intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Đánh giá thực trạng và hiệu quả rừng trồng dự án WB3 tại huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá thực trạng hoạt động quản lý dự án trồng rừng huyện Như Thanh. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả dự án trồng rừng khu vực nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Đánh giá thực trạng và hiệu quả rừng trồng dự án WB3 tại huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------ NGUYỄN KINH THÀNH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ RỪNG TRỒNG DỰ ÁN WB3 TẠI HUYỆN NHƯ THANH, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI, 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------ NGUYỄN KINH THÀNH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ RỪNG TRỒNG DỰ ÁN WB3 TẠI HUYỆN NHƯ THANH, TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành: Quản lý tài nguyền rừng Mã Số: 60620211 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HẢI HÒA HÀ NỘI, 2015
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả ghi trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày.....tháng ..... năm 2015 Người cam đoan Nguyễn Kinh Thành
  4. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành theo chương trình đào tạo Cao học khoá 21 tại trường đại học lâm nghiệp Việt Nam. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành tới Ban giám hiệu Trường đại học Lâm nghiệp, Khoa sau đại học, các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy TS. Nguyễn Hải Hòa, người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Nhân dịp này tôi xin tỏ lòng biết ơn các đơn vị, ban ngành: Ban QLDA WB3 huyện Như Thanh, phòng Nông nghiệp huyện Như Thanh...đã giúp đỡ tôi có được những thông tin, số liệu, hỗ trợ hiện trường trong quá trình thực hiện luận văn. Cảm ơn toàn thể đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học. Mặc dù đã làm việc với tất cả sự nỗ lực, nhưng do hạn chế về trình độ và thời gian nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của các nhà khoa học và đồng nghiệp./. Xin trân thành cảm ơn! Hà Nội, Ngày…..tháng……. năm 2015 Tác giả Nguyễn Kinh Thành
  5. iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan ............................................................................................................... i Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii Mục lục ...................................................................................................................... iii Danh mục các bảng ................................................................................................... vi Danh mục các hình ................................................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................3 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên thế giới..........................................................3 1.1.1. Nghiên cứu về các loài Keo ..............................................................................3 1.1.2. Nghiên cứu tác động kinh tế, xã hội, môi trường từ rừng trồng .......................4 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ở Việt nam ...........................................................4 1.2.1. Nghiên cứu về các loài Keo ..............................................................................4 1.2.2.Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS đánh giá hiệu quả dự án trồng rừng....6 1.2.3. Nghiên cứu tác động kinh tế, xã hội, môi trường từ rừng trồng .......................7 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................................9 2.1. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................9 2.1.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................9 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................9 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................9 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................9 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................9 2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................11 2.3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động dự án trồng rừng WB3 tại huyện Như Thanh, Thanh Hóa .................................................................................................................11 2.3.2. Đánh giá hiệu quả môi trường sinh thái dự án trồng rừng WB3 khu vực nghiên cứu .................................................................................................................11
  6. iv 2.3.3. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội dự án trồng rừng WB3 khu vực nghiên cứu .................................................................................................................12 2.3.4. Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu dự án trồng rừng WB3 khu vực nghiên cứu .................................................................................................................12 2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................12 2.4.1. Đánh giá thực trạng hoạt động dự án trồng rừng WB3 tại huyện Như Thanh.......12 2.4.2. Đánh giá hiệu quả môi trường sinh thái dự án WB3 khu vực nghiên cứu .....12 2.4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội dự án WB3 khu vực nghiên cứu ................17 Chương 3 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................20 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ..............................................................................20 3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình .......................................................................................20 3.1.2. Khí hậu ............................................................................................................20 3.1.3. Thủy văn..........................................................................................................21 3.1.4. Đất đai và thực bì ............................................................................................21 3.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội .....................................................................24 3.2.1. Dân tộc, dân số lao động .................................................................................24 3.2.2. Hiện trạng kinh tế ............................................................................................24 3.2.3. Hiện trạng xã hội và cơ sở hạ tầng ..................................................................24 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................26 4.1. Kết quả hoạt động dự án trồng rừng WB3 tại huyện Như Thanh, Thanh Hóa ..26 4.1.1. Diện tích rừng, phân bố không gian diện tích rừng trồng WB3 .....................26 4.1.2. Công tác quản lý, cơ chế, chính sách của dự án .............................................27 4.1.3. Ưu điểm, tồn tại của các hoạt động dự án .......................................................37 4.2. Đánh giá hiệu quả môi trường dự án WB3 khu vực nghiên cứu .......................38 4.2.1. Đánh giá biến động diện rừng trồng giai đoạn 2011-2015 .............................38 4.2.2. Đánh giá khả năng phòng chống xói mòn của rừng trồng ..............................50 4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội dự án WB3 khu vực nghiên cứu ...................50 4.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng..............................................................50
  7. v 4.3.2. Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội .....................................................................58 4.3.3. Đánh giá tổng hợp hiệu quả dự án trồng rừng ................................................60 4.4. Giải pháp nâng cao hiệu dự án trồng rừng WB3 ..............................................62 4.4.1. Giải pháp về quản lý .......................................................................................62 4.4.2. Giải pháp kỹ thuật ...........................................................................................62 4.4.3. Giải pháp về mặt kinh tế, xã hội .....................................................................63 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang So sánh sinh trưởng của Keo tai tượng tại các vùng lập địa 1.1 6 khác nhau. 2.1 Dữ liệu ảnh viễn thám Landsat được sử dụng trong đề tài 11 3.1 Hiện trạng quy hoạch sử dụng đất năm 2011 khu vực nghiên cứu. 22 4.1 Kết quả trồng rừng dự án. 26 4.2 Quỹ đất tiềm năng tham gia dự án. 28 4.3 Kế hoạch trồng rừng dự án 28 4.4 Họp thôn. 29 4.5 Thiết kế trồng rừng. 30 4.6 Cung ứng giống cây trồng rừng. 31 Tập huấn kỹ thuật: trồng, chăm sóc, bảo vệ, PCCC, sâu 4.7 32 bệnh hại rừng 4.8 Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 35 4.9 Vay vốn trồng rừng. 37 Đánh giá độ chính xác bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 4.10 43 2015. 4.11 Biến động về rừng trồng qua các năm khu vực nghiên cứu (ha) 45 Đối chiếu diện tích giữa kết quả xây dựng bản đồ hiện trạng và 4.12 46 số liệu hiện trạng quy hoạch sử dụng đất khu vực nghiên cứu. 4.13 Ảnh hưởng của rừng trồng đối với xói mòn đất. 50 Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của các nhóm hộ 4.14 52 trước và sau khi tham gia dự án. 4.15 Thu nhập và chi phí của 3 nhóm hộ 53 Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ trước năm 2012 và tại 4.16 55 năm 2015 Cơ cấu chi phí của các nhóm hộ trước năm 2012 và tại 4.17 57 năm 2015. Số hộ, lao động thu hút hàng năm cho các hoạt động trồng 4.18 58 rừng, của dự án.
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1 Sơ đồ các xã nghiên cứu của đề tài 10 2.2 Các bước thực hiện xây dựng bản đồ hiện trạng rừng 13 3.1 Hiện trạng sử dụng đất (a) và rừng sản xuất (b) khu vực nghiên cứu. 23 4.1 Phân bố diện tích rừng trồng và hộ trồng rừng tại 3 xã thực hiện dự án 27 4.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2011 khu vực nghiên cứu 39 4.3 Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 khu vực nghiên cứu 40 4.4 Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 khu vực nghiên cứu 41 4.5 Hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu tháng 07/2015 42 4.6 Biến động rừng trồng năm 2013 so với năm 2011 khu vực nghiên cứu 47 4.7 Biến động rừng trồng năm 2014 so với năm 2013 khu vực nghiên cứu 48 4.8 Biến động rừng trồng năm 2015 so với năm 2014 khu vực nghiên cứu 49 Thu nhập (a) và chi phí (b) của các hộ khu vực nghiên cứu trước và 4.9 54 sau dự án
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm gần đây, rừng tự nhiên đã bị suy giảm nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng.Trước thực trạng đó, nhiều địa phương ở nước ta đã quan tâm và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trồng rừng. Trong đó việc trồng các loài cây mọc nhanh, năng suất cao góp phần tăng nhanh độ che phủ đất trống đồi núi trọc đồng thời đáp ứng yêu cầu về gỗ nguyên liệu, giải quyết việc làm cho cộng đồng xã hội nhất là đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa.Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt. Vùng núi và Trung du có diện tích đất tự nhiên 839.037 ha, chiếm 75,44%, độ cao trung bình từ 600 -700m; Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên là 162.341 ha, chiếm 14,61%, độ cao trung bình từ 5- 15m; Vùng ven biển có diện tích 110.655 ha, chiếm 9,95%, địa hình tương đối bằng phẳng. Thanh Hoá cũng là tỉnh có có diện tích rừng và đất sản xuất lâm nghiệp lớn 553.999 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 484.246 ha. Như Thanh là một huyện thuộc vùng núi với diện tích tự nhiên là 588,29 km2, với dân số là: 85.629 người, với 3 dân tộc chủ yếu là Kinh, Thái, Mường. Ðơn vị hành chính của huyện Như Thanh bao gồm 1 thị trấn, 16 xã. Như Thanh nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hoá tiếp giáp với huyện Triệu Sơn, Thường Xuân ở phía bắc; huyện Tĩnh Gia và tỉnh Nghệ An ở phía nam; huyện Nông Cống ở phía đông và huyện Như Xuân ở phía tây. Hiện nay, Như Thanh đã cơ bản hoàn thành việc giao đất lâm nghiệp cho các doanh nghiệp, tập thể, hộ gia đình với diện tích gần 44.000 ha rừng và đất rừng. Diện tích đất trống, đồi núi trọc là 5.754,5 ha là tiềm năng trong việc kinh doanh và phát triển trồng rừng. Trong những năm qua, ngành lâm nghiệp tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Như Thanh nói riêng đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để duy trì và bảo vệ vốn rừng hiện có, khai thác hợp lý diện tích rừng tự nhiên. Đồng thời tích cực
  11. 2 trồng rừng mới để nâng cao độ che phủ của rừng, bảo vệ đất, chống xói mòn tạo nguồn nguyên liệu thay thế dần cho lâm sản từ rừng tự nhiên. Với mục tiêu ổn định kinh doanh lâm nghiệp, tăng cường tác dụng che phủ, bảo vệ sử dụng đất hiệu quả, nhiều đơn vị, cá nhân sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện đã chú trọng đầu tư công tác trồng rừng. Nhưng do nhiều nguyên nhân về giống, kỹ thuật và đặc biệt là vốn còn hạn chế nên năng suất các loại rừng trồng chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu gỗ cho công nghiệp chế biến và mục tiêu kinh tế nói chung. Dự án phát triển ngành lâm nghiệp (gọi tắt là dự án WB3) do Ngân hàng Thế giới tài trợ, được triển khai từ tháng 6/2012 với mục tiêu là quản lý có hiệu quả và bền vững rừng trồng sản xuất nhằm nâng cao khả năng đóng góp của ngành lâm nghiệp cho công cuộc xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, một mục tiêu nữa của dự án là phát triển rừng sản xuất, tăng khả năng cung cấp gỗ cho thị trường, nâng cao sự đóng góp của ngành Lâm nghiệp vào GDP; đồng thời phát triển thể chế sẽ đóng góp vào việc xây dựng môi trường chính sách phát triển lâm nghiệp. Các mục tiêu của dự án đã đáp ứng với những yêu cầu cấp thiết của huyện Như Thanh nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung. Vì vậy, sau khi được Bộ Nông nghiệp và PTNT lựa chọn là tỉnh triển khai pha II của dự án. Các cấp chính quyền, nhân dân trong tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện dự án. Sau 3 năm diện tích trồng rừng dự án của tỉnh là 6.400 ha chủ yếu là cây Keo tai tượng (Acacia mangium), trong đó huyện Như Thanh là 1.100 ha. Để có được đánh giá một cách toàn diện về kết quả thực hiện dự án Phát triển ngành lâm nghiệp WB3 từ kỹ thuật trồng rừng đến hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường, đồng thời đưa ra được những nhận định, khuyến cáo cho công tác chăm sóc, bảo vệ và khai thác diện tích rừng dự án trên địa bàn huyện Như Thanh nói riêng và các huyện thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung, đồng thời là cơ sở để khuyến cáo việc phát triển kinh tế rừng trên địa bàn toàn tỉnh, đề tài “Đánh giá thực trạng và hiệu quả rừng trồng dự án WB3 tại huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa” được lựa chọn.
  12. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên thế giới 1.1.1. Nghiên cứu về các loài Keo - Trong những năm 1980, các loài keo Acacia đã được đưa vào thử nghiệm ở nhiều nước vì những khả năng tốt của chúng, nhất là khả năng cải tạo đất, chống xói mòn, năng suất cao. Khảo nghiệm ở Philippin với 7 loài, cho thấy Keo tai tượng có chiều cao đứng thứ ba ở cả hai điểm thí nghiệm (HaVmoller,1989; 1991). - R.Pasad (1992 ) {20}, nghiên cứu sinh trưởng của các loài keo ACacia và một số loài cây khác trên các loại đất hoang hoá tại nhiều khu vực khác nhau ở ấn độ, kết quả đã khẳng định được tính trội về khả năng chịu hạn của một số loài keo sinh trưởng trên đất bạc màu như : Acacia Leptocarpa, A.torulosa, A.LongisPicata. - Nghiên cứu về Keo lai. + Giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và keo lá tràm được MesrsHerbum và Shim ghi chép lần đầu vào năm 1972 thuộc bang Sabah - Malaysia, năm 1978 mới được Pedkey xác định là giống lai. Nghiên cứu năm 1987 của Rufelds đã thấy rằng, tại miền bắc Sabah - Malaysia, keo lai xuất hiện từ rừng keo tai tượng với mức 3-4 cây/ha, còn Wong thì thấy xuất hiện ở tỷ lệ 1/500. + Năm 1991, Cyeil Pisno và Robert Nasi đã thấy rằng, tại UluKuKut cây lai tự nhiên đời F1 sinh trưởng khá hơn các xuất xứ của Keo tai tượng ở Sabah. Các tác giả này cũng thấy gỗ của cây lai là trung gian giữa keo tai tượng và keo lá tràm, có phẩm chất tốt hơn Keo tai tượng. + Edmund Gan và Sim Bon liang (1991) nghiên cứu hình thái ở giai đoạn vườn ươm và thấy rằng trong lúc keo lá tràm có lá giả điển hình ( lá của cây trưởng thành) ở lá thứ 5. Keo tai tượng ở lá thứ 12 thì keo lai ở lá thứ 8. + Năm 1992 ở Inđônêxia, bắt đầu có thí nghiệm trồng keo lai bằng cây con được nhân giống từ nuôi cấy mô phân sinh cùng Keo tai tượng và Keo lá tràm.
  13. 4 1.1.2. Nghiên cứu tác động kinh tế, xã hội, môi trường từ rừng trồng Khi nghiên cứu về phương diện kinh tế của rừng trồng cũng được nhiều người quan tâm. Theo tài liệu lưu trữ trong Tree CD-ROM (CAB.international for asia) từ năm 1939 đến năm 1995 có 48 công trình đánh giá hiệu quả kinh tế trong lâm nghiệp, trong đó có 9 công trình đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng và chủ yếu tập trung đánh giá hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh. HansM - Gregersen và AmoldoH. Contresal (1979) {21}, trong cuốn "phân tích kinh tế các dự án trong lâm nghiệp" đã đưa ra các phương pháp tính hiệu quả kinh tế trong trồng rừng với các nội dung cơ bản về lãi xuất, cơ sở tính lãi suất, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế. Hiệu quả của dự án theo phương pháp này được đánh giá trên 2 mặt. Phân tích tài chính là sự đánh giá, mô tả tính sinh lợi thương mại mà các nhà đầu tư, các doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất của dự án. Phân tích kinh tế ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường, theo đó phân tích kinh tế là "Đánh giá những hiệu quả xã hội thu được từ việc đầu tư nguồn lực". 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ở Việt nam 1.2.1. Nghiên cứu về các loài Keo Nghiên cứu loài Keo tai tượng được bắt đầu vào năm 1980, theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (1991) {1}, một số xuất xứ của 4 loài Keo đã được đưa vào thử nghiệm ở nước ta cho thấy, tiềm năng sinh trưởng đáng khích lệ, ở hai địa điểm Ba Vì (Hà Nội) và Hoá Thượng (Thái Nguyên), Keo tai tượng sinh trưởng khá nhất cả về chiều cao và đường kính. Cuối những năm 1980, keo tai tượng đã trở thành loài keo được ưa chuộng nhất ở nước ta, vì bên cạnh sinh trưởng nhanh nó còn khả năng duy trì độ phì của đất, chống xói mòn. Nhìn chung, ở miền Nam, Keo tai tượng lớn nhanh hơn ở miền Bắc, cụ thể là ở Bình Sơn (Đồng Nai) loài này đạt chiều cao bình quân 2,8 m/năm và đường kính bình quân đạt 4,5 cm/năm. ở Tân Tạo -Thành Phố Hồ Chí Minh, hai chỉ tiêu này là 2,6 m/năm và 3,4 cm/năm, trong khi đó ở Ba Vì - Hà Nội và Vĩnh Phú, hai chỉ tiêu này chỉ là 1,9 m/năm và 2,4 - 2,6 cm/năm.
  14. 5 Một số xuất xứ A.mangium đã được đưa vào khảo nghiệm ở một số nơi, mặc dù các rừng khảo nghiệm còn non tuổi, song đã có kết quả bước đầu: Tại Bầu Bàng, nơi ứ nước trong mùa mưa, xuất xứ sinh trưởng nhanh là Kennedy và Kuranda, còn ở La Ngà, đất tốt và thoát nước trong mùa mưa, các xuất xứ Kuranda, Bronte và Hawkins sinh trưởng khá nhất. Sinh trưởng của keo tai tượng ở Bầu Bàng chỉ đạt gần 2m/năm, trong khi ở La Ngà, xuất xứ tốt nhất đạt chiều cao 3,3 m/năm. Khi nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của 4 loài cây trồng rừng chính tại vùng nguyên liệu giấy, Huỳnh Đức Nhân (1996) {2} Thông báo kết quả: Trên cùng một lập địa, cùng cấp tuổi (4-5) các loài sinh trưởng khác nhau rõ rệt, sinh trưởng của keo tai tượng đứng trước loài thông caribê nhưng đứng sau bạch đàn urophylla và bạch đàn trắng. Nhìn chung cả 4 loài đều có lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm lớn nhất ở tuổi 4. Đoàn Thanh Nga (1996) {2} nghiên cứu dâm hom cho keo tai tượng, tại trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Phù Ninh, Thông báo một số kết quả. hom từ chồi gốc, nồng độ IBA 150 PPm cho tỷ lệ ra rễ cao nhất 80%, hom từ chồi cành cây mẹ 2 tuổi, nồng độ thuốc IBA 100 PPm ra rễ 42% và hom từ chồi cây mẹ 7 tuổi với các nồng độ IBA50-100-150 PPm đều không ra rễ. Như vậy mức độ trẻ hoá đối với keo tai tượng thực sự là cần thiết, mối tương quan giữa tỷ lệ ra rễ của hom và chiều dài của rễ tương đối chặt. Tác giả kết luận, có sự sai khác giữa các công thức sử lý, hom từ chồi thân 2 tuổi với nồng độ IBA 150 PPm được coi là thành công, hệ rễ phát triển tốt, hom khoẻ mạnh có đủ điều kiện xuất vườn. Nguyễn Thị The (1996) {2} gây trồng Keo tai tượng ở Thanh Hoá, bước đầu cho biết kết quả: Keo tai tượng trồng tại trạm nghiên cứu Lâm nghiệp, nơi có tầng đất dày trên 70 cm, thực bì đặc trưng là ba soi, ba bét sinh trưởng tốt, cho tỷ lệ sống đạt 94%. Sau 2 năm tuổi đường kính gốc bình quân đạt 9,4cm, chiều cao 7,5m, đường kính tán 3,6m. Khi trồng ở các huyện trong tỉnh Thanh Hoá, keo tai tượng sinh trưởng ở từng nơi khác nhau do điều kiện khí hậu, đất khác nhau.
  15. 6 Bảng 1.1: So sánh sinh trưởng của Keo tai tượng tại các vùng lập địa khác nhau. Địa điểm Do (cm) HVN (m) D tán (m) Trạm nghiên cứu LN Ngọc Lạc 9,4 7,5 3,6 Trường Lâm nghiệp Triệu Sơn 5,0 4,0 1,9 Trạm Lâm nghiệp Quảng Xương 1,3 0,8 0,4 (Nguồn: Gây trồng Keo tai tượng ở Thanh Hoá (1996)) 1.2.2.Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS đánh giá hiệu quả dự án trồng rừng Ở Việt Nam, trong những năm gần, đây việc ứng dụng GIS vào thành lập bản đồ nói chung và bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất nói riêng đã có những bước tiến mạnh. Theo các tài liệu thống kê của Tổng cục địa chính vào năm 2000 các bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh đều được lưu trữ và quản lý sử dụng ở dạng số và chuyển tải lên tổng cục để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất toàn quốc và quy định sử dụng phần mềm đồ hoạ MICROSTATION cùng với một số phần mềm bổ trợ. Tại đây với mục tiêu chủ yếu là phải tạo ra sản phẩm bản đồ bảo đảm chất lượng với giá thành hạ, họ đã đi vào nghiên cứu dây chuyền sản xuất bản đồ số để đưa ra một quy trình sản xuất bản đồ với đầu vào là bản đồ kết hợp với tư liệu viễn thám và kết quả đạt được rất đáng khả quan. Song kết quả nghiên cứu ở đây, thường chỉ phù hợp với việc xây dựng bản đồ với quy mô lớn. Để có thể ứng dụng GIS vào việc xây dựng bản đồ phục vụ công tác quản lý đất đai hoặc quản lý rừng ở quy mô nhỏ thì chưa nhiều, có thể có một số đề tài đã đề cập đến vấn đề này như sau: Mẫn Quang Huy (1999) {4} đã bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp với tên" Ứng dụng GIS thiết kế cơ sở dữ liệu bản đồ cho hệ thống thông tin đánh giá tài nguyên đất cấp huyện". Kết quả của nghiên cứu này mới chỉ đạt được ở mức thử nghiệm phần mềm Microstation vào thiết kế cơ sở dữ liệu bản đồ cho mô hình hệ thống thông tin tài nguyên đất ở huyện Đông Anh, Hà Nội và bước đầu ứng dụng phần mềm này để thiết kế cơ sở dữ liệu bản đồ đánh giá tài
  16. 7 nguyên đất của cấp huyện. Kết quả nghiên cứu cũng đã đóng góp phần nào trong việc tăng cường công tác quản lý dữ liệu thông tin đất đai cho cấp huyện và khẳng định tính đúng đắn của việc ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý trong việc xây dựng bản đồ cho cấp huyện. Huỳnh Văn Chương, Vũ Văn Chương, Lê Thị Thanh Nga (2012) đã thực hiên đề tài “Ứng dụng GIS trong đánh giá đất đai phục vụ qui hoạch phát triển cây cao su tiểu điền tại huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị”. Nguyễn Quỳnh Anh (2011) đã thực hiện đề tài “Ứng dụng Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS) và Phần mềm Đánh giá Đất đai Tự động (ALES) đánh giá thích nghi cây mía tại tỉnh Long An”. Qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã xây dựng bản đồ phân vùng thích nghi đất đai cho phát triển cây mía tại tỉnh Long An. Trên cơ sở đó, đề xuất, hỗ trợ ra quyết định quy hoạch phát triển diện tích trồng mía theo hướng thích nghi đất đai trên địa bàn tỉnh Long An. Huỳnh Văn Chương (2009) với đề tài “Ứng dụng GIS để đánh giá sự thích hợp đất đa tiêu chí cho cây trồng trường hợp nghiên cứu ở xã Hương Bình”. Xây dựng bản đồ vùng thích nghi trồ ng lúa chấ t lươ ̣ng cao ở tin ̉ h Viñ h Long. Trong nghiên cứu này, tác giả sử du ̣ng hê ̣ hỗ trơ ̣ ra quyế t đinh ̣ không gian dựa trên GIS để đánh giá thích nghi đấ t đai cho cây lúa, trên cơ sở đó tiế n hành phân vùng thích nghi cho cây trồ ng này. 1.2.3. Nghiên cứu tác động kinh tế, xã hội, môi trường từ rừng trồng Từ năm 1980 đến nay, nhiều dự án trồng rừng của nước ngoài hỗ trợ Việt Nam và các dự án trồng rừng trong nước được triển khai, khi kết thúc dự án đã có những đánh giá tác động đến kinh tế, xã hội, môi trường từ trồng rừng như: - Năm 1989, trong chương trình hợp tác lâm nghiệp Việt Nam - Thuỵ Điển, cố vấn Heine Krekula {3} đã soạn thảo chương trình đánh giá hiệu quả kinh tế trồng rừng nguyên liệu giấy. Tác giả đa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế gồm giá trị lợi nhuận dòng (NPV), tỷ suất lợi nhuận nội bộ (IRR), ... và có tính đến lạm phát. - Năm 1990, Per - H stahl {3}, chuyên gia lâm sinh cùng với Heine Krekula tiến hành đánh giá hiệu quả kinh doanh rừng trồng bạch đàn vùng nguyên liệu giấy.
  17. 8 Sau đó, các chuyên gia đã tiến hành đánh giá hiệu quả cho các loài cây trồng rừng nguyên liệu giấy như: Bạch đàn (Eucaliptus camaldulensis), Mỡ (Manglieta glauca) và Bồ đề (Styrax tonkinensis). Trong công trình này, các tác giả cũng chủ yếu đề cập đến các chỉ tiêu kinh tế, các chỉ tiêu sinh thái, xã hội mới được nhắc đến chứ không đa vào phân tích. Do đó, các kết luận cuối cùng của công trình về hiệu quả sinh thái, xã hội chỉ là những dự đoán chung chung. - Hoàng Xuân Tý (1994) đã nghiên cứu với đề tài “Bảo vệ đất và đa dạng sinh học trong các dự án trồng rừng bảo vệ môi trường”. Trong đề tài này, tác giả đã đề cập đến các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường, nhưng trong cách đánh giá, tác giả không đánh giá một cách toàn diện các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường mà thiên về một yếu tố nào đó. - Trường Đại học Lâm nghiệp đã hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu phát triển Lâm nghiệp Phù Ninh thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả năng giữ nước và bảo vệ đất của các phương thức canh tác trong hộ gia đình ở Yên Lập - Tuyên Quang” do TS. Vương Văn Quỳnh và PGS.TS Phùng Ngọc Lan tiến hành (1996). Đề tài đã thiết lập được quan hệ giữa lượng đất bị xói mòn hàng năm với các chỉ tiêu liên quan như: Độ tàn che, độ che phủ, chiều cao tán rừng, độ dốc và ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác. Như vậy, về mặt phương pháp cũng như thực tiễn nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế - môi trường nói chung và trong lâm nghiệp nói riêng đã được đầu tư nghiên cứu đáng kể. Kết quả nghiên cứu đã thể hiện được hiệu quả tổng hợp của các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp, nhưng phần lớn các kết quả chưa toàn diện. Trên thực tế, hiệu quả rừng trồng phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên, kinh tế và xã hội. Những yếu tố trên lại không ngừng thay đổi theo không gian và thời gian. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của khu vực này không thể áp dụng máy móc vào một khu vực khác. Đây cũng là những khó khăn lớn nhất của công tác đánh giá hiệu quả của các dự án trồng rừng hiện nay.
  18. 9 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung Góp phần làm cơ sở khoa học đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác trồng rừng, phục hồi rừng và quản lý rừng tại Việt Nam. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý dự án trồng rừng huyện Như Thanh. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả dự án trồng rừng khu vực nghiên cứu. 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rừng Keo tai tượng (Acacia mangium) được trồng bởi dự án WB3 trên địa bàn 3 xã Mậu Lâm, Xuân Phúc, Yên Thọ thuộc huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa. - Tác động về mặt kinh tế, xã hội và môi trường từ hoạt động trồng rừng đến người dân 3 xã Mậu Lâm, Xuân Phúc, Yên Thọ thuộc huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa. 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu Diện tích rừng khu vực nghiên cứu được trồng từ năm 2012, 2013 và 2014 thuộc Dự án phát triển ngành lâm nghiệp WB3 cho 26 thôn thuộc 3 xã Mậu Lâm, Xuân Phúc, Yên Thọ của huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa, cụ thể: Xã Mậu Lâm (8 thôn): thôn Đồng Bớp, thôn Đồng Nghiêm, thôn Đồng Yên, thôn Bái Gạo 1, 2, thôn Hợp Tiến, thôn Liên Minh, thôn Yên Thọ; Xã Xuân Phúc (9 thôn): thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn 4, thôn 5, thôn 6, thôn 7, thôn 8, thôn 9; Xã Yên Thọ (9 thôn): thôn Hùng Sơn, thôn Minh Thịnh, thôn Quần Thọ, thôn Tân Thọ, thôn Tân Thịnh, thôn Xuân Thọ, thôn Xuân Thịnh, thôn Yên Xuân;
  19. 10 - UBND xã, các hộ gia đình trên địa bàn; - UBND huyện Như Thanh, Ban QLDA huyện Như Thanh, các cơ quan có liên quan của huyện, tỉnh. Hình 2.1: Sơ đồ các xã nghiên cứu của đề tài (Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng huyện Như Thanh 2011).
  20. 11 - Dữ liệu sử dụng trong đề tài. Để đánh giá sự thay đổi diện tích rừng, đề tài sử dụng chuỗi ảnh viễn thám Landsat đa thời gian từ năm 2011 đến 2015 (Bảng 2.1). Bảng 2.1: Dữ liệu ảnh viễn thám Landsat được sử dụng trong đề tài TT Mã ảnh Ngày chụp Độ phân giải Path/Row 1 LT51270462011283BKT00 10/10/2011 30 (15) m 127/46 2 LT81270462013352LGN00 18/12/2013 30 (15) m 127/46 3 LT81270462014019LGN00 28/06/2014 30 (15) m 127/46 4 LT81270462015182LGN00 01/07/2015 30 (15) m 127/46 (Nguồn: http://glovis.usgs.com ) 2.3. Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động dự án trồng rừng WB3 tại huyện Như Thanh, Thanh Hóa - Thời gian thực hiện dự án, diện tích rừng được trồng và phân bố của rừng - Công tác quản lý, cơ chế, chính sách của dự án - Những ưu điểm, tồn tại của các hoạt động dự án 2.3.2. Đánh giá hiệu quả môi trường sinh thái dự án trồng rừng WB3 khu vực nghiên cứu Để đánh giá hiệu quả môi trường của dự án, đề tài lựa chon 2 tiêu chí về sự biến động diện tích rừng trong giai đoạn 2011 - 2015, giá trị chức năng của rừng trồng trong phòng chống xói mòn rửa trôi đất ở khu vực nghiên cứu. Cụ thể: Đánh giá sự biến động rừng trồng trong giai đoạn 2011 - 2015: - Xây dựng bản đồ hiện trạng rừng năm 2011, 2013 và 2014 và 2015 khu vực nghiên cứu. - Đánh giá biến động diện tích rừng trồng giai đoạn 2011 - 2015 (2011 - 2013, 2013 - 2014 và 2014 - 2015) khu vực nghiên cứu; Đánh giá sự khả năng phòng hộ chống xói mòn của rừng trồng: - Đánh giá khả năng phòng chống xói mòn của rừng trồng khu vực nghiên cứu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2