Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố đến khả năng sinh trưởng của cây Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliver) trong giai đoạn vườn ươm
lượt xem 3
download
Đề tài đánh giá được ảnh hưởng của một số nhân tố đến sinh trưởng của cây con cây Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliver) trong giai đoạn vườn ươm; xác định được một số loại sâu, bệnh hại chính cây Lim xanh trong giai đoạn vườn ươm; đề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao chất lượng cây con Lim xanh từ hạt, đáp ứng nhu cầu cây giống phục vụ cho công tác trồng rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố đến khả năng sinh trưởng của cây Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliver) trong giai đoạn vườn ươm
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG THỊ THƯ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LIM XANH (Erythrophleum fordii Oliver) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Thái Nguyên - 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG THỊ THƯ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LIM XANH (Erythrophleum fordii Oliver) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM Chuyên ngành: Lâm học Mã số ngành: 60620201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Kim Tuyến Thái Nguyên - 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, công trình được thực hiện trong thời gian từ tháng 8/2017 đến 8/2018. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nào khác, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018 Người viết cam đoan Nông Thị Thư
- ii LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên theo chương trình đào tạo cao học chuyên ngành Lâm nghiệp, khóa 24 (2016-2018). Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè, nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ có hiệu quả đó. Trước tiên, tôi xin đặc biệt cảm ơn TS. Đặng Kim Tuyến, người hướng dẫn luận văn cao học, đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường, phòng Đào tạo Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành bản luận văn thạc sĩ. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các em sinh viên, cán bộ phụ trách vườn ươm Trường Dân tộc Nội trú Bắc Kạn đã tạo mọi điều kiện để tôi thực tập tại vườn ươm cây giống của trường và giúp tôi có một địa điểm thực tập tốt nhất. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2018 Học viên Nông Thị Thư
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DÁNH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................... 3 3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ............................ 4 1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu .................................. 4 1.1.1. Cơ sở khoa học của nhân giống cây con từ hạt....................................... 4 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhân giống cây con từ hạt .......................... 5 1.1.3. Vai trò của một số nhân tố sinh thái đối với cây con trong giai đoạn vườn ươm .......................................................................................................... 8 1.2. Tổng quan về cây Lim xanh ....................................................................... 9 1.2.1. Đặc điểm hệ thống phân loại................................................................... 9 1.2.2. Đặc điểm cây Lim xanh ........................................................................ 10 1.2.2.1. Đặc điểm hình thái ............................................................................. 10 1.2.2.2. Đặc điểm sinh thái .............................................................................. 11 1.2.2.3. Giá trị sử dụng .................................................................................... 12 1.2.2.4. Cơ sở thực tiễn nghiên cứu cây Lim xanh ......................................... 13 1.2.3. Kỹ thuật tạo cây giống từ hạt ................................................................ 15
- iv 1.2.4. Nghiên cứu về sâu bệnh hại cây con trong giai đoạn vườn ươm .......... 17 1.2.5. Kỹ thuật xử lý hạt giống, gieo ươm cây Lim xanh ............................... 18 1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 19 1.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................ 19 1.3.2. Điều kiện kinh tế- xã hội thành phố Bắc Kạn ....................................... 21 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 25 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 25 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25 2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 25 2.3.1. Phương pháp luận .................................................................................. 25 2.3.2. Phương pháp kế thừa tài liệu................................................................. 26 2.3.3. Phương pháp ngoại nghiệp .................................................................... 26 2.3.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................................ 29 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 33 3.1. Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm ........................................................................................ 33 3.1.1. Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến tỷ lệ sống của cây sau nảy mầm. 33 3.1.2. Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến động thái ra lá của cây Lim xanh ......................................................................................................... 35 3.1.3. Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng chiều cao của cây Lim xanh ......................................................................................................... 38 3.1.4. Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Lim xanh ............................................................................................ 40 3.1.5. Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sự ra rễ của cây Lim xanh ... 41 3.1.6. Điều tra thành phần bệnh hại, mức độ gây hại và đánh giá chất lượng cây Lim xanh và dự kiến tỷ lệ xuất vườn ........................................................ 43 3.1.6.1. Điều tra thành phần bệnh hại, mức độ gây hại .................................. 43
- v 3.1.6.2. Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến chất lượng và tỷ lệ xuất vườn cây Lim xanh ................................................................................................... 45 3.2. Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bệnh hại chính giai đoạn vườn ươm (Bệnh thối cổ rễ) ............................................................................ 48 3.2.1. Kết quả điều tra mức độ hại rễ của bệnh thối cổ rễ Lim xanh trước khi sử dụng thuốc .................................................................................................. 48 3.2.2. Kết quả điều tra mức độ hại rễ sau khi sử dụng thuốc lần 1 ................. 49 3.2.3. So sánh hiệu lực của thuốc và tìm ra loại thuốc có hiệu quả nhất ........ 53 3.3. Đề xuất biện pháp kỹ thuật tạo cây con Lim xanh từ hạt phục vụ cho trồng rừng gỗ lớn tại Bắc Kạn ......................................................................... 54 3.1.1. Hỗn hợp ruột bầu và chế độ chăm sóc cây con ..................................... 54 3.1.2. Biện pháp phòng trừ bệnh hại cho cây .................................................. 55 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 57 1. Kết luận ....................................................................................................... 57 2. Đề nghị ........................................................................................................ 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 59 I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 59 II. Tài liệu nước ngoài ..................................................................................... 61 PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CT : Công thức Cm : Centimet DTNT : Dân tộc nội trú HVN : Chiều cao vút ngọn Mm : Milimet N : Là dung lượng mẫu điều tra ODB : Ô dạng bản OTC : Ô tiêu chuẩn STT : Số thứ tự SL : Số lượng TB : Trung bình
- vii DÁNH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tình hình sử dụng đất của thành phố Bắc Kạn năm 2107 ............. 22 Bảng 1.2. Diện tích đất trồng cây nông nghiệp năm 2017 .............................. 23 Mẫu biểu 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm hỗn hợp ruột bầu ................................ 27 Mẫu biểu 2.2: Sinh trưởng D00, Hvn và số lá/thân của cây Lim xanh ...... Error! Bookmark not defined. Mẫu biểu 2.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm phun thuốc phòng bệnh lở cổ rễ ........ 28 Bảng 2.4: Tên thuốc và hoạt chất các loại thuốc sử dụng của bệnh hại rễ ..... 28 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sức sống của cây Lim xanh ....34 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến số lượng lá cây Lim xanh .... 36 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng chiều cao cây của cây Lim xanh ............................................................................. 38 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Lim xanh ......................................................................... 40 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến số lượng rễ và chiều dài rễ cây Lim xanh ................................................................................... 42 Bảng 3.6. Kết quả điều tra thành phần bệnh hại cây Lim xanh ...................... 44 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến chất lượng và tỷ lệ xuất vườn cây Lim xanh .......................................................................... 46 Bảng 3.8. Kết quả điều tra mức độ hại rễ của bệnh thối cổ rễ Lim xanh trước khi sử dụng thuốc............................................................................. 48 Bảng 3.9. Kết quả điều tra mức độ hại rễ của bệnh thối cổ rễ Lim xanh sau khi sử dụng thuốc lần 1 .......................................................................... 49 Bảng 3.10. Kết quả điều tra mức độ hại rễ của bệnh thối cổ rễ Lim xanh sau khi sử dụng thuốc lần 2 .................................................................... 50 Bảng 3.11. Kết quả điều tra mức độ hại rễ của bệnh thối cổ rễ Lim xanh sau khi sử dụng thuốc lần 3 .................................................................... 51 Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả điều tra mức độ hại của bệnh trước và sau phun thuốc................................................................................................. 52 Bảng 3.13. Kiểm tra sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm .................... 52
- viii Bảng 3.14. So sánh hiệu lực của thuốc sau 3 lần phun ................................... 53
- ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Cây Lim xanh trồng xen trong rừng keo ......................................... 10 Hình 3.1. Hạt giống Lim xanh xử lý xong mang đi ủ ..................................... 33 Hình 3.2. Hạt giống Lim xanh nảy mầm để tra vào bầu ................................. 33 Hình 3.3. Thiết kế che sáng cho cây Lim xanh ............................................... 33 Hình 3.4. Cây Lim xanh giai đoạn 2 tháng tuổi .............................................. 35 Hình 3.5. Cây Lim xanh giai đoạn 4 tháng tuổi .............................................. 35 Hình 3.6. Động thái ra lá của cây Lim xanh ................................................... 37 Hình 3.7. Biến động sinh trưởng chiều cao cây Lim xanh ở vườn ươm ........ 39 Hình 3.8. Cây Lim xanh ở các công thức trước khi xuất vườn ...................... 46 Hình 3.9: Lim xanh bị bệnh thối cổ rễ ở giai đoạn mới nảy mầm .................. 49 Hình 3.10. Đồ thị biểu diễn tác động của các loại thuốc đến bệnh thối cổ rễ sau các lần phun ............................................................................... 53
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một nhiệm vụ quan trọng của ngành Lâm nghiệp nước ta hiện nay đang nỗ lực thực hiện, ngoài mục tiêu kinh tế thì các mục tiêu về bảo vệ môi trường sinh thái, phục hồi hệ sinh thái rừng, bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển các loài cây bản địa là đặc biệt có ý nghĩa quan trọng. Nhiều loài cây bản địa đã được đưa vào trồng rừng và cũng có những loài cây đang được nghiên cứu triển khai có nhiều triển vọng, trong đó Lim xanh được lựa chọn là cây bản địa phục vụ trồng rừng kinh doanh gỗ lớn cho các tỉnh Đông Bắc Bộ, trong đó có tỉnh Bắc Kạn theo quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN về Kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014 - 2020. Lim xanh là một loài cây gỗ lớn thường xanh, sống lâu năm, rễ ăn sâu trong đất, có nốt sần nên có khả cố định đạm, cải tạo đất. Tán cây rậm, có thể sinh trưởng được trên nhiều lập địa, là loài cây thích hợp cho việc trồng cây đô thị, rừng phòng hộ, rừng gỗ lớn. Ngày càng có nhiều dự án trồng rừng quốc gia ưu tiên trồng cây gỗ Lim xanh để bảo vệ môi trường. Hiện nay gỗ Lim xanh được sử dụng làm giá thể nuôi trồng nấm giống nấm Linh chi để tạo ra nấm Lim xanh có giá trị rất quý trong y học (Nguyễn Bá Chất, 1996) [9]. Ở nước ta, Lim xanh phân bố ở đai thấp vùng có lượng mưa 1500-3000 mm/năm, độ cao từ 200-800m, nhưng tập trung nhất ở độ cao 300-500m, ưa độ ẩm trung bình năm 80-86%. Cây phân bố từ Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Huế, Quảng Nam tới Bình Thuận. Là cây ưa sáng, lúc non chịu bóng, lớn lên tính ưa sáng càng rõ và thường chiếm tầng trên của rừng. Lim xanh ưa đất feralit đỏ vàng, tốt, tầng dày, ẩm mát, còn tính chất đất rừng, tái sinh dưới các dạng rừng có độ tàn che 0,3-0,7, tái sinh hạt và chồi mạnh (Hoàng Hòe,1994) [10];. (Phùng Ngọc Lan, 1985) [11];
- 2 Trong quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020 ở các tỉnh đều có quy hoạch trồng rừng gỗ lớn, song trong những năm qua ở hầu hết các tỉnh chủ yếu tập trung cho phát triển trồng rừng nguyên liệu gỗ nhỏ chế biến bột giấy, ván dăm, bóc gỗ,… một số mô hình trồng gỗ lớn một số tỉnh còn rất ít và manh mún. Việc nghiên cứu kỹ thuật chọn giống và kỹ thuật trồng rừng nhằm tăng năng suất, nâng cao giá trị sản xuất và phát triển lâm nghiệp bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường góp phần thực hiện thành công “Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp” và quy hoạch phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2010-2020. Bộ NN &PTNT, 2010 [3]. Để có cơ sở khoa học từ kỹ thuật gieo ươm tạo cây con đến trồng rừng và chăm sóc rừng trồng, nhất là về đặc điểm sinh lý, sinh thái của chúng ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Cần có những nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ ánh sáng và phân bón đến cây con Lim xanh trong giai đoạn vườn ươm là cần thiết, có nghĩa cả khoa học và thực tiễn sản xuất, làm cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp kỹ tạo cây con thích hợp nhằm nâng cao chất lượng cây giống cho trồng rừng. Đây cũng là một mắt xích quan trọng nhằm nâng cao chất lượng rừng trồng loài cây Lim xanh. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố đến khả năng sinh trưởng của cây Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliver) trong giai đoạn vườn ươm”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được ảnh hưởng của một số nhân tố đến sinh trưởng của cây con cây Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliver) trong giai đoạn vườn ươm. - Xác định được một số loại sâu, bệnh hại chính cây Lim xanh trong giai đoạn vườn ươm. - Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao chất lượng cây con Lim xanh từ hạt, đáp ứng nhu cầu cây giống phục vụ cho công tác trồng rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- 3 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng cây con phục vụ cho trồng rừng Lim xanh, góp phần nâng cao chất rừng trồng lim xanh. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Tìm ra được công thức ruột bầu và độ che sáng phù hợp đối với sinh trưởng của cây Lim xanh trong giai đoạn vườn ươm, để tạo ra cây giống tốt đáp ứng cho công tác trồng rừng tại tỉnh Bắc Kạn nói chung và các tỉnh vùng núi Bắc bộ nói chung.
- 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cơ sở khoa học của nhân giống cây con từ hạt Sự nảy mầm là quá trình mà qua đó một cây phát triển từ hạt giống. Ví dụ thường thấy nhất của sự nảy mầm là một mầm của cây con nhú ra từ hạt giống của cây hạt kín hay hạt trần. Hạt giống của cây có mạch là một gói nhỏ được tạo thành bên trong quả hay quả hình nón sau khi tế bào mầm phôi đực và cái đã kết hợp. Tất cả những hạt giống đã phát triển hoàn toàn đều có chứa một phôi, và hầu hết ở các chủng loài cây thì đều kèm thêm nguồn dinh dưỡng dự trữ, tất cả đều được bao trong một lớp áo hạt. Vài loài cây sinh ra một lượng hạt giống mà không có phôi, chúng được gọi là hạt lép và không bao giờ nảy mầm. Những hạt giống tiềm sinh là hạt đã chín nhưng lại không nảy mầm bởi vì chúng phụ thuộc vào các điều kiện môi trường bên ngoài mà ngăn cản sự khởi đầu quá trình chuyển hóa và phát triển tế bào. Ở những điều kiện thích hợp, hạt giống bắt đầu nảy mầm và mô phôi phát triển, trở thành một cây con (Lương Thị Anh và Cs, 2007) [1]. Quá trình nảy mầm của hạt giống chia làm ba giai đoạn gối nhau: + Giai đoạn vật lý: Hạt hút nước và trương lên làm cho vỏ hạt nứt ra, dấu hiệu đầu tiên của nảy mầm (tất cả các hạt lép, hạt chết đều hút nước). + Giai đoạn sinh hóa: Dưới tác dụng của nhiệt và ẩm hoạt tính men, hô hấp và đồng hóa tăng lên, các chất dự trữ được sử dụng và vận chuyển đến vùng sinh trưởng. + Giai đoạn sinh lý: Sự phân chia và lớn lên của các tế bào làm cho rễ mầm và chồi mầm đâm ra ngoài thành cây mầm (Lương Thị Anh và Cs, 2007) [1]. Trong công tác gieo ươm việc xử lý hạt giống là một khâu quan trọng, tùy thuộc vào đặc điểm sinh lý và cấu tạo của vỏ hạt mà mỗi loại hạt giống
- 5 khác nhau thì việc xử lý hạt khác nhau. Xử lý hạt giống là tác động đồng loạt lên lượng hạt giống cần gieo nhằm diệt mầm mống sâu bệnh có trong lô hạt, giảm thiệt hại trong quá trình gieo ươm. Có rất nhiều phương pháp xử lý như dùng nhiệt độ, hóa học, cơ giới và bằng tia phóng xạ… Nhưng thông dụng nhất vẫn là phương pháp dùng nhiệt độ. Phương pháp này đơn giản mà mang lại hiệu quả cao. Các loại hạt khác nhau thì phương pháp xử lý kích thích khác nhau căn cứ vào độ dày của vỏ hạt, tinh dầu có trong hạt để lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp. 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhân giống cây con từ hạt Quá trình nảy mầm của hạt giống chịu tác động bởi các nhân tố là phẩm chất hạt giống, điều kiện môi trường và các hoạt động sinh lý trong hạt. Trong đó nhóm nhân tố điều kiện môi trường (nước, nhiệt độ, ánh sáng...) có ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ nảy mầm của hạt giống bởi vậy cần tạo điều kiện thuận lợi, thích hợp nhất để đạt được tỷ lệ nảy mầm cao nhất (Vũ Thị Lan, 2007) [12]. Phẩm chất hạt là nhân tố quan trọng quyết định đến tỷ lệ nảy mầm của hạt, hạt giống tốt là hạt giống có phẩm chất di truyền và phẩm chất gieo ươm tốt mà trong đó phẩm chất di truyền là cơ bản quyết định đến sự phát triển của cá thể thực vật sau này, phẩm chất gieo ươm tốt sẽ cho sản lượng và chất lượng cây con cao. Phẩm chất hạt giống bao gồm các yếu tố sau: Độ thuần (độ sạch), trọng lượng hạt, tỉ trọng hạt, tỷ lệ nảy mầm và thời gian nảy mẩm bình quân, giá trị thực dụng của lô hạt. Để đánh giá phẩm chất hạt giống thì phải kiểm tra một số chỉ tiêu về nhiệt độ, lượng nước, thành phần dinh dưỡng và lượng hoocmôn trong hạt (Nguyễn Thị Hà Linh, 2009) [14]. Nhóm nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của hạt giống đó chính là nhóm các điều kiện môi trường, trong đó yếu tố kể đến đầu tiên là nước.
- 6 Nước là nhân tố cơ bản cho sự nảy mầm, hạt muốn nảy mầm phải trải qua quá trình hút nước. Các loại hạt khô trong không khí có độ ẩm từ 10-14% thì hạt ngủ nghỉ. Khi hạt hút nước đạt 50-70% thì hạt bắt đầu phát động sinh trưởng và nảy mầm, trong quá trình xử lý hạt giống ngâm hạt vào nước là biện pháp đầu tiên trong kỹ thuật ngâm ủ hạt giống (Trương Thị Cẩm Nhung, 2010) [18]. Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ chuyển hóa và phát triển tế bào. Hạt giống của các loài cây khác nhau và kể cả từ cùng một cây sẽ nảy mầm ở nhiều nhiệt độ khác nhau. Nhiệt độ tốt nhất cho sự nảy mầm của đa số các loài thực vật là từ 25-280C. Hầu hết các loại rau quả hàng năm thường gặp đều có nhiệt độ nảy mầm tối ưu là từ 24 - 320C, cũng có nhiều loài có khả năng nảy mầm ở nhiệt độ thấp hơn từ 4-50C. Nhiệt độ cận tối ưu dẫn đến tỷ lệ này mầm thấp hơn và khoảng thời gian nảy mầm dài hơn. Độ ẩm: Đóng vai trò giữ cho hạt giống và chồi cây không bị khô héo và cung cấp nước cho hom quang hợp trong quá trình ra rễ. Khi độ ẩm tăng cường độ hô hấp sẽ tăng lân mạnh nhất tạo điều kiện cho hạt nảy mầm nhanh hơn. Trong giai đoạn vườn ươm cần đặc biệt chú ý đến yếu tố độ ẩm, cần chủ động chế độ tưới hợp lý để duy trì độ ẩm thích hợp để cây sinh trưởng. Nếu độ ẩm thấp sẽ làm khô héo chồi cây, nếu quá cao sẽ làm cho hạt giống, chồi hay rễ cây con bị thối rữa. Nên sử dụng hệ thống phun sương mù để duy trì độ ẩm hợp lý trong vườn ươm (Nguyễn Thị Hà Linh, 2009) [14]. Ánh sáng: ánh sáng là yếu tố không thể thiếu được khi gieo hạt, ánh sáng tán xạ khoảng 40 - 50%, có những loài từ 50% - 70% của ánh sáng toàn phần sẽ thích hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của hạt giống khi nảy mầm. Các loài cây khác nhau yêu cầu ánh sáng khác nhau, những cây ưa sáng yêu cầu ánh sáng cao hơn những loài cây chịu bóng [1]. Cùng với các yếu tố trên không khí cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình này mầm của hạt giống, đặc biệt là ôxy cần thiết cho sự nảy mầm, ôxy được
- 7 sử dụng trong hô hấp hiếu khí là nguồn năng lượng chính của cây con cho đến khi nó mọc lá. Sau khi thu hoạch độ ẩm của hạt giống chưa hoàn toàn ổn định và hoạt động của các hệ enzyme chưa chấm dứt hoàn toàn. Trong những điều kiện nhất định dưới tác dụng của nhiều lại enzyme, hạt tiếp tục hoàn thiện chất lượng của mình, đây được coi là một quá trình có lợi. Trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm nhất định, đủ ôxy và nhiệt lượng tối thiểu các enzyme hoạt động mạnh sẽ dẫn đến sự phân ly các chất dự trữ từ phức tạp hơn thành đơn giản hơn dễ hòa tan để nuôi phôi thúc đẩy quá trình nảy mầm (Nguyễn Thị Hà Linh, 2009) [14]. Sự nảy mầm của hạt giống là một quá trình sinh lý phức tạp chịu sự tác động tổng hợp của rất nhiều yếu tố. Các yếu tố bên ngoài không tác động riêng rẽ mà chúng tác động tổng hợp hài hòa lên sự nảy mầm của hạt giống. Tùy từng loại hạt khác nhau mà chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh khác nhau, hay cùng một loại hạt nhưng ở các điều kiện địa lý, sinh thái khác nhau thì quá trình nảy mầm của hạt giống cũng diễn ra khác nhau. Nhận thức được vai trò của yếu tố ngoại cảnh mà con người có thể xử lý tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hạt giống nảy mầm với tỷ lệ cao nhất để từ đó nâng cao chất lượng và sản lượng cây trồng. Bên cạnh đó chăm sóc cây con trong vườn ươm đóng vai trò quan trọng giúp cây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Cây con được tạo ra từ vườn ươm phải được đảm bảo cây giống được lựa chọn có phẩm chất phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu đất đai để giảm sự cạnh tranh của các loài cây khác với chúng. Việc chăm sóc cho cây con sẽ đảm bảo cho việc phát triển của cây trong tương lai. Trong vườn ươm hầu hết phân bón được trộn với đất trong hỗn hợp ruột bầu, tùy theo tính chất đất, đặc tính sinh thái học của cây con mà tỷ lệ pha trộn hỗn hợp ruột bầu cho phù hợp. Đặc biệt các loại phân bón rất cần thiết với cây con, chúng có vai trò quan trọng giúp cho cây con sinh trưởng và phát triển nhanh cho năng suất cao (Hà Thị Mừng, 1997) [16].
- 8 1.1.3. Vai trò của một số nhân tố sinh thái đối với cây con trong giai đoạn vườn ươm Chăm sóc cây con trong vườn ươm đóng vai trò quan trọng giúp cây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Cây con được tạo ra từ vườn ươm phải được đảm bảo cây giống được lựa chọn có phẩm chất phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu đất đai để giảm sự cạnh tranh của các loài cây khác với chúng. Việc chăm sóc cho cây con sẽ đảm bảo cho việc phát triển của cây trong tương lai. Trong vườn ươm hầu hết phân bón được trộn với đất trong hỗn hợp ruột bầu, tùy theo tính chất đất, đặc tính sinh thái học của cây con mà tỷ lệ pha trộn hỗn hợp ruột bầu cho phù hợp. Hỗn hợp ruột bầu tốt phải đảm bảo những điều kiện lý tính và hóa tính giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh và nhanh. Một hỗn hợp ruột bầu nhẹ, thoáng khí, khả năng giữ nước cao nhưng nghèo chất khoáng cũng không giúp cây phát triển tốt ((Nguyễn Tuấn Bình, 2002) [2], (Nguyễn Văn Sở, 2003) [20]. Ngược lại, một hỗn hợp ruột bầu chứa nhiều chất khoáng, nhưng cấu trúc đất nặng, khó thấm nước và thoát nước cũng ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và chất lượng cây con. Thành phần hỗn hợp ruột bầu bao gồm đất, phân bón (hữu cơ, vô cơ) và chất phụ gia để đảm bảo điều kiện lý hóa tính của ruột bầu. Đất được chọn làm ruột bầu. Đất được chọn làm ruột bầu thịt nhẹ, pH trung tính, không mang mầm mống sâu bệnh hại, (Vũ Thị Lan, 2007) [12], (Trương Thị Cẩm Nhung, 2010) [18] Cây con sinh trưởng và phát triển tốt, vấn đề bổ sung thêm chất khoáng và cải thiện tính chất của ruột bầu bằng cách bón phân là rất cần thiết. Trong giai đoạn vườn ươm, những nhân tố được đặt biệt quan tâm là đạm, lân, kali và các chất phụ gia (Nguyễn Xuân Quát, 1985) [19] Cùng với thành phần hỗn hợp ruột bầu thì ánh sáng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng căn bản đến sự phân phối lượng tăng trưởng mới giữa các bộ phận của cây gỗ. Khi được che bóng, tăng trưởng chiều cao của cây gỗ non diễn ra
- 9 nhanh, nhưng đường kính nhỏ, sức sống yếu và thường bị đổ ngã khi gặp gió lớn. Trái lại, khi gặp điều kiện chiếu sáng mạnh, tăng trưởng chiều cao của cây gỗ non diễn ra chậm, nhưng đường kính lớn, thân cây cứng và nhiều cành. Nói chung, việc che sáng giúp cây con tránh được những tác động cực đoan của môi trường, làm giảm khả năng thoát hơi nước, đồng thời làm giảm nhiệt độ của cây và của hỗn hợp ruột bầu. Sự sống sót ban đầu của cây con ở điều kiện đất trồng rừng cũng phụ thuộc vào việc điều chỉnh ánh sáng trong giai đoạn vườn ươm. Những cây con sinh trưởng với cường độ ánh sáng thấp sẽ hình thành các lá chịu bóng. Nếu bất ngờ đưa chúng ra ngoài ánh sáng và kèm theo điều kiện ẩm độ, nhiệt độ thay đổi, chúng sẽ bị ức chế bởi ánh sáng mạnh. Điều này có thể làm cho cây con bị tử vong hoặc giảm tăng trưởng cho đến khi các lá chịu bóng được thay thế bằng các lá ưa sang, Nguyễn Tuấn Bình (2002) [2], Vũ Thị Lan (2007) [12]. Chế độ ánh sáng được coi là thích hợp cho cây con ở vườn ươm khi nó tạo ra tỷ lệ lớn giữa rễ/chiều cao thân, hình thái tán lá cân đối, tỷ lệ chiều cao/ đường kính bằng hoặc gần bằng 1. Đặc điểm này cho phép cây con có thể sống sót và sinh trưởng tốt khi chúng bị phơi ra ánh sáng hoàn toàn. Vì thế, trong gieo ươm nhà lâm học phải chú ý đến nhu cầu ánh sáng của cây con. Nguyễn Thị Hà Linh (2009) [14], Trương Thị Cẩm Nhung (2010) [18] 1.2. Tổng quan về cây Lim xanh 1.2.1. Đặc điểm hệ thống phân loại Cây Lim xanh: Tên khoa học Erythrophleum fordii Oliver Tên khác: Lim, Thiết Lim. Phân họ vang: Caesalpinioideae. Họ vang: Caesalpiniaceae Bộ đậu: Phabales (Lê Mộng Chân Cs, 2000) [5]; Lê Mộng Chân và Cs, 1967) [6].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 413 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 343 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn