, xã hội. Thứ tư: Du lịch sinh thái hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn tự nhiên thông qua việc tạo ra lợi ích kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho cộng đồng dân cư,
- 5 nâng cao nhận thức, hiểu biết về bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị tự nhiên khác cho du khách và người dân bản địa. 1.1.2.2. Đặc trưng của du lịch sinh thái Đặc trưng thứ nhất: Du lịch sinh thái mang tính đa ngành Tính đa ngành của du lịch sinh thái thể hiện ở 2 góc độ sau: - Đối tượng được khai thác để phục vụ các hoạt động du lịch sinh thái là rất đa dạng và liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực như: cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hoá, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo. - Du lịch sinh thái mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch (điện, nước, nông sản, hàng hoá…) Đặc trưng thứ 2: Thành phần tham gia du lịch sinh thái rất đa dạng Thực tế cho thấy có nhiều cá nhân, nhiều tổ chức chính phủ, phi chính phủ và cộng đồng tham gia các hoạt động du lịch sinh thái. Nhiều thành phần tham gia làm cho việc tổ chức, quản lý các hoạt động du lịch sinh thái phức tạp, đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hoà giữa các thành phần với nhau. Đặc trưng thứ 3: Du lịch sinh thái hướng tới nhiều mục tiêu Du lịch sinh thái không chỉ nhằm mục đích thu lợi nhuận giống như các ngành kinh doanh khác mà còn nhằm góp phần bảo tồn thiên nhiên, các cảnh quan lịch sử - văn hoá, nâng cao chất lượng cuộc sống của du khách và những người tham gia các hoạt động du lịch, mở rộng sự giao lưu văn hoá, kinh tế và nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về đa dạng sinh học, phát triển bền vững. Đặc trưng thứ 4: Du lịch sinh thái mang tính mùa vụ Các hoạt động du lịch sinh thái không phân bố đều trong năm mà tập trung với cường độ cao trong những khoảng thời gian nhất định trong năm: Các loại hình du lịch nghỉ biển, leo núi, tìm hiểu tập tính động vật (Quan sát
- 6 chim di cư, quan sát bướm, cá heo,...) theo mùa (theo tính chất khí hậu, mùa di cư, xuất hiện của động vật) thể hiện rất rõ tính mùa vụ. Đặc trưng thứ 5: Du lịch sinh thái có tính liên vùng Các hoạt động du lịch sinh thái thường không chỉ diễn ra ở một địa phương, một khu vực mà có sự liên thông giữa các điểm du lịch trong một khu vực, các vùng và giữa các quốc gia với nhau. Đặc trưng thứ 6: Chi phí Du khách tham gia du lịch sinh thái nhằm hưởng thụ các sản phẩm du lịch chứ không phải với mục đích kiếm tiền. Họ sẵn sàng bỏ ra các khoản chi phí cho chuyến du lịch, nhắm khám phá cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, môi trường hấp dẫn, bản sắc văn hoá bản địa độc đáo.... Đặc trưng thứ 7: Xã hội hoá các hoạt động du lịch Du lịch sinh thái thu hút nhiều người, nhiều tổ chức kinh tế, xã hội, cộng đồng trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia hoạt động du lịch. Lợi ích do du lịch sinh thái mang lại được được xã hội hoá rộng rãi. Nhiều ngưòi, nhiều tổ chức, cộng đồng được hưởng lợi từ du lịch sinh thái. Đặc trưng thứ 8: Giáo dục nhận thức về môi trường Du lịch sinh thái giúp con người tiếp cận gần hơn nữa với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, nơi có giá trị cao về đa dạng sinh học và nhạy cảm về môi trường. Qua các hoạt đông du lịch sinh thái, nhận thức của khách du lịch, của người dân, cộng đồng dân cư về đa dạng sinh học và môi trường được nâng cao. Đặc trưng thứ 9: Bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học Du lịch sinh thái bao gồm cả hoạt động giáo dục, nâng cao nhận thức và hình thành ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho khách du lịch, những người tham gia các hoạt động du lịch. Qua đó, thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường, tăng cường nguồn lực duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học.
- 7 Đặc trưng thứ 10: Sự tham gia của cộng đồng địa phương Sự tham gia của cộng đồng là một đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái. Cộng đồng địa phương với tư cách là chủ sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên nên sự tham gia của cộng đồng vào du lịch sinh thái có ý nghĩa quan trọng. Một mặt, sự tham gia của cộng đồng mang lại sự phong phú, đa dạng của du lịch sinh thái trên cơ sở phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử của địa phương, mặt khác tăng thêm khả năng quản lý, bảo tồn các nguồn tài nguyên. 1.1.3. Những điều kiện cần thiết để phát triển du lịch sinh thái Muốn phát triển du lịch sinh thái cần phải có những điều kiện sau đây: Tồn tại các hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao Đây là một điều kiện quyết định để phát triển du lịch sinh thái, bởi vì du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, chỉ có thể tồn tại và phát triển ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh học cao. Đa dạng sinh học là cơ sở tạo ra sự hấp dẫn đối với khách du lịch, nhờ đó du lịch sinh thái mới tồn tại và phát triển được. Có thể nói nếu không có sự đa dạng sinh học thì không thể có du lịch sinh thái. Muốn du lịch sinh thái phát triển, cần phải có đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, không chỉ nắm bắt được các kiến thức về du lịch mà còn có trình độ hiểu biết nhất định về các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá ở địa phương. Họ có khả năng tuyên truyền, giải thích cho khách du lịch về văn hoá, lịch sử và đa dạng sinh học, góp phần nâng cao nhận thức cho du khách về môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học. Du lịch sinh thái đòi hỏi những người quản lý, điều hành du lịch phải nắm vững và tôn trọng các nguyên tắc của du lịch sinh thái. Một mặt, các nhà quản lý, điều hành du lịch sinh thái quan tâm đến lợi nhuận do du lịch mang lại nhưng mặt khác họ phải quan tâm đến việc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua
- 8 các hạot động thiết lập quan hệ hợp tác với nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị thiên nhiên và văn hoá, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương với khách du lịch. Đây là điểm khác nhau cơ bản giữa du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác. Giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực của du lịch sinh thái đến môi trường Hoạt động du lịch sinh thái thường có những tác động tiêu cực đến tự nhiên và môi trường. Nếu không có các biện pháp hạn chế những tác động tiêu cực sẽ làm mất đi cơ sở phát triển bền vững của du lịch sinh thái. Du khách sẽ không đến những nơi mà họ không có cơ hội thoả mãn về sự khám phá đa dạng sinh học cũng như các giá trị tự nhiên, lịch sử, văn hoá khác. Để hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường, du lịch sinh thái cần tính toán đến lượng khách tham quan một cách hợp lý, đảm bảo sự hài hoà giữa lượng khách tham quan và môi trường. Du lịch sinh thái cần phải tuân thủ các quy định của “Sức chứa”, tính toán số lượng khách đến một địa điểm trong cùng một thời điểm sao cho phù hợp về mặt vật lý, sinh học, tâm lý, xã hội và trình độ quản lý của các người làm du lịch. Dưới góc độ vật lý: Sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa du khách mà khu vực có thể tiếp nhận. Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn tối thiểu về không gian đối với mỗi du khách cũng như đối với nhu cầu sinh hoạt của du khách. Dưới góc độ sinh học: Sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu số lượng du khách tham quan quá lớn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động bất lợi cho hệ sinh thái do hoạt động của du khách và tiện nghi mà họ sử dụng. Sức chứa này sẽ đạt tới giới hạn khi số lượng du khách và các tiện nghi mà họ sử dụng bắt đầu có những ảnh
- 9 hưởng tới tập tính của các loài thú hoang dã và làm cho môi trường sinh thái bị xuống cấp như: rác thải, đất đai xói mòn, .... Dưới góc độ tâm lý: Sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu vượt quá thì du khách cảm thấy khó chịu vì sự đông đúc và hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác. Khi đó, mức độ thoả mãn của du khách bị giảm xuống dưới mức bình thường do tình trạng quá đông đúc. Dưới góc độ xã hội: Sức chứa được hiểu là giới hạn về lượng du khách đến mà hoạt động du lịch tác động tiêu cực đến đời sống văn hoá - xã hội, kinh tế - xã hội của khu vực, tập quán sinh hoạt và bản sắc văn hoá của cộng đồng người dân địa phương. Dưới góc độ quản lý: Sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch có khả năng tiếp nhận. Nếu số lượng khách du lịch vượt quá giới hạn cho phép thì năng lực quản lý của khu du lịch sẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động của khách, kết quả sẽ ảnh hưởng đến môi trường và xã hội. Thoả mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch: Việc thoả mãn những mong muốn được khám phá, hiểu biết của khách du lịch về kinh nghiệm, hiểu biết đối với tự nhiên của văn hoá bản địa thường là rất khó khăn, song lại là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành du lịch sinh thái. Vì vậy, những dịch vụ để làm hài lòng sự hiểu biết của du khách có ví trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn. Những gì họ đã nhìn thấy và khám phá được có ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức, quan niệm, tâm tư tình cảm của họ về môi trường, xã hội và cộng đồng. 1.1.4. Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái - Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn:
- 10 + Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa DLST với các loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên khác. + Du khách có được sự hiểu biết cao hơn về các giá trị môi trường tự nhiên, về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa, thái độ cư xử của du khách tích cực hơn cho bảo tồn, giá trị văn hóa địa phương. - Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái: + Hoạt động DLST tiềm ẩn những tác động tiêu cực đến môi trường và tự nhiên. + Vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái là những ưu tiên hàng đầu để phát triển DLST bền vững. + Một phần thu nhập từ hoạt động DLST sẽ được đầu tư để thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển các hệ sinh thái. - Bảo vệ và phát huy bản sắc vă?n hóa cộng đồng: + Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động DLST, bởi các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể. + Sự xuống cấp hoặc thay đổi phong tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có và sẽ tác động trực tiếp đến DLST + Việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng địa phương có ý nghĩa quan trọng và là nguyên tắc hoạt động của DLST. - Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương: + Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST + DLST sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp nhằm cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương 1.1.5. Du lịch sinh thái bền vững Phát triển du lịch bền vững thể hiện ở chỗ: có sự tham gia của cộng đồng, xây dựng đánh giá tác động môi trường, tăng cường xây dựng cơ sở hạ
- 11 tầng phục vụ sự phát triển của du lịch và ổn định, an toàn. Phát triển du lịch bền vững cần đảm bảo những nguyên tắc sau đây: Khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý: Các hoạt động du lịch luôn luôn gắn với việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái. Vì vậy, phải chú ý sử dụng hợp lý tài nguyên vào mục đích du lịch, không sử dụng tài nguyên một cách quá giới hạn cho phép. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học: Du lịch bền vững phát triển dựa vào tính đa dạng sinh học. Vì vậy, các hoạt động du lịch phải luôn luôn gắn liền với việc bảo tồn đa dạng sinh học. Bảo đảm hài hòa các lợi ích: Du lịch mang lại lợi ích to lớn nhưng phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo hài hoà lợi ích giữa cá bên liên quan như lợi ích của doanh nghiệp hoạt động du lịch, lợi ích của cộng đồng, lợi ích của nhà nước. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng: Phát triển du lịch bền vững đòi hỏi cần có sự tham gia của cộng đồng nhằm tạo nên sự đồng thuận xã hội, cộng đồng cần được tham gia các quyết định có liên quan đến phát triển du lịch chẳng hạn như quy hoạch du lịch, quá trình triển khai các dự án du lịch, giám sát các hoạt động du lịch, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng phục vụ du lịch. Nâng cao tính trách nhiệm của các bên liên quan: Hoạt động du lịch bền vững dựa trên cơ sở đề cao tính trách nhiệm của các bên liên quan, các chủ thể tham gia các hoạt động du lịch. Tóm lại DLST bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai. Phát triển DLST bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế (tăng GDP), xã hội ( sức khỏe, văn hóa cộng đồng ) và môi trường (bảo tồn tài nguyên môi trường) trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức.
- 12 1.2. Những nghiên cứu về du lịch sinh thái 1.2.1. Những nghiên cứu du lịch sinh thái trên thế giới Yi-fong, Chen (2012) trong “Du lịch sinh thái bản địa và phát triển xã hội ở vườn quốc gia Taroko và cộng đồng người San-Chan, Đài Loan” đã tìm hiểu tác động về mặt văn hóa xã hội của hoạt động du lịch mới được xây dựng tới bảo tồn văn hóa, xã hội và sinh thái. Tác giả đã kết luận rằng các nhóm khác nhau sẽ hưởng lợi hoặc chịu tác động khác nhau từ việc phát triển DLST. Phát triển du lịch ở VQG có thể sẽ làm trầm trọng hóa tính bất bình đẳng và khác biệt giữa các nhóm trong cộng đồng. Do vậy, để xây dựng một dự án du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng cần thiết phải có hiểu biết sâu sắc về không chỉ mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương và môi trường mà cả những vấn đề chính trị, kinh tế và văn hóa tồn tại giữa các cộng đồng, cũng như giữa cộng đồng và ban quản lý VQG. Yacob và đồng sự (2011) khi tìm hiểu về “Nhận thức và quan niệm của khách du lịch về phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Redang Island Marine, Malaysia” đã phỏng vấn 29 đối tượng, phân tích thông tin cơ bản của khách du lịch tới VQG, nhận thức và quan niệm của khách du lịch về quản lý tài nguyên du lịch, bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái và quan niệm của khách du lịch về tăng doanh thu cho VQG từ hoạt động du lịch. Nghiên cứu kết luận rằng quan điểm và nhận thức của khách du lịch về các vấn đề môi trường có thể được giải quyết trên cơ sở công tác lập kế hoạch và quản lý, do đó cách tiếp cận quản lý có thể sẽ thành công nếu như có cơ hội đối thoại và trao đổi giữa nhà quản lý và các bên liên quan. Tuy nhiên, quá trình quản lý, phát triển và lập kế hoạch du lịch sinh thái hiệu quả phải là một quá trình có đề cập đến hoạt động dựa vào thiên nhiên, kết hợp với giáo dục môi trường và duy trì sự bền vững sinh thái, những lợi ích đối với cộng đồng địa phương và tạo ra sự hài lòng của du khách. Nghiên cứu cung cấp những đề xuất có giá trị cho quản lý tài nguyên du lịch sinh thái ở
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 301 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh methylen bằng bùn đỏ từ nhà máy Lumin Tân Rai Lâm Đồng
26 p | 162 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 192 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 202 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn