Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất phương án quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là xây dựng được cơ sở khoa học cho quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Xác định được các quan điểm và định hướng quy hoạch phát triển lâm nghiệp ổn định trong 10 năm. Đề xuất các nội dung, giải pháp cơ bản của quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện trong 10 năm. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất phương án quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ----------------------- QUYẾT THẮNG NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN, ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP HUYỆN THANH SƠN - TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, năm 2009
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ----------------------- QUYẾT THẮNG NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN, ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP HUYỆN THANH SƠN - TỈNH PHÚ THỌ Chuyªn ngµnh: L©m häc M· sè: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN HỮU VIÊN Hà Nội, năm 2009
- B Bé N«ng nghiÖp vµ PTNT Trêng §¹i häc L©m nghiÖp ------------------------------------------- HOÀNG GIANG ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ GIẢI PHÁP ĐỒNG QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÂY CÔN LĨNH TỈNH HÀ GIANG Chuyªn ngµnh l©m häc M· sè: 60.62.60 luËn v¨n th¹c sü khoa häc l©m nghiÖp
- Ngêi híng dÉn khoa häc pGS. TS. VŨ NHÂM Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Bé N«ng nghiÖp vµ PTNT Trêng §¹i häc L©m nghiÖp ------------------------------------------- HOÀNG GIANG ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ GIẢI PHÁP ĐỒNG QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÂY CÔN LĨNH TỈNH HÀ GIANG (Tóm tắt) Chuyªn ngµnh l©m häc M· sè: 60.62.60 luËn v¨n th¹c sü khoa häc l©m nghiÖp
- Ngêi híng dÉn khoa häc pGS. TS. VŨ NHÂM HÀ TÂY, NĂM 2008 Phụ lục
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Quy hoạch lâm nghiệp cấp Huyện là một vấn đề rất cần thiết và được tiến hành theo giai đoạn nhằm phát huy vai trò chỉ đạo, định hướng đối với sản xuất lâm nghiệp. Trong những năm qua, công tác này tuy đã được thực hiện ở hầu hết các địa phương ở nước ta song vẫn còn nhiều bất cập. Việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên rừng và quy hoạch phát triển lâm nghiệp cấp huyện chưa được thực hiện kịp thời và chưa thu hút được sự tham gia của người dân và cộng đồng. Mục tiêu và nội dung của phương pháp quy hoạch thường chưa quan tâm một cách thoả đáng tới những lợi thế và thách thức cũng như tiềm năng cung cấp các nguồn lực và nhu cầu lâm sản đầu ra của các hoạt động sản xuất nên vai trò của phương án quy hoạch còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, trong tiến trình đổi mới của nền kinh tế, phương thức quản lý sử dụng đối với các nguồn tài nguyên trong đó có tài nguyên đất và rừng cũng có nhiều thay đổi. Huyện Thanh Sơn nằm phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, là huyện vừa mới được tách ra theo Nghị định 61/2007 của Chính phủ. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm 78% tổng diện tích tự nhiên. Là một huyện miền núi có nhiều tài nguyên rừng, toàn bộ diện tích rừng thuộc khu vực đầu nguồn sông Bứa, rừng cung cấp lâm sản và thực hiện chức năng phòng hộ bảo vệ môi trường, góp phần hạn chế thiên tai bảo vệ sản xuất và đời sống của cộng đồng dân cư trong vùng. Tuy nhiên sau rà soát quy hoạch 3 loại rừng năm 2006 và việc bổ sung các cơ chế chính sách thuộc chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng năm 2007. Đặc biệt việc chia tách huyện Thanh Sơn (cũ) thành 2 huyện Tân Sơn và Thanh Sơn đã làm thay đổi phạm vi, diện tích 3 loại rừng và kế hoạch hàng năm trong công tác quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Những thay đổi trên đòi hỏi phải xây dựng, lập kế hoạch và triển khai phương án quy
- 2 hoạch lâm nghiệp hợp lý, có cơ sở khoa học nhằm góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân trong vùng, thực hiện xoá đói giảm nghèo và đưa kinh tế xã hội miền núi phát triển hoà nhập với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên, để góp phần bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng bền vững, ổn định đời sống người dân địa phương cũng như cải thiện môi trường sinh thái khu vực chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất phương án quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010-2019”
- 3 Chương I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Trên Thế giới 1.1.1. Qui hoạch vùng Qui hoạch vùng tuân theo học thuyết Mác - Lê Nin về phân bố và phát triển lực lượng sản xuất theo lãnh thổ và sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Các Mác và Ăng Ghen đã chỉ ra: “Mức độ phát triển lực lượng sản xuất của một dân tộc thể hiện rõ nét hơn hết ở chỗ phân công lao động của dân tộc đó được phát triển đến mức độ nào”. Như vậy, sức lao động là một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của phân bố lực lượng sản xuất. Lê Nin cũng đã chỉ ra: “Sự nghiên cứu tổng hợp tất cả các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng là nguyên tắc quan trọng để phân bố lực lượng sản xuất”. Vì vậy, nghiên cứu các đặc điểm đặc trưng cho sự phân bố lực lượng sản xuất ở một vùng trong quá khứ và hiện tại để xác định khả năng tiềm tàng và tương lai phát triển của vùng đó. Từ đánh giá sức lao động và nguồn tài nguyên thiên nhiên đã đi tới nhận định: phân bố lực lượng sản xuất hợp lý là một trong các điều kiện cơ bản để nâng cao năng suất lao động, tích luỹ nhiều của cải vật chất cho xã hội, không ngừng phát triển sản xuất và văn hóa của đất nước. Kế hoạch phát triển của các ngành kinh tế quốc dân liên quan chặt chẽ với kế hoạch phân bố lực lượng sản xuất. Sự phân bố dân cư và các hình thái điểm dân cư và mức độ trang thiết bị thay đổi phụ thuộc vào sự biến đổi hình thành xã hội. Dựa trên cơ sở học thuyết của Mác và Ăng Ghen, V.I.Lê Nin đã nghiên cứu các hướng cụ thể về kế hoạch hoá phát triển lực lượng sản xuất trong xã hội chủ nghĩa.
- 4 Sự phân bố lực lượng sản xuất được xác định theo các nguyên tắc sau: - Phân bố lực lượng sản xuất có kế hoạch trên toàn bộ lãnh thổ của đất nước, tỉnh, huyện nhằm thu hút các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động của tất cả các vùng và quá trình tái sản xuất mở rộng. - Kết hợp tốt lợi ích của Nhà nước và nhu cầu phát triển kinh tế của từng tỉnh và từng huyện. - Đưa các xí nghiệp công nghiệp đến gần nguồn nguyên liệu để hạn chế chi phí vận chuyển. - Kết hợp chặt chẽ các ngành kinh tế quốc dân ở từng vùng, từng huyện nhằm nâng cao năng suất lao động và sử dụng hợp lý tiềm năng thiên nhiên. - Tăng cường toàn diện tiềm lực kinh tế và quốc phòng bằng cách phân bố hợp lý và phát triển đồng đều lực lượng sản xuất ở các vùng, huyện. Trên cơ sở đó, tìm hiểu qui hoạch vùng ở một số nước trên Thế giới như sau: 1.1.1.1. Quy hoạch vùng lãnh thổ ở Bungari trước đây a) Mục đích của quy hoạch vùng lãnh thổ ở Bungari - Sử dụng một cách hiệu quả nhất lãnh thổ của đất nước. - Bố trí hợp lý các hoạt động của con người nhằm đảm bảo tái sản xuất mở rộng. - Xây dựng đồng bộ môi trường sống. - Quy hoạch lãnh thổ đất nước được phân thành các vùng: + Lãnh thổ là môi trường thiên nhiên phải bảo vệ. + Lãnh thổ thiên nhiên không có nông thôn, sự tác động của con người vào đây rất ít. + Lãnh thổ là môi trường thiên nhiên có mạng lưới nông thôn, có sự can thiệp vừa phải của con người, thuận lợi cho nghỉ mát. + Lãnh thổ là môi trường nông nghiệp không có mạng lưới nông thôn nhưng có sự tác động của con người.
- 5 + Lãnh thổ là môi trường nông nghiệp có mạng lưới nông thôn và sự can thiệp vừa phải của con người, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. + Lãnh thổ là môi trường công nghiệp với sự can thiệp tích cực của con người. Trên cơ sở quy hoạch vùng lãnh thổ cả nước, tiến hành quy hoạch lãnh thổ vùng và quy hoạch lãnh thổ địa phương. Trên cơ sở quy hoạch vùng lãnh thổ, bao gồm các vùng lớn ranh giới bằng một tỉnh hoặc lớn hơn một tỉnh. Nhiệm vụ khảo sát quy hoạch lãnh thổ vùng, trong đó có quy hoạch vùng nông nghiệp là sự bố trí đúng đắn và hợp lý các hoạt động khác trên lãnh thổ vùng, sử dụng một cách có hiệu quả nhất là nguồn tài nguyên thiên nhiên, liên hiệp với các môi trường sống, hoàn thiện mạng lưới nông thôn. b) Nội dung của quy hoạch vùng Đồ án quy hoạch lãnh thổ địa phương là thể thiện quy hoạch chi tiết các liên hiệp nông - công nghiệp và liên hiệp công - nông nghiệp và giải quyết các vấn đề sau: - Cụ thể hoá và chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp. - Phối hợp hợp lý sản xuất nông nghiệp và công nghiệp với mục đích liên kết dọc. - Xây dựng các mạng lưới công trình phục vụ lợi ích công cộng và sản xuất. - Tổ chức đúng đắn mạng lưới khu dân cư và phục vụ công cộng liên hợp trong phạm vi hệ thống nông thôn. - Bảo vệ môi trường thiên nhiên và tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân lao động ăn, ở, nghỉ ngơi. 1.1.1.2. Quy hoạch vùng ở Pháp Theo quan điểm chung của hệ thống các mô hình quy hoạch vùng M.Thénevin (M. Pierre Thénevin), một chuyên gia thống kê đã giới thiệu một số mô hình quy hoạch vùng được áp dụng thành công miền Tây Nam nước cộng hoà Côte d’ivoire.
- 6 Trong mô hình quy hoạch vùng này, người ta đã nghiên cứu hàm mục tiêu cực đại giá trị tăng thêm xã hội với các ràng buộc trong nội vùng, có quan hệ với các vùng khác và với nước ngoài. Thực chất mô hình là một bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc: a) Các hoạt động sản xuất - Sản xuất nông nghiệp theo các phương thức trồng trọt gia đình và trồng trọt công nghiệp với các mức thâm canh cao độ, thâm canh trung bình và cổ điển (truyền thống). - Hoạt động khai thác rừng. - Hoạt động đô thị: chế biến gỗ, bột giấy, vận chuyển, dịch vụ thương mại.. b) Nhân lực theo các dạng thuê thời vụ, các loại lao động nông nghiệp, lâm nghiệp. c) Cân đối xuất nhập, thu chi và các cân đối khác vào ràng buộc về diện tích đất, về nhân lực, về tiêu thụ lương thực ... Quy hoạch vùng nhằm đạt mục đích khai thác lãnh thổ theo hướng tăng thêm giá trị sản phẩm của xã hội theo phương pháp mô hình hoá trong điều kiện thực tiễn của vùng, so sánh với vùng xung quanh và nước ngoài. 1.1.1.3. Quy hoạch vùng lãnh thổ của Thái Lan Công tác qui hoạch phát triển vùng được chú ý từ những năm 1970. Về hệ thống phân vị, qui hoạch tiến hành theo ba cấp: Quốc gia, vùng, á vùng hay địa phương. Vùng (Region) được coi như là một á miền (Subdivision) của đất nước đó là điều cần thiết để phân chia Quốc gia thành á miền theo các phương diện khác nhau như: phân bố dân cư, khí hậu, địa hình,... đồng thời vì lý do quản lý hay chính trị, đất nước được chia thành các miền như: đơn vị hành chính hay đơn vị bầu cử. Qui mô diện tích của một vùng phụ thuộc vào kích thước, diện tích của đất nước. Thông thường vùng nằm trên một diện tích lớn hơn đơn vị
- 7 hành chính lớn nhất. Sự phân bố các vùng theo mục đích của qui hoạch, theo đặc điểm của lãnh thổ. Quy hoạch phát triển vùng tiến hành ở cấp á miền được xây dựng theo 2 cách: Thứ nhất: Sự bổ sung của kế hoạch Nhà nước được giao cho vùng, những mục tiêu và hoạt động được xác định theo cơ sở vùng, sau đó kế hoạch vùng được giải quyết trong kế hoạch Quốc gia. Thứ hai: Quy hoạch vùng được giải quyết căn cứ vào đặc điểm của vùng, các kế hoạch đóng góp vào việc xây dựng kế hoạch quốc gia. Qui hoạch phải gắn liền với tổ chức hành chính và quản lý Nhà nước, phải phối hợp với Chính phủ và chính quyền địa phương. Dự án phát triển của Hoàng gia Thái Lan đã xác định được vùng nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng về kinh tế xã hội và chính trị ở Thái Lan và tập trung xây dựng ở 2 vùng: Trung tâm và Đông Bắc. Trong 30 năm (1961 - 1988 đến 1992 - 1996), tổng dân cư nông thôn trong các vùng nông nghiệp từ 80% giảm xuống 66,6 %, các dự án tập trung vào mấy vấn đề quan trọng: Nước, đất đai, vốn đầu tư kỹ thuật, nông nghiệp, thị trường [30]. 1.1.2 Qui hoạch vùng nông nghiệp Quy hoạch vùng nông nghiệp là một biện pháp tổng hợp của Nhà nước về phân bố và phát triển lực lượng sản xuất trên lãnh thổ của các vùng hành chính - nông nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về phát triển tất cả các thành phần kinh tế quốc dân trong vùng. Qui hoạch vùng nông nghiệp là giai đoạn kết thúc kế hoạch hoá tương lai của Nhà nước một cách chi tiết sự phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo lãnh thổ của vùng, là biện pháp xác định các xí nghiệp chuyên môn hoá một cách hợp lý; Là biện pháp thiết kế và đưa vào nề nếp việc sử dụng đất đai trên từng khu vực cụ thể của vùng, là biện pháp xác định sự phân bố đúng đắn các cơ quan y tế và phục vụ sinh hoạt văn hoá cho nhân dân; Là biện pháp
- 8 xây dựng các tiền đề tổ chức lãnh thổ nhằm sử dụng hợp lý các của cải tự nhiên, các thành tựu khoa học kỹ thuật, các nguồn lao động nhằm phát triển với tốc độ nhanh kinh tế của tất cả các xí nghiệp đồng thời cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân trong vùng lao động nông nghiệp đó. Vùng hành chính là đối tượng quy hoạch vùng nông nghiệp. Đồng thời các vùng hành chính cũng là các vùng lãnh thổ mà ở đó có các điều kiện kinh tế và tổ chức lãnh thổ thuận lợi cho việc phát triển có kết quả tất cả các ngành kinh tế quốc dân, như vậy trong quy hoạch vùng nông nghiệp lấy vùng hành chính nông nghiệp làm đối tượng quy hoạch. Lập kế hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tổ chức lãnh thổ với việc lập các sơ đồ quy hoạch vùng là một trong những nội dung của quy hoạch vùng nông nghiệp (Hay quy hoạch huyện nông nghiệp). 1.1.3 Quy hoạch sản xuất lâm nghiệp Sự phát sinh của qui hoạch lâm nghiệp gắn liền với sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. Do công nghiệp và giao thông vận tải phát triển nên khối lượng gỗ yêu cầu ngày càng tăng. Sản xuất gỗ đã tách khỏi nền kinh tế địa phương của phong kiến và bước vào thời đại kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Thực tế sản xuất lâm nghiệp đã không còn bó hẹp trong việc sản xuất gỗ đơn thuần mà cần phải có ngay những lý luận và biện pháp nhằm đảm bảo thu hoạch lợi nhuận lâu dài cho các chủ rừng. Chính hệ thống hoàn chỉnh về lý luận quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng đã được hình thành trong hoàn cảnh như vậy. Đầu thế kỷ 18, phạm vi quy hoạch lâm nghiệp mới chỉ giải quyết việc “khoanh khu chặt luôn chuyển”, có nghĩa là đem trữ lượng hoặc diện tích tài nguyên rừng đem chia đều cho từng năm của chu kỳ khai thác và tiến hành khoanh khu chặt luôn chuyển theo trữ lượng hoặc diện tích. Phương thức này phục vụ cho phương thức kinh doanh rừng chồi, chu kỳ khai thác ngắn. Sau cách mạng công nghiệp, vào thế kỷ 19 phương thức kinh doanh rừng chồi được thay bằng phương thức kinh doanh hạt với chu kỳ khai thác
- 9 dài. Phương thức “Khoanh khu chặt luôn chuyển” nhường chỗ cho phương thức “Chia đều” của Hating đã chia chu kỳ khai thác thành 20 thời kỳ lợi dụng và cũng lấy đó khống chế lượng chặt hàng năm. Sau đó phương pháp "Bình quân thu hoạch" ra đời. Quan điểm phương pháp này là giữ đều mức thu hoạch trong chu kì khai thác hiện tại, đồng thời vẫn đảm bảo thu hoạch được liên tục trong chu kì sau. Đến cuối thế kỉ 19, xuất hiện phương pháp “lâm phần kinh tế”. Về căn bản, Judeich cho rằng những lâm phần nào đảm bảo thu hoạch được nhiều tiền nhất sẽ được đưa vào diện khai thác. Hai phương pháp “Bình quân thu hoạch” và “lâm phần kinh tế” chính là tiền đề của hai phương pháp tổ chức kinh doanh và tổ chức rừng khác nhau Phương pháp "Bình quân thu hoạch" và sau này là phương pháp "Cấp tuổi" chịu ảnh hưởng của "lý luận rừng tiêu chuẩn", có nghĩa là rừng phải có kết cấu tiêu chuẩn về tuổi cũng như về diện tích và trữ lượng, vị trí và đưa các cấp tuổi cao vào diện tích khai thác. Hiện nay, phương pháp kinh doanh rừng được dùng phổ biến ở các nước có tài nguyên rừng phong phú. Còn phương pháp “lâm phần kinh tế” và hiện nay là phương pháp “ lâm phần” không căn cứ vào tuổi rừng mà dựa vào đặc điểm cụ thể của mỗi lâm phần tiến hành phân tích, xác định sản lượng và biện pháp kinh doanh, phương thức điều chế rừng. Cũng từ phương pháp này còn phát triển thành “phương pháp kinh doanh lô” và “phương pháp kiểm tra” [27]. Tại châu Âu, vào thập kỷ 30 và 40 thế kỷ XX, quy hoạch ngành giữ vai trò lấp chỗ trống của quy hoạch vùng được xây dựng vào đầu thế kỷ. Năm 1946, Jack G.V. đã cho ra đời chuyên khảo đầu tiên về phân loại đất đai với tên “phân loại đất đai cho quy hoạch sử dụng đất”. Đây cũng là tài liệu đầu tiên đề cập đến đánh giá khả năng của đất cho quy hoạch sử dụng đất. Tại vùng Rhodesia trước đây, nay là cộng hoà Zimbabwe, Bộ Nông nghiệp đã xuất bản cuốn sổ tay hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất hỗ trợ cho quy hoạch cơ sở hạ tầng cho trồng rừng. Vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX, Tạp chí
- 10 “East African Journal for Agriculture Forestry” đã xuất bản nhiều bài báo về quy hoạch cơ sở hạ tầng ở Nam châu Phi. Năm1966, Hội Đất học của Mỹ và Hội Nông học Mỹ cho ra đời chuyên khảo về hướng dẫn điều tra đất, đánh giá khả năng của đất và ứng dụng trong qui hoạch sử dụng đất. 1. 2. Ở Việt Nam 1.2.1. Quy hoạch vùng chuyên canh (QH vùng chuyên canh cây trồng) Trong quá trình xây dựng nền kinh tế, đã quy hoạch các vùng chuyên canh lúa ở vùng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, các vùng rau thực phẩm cho các thành phố lớn, các vùng cây công nghiệp ngắn ngày (hàng năm): Vùng bông Thuận Hải, vùng đay Hải Hưng, vùng thuốc lá Quảng An - Cao Bằng, Ba Vì - Hà Sơn Bình, Hữu Lũng - Lạng Sơn, Nho quan - Hà Nam Ninh, vùng mía Vạn Điểm, Việt Trì, Sông Lam, Quảng Ngãi...Các vùng cây công nghiệp dài ngày (lâu năm ): Vùng cao su Sông Bé, Đồng Nai, Buôn Hồ- Đắc Lắc, Chư Par- Gia Lai Kon Tum, vùng cà phê Krông Búc, Krông Bách- Đắc Lắc, Chư Pả, Ninh Đức - Gia Lai Kon Tum (Hợp tác với Liên Xô trước đây, CH dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Bungari) vùng chè ở Hoàng Liên Sơn, Mộc Châu, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hà Tuyên, Lâm Đồng, Gia Lai Kon Tum, vùng dâu tằm Bảo Lộc - Lâm Đồng [30]. a. Tác dụng của quy hoạch vùng chuyên canh - Xác định phương hướng sản xuất, chỉ ra những vùng chuyên môn hoá và những vùng có khả năng hợp tác kinh tế. - Xác định và chọn những vùng trọng điểm giúp Nhà nước tập trung vốn đầu tư đúng đắn. - Xây dựng được cơ cấu sản xuất, các chỉ tiêu sản xuất sản phẩm và sản phẩm hàng hoá của vùng, yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất, nhu cầu lao động. - Cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển nghiên cứu tổ chức quản lý kinh doanh theo ngành và theo lãnh thổ.
- 11 Quy hoạch vùng chuyên canh đã thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là bố trí cơ cấu cây trồng được chọn với quy mô và chế độ canh tác hợp lý, theo hướng tập trung để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng đồng thời phân bố các chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ sở sản xuất, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, kế hoạch sản xuất cho các cơ sở sản xuất. b. Nội dung của quy hoạch vùng chuyên canh - Xác định quy mô, ranh giới vùng. - Xác định phương hướng, chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất. - Bố trí sử dụng đất đai. - Xác định quy mô, ranh giới, nhiệm vụ chủ yếu cho các xí nghiệp trong vùng và tổ chức sản xuất ngành nông nghiệp. - Xác định hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất đời sống. - Tổ chức và sử dụng lao động. - Ước tính đầu tư và hiệu quả kinh tế. - Dự kiến tiến độ thực hiện quy hoạch. 1.2.2. Quy hoạch nông nghiệp huyện Quy hoạch nông nghiệp huyện được tiến hành ở hầu hết các huyện, là một quy hoạch ngành bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến. a. Nhiệm vụ của quy hoạch nông nghiệp huyện - Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện căn cứ vào dự án phát triển và phân bố lực lượng sản xuất và phân vùng nông nghiệp tỉnh hoặc thành phố đã được phê duyệt, xác định phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu phát triển nông nghiệp và xây dựng các biện pháp nhằm thực hiện được các mục tiêu đó theo hướng chuyên môn hoá, tập trung hoá kết hợp phát triển tổng hợp nhằm thực hiện 3 mục tiêu nông nghiệp là giải quyết lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu ổn định.
- 12 - Hoàn thiện phân bổ sử dụng đất đai cho các đối tượng sử dụng đất nhằm sử dụng đất đai có hiệu quả cao, đồng thời bảo vệ và nâng cao được độ phì nhiêu của đất. - Tạo điều kiện để ứng dụng các kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. - Tính vốn đầu tư cơ bản và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch. b. Nội dung chủ yếu của quy hoạch nông nghiệp huyện - Xác định phương hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp. - Bố trí sử dụng đất đai. - Xác định cơ cấu và quy mô sản xuất nông nghiệp (phân chia và tính toán quy mô các vùng sản xuất chuyên môn hoá, xác định vùng sản xuất thâm canh cao sản, các tổ chức liên kết nông - công nghiệp, các cơ sở dịch vụ nông nghiệp, bố trí trồng trọt, bố trí chăn nuôi). - Tổ chức các cơ sở sản xuất nông nghiệp. - Tổ chức công nghiệp chế biến nông sản và tiểu thủ công nghiệp trong nông nghiệp. - Giải quyết mối quan hệ giữa các ngành sản xuất có liên quan trong và ngoài ngành nông nghiệp. - Bố trí cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nông nghiệp (thuỷ lợi, giao thông, cơ khí, điện cơ sở dịch vụ thương nghiệp). - Tổ chức sử dụng lao động nông nghiệp, phân bố các điểm dân cư nông thôn. - Những cân đối chính trong sản xuất nông nghiệp (lương thực, thực phẩm) thức ăn gia súc, trong đó vật tư kỹ thuật nông nghiệp, nguyên liệu cho các xí nghiệp chế biến. - Tổ chức các cụm kinh tế xã hội. - Bảo vệ môi trường. - Vốn đầu tư cơ bản.
- 13 - Hiệu quả sản xuất và tiến độ thực hiện quy hoạch. Đối tượng của quy hoạch nông nghiệp huyện là toàn bộ đất đai, ranh giới hành chính huyện [27]. 1.2.3. Quy hoạch lâm nghiệp Quy hoạch lâm nghiệp áp dụng ở nước ta ngay từ thời kỳ Pháp thuộc, như việc xây dựng phương án điều chế rừng chồi, sản xuất củi. Điều chế rừng thông theo phương pháp hạt đều... Đến năm 1955 - 1957, tiến hành sơ thám và mô tả để ước lượng tài nguyên rừng. Năm 1958- 1959 tiến hành thống kê trữ lượng rừng miền Bắc. Đến năm 1960 - 1964, công tác quy hoạch mới áp dụng ở miền Bắc. Từ năm 1965 đến nay, lực lượng quy hoạch lâm nghiệp ngày càng được tăng cường và mở rộng. Viện điều tra quy hoạch rừng kết hợp chặt chẽ với lực lượng điều tra quy hoạch ở các Sở Nông nghiệp và PTNT không ngừng cải tiến phương pháp điều tra, quy hoạch của các nước ngoài cho phù hợp với trình độ và điều kiện tài nguyên rừng ở nước ta. Tuy nhiên, so với lịch sử phát triển của các nước khác thì quy hoạch lâm nghiệp nước ta hình thành và phát triển muộn hơn nhiều. Vì vậy những nghiên cứu cơ bản về kinh tế, xã hội, kỹ thuật và tài nguyên rừng làm cơ sở cho công tác quy hoạch lâm nghiệp chưa được giải quyết nên công tác này ở nước ta đang trong giai đoạn vừa tiến hành vừa nghiên cứu áp dụng [27]. Theo chiến lược phát triển lâm nghiệp Quốc gia giai đoạn 2006 - 2020, một trong những tồn tại mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá là “Công tác quy hoạch nhất là quy hoạch dài hạn còn yếu và chậm đổi mới, chưa kết hợp chặt chẽ với quy hoạch của các ngành khác, còn mang nặng tính bao cấp và thiếu tính khả thi. Chưa quy hoạch 3 loại rừng hợp lý và chưa thiết lập được lâm phần ổn định trên thực địa...” [26]. Đây cũng là nhiệm vụ đặt ra ngày càng được hoàn thiện đối với ngành lâm nghiệp.
- 14 1.2.3.1. Đặc thù của công tác quy hoạch lâm nghiệp - Địa bàn quy hoạch lâm nghiệp rất đa dạng, phức tạp (bao gồm cả vùng ven biển, trung du, núi cao và biên giới, hải đảo), thường có địa hình cao, dốc, chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn và có nhiều ngành kinh tế hoạt động. - Là địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp, kinh tế xã hội chậm phát triển, đời sống vật chất và tinh thần còn gặp nhiều khó khăn. Đối tượng của công tác quy hoạch lâm nghiệp là rừng và đất lâm nghiệp, từ bao đời nay của chung của đồng bào các dân tộc nhưng thực chất là vô chủ. - Cây lâm nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài (ngắn 8-10 năm, dài 40-100 năm). Người dân chỉ tự giác bỏ vốn tham gia trồng rừng nếu biết chắc chắn sẽ có lợi. - Mục tiêu của quy hoạch lâm nghiệp cũng rất đa dạng: Quy hoạch rừng phòng hộ (phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển và phòng hộ môi trường); Quy hoạch rừng đặc dụng (Các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu di tích văn hóa, lịch sử, danh thắng) và quy hoạch phát triển các loại rừng sản xuất. - Quy mô của công tác quy hoạch lâm nghiệp bao gồm cả tầm vĩ mô và vi mô: Quy hoạch toàn quốc, từng vũng lãnh thổ, từng tỉnh, huyện, công ty lâm nghiệp, quy hoạch phát triển lâm nghiệp xã và làng lâm nghiệp. - Lực lượng tham gia làm công tác quy hoạch thường luôn phải lưu động, điều kiện sinh hoạt khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn về mọi mặt.. Đội ngũ cán bộ xây dựng phương án quy hoạch cũng rất đa dạng, bao gồm cả lực lượng của trung ương và địa phương, thậm chí các ngành khác cũng tham gia làm quy hoạch lâm nghiệp (nông nghiệp, công an, quân đội); Trong đó có một bộ phận được đào tạo bài bản qua các trường lớp, song phần lớn chỉ dựa vào kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong ngành lâm nghiệp [27].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 369 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 411 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 516 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 341 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 318 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 234 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 245 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn