Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu bệnh hại rễ Keo tai tượng (Acacia mangium) làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý dịch bệnh tại Yên Bái
lượt xem 4
download
Nội dung chính của luận văn là đánh giá thực trạng về bệnh hại rễ gây chết keo tai tượng (Acacia mangium) ở Yên Bái. Xác định được sinh vật gây bệnh hại rễ gây chết Keo tai tượng. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung luận văn này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu bệnh hại rễ Keo tai tượng (Acacia mangium) làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý dịch bệnh tại Yên Bái
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ----------------------------------- NGUYỄN THÀNH HƯNG NGHIÊN CỨU BỆNH HẠI RỄ KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium) LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DỊCH BỆNH TẠI YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2010
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ----------------------------------- NGUYỄN THÀNH HƯNG NGHIÊN CỨU BỆNH HẠI RỄ KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium) LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DỊCH BỆNH TẠI YÊN BÁI Chuyên ngành: Quản lí bảo vệ tài nguyên rừng Mã số: 60.62.68 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Phạm Quang Thu Hà Nội, 2010
- i LỜI CẢM ƠN Rừng bị suy thoái có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong những nguyên nhân không kém phần quan trọng là công tác quản lí, bảo vệ rừng. Chính vì vậy để có thể ngăn chặn, hạn chế sự phát dịch của bệnh, yêu cầu phải tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm sinh thái học của vật gây bệnh làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp phòng trừ và quản lí dịch bệnh có hiệu quả. Để hoàn thành chương trình đào tạo cao học tại trường Đại học Lâm nghiệp, gắn việc đào tạo với thực tiễn sản xuất. Được sự nhất trí của Khoa đào tạo sau đại học, Trường Đại học Lâm nghiệp, đặc biệt là PGS.TS Phạm Quang Thu - Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, tôi thực hiện luận văn: “Nghiên cứu bệnh hại rễ keo tai tượng (Acacia mangium) làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý dịch bệnh tại Yên Bái”. Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tôi xin chân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy PGS.TS Phạm Quang Thu, người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ. Nhân dịp này tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới ban lãnh đạo, các cán bộ Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Yên Bái, các đồng chí phụ trách kinh tế hạ tầng các huyện Văn Chấn, Trấn Yên và Văn Yên cùng toàn thể các đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này. Mặc dù đã làm việc với tất cả sự nỗ lực, nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của các nhà khoa học và bạn bè đông nghiệp. Tôi xin cam đoan Luận văn này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học, đây là công trình riêng của tôi, chưa từng xuất bản hay sao chép của ai. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 9 năm 2010 Tác giả
- ii MỤC LỤC Nội dung Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn: ......................................................................................................i Mục lục ...........................................................................................................ii Danh mục các bảng .........................................................................................iv Danh mục các hình ..........................................................................................v ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................... 4 1.1.Trên thế giới .............................................................................................................. 1.2. Ở Việt Nam .............................................................................................................. 7 1.3. Nhận xét chung ........................................................................................................ 10 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 12 2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 12 2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................................ 12 2.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 12 2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 12 2.5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 13 2.5.1. Phương pháp điều tra thu mẫu và xác định ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến tỷ lệ bị hại................................................................. 13 2.5.2. Phương pháp xác định nguyên nhân gây bệnh............................... 14 2.5.3. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vật gây bệnh trong phòng thí nghiệm ................................................................... 18 2.5.4. Đề xuất biện pháp phòng trừ .......................................................... 20 Chương 3: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..................................... 22 3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................... 22 3.2. Đời sống kinh tế - xã hội.......................................................................................... 28 3.3. Đánh giá chung ........................................................................................................ 31
- iii Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 33 4.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh và tỉ lệ bị bệnh hại rễ trong khu vực nghiên cứu . 33 4.1.1. Mô tả triệu chứng ........................................................................... 33 4.1.2. Phân lập mẫu bệnh, giám định sinh vật gây bệnh, mô tả đặc điểm các loại bào tử của vật gây bệnh .............................................................. 36 4.1.3. Xác định tỉ lệ bị bệnh (P%) Keo tai tượng trong khu vực nghiên cứu ....39 4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tỷ lệ bị bệnh tại khu vực nghiên cứu....................................................................................................................... 40 4.2.1. Ảnh hưởng của địa hình đến tỉ lệ bị bệnh ..................................... 40 4.2.2. Ảnh hưởng của độ tàn che đến tỉ lệ bị bệnh ................................... 51 4.2.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỉ lệ bị bệnh ............................... 53 4.2.4. Ảnh hưởng của tuổi cây đến tỉ lệ bị bệnh ...................................... 55 4.3. Đặc điểm sinh học của vật gây bệnh trong nuôi cấy thuần khiết ............................. 56 4.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển của khuẩn lạc ............................................................................................ 57 4.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của ẩm độ đến sinh trưởng phát triển của khuẩn lạc................................................................................................... 59 4.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của pH môi trường đến sinh trưởng phát triển của khuẩn lạc.................................................................................... 61 4.4. Đề xuất các biện pháp phòng trừ và quản lý dịch bệnh ........................................... 63 4.4.1. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh và cơ giới vật lý ................................ 64 4.4.2. Biện pháp kiểm dịch thực vật ......................................................... 65 4.4.3. Biện pháp hoá học .......................................................................... 66 Chương 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ - TỒN TẠI ....................................... 69 5.1. Kết luận .................................................................................................................... 69 5.2. Tồn tại ...................................................................................................................... 70 5.3. Kiến nghị.................................................................................................................. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 72
- iv DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 4-1 Tỷ lệ bị bệnh hại rễ keo tai trượng tại một số khu vực tỉnh Yên Bái 39 4-2 Tỷ lệ bị bệnh ở các vị trí địa hình 42 4-3 Kết quả phân tích phương sai 42 4-4 Kiểm tra sự sai khác của từng cặp về tỷ lệ bị bệnh theo địa hình 43 4-5 So sánh tỷ lệ bị bệnh ở các vị trí địa hình 43 4-6 Tỷ lệ bị bệnh ở các hướng phơi 45 4-7 So sánh tỷ lệ bị bệnh ở các hướng phơi bằng trắc nghiệm Duncan 46 4-8 Tỷ lệ bị bệnh ở các cấp độ dốc 48 4-9 Phân tích phương sai 48 4-10 Kiểm tra sự sai khác của từng cặp về tỷ lệ bị bệnh theo độ dốc 49 4-11 So sánh tỷ lệ bị bệnh ở các cấp độ dốc bằng trắc nghiệm Duncan 49 4-12 Tỷ lệ bị bệnh ở các độ tàn che 51 4-13 So sánh tỷ lệ bị bệnh ở các độ tàn che bằng trắc nghiệm Duncan 52 4-14 Tỷ lệ bị bệnh ở các mật độ trồng 53 4-15 Kiểm tra tỷ lệ bị bệnh ở mật dộ trồng khác nhau 54 4-16 Tỷ lệ bị bệnh ở các lâm phần có độ tuổi khác nha 55 4-17 Tốc độ phát triển của bào tử nấm ở các nhiệt độ khác nhau 57 4-18 Ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sinh trưởng phát triển của 60 khuẩn lạc 4-19 Tốc độ phát triển của khuẩn lạc ở các pH môi trường khác nhau 62 4-20 Kết quả đo vòng kháng nấm của thuốc 66
- v DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 4-1 Lá keo bị héo rũ 33 4-2 Lá keo bị héo từ ngọn xuống 34 4-3 Cây bị chết khô do bệnh hại rễ 34 4-4 Rễ cây bị bệnh 35 4-5 Rễ cây bị bệnh 35 4-6 Bào tử áo 37 4-7 Bảo tử noãn 37 4-8 Túi bào tử động 37 4-9 Hệ sợi nấm trên môi trường CMA 37 4-10 Biểu đồ tỷ lệ bị bệnh ở các vị trí địa hình 44 4-11 Biểu đồ tỷ lệ bị bệnh ở các hướng phơi 47 4-12 Biểu đồ tỷ lệ bị bệnh ở các độ dốc khác nhau 50 4-13 Biểu đồ bị bệnh ở các độ tàn che 52 4-14 Biểu đồ tỷ lệ bị bệnh ở mật độ trồng khác nhau 54 4-15 Biểu đồ tỷ lệ bị bệnh ở tuổi trồng khác nhau 56 4-16 Biểu đồ tốc độ phát triển của bào tử nấm 58 4-17 Hệ sợi nấm trên môi trường dinh dưỡng ở các thang nhiệt độ 59 4-18 Biểu đồ tốc độ của khuẩn lạc ở các mức độ ẩm khác nhau 60 4-19 Hệ sợi nấm trên môi trường dinh dưỡng theo thang độ ẩm 61 4-20 Biểu đồ tốc độ mọc của khuẩn lạc ở các pH môi trường 62 khác nhau 4-21 Hệ sợi nấm trên môi trường dinh dưỡng theo các thang pH 63 4-22 Khả năng kháng nấm của 3 loại thuốc so với đối chứng sau 48 giờ 67
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của đất nước ta. Ngoài chức năng là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội, rừng còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng: rừng điều hòa khí hậu toàn cầu, đảm bảo chu chuyển ôxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt vànước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước. Theo thống kê của tổ chức Nông lương thực Liên hợp quốc (FAO), trong mấy chục năm gần đây trên thế giới đã có trên 200 triệu ha rừng tự nhiên bị mất. Ở Việt Nam tình hình diễn biến tài nguyên rừng cũng xảy ra tương tự. Năm 1943, diện tích rừng toàn quốc là 14,3 triệu ha, tương ứng độ che phủ là 43%, đến ngày 31/12/2007 diện tích rừng toàn quốc là 12.837.333 ha với độ che phủ 38,2% [1] Diện tích rừng bị suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Quản lý rừng không chặt chẽ, kinh doanh rừng không đúng mục đích, khai thác rừng bừa bãi: du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy; công tác phòng chống cháy rừng chưa tốt… Một trong những nguyên nhân chính là công tác bảo vệ rừng, phòng chống sâu bệnh hại chưa được quan tâm đúng mức. Hàng năm có hàng nghìn ha rừng trên đất nước ta, đặc biệt là rừng trồng bị các trận dịch sâu bệnh tàn phá, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển của rừng mà chưa có biện pháp phòng trừ hữu hiệu. Trước những thực trạng trên, nhiệm vụ chính và quan trọng hiện nay của ngành Lâm Nghiệp và toàn xã hội là việc bảo vệ và duy trì vốn rừng hiện có, đi đôi với công tác cải tạo và xây dựng vốn rừng. Đảng và nhà Nước thông qua chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020
- 2 nhằm quản lý rừng hợp lý, đẩy nhanh tốc độ trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ vốn rừng. Phấn đấu đến năm 2010 nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 - 43% và 47% vào năm 2020 [2] Sau 2 năm thực hiện chiến lược phát triển Lâm Nghiệp, đến 31/12/ 2008 cả nước đã nâng được độ che phủ của rừng lên 38,7%, với tổng diện tích rừng là 13.118.800 ha (Theo QĐ số 1267/QĐ – BNN – KL ngày 04/5/2009 về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2008 của Bộ NN&PTNT). [4] Công tác chọn loài cây trồng phù hợp với mục đích kinh doanh và yêu cầu phòng hộ là một vấn đề quan trọng, Cây Keo tai tượng được coi là một trong các loài cây trồng chủ yếu cùng với Bạch đàn và Thông ở các chương trình, dự án tạo rừng. Theo tổng cục thống kê, đến đến 31/12/ 2008 nước ta trồng được 342.700 ha rừng, trong đó tỉnh Yên Bái trồng được 19.300 ha rừng và chủ yếu trồng các loài cây nhập nội như Keo, Bạch đàn, Thông [3]. Keo tai tượng là loài cây có phạm vi sinh thái rộng, sinh trưởng nhanh, thích ứng với các điều kiện lập địa khác nhau, có khả năng đảm bảo thành công trong công tác trồng rừng và đã được khẳng định. Là loài cây được sử dụng chủ yếu trong các chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải tạo đất. Keo tai tượng được trồng với mục đích cải tạo môi trường sinh thái, chống xói mòn, bảo vệ đất, giữ và điều tiết nguồn nước, tạo cảnh quan trong các khu du lịch, danh lam thắng cảnh,...; có giá trị sử dụng nhiều mặt, chúng cung cấp nguyên vật liệu cho ngành chế biến bột giấy, gỗ ván dăm, ngành xây dựng, tận dụng lá và hạt keo tai tượng trong công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, chế biến phân vi sinh,... Hiện nay việc kinh doanh rừng Keo tai tượng gặp phải nhiều khó khăn do sâu bệnh thường xuyên xảy ra ở vườn ươm và rừng trồng, gây ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng rừng. Bệnh nghiêm trọng có thể làm chết cây trên diện rộng. Trong đó nguy hiểm nhất là bệnh hại thân, cành Keo tai tượng.
- 3 Bệnh hại thân cành Keo tai tượng ở các tỉnh Yên Bái, Hoà Bình, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,...gây nguy hiểm và ảnh hưởng lớn đến sản lượng, chất lượng rừng trồng. Tuy nhiên cho đến nay những công trình nghiên cứu và số liệu thống kê cụ thể về bệnh hại này còn hạn chế. Mới đây tại nhiều địa phương tỉnh Yên Bái keo trồng bỗng nhiên héo ngọn, chết dần đã khiến cho người trồng rừng hết sức lo lắng. Trong khi nguyên nhân chưa được làm rõ, còn người dân xót xa khi rừng thay nhau héo và chết nên đã bất chấp dùng nhiều biện pháp nguy hiểm như phun thuốc bừa bãi ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường với mong cứu rừng. Qua điều tra sơ bộ tìm hướng nghiên cứu, chúng tôi phát hiện nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng cây Keo tai tượng héo ngọn, lá là do bị thối rễ làm cây không hút được chất dinh dưỡng dẫn tới cây ngừng sinh trưởng. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn để tìm hiểu rõ nguyên nhân và đề xuất các biện pháp quản lý dịch bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu bệnh hại rễ Keo tai tượng (Acacia mangium) làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý dịch bệnh tại Yên Bái”.
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Trên thế giới 1.1.1. Nghiên cứu về bệnh hại cây rừng Bệnh cây rừng đã được bắt đầu nghiên cứu trên 150 năm nay, là một môn khoa học còn rất non trẻ nhưng sự cống hiến cho công tác nghiên cứu khoa học, phục vụ cho đời sống sản xuất thực tiễn của các nhà bệnh cây hết sức to lớn. Năm 1874 ở châu Âu, Hartig.R. (1839- 1901) là người đặt nền móng cho việc nghiên cứu môn khoa học bệnh cây rừng. Ông đã phát hiện ra sợi nấm nằm trong gỗ và công bố nhiều công trình nghiên cứu, đến nay đã trở thành môn khoa học không thể thiếu được. Kể từ đó đến nay trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh lý cây rừng như: G.H.Hapting nhà bệnh lý cây rừng người Mỹ trong 30 năm nghiên cứu bệnh cây (1940- 1970) đã đặt nền móng cho công việc điều tra chủng loại và mức độ bị hại liên quan đến sinh lý, sinh thái cây chủ và vật gây bệnh 46 Những năm ở thập kỷ 50 của thế kỷ XX, nhiều nhà bệnh cây đã tập trung vào việc xác định loài, mô tả nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh. Đặc biệt ở các nước nhiệt đới, L. Roger (1953) đã nghiên cứu các loại bệnh hại cây rừng được mô tả trong cuốn sách bệnh cây rừng các nước nhiệt đới (Phytopathologie des pays chauds). Trong đó có một số bệnh hại lá của Thông, Keo, Bạch đàn …52. John Boyce năm 1961 xuất bản sách Bệnh cây rừng (Forest pathology) đã mô tả một số bệnh hại cây rừng. Cuốn sách này được xuất bản ở nhiều nước như: Anh, Mỹ, Canada. [36] 1.1.2. Nghiên cứu về bệnh hại Keo
- 5 Với tổng số trên dưới 1200 loài, chi Keo Acacia là một chi thực vật quan trọng đối với đời sống xã hội của nhiều nước (Boland, 1989; Boland et al., 1984; Pedley, 1987) [33][55]. Theo các ghi chép của Trung tâm giống cây rừng Ôxtrâylia (dẫn từ Maslin và McDonald, 1996) [53] thì các loài keo Acacia của Ôxtrâylia đã được gây trồng ở trên 70 nước với diện tích khoảng 1.750.000 ha vào thời điểm đó. Nhiều loài trong số đó đã đáp ứng được các yêu cầu về sử dụng cho các mục tiêu công nghiệp, xã hội và môi trường. Các loài có tiếng về cung cấp nguyên liệu gỗ và bột giấy là Keo lá tràm (A. auriculiformis), Keo lá liềm (A. crassicarpa), Keo tai tượng (A. mangium), Keo đa thân (A. aulacocarpa),... còn các loài khác như A. colei, A .tumida lại có tiềm năng cung cấp gỗ củi, chống gió và hạt làm thức ăn cho người ở một số vùng (Cossalter, 1987; House and Harwood, 1992) [38][48]. Năm 1961 – 1968 John Boyce, nhà bệnh cây rừng người Mỹ đã mô tả một số bệnh cây rừng, trong đó có bệnh hại Keo36. Năm 1953, Roger đã nghiên cứu một số bệnh hại trên cây Bạch đàn và Keo. G.F. Brown (người Anh, 1968) cũng đề cập đến một số bệnh hại Keo 52, 35. Theo nghiên cứu của Sharma J.K. (1994) [31]: Cây trồng bị khô héo, rụng lá và tàn lụi từ trên xuống dưới (chết ngược) do loài nấm hại lá Glomerlla cingulata (giai đoạn vô tính là nấm Colletotrichum gleosporioides.) đó là nguyên nhân chủ yếu của sự thiệt hại với loài Keo Acacia mangium trong vườn giống ở Papua New Guinea (FAO 1981) và Ấn Độ. Theo nghiên cứu của Lee và Goh năm 1989 loài nấm này còn gây hại với các loài Acacia ssp. Đặc biệt dưới điều kiện khí hậu ẩm ướt lá và thân cây keo bị bệnh nguyên nhân do loài Cylindroladium quinqueseptatum [51]. Nhiều nhà nghiên cứu của Ấn Độ, Malaysia, Philipin, Trung Quốc như Roger L. (1953), Spaulding.P (1961), Peace (1962), Bakshi (1964) cũng được công bố nhiều loại nấm bệnh gây hại các loài keo [52][61][56][32].
- 6 Tại hội nghị lần thứ III họp tại Đài Loan cuối tháng 6 năm 1964, nhóm tư vấn nghiên cứu và phát triển của các loài Acacia, nhiều đại Biểu kể cả các tổ chức Quốc tế như CIFOR (Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế) cũng đã đề cập đến các vấn đề sâu bệnh hại các loài Acacia. (Zhou Zaizhi.1964) [66] Trong thực tế có một số nấm bệnh đã được phân lập từ một số loài keo. Đó là nấm Glomerella cingulata gây bệnh đốm lá ở A. simsii; nấm Uromycladium robinsonii gây bệnh rỉ sắt ở lá giả loài A. melanoxylon; nấm Oidium sp. có trên các loài A. mangium và A. auriculiformis ở Trung Quốc nhưng loài A. confusa (Đài Loan tương tư) địa phương lại không bị bệnh Chris Lang .1996 37. Các nghiên cứu về các loại bệnh ở keo Acacia cũng đã được tập hợp khá đầy đủ vào cuốn sách “Cẩm nang bệnh keo nhiệt đới ở Ôxtrâylia, Đông Nam Á và ấn Độ” (Old et al., 2000) trong đó có các bệnh khá quen thuộc đã từng gặp ở nước ta như bệnh bệnh phấn trắng (Powdery mildew), bệnh đốm lá, bệnh phấn hồng và rỗng ruột (Heart rot) [58]. 1.1.3. Một số nghiên cứu về sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM Về phòng trừ vật gây hại nói chung, bệnh cây nói riêng, trong những năm gần đây các nhà khoa học đã kết hợp việc khống chế sinh vật với lợi ích kinh tế và cân bằng sinh thái đã đưa ra khái niệm về quản lý vật gây hại tổng hợp hay phòng trừ tổng hợp IPM (Integrated Pest Management). Năm 1976, Water đã định nghĩa IPM như sau: “Quản lý vật gây hại tổng hợp là sách lược thông qua việc vận dụng nguyên lý sinh thái học phù hợp với hiệu quả kinh tế và xã hội, bao gồm các biện pháp đề phòng vật gây hại phát sinh, làm giảm bớt và điều chỉnh quần thể vật gây hại, giữ mật độ quần thể ở mức độ có thể chịu đựng được, nghĩa là từ thiết kế đến thi công, trong quá trình quản lý tài nguyên rừng phải hoàn toàn tổng hợp” [65].
- 7 Saarenmaa. H. (1992). [62 ] đã đề ra các bước nghiên cứu IPM như sau: - Phân tích vị trí vật gây hại trong hệ sinh thái rừng, xác định ngưỡng gây hại kinh tế của vật gây hại. - Lập phương án làm giảm sâu bệnh hại chủ yếu bao gồm cả việc tạo sinh vật thiên địch mới trong tự nhiên, chọn cây chống chịu, thay đổi môi trường sống của vật gây hại. - Trong tình hình khẩn cấp, tìm biện pháp phòng trừ ít ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Nếu cần có thể dùng thuốc hoá học nhưng phải nghiên cứu tỷ mỷ đến loại thuốc, liều lượng, nồng độ, thời gian và phạm vi sử dụng. - Xây dựng phương án kỹ thuật khống chế sâu bệnh hại. L. Araujo và cộng sự đã tiến hành biện pháp phòng trừ sinh học bằng việc sử dụng sản phẩm trao đổi chất của vi khuẩn Bacillus sp., được phân lập từ mô thực vật. Ông và cộng sự đã đi sâu vào nghiên cứu các loài vi khuẩn sống trong mô của thực vật để tìm ra các chất kháng sinh có khả năng kiềm chế các nguồn gây bệnh ở cây trồng bằng phương pháp sinh học nhằm làm giảm bớt tác động đến môi trường, bởi hiện nay con người đang sử dụng rất nhiều chất hoá học để phòng trừ bệnh cây và côn trùng gây hại trên các cánh đồng. Phương pháp phòng trừ sinh học của ông tạo nên từ các vi sinh vật sống nội sinh. Đó là những tổ chức vi sinh vật mà có ít nhất có một pha đời sống của chúng sống ở trong cây chủ mà chúng không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Với phương pháp này nhóm của ông đã phân lập và tuyển chọn một số mẫu vi khuẩn nội sinh được lựa chọn trong các giống cam, quýt nghiên cứu để tìm ra các chất kháng sinh mới có hiệu lực cao trong việc phòng trừ nấm bệnh [30]. 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Những nghiên cứu về bệnh trong nước Nghiên cứu về bệnh cây rừng ở nước ta bắt đầu muộn hơn so với các nước trên thế giới.
- 8 Theo Trần Văn Mão, 1997 [13] môn Bệnh cây rừng ở Việt Nam không có ngày sinh. Môn học bệnh cây rừng được bắt đầu giảng dạy ở trường Đại học Lâm nghiệp từ năm 1963. Từ đó đến nay các nhà khoa học bệnh cây rừng đã đóng góp đáng kể cho nền khoa học chung trong cả nước, nhiều công trình điều tra bệnh cây rừng đã được công bố. Năm 1974 giáo trình bệnh cây rừng đã được xuất bản lần đầu tiên ở nước ta. Cùng với sự phát triển khoa học côn trùng rừng khoa học bệnh cây rừng đã có những bước phát triển từ khi thành lập bộ môn gỗ sâu bệnh 1964, bộ môn bảo vệ thực vật năm 1968 tại trường Đại học Lâm nghiệp. Trải qua gần 40 năm, chúng ta đang ở giai đoạn đầu của giai đoạn thứ ba của lịch sử phát triển bệnh cây rừng.[12] Từ năm 1971, với nhiều công trình nghiên cứu của mình, Trần Văn Mão đã bắt đầu công bố một số bệnh trên các loài cây: Trẩu, Sở, Quế, Hồi, Thông … Bệnh hại thân cành đã được các tác giả: Lê Văn Liễu, Nguyễn Sỹ Giao, Phạm Văn Mạch [11]. Năm 1994, trên Tạp chí Lâm nghiệp, Trần Văn Mão đã đưa ra một số biện pháp phòng trừ bệnh hại thân cành Keo và Bạch đàn.[16] [17] Năm 2002, Trên tạp chí Nông nghiệp & PTNT, Phạm Quang Thu đã điều tra bệnh hại Keo tai tượng ở Lâm trường Đạ Tẻh, Lâm Đồng và đưa ra một số biện pháp phòng trừ, quản lí bệnh hại tại địa phương. [21] Năm 2003, Bài giảng chuyên môn hoá, Trường đại học Lâm nghiệp, Phạm Quang Thu đã nghiên cứu và nêu ra bệnh hại một số loài cây trồng chính ở Việt Nam. [24] 1.2.2. Những nghiên cứu về bệnh hại Keo Từ đầu những năm 1980 trở lại đây, nhiều loài Keo đã được nhập về thử nghiệm ở nước ta như Keo tai tượng (A. mangium), Keo lá liềm (A. crassicarpa), Keo đa thân (A. aulacocarpa), Keo bụi (A. cincinnata), Keo lá
- 9 sim (A. holosericea) và sau này là Keo lai tự nhiên được phát hiện và chủ động lai tạo (Sedgley et al., 1992) 63]. Trong những năm gần đây nhiều nhà nghiên cứu bệnh cây rừng nước ngoài đã tiến hành nghiên cứu lâu năm ở nước ta về bệnh hại keo như Sharma J.K. (1994) đã công bố trong báo cáo chuyên đề bệnh cây ở Việt Nam [29]. Một vài năm gần đây khi diện tích gây trồng keo đã tăng lên đáng kể (gần 230.000 ha vào cuối năm 1999) thì cũng đã xuất hiện bệnh ở rừng trồng. Tại Đạ Tẻh (Lâm Đồng) Keo tai tượng trồng thuần loài trên diện tích 400 ha đã có 118,5 ha bị bệnh với tỷ lệ từ 7 đến 59% trong đó có một số diện tích bị khá nặng (Phạm Quang Thu, 2002) [23]. Tại Bầu Bàng, một số dòng Keo lai đã bị mắc bệnh phấn hồng (Pink Disease) với tỷ lệ mắc và mức độ bệnh khá cao gây thiệt hại cho sản xuất. Tại Kon Tum năm 2001, có khoảng 1000 ha rừng keo lai 2 tuổi bị nhiễm bệnh loét thân, thối vỏ và dẫn đến khô ngọn. Tỷ lệ nặng nhất là ở Ngọc Tụ, Ngọc Hồi (Kon Tum) lên đến 90% số cây bị chết ngọn 21. Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001 – 2005) thực hiện đề tài: “Chọn giống kháng bệnh cho năng xuất cao, kháng bệnh cho bạch đàn và keo”, tác giả đã tiến hành điều tra bệnh hại các loài keo ở vườn ươm và rừng trồng, một số bệnh quan trọng được tác giả nhắc đến là: bệnh phấn hồng do nấm Corticium salmonicolor, bệnh loét thân do nấm Colletotrichum gloeosporioides và nấm Pestalotiopsis neglecta và Pestalotiopsis acaciae, bệnh rỗng ruột do nấm Ganoderma spp [19]. Bệnh hại thân cành keo được nghiên cứu đề cập đến về các mặt như phát hiện bệnh, mô tả triệu chứng của bệnh, Trần Văn Mão, Phạm Quang Thu[17], [24]. 1.2.3. Một số nghiên cứu về sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM ở Việt Nam
- 10 Năm 1988, Biện pháp phòng trừ các loại nấm bệnh bằng các chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ nấm và vi khuẩn đã được rất nhiều nhà khoa học trong nước nghiên cứu và áp dụng. GS. Nguyễn Lân Dũng, TS. Phạm Văn Ty và Lê Mai Hương đã sử dụng xạ khuẩn để phòng chống bệnh thối cổ rễ cây thông con ở vườn ươm do nấm Fusarium oxysporum gây ra. 8 TS. Phạm Văn Mạch, năm 1991 trong công trình nghiên cứu của mình đã sử dụng các chủng Tricoderma spp, xạ khuẩn Streptomyces spp để phòng chống bệnh thối cổ rễ cây thông con vườn ươm. Tuy nhiên những nghiên cứu này mới dừng lại ở những thí nghiệm các chủng nấm và xạ khuẩn đều được phân lập từ đất. 11 Sử dụng vi sinh vật nội sinh thực vật có khả năng ức chế sự phát triển của nấm gây bệnh cây rừng đã được nghiên cứu ở Việt Nam từ năm 2002 (Phạm Quang Thu, 2002) 24. Các tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu khả năng tương tác của các vi sinh vật có khả năng ức chế sinh vật gây bệnh với các loài sinh vật đặc thù khác nhau như vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật kích thích sinh trưởng, vi sinh vật cố định đạm nội sinh và cộng sinh, vi sinh vật đối kháng với nấm gây bệnh…để tạo ra chế phẩm hỗn hợp được gọi là “phân vi sinh chức năng”. Phân vi sinh chức năng này đã được nghiên cứu và sản xuất thử cho từng đối tượng cây trồng như: cây Bông, cây Đậu, cây Cà chua, cây Điều và một số cây khác như cây keo, cây Thông nhựa, Thông mã vĩ (Phạm Văn Toản, Nguyễn Phương Chi, Phạm Việt Cường, Phạm Quang Thu, 2004) [25]. 1.3. Nhận xét chung Các công trình nghiên cứu trên đã đánh dấu một bước phát triển mới về nghiên cứu bệnh hại cây rừng nói chung và bệnh hại thân cành keo nói riêng, có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất thực tiễn và khoa học. Những công trình nghiên cứu này sẽ góp phần bổ sung thêm lượng kiến thức về bệnh cây rừng thêm đầy đủ trong việc điều tra nghiên cứu về bệnh hại, xác định vật gây
- 11 bệnh, đặc tính sinh thái học và sinh vật học của vật gây bệnh, đề xuất các giải pháp phòng trừ và quản lý dịch bệnh hại nhằm phát triển tốt loài Keo tai tượng phục vụ nhu cầu kinh doanh và sinh thái của người trồng rừng.
- 12 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Bệnh hại rễ gây chết Keo tai tượng (Acacia mangium). 2.2. Địa điểm nghiên cứu Yên Bái có 7 huyện bao gồm Yên Bình, Trấn Yên, Văn Yên, Lục Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu và Mù Cang Chải trong đó huyện Trấn Yên, huyện Văn Yên, huyện Văn Chấn là khu vực rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) phổ biến nhất nên đề tài được tiến hành nghiên cứu chủ yếu ở ba huyện trên. Đề tài được thực hiện tại Phòng Nghiên cứu bảo vệ thực vật rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 2.3. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng về bệnh hại rễ gây chết keo tai tượng (Acacia mangium) ở Yên Bái. Xác định được sinh vật gây bệnh hại rễ gây chết Keo tai tượng. 2.4. Nội dung nghiên cứu 2.4.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh và tỉ lệ bị bệnh hại rễ trong khu vực nghiên cứu + Mô tả triệu chứng của bệnh + Phân lập mẫu bệnh, mô tả đặc điểm các loại bào tử của vật gây bệnh + Giám định sinh vật gây bệnh + Xác định tỷ lệ bị bệnh hại rễ làm chết cây tại các khu vực điều tra 2.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tỷ lệ bị bệnh tại khu vực nghiên cứu + Ảmh hưởng của địa hình (Độ dốc, hướng dốc và vị trí) đến tỷ lệ bị bệnh.
- 13 + Ảnh hưởng của độ tàn che đến tỷ lệ bị bệnh + Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ bị bệnh. + Ảnh hưởng của tuổi cây đến tỷ lệ bị bệnh. 2.4.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của vật gây bệnh trong nuôi cấy thuần khiết + Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển của khuẩn lạc. + Ảnh hưởng của ẩm độ đến sinh trưởng và phát triển của khuẩn lạc. + Ảnh hưởng của pH môi trường đến sinh trưởng và phát triển của khuẩn lạc. 2.4.4. Đề xuất biện pháp quản lý dịch bệnh + Biện pháp lâm sinh + Biện pháp kiểm dịch thực vật + Biện pháp hoá học 2.5. Phương pháp nghiên cứu 2.5.1. Phương pháp điều tra thu mẫu và xác định ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến tỷ lệ bị hại 2.5.1.1. Điều tra sơ bộ Phương pháp điều tra sơ bộ: Lập các tuyến điều tra đại diện cho các dạng địa hình, loài cây, đất đai, thực bì. Tuyến điều tra đi theo đường đồng mức, đường mòn. Trên tuyến, cứ cách 100 m lại xác định một điểm điều tra vuông góc với tuyến và cách tuyến điều tra 20 m. Căn cứ vào kết quả điều tra để xác định điểm bị bệnh hại rễ Keo, khoanh trên bản đồ địa hình hoặc bản đồ hiện trạng sử dụng đất những diện tích bị bệnh hại làm cơ sở cho điều tra tỷ mỉ. 2.5.1.2. Điều tra tỷ mỉ Mục đích là để nắm vững tình hình phân bố, tỷ lệ bị hại đồng thời nghiên cứu mối quan hệ giữa vật gây bệnh và các nhân tố sinh thái xung quanh ảnh hưởng tới sự phát sinh, sinh trưởng và phát triển của bệnh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn