intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để định hướng sử dụng đất nương rẫy tại xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

20
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này nghiên cứu đánh giá được những thành công và tồn tại trong quy hoạch sử dụng đất xã Đôn Phong nói chung và sử dụng đất nương rẫy nói riêng. Xác định được cơ sở lý luận và thực tiễn để định hướng sử dụng đất nương rẫy tại xã Đôn Phong huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để định hướng sử dụng đất nương rẫy tại xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

  1. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------- PHẠM THỊ HIỀN LƯƠNG NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NƯƠNG RẪY TẠI XÃ ĐÔN PHONG HUYỆN BẠCH THÔNG TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI - 2009
  2. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Bá Ngãi người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Đào tạo sau đại học, các thầy giáo, cô giáo trong trường đại học Lâm nghiệp đã giúp đỡ trong quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Uỷ ban nhân dân xã Đôn Phong - huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi để hoàn thành nhiệm vụ khoá học, các đồng chí trong phòng kỹ thuật, cán bộ và nhân dân xã Đôn Phong đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu. Mặc dù đã rất nỗ lực nghiên cứu, học tập, nhưng do trình độ và thời gian hạn chế, nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng xây dựng của các thày cô giáo, các nhà khoa học và đồng nghiệp. Tôi xin cam đoan mọi số liệu là đúng sự thực, luận văn là do tôi viết không sao chép của bất kỳ tác giả nào khác. Hà Nội, tháng 10 năm 2009 Tác giả
  3. I MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ii DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. iii ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 3 1.1.Trên thế giới............................................................................................... 3 1.2. Trong nước ............................................................................................... 6 1.3.Một số điểm rút ra phục vụ nghiên cứu............................................... 14 CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 18 2.1.Mục tiêu.................................................................................................... 18 2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 18 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 18 2.3.1. Chọn đối tượng nghiên cứu.................................................................. 20 2.3.2. Chọn điểm nghiên cứu .......................................................................... 20 2.3.3. Thu thập và phân tích các tài liệu có sẵn tại địa phương. ................... 21 2.3.4. Điều tra ngoại nghiệp ........................................................................... 22 2.3.4.1. Phương pháp điều tra nhanh ........................................................... 22 2.3.4.2. Sử dụng công cụ đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA).... .......................................................................................................... 22 2.3.4.3. Phương pháp đánh giá đất đai ......................................................... 23 2.3.4.4. Phương pháp phân tích hệ thống canh tác ..................................... 24 2.3.4.5. Phương pháp điều tra xã hội học ..................................................... 25 2.3.5. Nội nghiệp ............................................................................................. 25 2.3.5.1. Tổng hợp, phân tích thông tin cơ bản về tự nhiên và kinh tế - xã hội ......................................................................................................................... 25 2.3.5.2. Xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu................................................ 26
  4. II 2.3.5.3. Phân tích chi phí và lợi ích (CBA) ................................................... 27 CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ ĐÔN PHONG ................................................................................................ 29 3. 1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 29 3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 29 3.1.2. Địa hình ................................................................................................. 29 3.1.3. Khí hậu thủy văn ................................................................................... 29 3.1.3.1. Khí hậu .............................................................................................. 29 3.1.3.2.Thủy văn ............................................................................................. 30 3.1.4. Đất đai ................................................................................................... 30 3.1.4.1. Tài nguyên đất ................................................................................... 30 3.1.4.2. Tài nguyên nước ............................................................................... 31 3.1.4.3. Tài nguyên rừng ................................................................................ 32 3.1.4.4. Tài nguyên nhân văn ........................................................................ 32 3.1.5. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập................................................ 33 3.1.5.1. Dân số ................................................................................................ 33 3.1.5.2. Lao động, việc làm và thu nhập ....................................................... 34 3.1.6. Giao thông............................................................................................. 35 3.1.7. Thuỷ lợi ................................................................................................. 35 3.1.8. Giáo dục - đào tạo ................................................................................ 35 3.1.9. Y tế - Văn hóa ........................................................................................ 36 3.1.9.1. Y tế ..................................................................................................... 36 3.1.9.2. Văn hoá.............................................................................................. 36 3.2. Thực trạng kinh tế - môi trường - xã hội............................................... 36 3.2.1. Thực trạng kinh tế ................................................................................. 36 3.2.1.1. Trồng trọt ........................................................................................... 36 3.2.1.2. Chăn nuôi .......................................................................................... 37 3.2.1.3. Lâm nghiệp ........................................................................................ 38 3.2.2. Môi trường ............................................................................................ 40
  5. III 3.2.3. Thuận lợi, khó khăn của xã Đôn Phong ............................................... 40 3.2.3.1. Thuận lợi ........................................................................................... 40 3.2.3.2. Khó khăn ........................................................................................... 41 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 42 4.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai và đất nương rẫy khu vực nghiên cứu ...................................................................................................... 42 4.1.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất xã Đôn Phong .................................. 42 4.1.1.1. Trình tự quy hoạch sử dụng đất tại xã Đôn Phong ........................ 42 4.1.1.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Đôn Phong ..................................... 45 4.1.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nương rẫy ........................................ 48 4.1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nương rẫy của địa phương ....................... 48 4.1.2.2. Ảnh hưởng của sản xuất nương rẫy đến tài nguyên đất và rừng .. 52 4.1.2.3. Các nguyên nhân về sự tồn tại của canh tác nương rẫy luân canh ......................................................................................................................... 55 4.2. Các chính sách liên quan đến canh tác nương rẫy ............................. 56 4.2.1. Vai trò, ảnh hưởng của các chính sách đến hoạt động CTNR ............. 57 4.2.2. Định hướng quy hoạch sử dụng đất dốc ............................................... 61 4.3. Thu nhập và sự phụ thuộc của người dân vào canh tác nương rẫy .. 64 4.3.1. Cơ cấu thu nhập .................................................................................... 64 4.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất đến thu nhập .............................. 66 4.4. Kinh nghiệm và một số mô hình canh tác nương rẫy của người dân ......................................................................................................................... 69 4.5. Đánh giá khả năng thích hợp cây trồng ............................................... 74 4.6. Định hướng sử dụng đất NR cho khu vực nghiên cứu ....................... 76 4.6.1.Đất nương rẫy cố định ........................................................................... 76 4.6.2. Đất nương rẫy không cố định ............................................................... 79 4.6.2.1. Mô hình: Luồng + Lúa rẫy ............................................................... 84 4.6.2.2. Mô hình: Trám + Keo + Lúa rẫy ..................................................... 85 4.6.2.3. Mô hình: chè Shan + lúa rẫy........................................................... 86
  6. IV 4.6.2.4. Mô hình: Quế + keo lai + lúa rẫy ..................................................... 87 4.2.6.6. Mô hình: Xoan + sắn ........................................................................ 89 4.6.3. Một số giải pháp về cơ chế chính sách ................................................. 92 CHƯƠNG V KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ ........................ 95 5.1. Kết luận ................................................................................................... 95 5.2. Tồn tại ..................................................................................................... 96 5.3. Khuyến nghị............................................................................................ 96
  7. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Chú giải NR Nương rẫy CTNR Canh tác nương rẫy NRCĐ Nương rẫy cố định NRLC Nương rẫy luân canh NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn QLBVR Quản lý bảo vệ rừng BVR Bảo vệ rừng ĐNLR Đốt nương làm rẫy NLKH Nông lâm kết hợp HGĐ Hộ gia đình ICRAF Trung tâm nghiên cứu nông lâm kết hợp quốc tế FAO Tổ chức nông lương thế giưói VASI Viện Khoa Học Kĩ Thuật Việt Nam
  8. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Diện tích đất nương rẫy ở Việt Nam ………………...…………...13 Bảng 2.1: Công cụ PRA cho điều tra tại các điểm nghiên cứu………...….. 23 Bảng 2.2: Phương pháp phân tích hệ thống canh tác ………………...……..24 Bảng 3.1. Số hộ và số nhân khẩu của xã Đôn Phong ……………………….33 Bảng 3.2: Kết quả điều tra kinh tế hộ tại xã Đôn Phong ………...………….39 Bảng 4.1: Hiện trạng sử đất của xã Đôn Phong năm 2005 …………...…………………………………………………………………..46 Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất sản xuất xã Đôn Phong ………………………………………..…………………………..………….49 Bảng 4.3: Kết quả phỏng vấn về hiện trạng đất sau CTNR …................…..53 Bảng 4.4: Năng suất cây trồng giảm do xói mòn và thoái hoá đất…..….....54 Bảng 4.5: Phương pháp sử dụng đất theo cấp độ dốc………………..……. .61 Bảng 4.6: Cơ cấu thu nhập của 3 nhóm hộ …………………………………66 Bảng 4.7: Kết quả phân tích ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất theo hàm cobb- douglass…………………………….…………………………………68 Bảng 4.8: Cơ cấu cây trồng trong hệ canh tác nương rẫy………….......……72 Bảng 4.9: Đầu vào cho canh tác lúa nương……………………………….....74 Bảng 4.10: Tổng hợp kết quả đánh giá khả năng thích hợp của các loài cây lâm nghiệp tại xã Đôn Phong …………………………….…………………75 Bảng 4.11: Địn hướng sử dụng đất NRKCĐ...…………….…..……..…......81 Bảng 4.12: Các mô hình cụ thể dựa trên định hướng sử dụng đất……….………………………………………………………………….83 Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế của các mô hình ……………………..………..91
  9. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Các bước thực hiện đề tài nghiên cứu............................................ 19 Hình 4.1: Các bước QHSD đất của xã Đôn Phong …………………………44 Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất xã Đôn Phong ………………………47 Hình 4.3: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất nương rẫy cố định của xã Đôn Phong.............................................................................................................. 50 Hình 4.4: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất nương không cố định xã Đôn Phong.............................................................................................................. 51 Hình 4.6: Biểu đồ kết quả phỏng vấn về tình trạng đất sau CTNR ................53 Hình 4.7: Hệ CTNR Lúa – Ngô bỏ hoá trước năm 1985………...………...73 Hình 4.8: Hệ CTNR Lúa – Ngô bỏ hoá sau năm 1985 ………………...….73 Hình 4.9: Bản đồ QHSD đất xã Đôn Phong ……………………….……….82 Hình4.10 : Mô hình NLKH Luồng xen lúa rẫy……………...……………....84 Hình4.11: Mô hình NLKH Trám, Keo lai và lúa rẫy……………………. ..86 Hình 4.12: Mô hình NLKH chè Shan và lúa rẫy…………………...………. 87 Hình4.13: Mô hình NLKH Quế, Keo và lúa rẫy………….……..……… ..88 Hình 4.14: Mô hình NLKH Mỡ và lúa rẫy ………….……..………………89 Hình 4.15: Mô hình NLKH Xoan và sắn …………….………………..……90
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề nương rẫy, canh tác trên đất dốc của đồng bào các dân tộc vùng cao đã hình thành, tồn tại hàng nghìn năm nay, là một loại hình canh tác truyền thống nằm trong hệ sinh thái nông nghiệp của vùng đồi núi. Nương rẫy và canh tác trên đất dốc luôn gắn với công tác bảo vệ rừng. Trong một chừng mực có thể kiểm soát được thì nương rẫy không làm tăng thêm nguy cơ phá rừng tự nhiên, mà nó góp phần ổn định tình hình dân cư sinh sống, tạo nguồn lương thực tại chỗ nhằm thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng. Tuy nhiên trong những năm gần đây, công tác nương rẫy của đồng bào các dân tộc vùng núi cơ bản vẫn nằm ngoài sự quản lý của các cơ quan chức năng. Nhiều diện tích rừng tự nhiên vẫn bị phá hàng năm để sản xuất lương thực và các loại cây công nghiệp khác. Rừng tiếp tục bị suy giảm nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng đất canh tác và đe dọa môi trường sinh thái. Từ đó, đáng lẽ nương rẫy phải được coi là một hiện tượng khách quan, nằm trong hệ sinh thái nông nghiệp bền vững, thì bị tách ra, bị coi là thủ phạm đứng đầu về phá rừng, và luôn bị các nhà quản lý về lâm nghiệp, nông nghiệp né tránh khi hoạch định các chính sách về chiến lược đất đai. Trong số đó điển hình có xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Đôn Phong là xã nghèo, vùng cao thuộc diện chương trình 135 của huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn. Với tổng diện tích tự nhiên là 12.759 ha, trong đó đất đồi núi chiếm hơn 96% trên địa bàn xã có 2.144 nhân khẩu gồm 6 dân tộc anh em (Tày, Dao, Kinh, Nùng, Hoa, Sán chỉ). Mỗi dân tộc đều có phương thức canh tác và phong tục tập quán riêng song họ đều có điểm chung đó là thu nhập chủ yếu vẫn từ sản xuất nông nghiệp và canh tác nương rẫy. Mặc dù diện tích đất sản xuất của xã rộng lớn nhưng do phương thức canh tác lạc hậu không tập trung, bên cạnh đó người dân thiếu vốn sản xuất, giống cây trồng, vật
  11. 2 nuôi kém chất lượng dẫn đến năng xuất và thu nhập thấp vì vậy mà người dân ở đây vẫn nằm trong tình trạng thiếu lương thực, tỷ lệ hộ đói nghèo trong xã còn rất cao (49%). Sự đói nghèo thiếu lương thực cùng với sức ép dân số đã khiến tình trạng phá rừng, đốt nương làm rẫy ngày càng gia tăng dẫn đến tài nguyên rừng và đất rừng giảm sút nghiêm trọng cả về diện tích và chất lượng đặc biệt là chức năng phòng hộ, khả năng giữ đất, giữ nước bị hạn chế hiện tượng lũ lụt và sa mạc hóa có thể xảy ra bất cứ lúc nào gây ra những rủi ro trong sản xuất của người dân. Canh tác nương rẫy không hợp lý, đất đai bị cào đi xới lại nhiều lần các cây trồng ít có khả năng bảo vệ đất dẫn đến đất đai ngày càng thoái hóa bạc màu điều này cũng đồng nghĩa với việc hiệu quả canh tác thấp năng xuất, sản lượng cây trồng giảm người dân đói lại càng đói hơn. Để phần nào cải thiện tình hình trên góp phần giúp người dân canh tác nương rẫy hiệu quả hơn tôi xin đưa ra một vài quan điểm của mình trong đề tài: “ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để định hướng sử dụng đất nương rẫy tại xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn”
  12. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới CTNR đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm từ việc phân tích kiến thức cổ truyền của người địa phương đến những ảnh hưởng trực tiếp của CTNR đối với môi trường. Katherine Warner đã tổng kết một số vấn đề du canh tại vùng nhiệt đới thuộc châu Á, châu Phi và châu Mỹ la tinh trong cuốn sách "Một số vấn đề du canh liên quan đến kiến thức kỹ thuật địa phương và quản lý tài nguyên tại vùng nhiệt đới ẩm thuộc Á- Phi- Mỹ la tinh" (Katherine Warner, FAO, Rome, 1991)[34]. Theo tác giả, du canh thể hiện phản ứng của con người khi gặp khó khăn trong việc xây dựng một hệ thống nông nghiệp sinh thái ở trong rừng nhiệt đới. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới có đặc trưng chung là đất dễ bị thoái hoá nhưng đa dạng hệ động và thực vật cực kỳ phong phú, cung cấp ít dinh dưỡng nhưng lại có hàng loạt các loài cây có khả năng cạnh tranh đối với cây lương thực, thực phẩm. Qua cách phát đốt thảm thực vật rừng người dân du canh đã tìm cách loại trừ các loài cây cạnh tranh, tập trung chất dinh dưỡng để thâm canh các loài cây lương thực. Đó là một tác động tích cực vào rừng để đạt tới quá trình diễn thế mới có ích cho người dân. Tuy nhiên, đối với người nông dân du canh tổng hợp, đó chỉ là sự can thiệp tạm thời vào hệ sinh thái rừng. Diễn thế bắt đầu tái diễn, trong nhiều trường hợp các phương thức du canh lại tích cực góp sức vào quá trình tái tạo của rừng. Dạng du canh tổng hợp không phá rừng mãi mãi, nó thay thế rừng bằng một loạt diễn thế cây tái sinh mà đối với người du canh lại sinh lợi nhiều hơn là rừng tự nhiên ban đầu (FAO, 1978) ( Katherine Warner, 1991 [34]). Ảnh hưởng của CTNR đến môi trường được nhiều tác giả quan tâm. Naprakabob et al. (1975) nghiên cứu ảnh hưởng của CTNR đối với chế độ
  13. 4 thuỷ văn, lưu vực nước, xói mòn và độ phì của đất tuỳ thuộc từng nơi, cường độ canh tác trên NR, kỹ thuật canh tác và loại hoa mầu canh tác. Saplaco (1981) đã nghiên cứu lượng xói mòn đất do CTNR ở vùng núi Makiling, Philippin. Tác giả đã phát hiện các rẫy mới làm có mức độ xói mòn cao nhất, đất đồng cỏ có lượng đất mất ít nhất. Brunig và cộng sự (1975) đã chứng minh CTNR ở Sabah, Malaysia trong thời gian canh tác đã gây ra mức độ xói mòn từ 0,5 đến 2 mm đất (10 đến 40 tấn/ha) trên đất rừng tự nhiên (Nguyễn Văn Sở [69]). Jordan (1980)[123] đã nghiên cứu sự rửa trôi các chất như Kali, Magiê và Nitơ trong năm đầu trồng hoa màu như khoai mì, dứa, điều và cây khoai mỡ. Các chất dinh dưỡng trong đất CTNR giảm dần do hoa màu được thu hoạch mang đi khỏi hệ thống, chất hữu cơ bị oxy hoá mất đi, do bị rửa trôi hay bị xói mòn lôi cuốn theo dòng chảy trên bề mặt. Khi các chất dinh dưỡng giảm đến mức mà năng suất hoa màu quá thấp không thoả mãn nhu cầu của người canh tác thì đất NR sẽ bị bỏ hoá và một mảnh rừng khác lại được chọn để phát đốt canh tác trở lại. Theo nhận xét của FAO(1980), cứ mỗi lần mảnh đất quay trở lại để phát đốt canh tác thì dinh dưỡng trong đất lại bị cạn kiệt dần và năng suất của hoa mầu càng thấp dần, thời gian canh tác trên đất NR càng ngắn dần lại. Tuy nhiên, theo Nye và Greenland (1960) nhiều nơi trên thế giới CTNR truyền thống đã thấy kéo dài hàng trăm năm mà không thấy có dấu hiệu nào đất xấu đi và năng suất hoa màu giảm sút qua nhiều chu kỳ canh tác( Nguyễn Văn Sở [69]) Viện quốc tế và môi trường Anh quốc cũng rất chú ý tới việc nghiên cứu về nông nghiệp du canh. Do vậy Viện đã chủ quản và điều hành một dự án về đánh giá thực trạng du canh của 3 nước Lào, Việt nam và Thái Lan với nguồn tài trợ kinh phí bởi Bộ ngoại giao Hà Lan. Tên dự án là Nông nghiệp du canh ở Thái Lan, Lào và Việt Nam: đặc điểm kinh tế, xã hội, môi trường so với các
  14. 5 kiểu sử dụng đất thay thế (1991-1994). Ở Thái Lan đã tiến hành nghiên cứu nương rãy du canh ở miền Bắc Thái Lan, các kiểu sử dụng đất thay thế du canh (cây ăn quả, rau cải bắp, lâm sản ngoài gỗ: tre, nấm... ). Các kết quả nghiên cứu đề cập tới những vấn đề có liên quan tới tính bền vững các kiểu sử dụng đất thay thế như chính sách, quyền sở hữu đất, quản lý cộng đồng, chuyển giao kỹ thuật phù hợp, quản lý sâu bệnh, độ phì đất và sử dụng nguồn lâm sản ngoài gỗ... . Tổ chức nghiên cứu Nông lâm kết hợp ICRAF cũng quan tâm nghiên cứu nông nghiệp du canh thực hiện Chương trình “Thay thế nông nghiệp du canh: Chiến lược toàn cầu (ASB)”. Cốt lõi chương trình là áp dụng các phương thức nông lâm kết hợp trong sử dụng đất và thực hiện thí điểm ở một số nước (Thái Lan) để phát triển cho các nước lân cận. Ngoài ra trong thời gian gần đây ICRAF quan tâm nghiên cứu nông nghiệp du canh dưới góc độ sử dụng đất bỏ hoá trong các điều kiện khác nhau. Hội nghị thế giới về Lâm nghiệp và phát triển bền vững tổ chức tháng 3 năm 1996 ở Inđônêsia cũng đề cập tới vấn đề nông nghiệp du canh. Những ý kiến thảo luận của các nước đều cho rằng nông nghiệp du canh trong giai đoạn hiện nay là không bền vững gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và là một trong những nguyên nhân gây nên mất rừng ở nhiều nước. Các vấn đề được quan tâm phân tích là làm sao có thể nâng cao lợi ích với người du canh, giảm bớt sức ép tới rừng. Các giải pháp tập trung đề nghị là: - Giao quyền sở hữu rừng tới người dân du canh địa phương. - Chính phủ tạo điều kiện giúp đỡ cộng đồng về kỹ thuật và vốn để phát triển hệ thống nông lâm kết hợp và thị trường. - Thực hiện các chính sách đất đai phù hợp và xây dựng kế hoạch sử dụng đất đảm bảo giảm sức ép tới rừng và di dân tới các vùng còn rừng.
  15. 6 - Khuyến khích phát triển các xí nghiệp địa phương quy mô nhỏ để thu hút và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. - Cải thiện, mở mang cơ sở hạ tầng. - Giúp đỡ tích cực chương trình khuyến nông, khuyến lâm. Ở Inđônêsia từ những năm 1970 Chính phủ đã thực hiện các chương trình định canh để hạn chế nông nghiệp du canh. Mục tiêu là trong 5 năm sẽ định cư được 500. 000 hộ gia đình, nhưng trong thực tiễn sau 18 năm mới định canh được 123. 000 hộ. Nguyên Hội nghị thế giới về Lâm nghiệp và phát triển bền vững tổ chức tháng 3 năm 1996 ở Inđônêsia cũng đề cập tới vấn đề nông nghiệp du canh. Những ý kiến thảo luận của các nước đều cho rằng nông nghiệp du canh trong giai đoạn hiện nay là không bền vững gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và là một trong những nguyên nhân gây nên mất rừng ở nhiều nước. Các vấn đề được quan tâm phân tích là làm sao có thể nâng cao lợi ích với người du canh, giảm bớt sức ép tới rừng. Ở Trung quốc nhà nước cũng rất quan tâm tới công tác định canh, định cư và đã đạt được những thành tựu đáng kể mà Việt nam có thể học tập kinh nghiệm được như: Ở Vân nam –Quảng Tây đã tiến hành trồng trên 600.000 ha cao su chịu lạnh để thay thế canh tác du canh, thu hút người dân du canh vào các hoạt động sản xuất này hoặc phát triển gây trồng, thu hoạch tam thất chiếm sản lượng lớn cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Ở Lào, Myanma, Ấn Độ, Malayxia... cũng đã thực hiện các chương trình dự án hạn chế và thay thế nông nghiệp du canh trong nhiều năm nhưng kết quả thu được còn hạn chế. 1.2. Trong nước Việt Nam là một trong những quốc gia có quá trình nương rẫy du canh lâu đời và phổ biến ở vùng đồi núi; với cả ba hình thức: quay vòng, tiến triển, hỗ
  16. 7 trợ. Nông nghiệp nương rẫy là nguyên nhân chính dẫn đến việc mất đi một diện tích lớn rừng nhiệt đới. Những dải đồi trọc phân bố rộng lớn , nhất là ở Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam, chính là hậu quả của quá trình nương rẫy từ xa xưa...Tính cho sáu bảy thập niên gần đây năm 1993 độ che phủ của rừng toàn quốc là 40,7%, năm 1975 giảm xuống còn 28,6%; đến sau 1995 mới tăng dần lên, cho đến nay là khoảng 37%; tuy nhiên, trong đó ngoài một số rừng tự nhiên phục hồi, rừng trồng, thì có đến hơn 70% trong 2 triệu ha rừng tự nhiên tăng lên là do giảm tiêu chuẩn của rừng từ độ tàn che tối thiểu là 0,3 xuống còn 0,1. Rừng mất đi nhanh chóng có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là nương rẫy khai hoang không hợp lý. Hiện nay ở miền núi nhu cầu lương thực ( khoảng 300kg/người/năm) vẫn là vấn đề căng thẳng, trong khi nguồn thu nhập từ lâm nghiệp và làm ruộng cũng như các ngành nghề khác còn rất thấp. Vì vậy, đồng bào vùng cao vẫn còn phải sử dụng nhiều đất dốc vào sản xuất nông nghiệp với hình thức phổ biến nhất là nương rẫy quay vòng. Theo số liệu gần đây của chương trình 135 tổng diện tích đất canh tác lương thực của 1.878 xã thuộc chương trình 135 là 1,3 triệu ha, thì chỉ có 0,6 triệu ha ruộng và nương cố định còn lại 0,7 triệu ha là nương rẫy du canh. Theo báo cáo tổng kết 22 năm thực hiện cuộc vận động định canh định cư. Năm 1989, thì Việt Nam có khoảng 3 triệu dân du canh với diện tích khoảng 3,5 triệu ha. Đến năm 2001 đối tượng vận động định canh, định cư vẫn còn khá lớn: 257.698 hộ ở 1.477 xã và 222 huyện. Ở Việt Nam, hằng năm NR phá mất hàng chục nghìn hecta rừng. Từ năm 1972, Chính phủ đã có pháp lệnh cấm phá đốt rừng nguyên sinh để làm NR và đề ra các biện pháp định canh định cư ở miền núi, thực hiện các loại NR luân canh của các dân tộc Dao, Mường, Thái, Tày... ở vùng núi thấp và chân núi cao; các NR cày cuốc của dân tộc Mông, Dao Đỏ và những loại NR canh tác lâu dài của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, Đông Trường Sơn và Đông
  17. 8 Nam Bộ, đồng thời khuyến khích, khai phá đất dốc và ruộng bậc thang, lập các vườn rừng, trồng cây lương thực, cây ăn quả, cây gỗ để bảo vệ đất rừng, từng bước phục hồi rừng. Theo số liệu thống kê của Viện Điều tra Qui hoạch rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2004, diện tích nương rẫy của đồng bào dân tộc ít người thuộc các tỉnh vùng cao hiện có khoảng 1,2 triệu ha, phân bố rộng trên địa hình dốc lớn, có độ cao từ 300 mét trở lên, trong đó tập trung ở vùng Tây Bắc chiếm 43% tổng diện tích nương rẫy trong toàn quốc, vùng Đông Bắc chiếm 36% . Tổng diện tích 1,2 triệu ha nương rẫy thống kê trên bao gồm: + 840 ngàn ha nương rẫy cố định, trong đó: Khoảng 360 ngàn ha của đồng bào H’Mông, Dao, phổ biến là ruộng bậc thang, được canh tác lúa nước một hoặc hai vụ tuỳ thuộc vào khả năng cung cấp nước tự nhiên với năng suất khoảng 1- 2 tấn/ha/vụ, phân bố ở độ cao trên 700 m và chủ yếu thuộc khu vực quy hoạch phòng hộ đầu nguồn. Còn lại khoảng 480 ngàn ha phân bố phân tán với quy mô nhỏ ở độ cao 300-700 m, điều kiện tự nhiên và thị trường thuận lợi hơn. + 360 ngàn ha nương rẫy luân canh (trồng cây nông nghiệp ngắn ngày một thời gian, sau đó để hoang hoá), trong đó: Khoảng 240 ngàn ha điều kiện canh tác nông nghiệp khó khăn, năng suất cây trồng rất thấp, phương thức canh tác chủ yếu là phát đốt thực bì trong mùa khô để gieo trồng cây nông nghiệp ngắn ngày. Đây là khu vực phòng hộ đầu nguồn rất xung yếu với độ cao trên 700 m và độ dốc trên 25%, là nơi sinh sống của hơn 100 ngàn người dân tộc H’Mông, Dao… Còn lại khoảng 120 ngàn ha phân bố ở các khu vực núi đá, độ dầy tầng đất mỏng.
  18. 9 Ở nước ta, tài liệu nghiên cứu về CTNR còn rất ít, một số tài liệu đề cập đến hoạt động NR ở các góc độ khác nhau, có thể tổng hợp như sau: Đỗ Đình Sâm (1996)[76][77], đã xây dựng "Tổng luận phân tích nông nghiệp du canh ở Việt Nam". Tác giả đã tổng kết ba kiểu du canh ở Việt Nam là: du canh tiến triển, du canh quay vòng và du canh bổ sung. Theo tác giả, cần phải phân tích, nhìn nhận nông nghiệp du canh trong trạng thái động liên quan đến các yếu tố môi trường, xã hội trong quá khứ và hiện tại. Có như vậy mới có cái nhìn đúng đắn về nông nghiệp du canh và tìm ra những giải pháp phù hợp. Tác giả nhận định: ở tất cả các nước vùng nhiệt đới cũng như ở Việt Nam các điều kiện môi trường, xã hội đảm bảo cho nông nghiệp du canh bền vững không còn nữa, sức ép chủ yếu tác động lên nông nghiệp du canh là: Dân số tăng cao cả ở tại chỗ và di dân từ nơi khác đến; Diện tích rừng tự nhiên bị giảm sút mạnh do nhiều nguyên nhân tác động; Diện tích đất bỏ hoá thường được chuyển đổi mục đích sử dụng khác; Sức ép kinh tế thị trường. Tất cả nguyên nhân đó dẫn đến nông nghiệp du canh truyền thống thay đổi về bản chất, không còn bền vững và mang nhiều đặc điểm của kiểu du canh tiến triển: - Thời gian sử dụng đất dài hơn, thời gian bỏ hoá ngắn lại. - Xác lập quyền sở hữu đất bỏ hoá và chuyển nhượng lại cho người khác. - Tranh thủ làm NR ở nơi khác ngoài phạm vi đã định canh của bản làng, ý thức du canh quay vòng không còn như trước đây. - Di dân tự do tới nơi còn rừng để tiếp tục làm nương rẫy. Với những ảnh hưởng trên du canh trong thời gian hiện tại đã thể hiện những ảnh hưởng xấu đến môi trường, làm mất rừng. Nguyễn Danh Nho (1999)[53] đã tổng kết các chính sách quản lý đất bỏ hoá sau NR ở Việt Nam. Theo tác giả các chính sách của nhà nước trước năm 1992 còn thiếu tính đồng bộ, thiếu tính thực tiễn, mặt khác việc tổ chức thực
  19. 10 hiện lại không đầy đủ nên hiệu quả của việc quản lý sử dụng đất bỏ hoá chưa cao. Từ sau năm 1992, Chính Phủ đã có một số chính sách sử dụng đất bỏ hoá đi kèm với các chương trình hỗ trợ như chương trình 327, định canh định cư nên đã đạt được một số kết quả đáng phấn khởi như nâng độ che phủ rừng, nhiều nơi không còn phát nương làm rẫy như trước đây. Viện khoa học Lâm nghiệp (2001)[107] xây dựng chuyên đề về CTNR. Chuyên đề đã giới thiệu các công trình nghiên cứu về: đánh giá hiện trạng CTNR ở Tây Nguyên (1998-1999) (Đỗ Đình Sâm và cộng sự), CTNR của một số dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên (Võ Đại Hải, Trần Văn Con, Nguyễn Xuân Quát và cộng sự), kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình CTNR theo hướng sử dụng đất bền vững ở Tây Bắc( Ngô Đình Quế và cộng sự). Các tác giả đã phân tích khá sâu sắc về tập quán CTNR ở Tây Nguyên và các chính sách, giải pháp sử dụng hợp lý đất rừng. Giới thiệu kết quả bước đầu khảo nghiệm 4 mô hình sử dụng cây họ đậu để làm tăng độ che phủ, phục hồi nhanh độ phì đất bỏ hoá và làm tăng năng suất cây trồng nông nghiệp. Với mục đích cùng học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với các nhà nghiên cứu các cộng tác viên và các nông dân đại diện cho một số địa phương có kinh nghiệm về hiện trạng CTNR và quản lý đất bỏ hoá, trường đại học nông nghiệp I đã phối hợp với Viện Khoa Học Kĩ Thuật Việt Nam (VASI) và ICRAF tổ chức hội thảo “Kinh nghiệm quản lý đất bỏ hoá sau NR ở Việt Nam” Tại hội thảo tác giả Trần Đức Viên, Phạm Thị Hương, Phạm Tiến Dũng và nhóm dự án đã trình bày tổng quan về tình hình canh tác NR qua các thời kỳ phát triển của đất nước như sau: Vào giai đoạn từ năm 1943 đến năm 1960, rừngViệt Nam còn nhiều (năm 1943 có 14.325.000ha, tỷ lệ che phủ là 43,8%) và chưa được quản lý, đây là giai đoạn hưng thịnh nhất của nền nông nghiệp du canh thế kỷ XX.
  20. 11 Người dân du canh tự do phát nương làm rẫy, khai thác các sản phẩm từ rừng nên đời sống của đồng bào no đủ, ở giai đoạn này đã có những đồng bào định cư từ lâu và đến thời điẻm này không còn chịu sự bóc lột của thực dân phong kiến nữa nên đã có sự phát triển trong đời sống văn hoá tinh thần nhất là ở một số tỉnh miền núi phía bắc như Hoà Bình, Sơn La, Bắc Thái, đó là bản làng của người Mường, Tày, Nùng…Mặc dù canh tác du canh ở giai đoạn này phát triển cực thịnh, nhưng chưa ảnh hưởng nhiều đến rừng, mà vẫn đảm bảo phần nào tính bền vững của du canh truyền thống đối với cân bằng sinh thái. Đặc điểm của canh tác nương rẫy ở giai đoạn này là thời gian bỏ hoá dài và rừng quanh bản làng được quản lý tập thể theo hình thức cộng đồng với các luật tục riêng. Mỗi bản làng có cách quản lý rừng riêng như hình thức “rừng ma” hoặc “rừng thiêng”, nơi cấm khai thác, săn bắn, phát nương làm rẫy. Đây cũng chính là những khu rừng đầu nguồn bảo vệ cuộc sống của họ. Canh tác du canh vẫn được đảm bảo nghiêm ngặt những kỹ thuật cổ truyền và đảm bảo thời gian bỏ hoá tương đối dài. Sang giai đoạn 1960 – 1980 là giai đoạn sau cải cách ruộng đất, đi vào làm ăn tập thể. Ở thời kỳ này chính sách chung của nhà nước là hạn chế phát rừng làm nương rẫy, tập chung khai phá ruộng nước nên đã hạn chế được việc du canh. Năm 1967 thực hiện chính sách của nhà nước về vận động đồng bào dân tộc miền núi định canh định cư, đồng bào miền xuôi đi xây dựng vùng kinh tế mới, cùng với việc mở rộng diện tích ruộng bậc thang để trồng lúa nước đã làm tăng sản lượng lúa nước và khuyến khích khai hoang trồng cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm ở vùng núi, một loạt các nông trường và lâm trường quốc doanh đã được thành lập. Tuy nhiên, dân số tăng nhanh, đời sống đồng bào trở nên khó khăn, thiếu đói hơn giai đoạn trước. Thiếu đói lương thực đồng bào quay lại phá rừng làm nương rẫy, thời gian này nạn phá rừng diễn ra khá mạnh và bắt đầu gây ra sự mất cân bằng hệ sinh thái, làm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2