intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu bảo tồn tài nguyên thực vật tại rừng Pha Phanh, tỉnh Thanh Hoá

Chia sẻ: Tri Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

29
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xây dựng được cơ sở khoa học nhằm bảo tồn và quản lý hiệu quả tài nguyên thực vật rừng nói chung và thực vật rừng quý hiếm nói riêng tại khu vực rừng Pha Phanh, tỉnh Thanh Hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu bảo tồn tài nguyên thực vật tại rừng Pha Phanh, tỉnh Thanh Hoá

  1. i LỜI CẢM ƠN Đề tài "Nghiên cứu bảo tồn tài nguyên thực vật tại rừng Pha Phanh, tỉnh Thanh Hoá” hoàn thành đúng nội dung và tiến độ. Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong và ngoài Trường Đại học Lâm nghiệp đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập của khoá Cao học 2012 - 2014 tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS-TS. Hoàng Văn Sâm đã giúp tôi xây dựng ý tưởng, tận tình hướng dẫn, giúp tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành bản Luận văn này. Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo, cán bộ UBND huyện Quan Hóa, Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa, UBND xã Nam Động và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu cũng như cung cấp tài liệu có liên quan thực hiện đề tài; trân trọng cảm ơn tập thể Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa, UBND huyện Quan Sơn đã tạo điều kiện về thời gian, bố trí công việc đảm bảo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện đề tài. Cuối cùng xin được cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài. Mặc dù bản thân đã rất nỗ lực nghiên cứu, nhưng do điều kiện tác nghiệp thực hiện đề tài thuộc vùng núi cao, phức tạp và quỹ thời gian, trình độ có hạn nên bản luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi kính mong nhận được các ý kiến tham gia góp ý của các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng cho bất cứ một học vị nào khác và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014 Tác giả Vũ Văn Vân
  2. ii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn ....................................................................................................................... i Mục lục............................................................................................................................ ii Danh mục các từ viết tắt ................................................................................................ v Danh mục các bảng ....................................................................................................... vi ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................ 1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 3 1.1. Trên thế giới....................................................................................................... 3 1.2. Ở Việt Nam ......................................................................................................... 5 1.3. Tại khu rừng Pha Phanh .................................................................................... 7 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................................... 9 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 9 2.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 9 2.2.1 Mục tiêu chung............................................................................................. 9 2.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 9 2.3. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................... 9 2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 10 2.4.1. Công tác chuẩn bị..................................................................................... 10 2.4.2. Điều tra ngoại nghiệp .............................................................................. 10 2.4.3 Xử lý nội nghiệp ......................................................................................... 13 Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................................................................................. 17 3.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 17 3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 17
  3. iii 3.1.2. Địa hình ..................................................................................................... 17 3.1.3. Khí hậu ...................................................................................................... 18 3.1.4. Đất đai thổ nhưỡng .................................................................................. 21 3.1.5. Đặc điểm tài nguyên rừng ....................................................................... 23 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 26 3.2.1. Dân số, lao động....................................................................................... 26 3.2.3. Tài nguyên nhân văn - du lịch ................................................................. 27 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BẢO TỒN PHA PHANH ................ 31 4.1. Đặc điểm của thảm thực vật khu vực nghiên cứu. ........................................ 31 4.1.1.Đặc điểm của thảm thực vật ..................................................................... 31 4.2. Đa dạng hệ thực vật tại khu vực rừng Pha Phanh ......................................... 38 4.3. Đa dạng hệ thực vật khu vực nghiên cứu....................................................... 39 4.3.1. Đa dạng về thành phần loài .................................................................... 39 4.3.2. Đa dạng giá trị bảo tồn ............................................................................ 40 4.4. Nghiên cứu bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm tại khu vực nghiên cứu ..... 44 4.4.1. Thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis Chun ex Tsiang) ....................... 45 4.4.2. Đỉnh Tùng (Cephalotaxus mannii Hook.f) ........................................... 47 4.4.3. Thông tre lá dài (Podocarpus nerifolius D. Don) ................................. 48 4.4.4. Dẻ tùng sọc hẹp (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg.) ................... 49 4.4.5. Dẻ tùng sọc rộng (Amentotaxus yunnanensis H.L.Li) .......................... 51 4.4.6. Thông đỏ đá vôi (Taxus chinensis Pilger) .............................................. 52 4.5. Đề xuất giải pháp bảo tồn và quản lý hiệu quả tài nguyên thực vật rừng tại rừng Pha Phanh, tỉnh Thanh Hóa. ......................................................................... 53 4.5.1. Xác lập khu bảo tồn loài – sinh cảnh hoặc khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa; quy hoạch vào hệ thống rừng đặc dụng của tỉnh ............................................................................................... 54
  4. iv 4.5.2. Thực hiện các chương trình hoạt động, tổ chức quản lý rừng bền vững ......................................................................................................... 57 4.5.3. Về cơ chế chính sách.....................................................................61 4.5.4. Tổ chức quản lý......................................................................................... 62 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 63 1. Kết luận ................................................................................................................ 63 2. Kiến nghị .............................................................................................................. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ 1 BNNPTNT Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn 2 HĐBT Hội đồng Bộ trưởng 3 ODB Ô dạng bản 4 OTC Ô tiêu chuẩn 5 UBND Ủy ban nhân dân
  6. vi DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1 Số liệu hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp huyện Quan Hóa 23 năm 2013 3.2 Số liệu hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp xã Nam Động, 24 huyện Quan Hóa năm 2013 4.1 Các kiểu thảm thực vật chính ở khu vực nghiên cứu 31 4.2 Cấu trúc hệ thực vật bậc cao có mạch tại khu vực nghiên cứu 39 4.3 Danh sách các loài thực vật có tên trong Danh lục Đỏ Việt 40 Nam 2007 và Danh lục Đỏ Thế giới 2012 4.4 So sánh số lượng các loài quý hiếm tại một số khu rừng 44 đặc dụng
  7. vii DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 4.1 Thông Pà Cò 46 4.2 Thông Pà Cò tái sinh 46 4.3 Đỉnh tùng 48 4.4 Đỉnh tùng tái sinh 48 4.5 Hình ảnh Thông tre lá dài 49 4.6 Hình ảnh Dẻ tùng sọc hẹp 50 4.7 Hình ảnh Dẻ tùng sọc rộng 52 4.8 Hình ảnh Thông đỏ 53
  8. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng Trường Sơn Bắc hiện là một trong những khu vực có độ che phủ cao nhất của rừng tự nhiên trong toàn quốc. Thanh Hóa là tỉnh phía Bắc của vùng này với độ che phủ của rừng đạt 51% (năm 2013). Rừng Pha Phanh thuộc huyện Quan Hóa, cách thành phố Thanh Hoá 150 km về phía Tây Bắc, là khu vực mới được phát hiện có tính đa dạng sinh học rất cao, nơi cư trú của rất nhiều loài động, thực vật quý hiếm và đặc hữu; trong đó có nhiều loài đang đứng trước nguy cơ biến mất, không chỉ Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Là nơi còn giữ được rừng thường xanh có sự phân bố của nhiều loài thực vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và thế giới như: Thông pà cò (Pinus kwangtungensis Chun ex Tsiang), Đỉnh tùng (Cephalotaxus hainanensis H.L.Li), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius D. Don), Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg.), Thông nàng (Dacrycarpus imbricartus (Blume) de Laub.)..., các loài cây này không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có giá trị kinh tế. Do gỗ tốt, có giá trị kinh tế, thẩm mỹ cao nên các loài cây quý hiếm đã và đang là đối tượng bị quan tâm khai thác nhiều. Theo kết quả điều tra đánh giá đa dạng sinh học bước đầu của một số nhà khoa học và một số chương trình nghiên cứu tại khu vực rừng Pha Phanh thì số lượng cá thể của các loài quý hiếm không nhiều, một số cá thể đã và đang bị chết tự nhiên, còn một số cá thể khác vẫn đang là đối tượng khai thác của người dân địa phương. Hơn nữa, dưới tán rừng các loài quý hiếm tái sinh tự nhiên không nhiều, khó bắt gặp. Do vậy, việc nghiên cứu, đánh giá đầy đủ các loài thực vật rừng quý hiếm nói riêng và thực vật nói chung là vấn đề hết sức bức xúc và cần thiết, có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển nguồn gen thực vật ở nước ta cũng như góp phần vào việc bảo tồn tính đa dạng thực vật ở rừng Pha Phanh.
  9. 2 Mặt khác, khu vực Pha Phanh đang được xúc tiến thành lập khu bảo tồn loài theo Quyết định số 2392/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt dự án xác lập Khu bảo tồn loài hạt trần quý hiếm tại xã Nam Động, huyện Quan Hóa, mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Quan Hóa, lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng có liên quan mới chỉ dừng lại ở công tác bảo vệ rừng mang tích chất hành chính thuần tuý ở địa phương nhằm hạn chế phần nào sự thất thoát tài nguyên ra khỏi khu vực. Cho nên tài nguyên rừng và giá trị của các loài thực vật rừng quý hiếm vẫn đang bị đe doạ nghiêm trọng tuyệt chủng do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà nguyên nhân trực tiếp suy giảm nguồn tài nguyên này là do khai thác gỗ trái phép, cháy rừng, thu hái lâm sản ngoài gỗ và dược liệu làm thuốc, xây dựng hạ tầng (đường giao thông miền núi)... Do địa bàn phức tạp, trình độ dân trí còn thấp, nghèo đói, lạc hậu đã dẫn đến một bộ phận không nhỏ người dân địa phương vào rừng khai thác trái phép gỗ của các loài thực vật rừng quý hiếm để bán kiếm sống. Một nguyên nhân khác ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát triển các loài thực vật rừng quý hiếm ở đây đó sự bất cập từ công tác quản lý và bảo tồn vẫn đang tồn tại ở Việt Nam, ví dụ như chưa có sự hiểu biết đầy đủ về các đặc điểm sinh thái, phân bố thực tế, giá trị nghiên cứu khoa học, sinh thái, nguồn gen của các loài thực vật rừng quý hiếm ở trong khu vực… Chính vì thiếu các thông tin này, đã dẫn đến việc quy hoạch thiếu hoặc sai vùng bảo tồn thích hợp cho các loài loài thực vật rừng quý hiếm hoặc chưa có các hoạt động bảo vệ thích hợp cho sự tồn tại của chúng. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, việc thực hiện Đề tài "Nghiên cứu bảo tồn tài nguyên thực vật tại rừng Pha Phanh, tỉnh Thanh Hoá” là cần thiết, có cơ sở khoa học, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tiễn ở địa phương, góp phần quan trọng để bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và trên bình diện quốc gia nói chung.
  10. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Do thay đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai hạn hán khắc nghiệt, bảo lụt xuất hiện diễn biến phức tạp, khó lường và sự nóng lên của trái đất, sự xâm hại và thủng tầng ôzôn đă làm diện tích rừng giảm về cả số lượng và chất lượng. Trước đây trên thế giới có khoảng 17,6 tỷ ha rừng đến năm 1991, theo thống kê của PAO diện tích rừng chỉ có 3.117 triệu ha, mỗi năm trung bình diện tích bị thu hẹp khoảng 11 triệu ha. Trong khi đó diện tích rừng trồng chỉ bằng 1/10 diện tích bị mất. Ở Châu Phi và Châu Á Thái Bình Dương đã mất đi khoảng 9 triệu ha rừng, ở Châu Mỹ mất 18,4 triệu ha rừng. Nạn phá rừng diễn ra nghiêm trọng ở 56 nước nhiệt đới với tốc độ phá rừng từ những năm trước đó, đến năm 2000 thế giới mất đi khoảng 225 triệu ha, diện tích rừng được khai phá làm đất trồng trọt. Tuy nhiên trước sự lỗ lực của mỗi quốc gia, công tác quản lý và xây dựng phát triển rừng trên thế giới đã có nhiều chuyển biến tích cực; nhiều nghiên cứu về các khía cạnh cải tiến chính sách, thể chế, tiếp cận, phát triển công nghệ,… Để quản lý tài nguyên rừng một cách hiệu quả và bền vững, đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị và đang được triển khai đồng bộ các giải pháp hiệu quả ở nhiều nước. Những công trình nghiên cứu về thực vật có giá trị xuất hiện vào thế kỷ 19-20 như: Thực vật chí Hongkong (1861), thực vật chí Australia (1866), thực vật chí rừng Tây Bắc và trung tâm Ấn Độ (1874). Ở Nga, từ 1928- 1932 mở đầu cho thời kỳ nghiên cứu hệ thực vật cụ thể. Các nhà sinh vật học Nga tập trung nghiên cứu xác định diện tích tối thiểu để có thể kiểm kê đầy đủ nhất số loài của từng hệ thực vật cụ thể. Năm 1990, WWF đã xuất bản cuốn sách về đa dạng sinh vật (The importance of biological diversity). Năm 1991, Wri, Wcu, WB, WWF xuất
  11. 4 bản cuốn “Bảo tồn đa dạng sinh vật thế giới” (Conserving the World’ biological diversity). Năm 1992 – 1995, WCMC công bố cuốn sách “Đánh giá đa dạng sinh vật toàn cầu” (Global biodiversity assessment) về đa dạng sinh vật của các nhóm sinh vật khác nhau ở các vùng khác nhau trên toàn thế giới. Nội dung chính nhằm hướng dẫn và đề ra các phương pháp để bảo tồn đa dạng sinh học và thực hiện công tác bảo tồn và phát triển trong tương lai. Đến nay, nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời với mục tiêu hướng dẫn, giúp đỡ, tổ chức đánh giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh vật trên thế giới như: Hiệp hội Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (IUCN), Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF), Tổ chức quốc tế bảo tồn các loài và các hệ sinh thái có nguy cơ trên phạm vi toàn cầu (FFI), Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật nguy cấp (CITES), … Vấn đề đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật đã trở thành chiến lược trên toàn Thế giới. Liên hiệp quốc đã lựa chọn năm 2010 là Năm quốc tế đa dạng sinh học. Lần đầu tiên trong lịch sử, Đại hội đồng Liên hiệp quốc, phiên họp lần thứ 65 tổ chức một cuộc họp cấp cao về đa dạng sinh học với sự tham gia của các nguyên thủ quốc gia và chính phủ. Ngoài ra, trong cuộc họp các bên tham gia Công ước lần thứ 10, tại thành phố Nagoya, tỉnh Aichia, Nhật Bản, các nước thành viên đã xây dựng chiến lược mới đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 về đa dạng sinh học; tiếp theo đó ngày 19/12/2011, tại thành phố Kanazawa của Nhật Bản, Liên hợp quốc đã phát động Thập kỷ đa dạng sinh học. Hầu hết các quốc gia ASEAN đang có các chính sách để phân cấp, phân quyền trong quản lý tài nguyên rừng. Họ đã thử nghiệm khá thành công cách tiếp cận có sự tham gia của người dân, chú ý đến tiến trình phát huy kiến thức bản địa, nâng cao năng lực của các cộng đồng thiểu số để xây dựng và thực hiện thành công các mô hình quản lý rừng cộng đồng.
  12. 5 Một số nước như Nepal, Bangladesh, Philippines, Thái Lan đã phát triển khá thành công các cách tiếp cận có sự tham gia và hình thành các định chế, phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng, nhóm sử dụng rừng (Forest User Group – FUG). RECOFTC - Trung tâm đào tạo lâm nghiệp cộng đồng trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã hơn 20 năm phát triển các phương pháp luận tiếp cận có sự tham gia để quản lý rừng cộng đồng. Ở Trung Quốc: Kinh doanh lâm nghiệp dựa trên nền kinh tế nhiều thành phần: Phát triển nhiều ngành kinh tế lâm sản, chế biến lâm sản nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên rừng, kết hợp coi trọng các mặt môi trường sinh thái và xã hội. Từ 1981, Trung Quốc đã tiến hành giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, bên cạnh đó ban hành nhiều luật chính sách kinh tế để tạo điều kiện tới việc lưu truyền và trao đổi quyền sử dụng tài nguyên rừng. 1.2. Ở Việt Nam Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, nằm ở bán cầu bắc, có chứa nhiều hệ sinh thái rừng. Được các nhà khoa học uy tín trên Thế giới đánh giá là đất nước có giá trị đa dạng thực vật cao. Tuy nhiên, tài nguyên thực vật rừng nước ta mới được nghiên cứu kể từ cuối thế kỷ thứ 19. Trong thời kỳ Pháp thuộc, M. H. Lecomte - Nhà thực vật học người Pháp - đã nghiên cứu và công trình ông để lại cho đến nay vẫn hết sức giá trị, đó là bộ sách "Thực vật chí Đông Dương" (Flore général de L'indo-chine). Một số nhà khoa học Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu về thực vật rừng như: GS. TS. Thái Văn Trừng có tập sách "Thảm thực vật rừng Việt Nam", GS. TS. Đồng Sĩ Hiền về "Lập biểu thể tích và độ thon cây đứng cho rừng Việt Nam", GS.TS. Nguyễn Văn Trương về "Phương pháp thống kê cây đứng trong rừng hỗn loại", Ks. Trần Ngũ Phương về "Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam", PGS. TS. Nguyễn Đình Hưng về "Nghiên cứu cấu tạo
  13. 6 giải phẫu gỗ một số loài cây gỗ ở Việt Nam để định loại theo các đặc điểm thô đại và hiển vi",... Về bảo tồn thực vật rừng quý hiếm, Chính phủ Việt Nam đã có những giải pháp nhằm bảo vệ rừng, bảo vệ giá trị đa dạng sinh học. Một trong những giải pháp quan trọng là việc thành lập hệ thống các khu rừng đặc dụng trên phạm vi toàn quốc. Ngày 08/9/1986, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Chỉ thị số 194-CT về việc thành lập hệ thống rừng đặc dụng với 73 khu, và được chia làm 3 loại: Vườn quốc gia (VQG), Khu bảo tồn (KBT) thiên nhiên và Khu rừng văn hoá lịch sử và môi trường. Ngày 17/9/2003, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 192/2003/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010. Hệ thống này có tổng diện tích gần 2,5 triệu hécta chiếm khoảng 7% diện tích tự nhiên toàn quốc với 126 khu rừng đặc dụng, trong đó có 27 VQG, 49 khu dự trữ thiên nhiên, 13 khu bảo tồn loài/nơi cư trú và 37 khu bảo tồn cảnh quan. Đến tháng 12/2009, số lượng VQG của Việt Nam là 30 khu. Bên cạnh sự ra đời của hệ thống các khu rừng đặc dụng, Chính phủ cũng đã ban hành các quy định về việc bảo tồn và phát triển các loài động thực vật quý hiếm. Ngày 17/01/1992, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 18-HĐBT về việc quy định danh mục động thực vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý bảo vệ. Nghị định này đã chia các loài thực vật quý hiếm thành nhóm. Nhóm IA gồm 13 loài và nhóm loài thực vật bị nghiêm cấm khai thác với mục đích thương mại. Nhóm IIA gồm 19 loài và nhóm loài thực vật bị hạn chế khai thác sử dụng. Ngày 22/4/2002, Chính phủ có ban hành Nghị định số 48/2002/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT. Ngày 30/3/2006, Chính phủ lại tiếp tục ban hành Nghị định số 32/2006NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.
  14. 7 Nghị định số 32 đã quy định nhóm IA gồm 15 loài và nhóm loài thực vật, nhóm IIA gồm 37 loài và nhóm loài thực vật cần được bảo vệ. Việc ban hành và thực hiện các Nghị định này đã đem lại nhiều cơ hội tồn tại cho nhiều loài động thực vật hoang dã. Ngày 01/7/2009, Luật đa dạng sinh học của Việt Nam chính thức có hiệu lực. Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được luật đa dạng sinh học ưu tiên bảo vệ, lưu giữ và bảo quản lâu dài. Luật đa dạng sinh học là một bước tiến quan trọng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các hoạt động bảo tồn và phát triển giá trị đa dạng sinh học của Việt Nam. 1.3. Tại khu rừng Pha Phanh Công tác quản lý, nghiên cứu thực vật ở khu vực Pha Phanh mới chỉ dừng lại ở việc bảo vệ tài nguyên rừng hiện có với các hoạt động chủ yếu: Tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định số 245/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ (nay là Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ); phối hợp với các ngành, các đoàn thể trên địa bàn triển khai các giải pháp hành chính về quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ an toàn diện tích rừng hiện có. Thực hiện Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng. Ngày 27/7/2012, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 2392/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án Xác lập Khu bảo tồn loài hạt trần quý hiếm tại xã Nam Động, huyện Quan Hóa, giao Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa là Chủ đầu tư thực hiện dự án; tổ chức điều tra sơ bộ về đa dạng thực vật nhằm xây dựng Dự án tiền khả thi xây dựng quy hoạch khu bảo tồn loài tại đây.
  15. 8 Gần đây nhất, năm 2011, Nguyễn Trọng Quyền thực hiện đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật khu rừng núi Pha Phanh, tỉnh Thanh Hóa”, kết quả nghiên cứu, đánh giá đã khẳng định tại khu rừng núi Pha Phanh có sự hiện diện của 411 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 250 chi, 99 họ và 3 ngành thực vật. Năm 2013, Hà Đức Toàn thực hiện đề tài “Nghiên cứu bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm ở khu rừng núi Pha Phanh, tỉnh Thanh Hóa.” đã nghiên cứu hiện trạng bảo tồn và một số đặc điểm lâm học 05 loài thực vật quý tại khu vực nghiên cứu là: Lim xanh ( Erythrophloeum fordii Oliv.), Vàng tâm (Manglietia fordiana Oliv.)Thông đỏ (Taxus chinensis Rehd.) Giổi bà (Michelia balansae (DC.) Dandy) và Sao Hải Nam (Hopea hainanensis Merr. & Chun). Ngoài những nghiên cứu này, chưa có nghiên cứu hay điều tra đầy đủ về hệ thực vật rừng bậc cao có mạch tại khu vực rừng núi Pha Phanh.
  16. 9 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Tài nguyên thực vật tại rừng Pha Phanh, tỉnh Thanh Hóa 2.2. Mục tiêu nghiên cứu 2.2.1 Mục tiêu chung Xây dựng được cơ sở khoa học nhằm bảo tồn và quản lý hiệu quả tài nguyên thực vật rừng nói chung và thực vật rừng quý hiếm nói riêng tại khu vực rừng Pha Phanh, tỉnh Thanh Hóa. 2.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được tính đa dạng về thảm thực vật và hệ thực vật tại rừng Pha Phanh, tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất được các giải pháp bảo tồn và quản lý hiệu quả tài nguyên thực vật rừng tại rừng Pha Phanh, tỉnh Thanh Hóa. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu một số đặc điểm thảm thực vật tại rừng Pha Phanh, tỉnh Thanh Hóa. - Nghiên cứu bổ sung danh lục thực vật bậc cao có mạch tại rừng Pha Phanh, tỉnh Thanh Hóa. - Đánh giá tính đa dạng về thành phần loài và giá trị bảo tồn của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu. - Nghiên cứu bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm tại khu vực nghiên cứu. - Đề xuất giải pháp bảo tồn và quản lý hiệu quả tài nguyên thực vật rừng nói chung và thực vật rừng quý hiếm nói riêng tại rừng Pha Phanh, tỉnh Thanh Hóa.
  17. 10 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Công tác chuẩn bị - Tìm hiểu các công trình, tài liệu có liên quan của các nhà khoa học đã nghiên cứu tại Rừng Pha Phanh trong những năm trước đây kể cả các văn bản, các cuộc hội nghị, hội thảo, các chương trình, kế hoạch hành động…. - Thu thập các tài liệu, công trình nghiên cứu về thực vật làm tài liệu tham khảo khi thực hiện đề tài. - Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho công tác điều tra ngoại nghiệp như bản đồ, thước, kẹp tiêu bản, địa bàn, máy GPS, giấy báo, dây buộc, nhãn, kim chỉ, bút chì 2B, sổ ghi chép, cồn, kéo cắt cành. 2.4.2. Điều tra ngoại nghiệp a) Điều tra thực địa. - Điều tra theo tuyến: Trên cơ sở bản đồ địa hình kết hợp đi thực địa tiến hành điều tra theo tuyến qua các trạng thái rừng và các dạng địa hình. Nguyên tắc lập tuyến: Tuyến điều tra phải đại diện, đi qua hầu hết các dạng sinh cảnh chính và địa hình trên toàn bộ diện tích nghiên cứu, theo đai cao và theo sinh cảnh. Điều tra các thông số theo biểu sau: Biểu 01: Biểu điều tra theo tuyến Địa hình: …………………………… Ngày điều tra: ………………… Dạng sinh cảnh: …………………… Người điều tra: ……………… Độ dài tuyến: ……………………… Toạ độ:.......................................... STT Tên loài Dạng sống Ghi chú
  18. 11 - Điều tra theo ô tiêu chuẩn: Nguyên tắc lập OTC: OTC phải mang tính đại diện, điển hình cho khu vực nghiên cứu, diện tích 1.000m2. + Điều tra tầng cây cao: Trong mỗi OTC ta tiến hành điều tra tầng cây cao theo biểu sau: Biểu 02: Biểu điều tra tầng cây cao Số OTC: … Vị trí: …………… Trạng thái rừng: … Độ cao: …… Lô: ……………… Ngày điều tra: …… Độ dốc: …… Khoảnh: ………… Người điều tra: …… Độ tàn che: … Địa danh: ……….. Tờ số: ……………… Hướng phơi: … Kiểu rừng: ……… Toạ độ:....................... T Tên D1.3 HVN HDC DT Sinh Ghi Vật hậu T loài (cm) (m) (m) (m) trưởng chú + Điều tra tầng cây tái sinh: Chia OTC thành 5 ODB có diện tích 25m2 kích thước 5m x 5m. Trong các ODB tiến hành đo đếm số lượng cá thể, kích thước, tình hình sinh trưởng, nguồn gốc tái sinh của các cây thân gỗ có D1.3 nhỏ hơn 6cm. Kết quả điều tra được ghi vào biểu điều tra 03:
  19. 12 Biểu 03: Biểu điều tra cây tái sinh Số OTC: ………………... Vị trí: …………………… Trạng thái rừng: Độ cao: …………………. Lô: ……………………… Ngày điều tra: … Độ dốc: ………………… Khoảnh: ………………… Người điều tra: … Độ tàn che: ……………... Địa danh: ……………….. Tờ số: ………… Hướng phơi: ……………. Kiểu rừng: ……………… ……………….. TT HVN (cm) Sinh Ghi STT Tên loài ODB < 50 50-100 > 100 trưởng chú - Trong quá trình đi điều tra thực địa tiến hành thu hái mẫu tiêu bản về giám định tên loài. Nguyên tắc thu mẫu: - Mỗi mẫu phải có đầy đủ các bộ phận, nhất là: cành, lá, hoa đối với cây lớn hay cả cây đối với cây thảo và có quả càng tốt. - Mỗi cây thu từ 3 – 5 mẫu, còn mẫu cây thân thảo nên tìm các mẫu giống nhau và cũng thu với số lượng trên để vừa nghiên cứu các biến dạng của loài vừa để trao đổi. - Các mẫu thu trên cùng một cây thì đánh cùng một số hiệu mẫu. Khi thu mẫu phải ghi chép ngay những đặc điểm dễ nhận biết ngoài thực địa như: đặc điểm vỏ cây, kích thước cây, nhất là các đặc điểm dễ mất sau khi sấy mẫu như: màu sắc, mùi vị…
  20. 13 2.4.3 Xử lý nội nghiệp a) Cách xử lý và bảo quản mẫu: Sau một ngày lấy mẫu cần đeo nhãn cho mỗi mẫu. Nhãn có thể chỉ ghi số hiệu mẫu của tác giả còn các thông tin khác sẽ ghi vào sổ riêng hoặc trên nhãn ghi đầy đủ các thông tin như sau: - Số hiệu mẫu. - Địa điểm (tỉnh, huyện, xã…) và nơi lấy (ven suối, thung lũng, sườn hay đỉnh núi hoặc đồi…) - Ngày lấy mẫu. - Đặc điểm quan trọng: Cây gỗ hay dây leo, độ cao, đường kính, màu lá, hoa , quả… - Người lấy mẫu. Khi ghi phải dùng bút chì mềm, tuyệt đối không dùng bút bi, bút mực để tránh bị mất khi ngâm tẩm về sau. Xử lý trong phòng thí nghiệm Mẫu tiêu bản thu thập trong quá trình điều tra được mang về và xử lý tại Trung tâm Đa dạng sinh học - Trường Đại học Lâm nghiệp. Nội dung công việc gồm: + Ép mẫu và sấy mẫu. + Phân loại mẫu theo họ và chi. Giám định mẫu Mẫu tiêu bản được giám định bởi giáo viên hướng dẫn cùng các thầy tại Trung tâm Đa dạng sinh học trường Đại học Lâm nghiệp. Mẫu được đối chiếu với tiêu bản tại phòng tiêu bản, Trung tâm đa dạng sinh học, trường Đại học Lâm nghiệp. b) Lập danh lục thực vật: - Mẫu tiêu bản sau khi xử lý nhờ chuyên gia và thầy hướng dẫn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
29=>2