Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã Tà Long - Huyện Đakrông - Tỉnh Quảng Trị
lượt xem 4
download
Đề tài này thực hiện nhằm xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp luận cho việc đề xuất các giải pháp quy hoạch sử dụng đất, góp phần quản lý rừng bền vững vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông tỉnh Quảng Trị. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã Tà Long - Huyện Đakrông - Tỉnh Quảng Trị
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VŨ ĐỨC BÌNH " Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã Tà Long - Huyện Đakrông - Tỉnh Quảng Trị " LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI, 2009
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VŨ ĐỨC BÌNH " Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã Tà Long - Huyện Đakrông - Tỉnh Quảng Trị " CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. LÊ SỸ VIỆT HÀ NỘI, 2009
- LỜI CẢM ƠN Luận văn "Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã Tà Long - Huyện Đakrông - Tỉnh Quảng Trị ” được hoàn thành theo chương trình đào tạo Cao học hệ chính quy không tập trung khoá 14 (2006 - 2009) tại trường Trường Đại học Lâm Nghiệp. Luận văn là thành quả của một quá trình mà ngoài những nỗ lực của bản thân, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các đơn vị và cá nhân, đặc biệt là Ban chủ nhiệm cùng toàn thể cán bộ Khoa sau đại học - Trường Đại học Lâm Nghiệp, Ban lãnh đạo Trung tâm Khoa học sản xuất Lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ, các cán bộ UBND xã Tà Long, Ban quản lý Khu BTTN Đakrông, Chi cục Lâm nghiệp Quảng Trị. Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Sỹ Việt, là giáo viên hướng dẫn khoa học đã tận tình và dành nhiều thời gian quý báu giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nghiên cứu thuộc Trung tâm Khoa học sản xuất Lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ, các cán bộ đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập số liệu. Tác giả cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp gần xa đã quan tâm, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Mặc dù làm việc rất nỗ lực nhưng do hạn chế về trình độ và thời gian nghiên cứu nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp. Hà Nội, tháng 10 năm 2009 Tác giả Vũ Đức Bình
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á BCR Tỷ suất giữa thu nhập và chi phí BTTN Bảo tồn thiên nhiên CBA Phương pháp phân tích chi phí và lợi ích FAO Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới GIS Hệ thống thông tin địa lý GTZ Tổ chức hợp tác và phát triển của CHLB Đức GPS Hệ thống định vị toàn cầu HĐBT Hội đồng Bộ trưởng HGĐ Hộ gia đình IRR Tỷ lệ thu hồi nội bộ KTXH Kinh tế xã hội KHSDĐ Kế hoạch sử dụng đất LN Lâm nghiệp LNXH Lâm nghiệp xã hội NLKH Nông lâm kết hợp NN Nông nghiệp NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NPV Giá trị hiện tại của thu nhập ròng PTD Phát triển công nghệ có sự tham gia PRA Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất RRA Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn SALT Hệ thống kỹ thuật canh tác trên đất dốc UBND Uỷ ban nhân dân
- DANH MỤC CÁC BIỂU STT Số Nội dung biểu trang 2.1 Công cụ PRA cho điều tra tại điểm nghiên cứu 26 3.1 Biểu tổng hợp biến động cơ cấu đất đai 43 3.2 Hiện trạng tài nguyên rừng xã Tà Long năm 2009 47 3.3 Biểu thống kê diện tích và trữ lượng rừng tự nhiên thường xanh 48 3.4 Biểu kết quả điều tra trữ lượng rừng trồng Keo 48 3.5 Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp theo chủ quản lý sử dụng 51 3.6 Hiện trạng sử dụng đất xã Tà Long năm 2009 60 3.7 Lịch mùa vụ xã Tà Long 63 3.8 Tổng hợp hiệu quả kinh tế một số giống lúa 64 3.9 Tổng hợp hiệu quả kinh tế cây hoa màu 1ha/1 năm 65 3.10 Tổng hợp hiệu quả kinh tế cây ăn quả trên 1 ha/10 năm 65 3.11 Tổng hợp hiệu quả kinh tế cây công nghiệp trên 1ha/10 năm 66 3.12 Tổng hợp hiệu quả kinh tế cây lâm nghiệp chính trên 1 ha/10 năm 67 3.13 Tổng hợp kết quả lựa chọn cây trồng lâm nghiệp 68 3.14 Tổng hợp kết quả lựa chọn cây ăn quả, cây công nghiệp 69 3.15 Tổng hợp kết quả lựa chọn cây Lúa, cây hoa màu 70 3.16 Tổng hợp kết quả lựa chọn vật nuôi 71 3.17 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức 73 3.18 Kết quả quy hoạch phân bổ sử dụng đất xã Tà Long đến năm 2020 77 3.19 Phân bổ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp xã Tà Long đến năm 2020 78 3.20 Quy hoạch phân bổ sử dụng đất lâm nghiệp 80 3.21 Quy hoạch phân bổ đất chuyên dùng xã Tà Long đến năm 2020 83 3.22 So sánh diện tích cơ cấu đất đai trước và sau khi quy hoạch 86 3.23 Kế hoạch phân bổ sử dụng đất đai xã Tà Long 88 3.24 Tổng hợp nhu cầu vốn và hiệu quả SX NLN trong CKSX (10 năm) 95 3.25 Chỉ số hiệu quả tổng hợp của các mô hình sử dụng đất chính 99
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BẢN ĐỒ Hình vẽ: STT Số hình Nội dung trang 3.1 Biểu đồ mô tả biến động cơ cấu đất đai 2000 - 2009 43 3.2 Sơ đồ lát cắt xã Tà Long 62 3.3 Biến động cơ cấu đất đai trước và sau quy hoạch 86 3.4 Sơ đồ chu chuyển đất đai trước và sau quy hoạch 87 Bản đồ: Bản đồ 01: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Tà Long - Đakrông - Quảng Trị Bản đồ 02: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất xã Tà Long đến 2020
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi truờng sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội an ninh, quốc phòng. Đất đai là tư liệu sản xuất không gì thay thế được, đặc biệt là đối với sản xuất nông lâm nghiệp. Để sử dụng đất một cách hợp lý và có hiệu quả phục vụ cho lợi ích của con người, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai bền vững đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, quy hoạch sử dụng đất không ngừng phát triển và hoàn thiện, từ thực tiễn được tổng hợp thành lý luận và trở thành một phần không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và trong phát triển kinh tế xã hội của nông thôn miền núi nước ta nói riêng. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã có sự tham gia của người dân giữ một vị trí hết sức quan trọng, nhằm giúp người dân có thể tham gia tích cực vào quy hoạch trong sử dụng đất của mình một cách hợp lý, có hiệu quả và trên nguyên tắc bền vững, bảo đảm hài hòa giữa lợi kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Quy hoạch sử dụng đất bền vững trở thành một trong những hoạt động quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nói chung và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng. Với sự phân hoá mạnh về điều kiện tự nhiên, sự đa dạng về kinh tế - xã hội và nhu cầu của người dân trong nền kinh tế thị trường ở nước ta thì quy hoạch sử dụng đất cho các cấp quản lý khác nhau đã trở thành mộ sức cấp thiết. Trong giai đoạn vừa qua, Nhà nước ta đã hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất cấp vĩ mô, vi mô và đã được áp dụng trên địa bàn nông thôn miền núi, đưa ra một số chủ trương chính sách như giao quyền sử dụng đất lâu dài cho người dân, đầu tư tiền vốn, kỹ thuật cho phát triển nông lâm nghiệp thông qua các chương trình, mục tiêu, dự án quốc gia. Cấp xã là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống các đơn vị quản lý lãnh thổ hành chính, được coi là đơn vị cơ bản quản lý và tổ chức sản xuất nông lâm nghiệp của các thành phần kinh tế tập thể và tư nhân. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã không những giải quyết được các nội dung sản xuất, giải quyết kinh tế, kỹ thuật và xã hội
- 2 cụ thể, chi tiết mà còn ước tính được đầu tư nguồn vốn và hiệu quả đầu tư về các mặt kinh tế - xã hội và môi trường. Song do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguyện vọng của người dân mỗi xã, thôn là không giống nhau, do đó công tác quy hoạch sử dụng đất phải mang tính đặc thù cho mỗi xã, thôn, có như vậy mới đảm bảo cho sử dụng đất đai được hợp lý, hiệu quả và an toàn cho môi trường sinh thái. Đó cũng chính là một trong những nhiệm vụ mang tính chiến lược trong quản lý và phát triển nông thôn hiện nay của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, quy hoạch sử dụng đất bền vững cấp xã phần nào còn thiếu tính thực tiễn không phù hợp với nguồn lực của địa phương, do đó tính khả thi không cao, hiệu quả về mặt môi trường và xã hội chưa được coi trọng, các phương án quy hoạch sử dụng đất dường như chỉ chú trọng vào mục tiêu kinh tế trước mắt, do vậy tính bền vững chưa cao. Công tác quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) phần nào còn mang tính manh mún và áp đặt, không có sự phối hợp liên kết giữa các ngành kinh tế khác nhau, sự yếu kém trong khâu quản lý đất đai của chính quyền và người dân địa phương. Tuy nhiên việc sử dụng từ các diện tích đất được giao ở nhiều nơi vẫn chưa thực sự có hiệu quả. Vai trò của người dân trong công tác quy hoạch chưa thực sự được chú ý nên công tác QHSDĐ chưa phù hợp với nguyện vọng của người dân, thậm chí ở nhiều nơi người dân phản đối và có những hành động cản trở công tác quy hoạch, công tác giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng. Trong quá trình hội nhập và hợp tác phát triển kinh tế toàn cầu đã đặt ra yêu cầu mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và của ngành nông lâm nghiệp nói riêng phải tuân thủ các luật lệ và các nguyên tắc trong quá trình hợp tác và phát triển. Do vậy, công tác quy hoạch sử dụng đất phải được đổi mới và xem xét nhằm tạo tiền đề, động lực cho việc xây dựng một nền nông lâm nghiệp sạch và bền vững. Trước nhiều cơ hội và thách thức của quá trình mở cửa và hội nhập, với mục tiêu duy trì sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước đã có những sự chuẩn bị tích cực trong công tác xây dựng luật, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế. Việc ban hành Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng...đã tạo
- 3 tiền đề cho công tác quy hoạch sử dụng đất, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp nhằm hạn chế những tiêu cực trong quản lý đất đai, tạo điều kiện thuận lợi và phương hướng cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói chung, công tác quy hoạch sử dụng đất cấp thôn, xã nói riêng. Quy hoạch sử dụng đất bền vững là bước đi đầu tiên có tính chất định hướng cho các bước tiếp theo cần có sự phối kết hợp, xem xét cân nhắc kỹ lưỡng, tận dụng triệt để những thuận lợi của điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, phù hợp với nguồn lực của địa phương. Phát huy tối đa khả năng phát triển kinh tế, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, thoả mãn tâm tư, nguyện vọng, phong tục tập quán của người dân, đảm bảo cho sản xuất tăng trưởng bền vững, ổn định lâu dài. Tà Long là một xã miền núi của huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị, nằm trong vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông. Hiện nay trên địa bàn huyện còn nhiều xã chưa có quy hoạch sử dụng đất, hệ thống canh tác còn lạc hậu, người dân thiếu vốn sản xuất, thiếu kiến thức, việc áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại và công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn nhiều hạn chế, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mà chủ yếu chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn nhiều lúng túng. Công tác quy hoạch sử dụng đất còn mang tính đơn ngành, thiếu sự tham gia, đặc biệt là vai trò của người dân, tách biệt giữa những người quy hoạch - người sản xuất và không cho rằng người sản xuất phải là người tiến hành quy hoạch. Do vậy, một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt ra hiện nay là tiến hành quy hoạch sử dụng đất cho các xã vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên dựa trên phương pháp PRA có sự tham gia của người dân kết hợp với kỹ thuật canh tác NLKH và áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất nhằm tạo cơ hội cho người dân tự phân tích, đồng thời giúp người dân đề xuất được cơ cấu vật nuôi, cây trồng phù hợp với gia đình và phù hợp với nền kinh tế thị trường. Nhằm góp phần nghiên cứu hệ thống lại lý luận quy hoạch sử dụng đất cấp xã, đề xuất các giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững nhằm nâng cao đời sống người dân, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và môi trường sinh thái, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã Tà Long, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị”.
- 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TRÊN THẾ GIỚI 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của quy hoạch sử dụng đất Lịch sử về quy hoạch sử dụng đất được xác nhận như là một chuyên ngành bắt đầu bằng các quy hoạch vùng ngay từ thế kỷ 17, và cho đến đầu thế kỷ 20 thế giới vẫn coi QHSDĐ chỉ là quy hoạch vùng thuần túy. Khái niệm về ''Các khu vực trung tâm'' cho quy hoạch vùng đã được Chrittaller đề cập vào năm 1933 [41]. Với cơ sở trên, việc phân chia đất đai theo địa lý với vùng sản xuất là nền tảng để quy hoạch vùng cho sản xuất nông lâm nghiệp. Vào những năm 30 - 40 quy hoạch ngành bắt đầu xuất hiện, giữ vai trò lấp chỗ trống của quy hoạch vùng. Thời kỳ những năm 50 đến những năm 70 trên thế giới nhấn mạnh nhiều đến nghiên cứu về đánh giá đất đai trong QHSDĐ. Các tài liệu chuyên khảo của Jacks G.V đã cho ra đời chuyên khảo đầu tiên về ''Phân loại đất đai cho quy hoạch sử dụng đất'' [44]. Tại Mỹ, bang Wiscosin đã ra đạo luật sử dụng đất đai vào năm 1929, tiếp theo là xây dựng kế hoạch sử dụng đất đầu tiên cho vùng Oneide của Wiscosin, kế hoạch này đã xác định các diện tích cho sử dụng lâm nghiệp, nông nghiệp và nghỉ ngơi giải trí. Năm 1966, Hội đất học và Hội nông dân học Mỹ cho ra đời chuyên khảo về hướng dẫn điều tra đất, đánh giá khả năng của đất và ứng dụng quy hoạch sử dụng đất. Tại Đức vào năm 1972 Haber [43] đã xuất bản tài liệu “Khái niệm về sử dụng đất khác nhau" và coi đây là lý thuyết sinh thái về quy hoạch sử dụng đất dựa trên quan điểm về mối quan hệ hợp lý giữa tính đa dạng của hệ sinh thái cũng như sự ổn định của chúng với năng suất và khả năng điều chỉnh. Năm 1971 và 1975 đã có các cuộc gặp gỡ của các chuyên gia tư vấn FAO tại Rome (Italia) và Geneve (Thụy Sỹ) thảo luận về phương pháp luận quy hoạch nông thôn. Nội dung các cuộc thảo luận đã đề cập đến các phương pháp cùng tham gia trong quy hoạch cấp vi mô. Vào thời kỳ này, các thuật ngữ như quy hoạch địa
- 5 phương, quy hoạch vi mô, quy hoạch thôn bản, quy hoạch cùng tham gia... mới bắt đầu hình thành và đưa vào thảo luận trong quy hoạch. 1.1.2. Các nghiên cứu có liên quan đến phương pháp quy hoạch sử dụng đất cấp địa phương Kết quả tổng kết các tài liệu nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp quy hoạch phát triển địa phương cho thấy, các phương pháp tiếp cận trong QHSDĐ đi theo 2 hướng chính đó là: Tiếp cận từ trên xuống (Top-down approach) và tiếp cận từ dưới lên (Bottom-up approach). Cách tiếp cận từ trên xuống ngày càng bộc lộ những hạn chế, kém hiệu quả khi không có sự tham gia của cộng đồng và khi các chương trình thực hiện ở cấp vi mô. Cách tiếp cận thứ 2 được hình thành khi các nhà xã hội học chứng minh rằng sự “không thể thiếu được” vai trò của cộng đồng nông thôn trong quản lý tài nguyên cộng đồng (Robert Chambers, 1994)[39]. Cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 các phương pháp điều tra, đánh giá truyền thống dần được thay thế bằng các phương pháp điều tra đánh giá cùng tham gia như phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA), đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) được khởi xướng và ứng dụng đầu tiên ở Ấn Độ và được các nhà khoa học nghiên cứu, phát triển hoàn thiện dần. Phương pháp này đã chứng minh ưu thế và hiệu quả nổi trội ở các quốc gia, vùng lãnh thổ. Những thử nghiệm các phương pháp RRA vào thập kỷ 80 và PRA đầu thập kỷ 90 trong phát triển nông thôn và lập kế hoạch sử dụng đất được thực hiện trên 30 nước phát triển (Chambers, 1994) [39]. Đặc biệt phương pháp phân tích các hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất vi mô được nghiên cứu rộng rãi. Một số kết quả thử nghiệm phân tích hệ thống canh tác tại Châu Âu, Châu Phi và Nam Mỹ đã chứng minh phân tích hệ thống canh tác là công cụ trong quy hoạch cấp địa phương. 1.1.3. Những nghiên cứu liên quan đến QHSDĐ cấp vi mô có sự tham gia của người dân Năm 1985, một nhóm chuyên gia tư vấn quốc tế về quy hoạch sử dụng đất được tổ chức FAO thành lập nhằm xây dựng một quy trình quy hoạch sử dụng đất với 4 câu hỏi: 1) Các vấn đề nào đang tồn tại và mục tiêu của quy hoạch là gì?
- 6 2) Có các phương án sử dụng đất nào đang tồn tại? 3) Phương án nào là tốt nhất? 4) Có thể vận dụng vào thực tế như thế nào? - Năm 1985, tại Hội nghị RRA ở Đại học KhonKean (Thái Lan) từ “Sự tham gia/người tham gia” được sử dụng với sự tiếp tục của RRA. - Từ thời điểm năm 1987 đến năm 1988, người ta chia ra 4 loại RRA: + RRA cùng tham gia (Participatory RRA). + RRA thăm dò (Exploratory RRA). + RRA chủ đề (Topical RRA). + RRA giám sát (Monotoring RRA). Trong đó: RRA cùng tham gia là giai đoạn chuyển đổi đầu tiên sang PRA. - Tiếp theo đó là sự tiếp nhận PRA của các tổ chức quốc tế như IIED, Ford Foundation, SIDA. Hiện tại đã có tài liệu chuyên khảo về PRA ở mức độ quốc tế. - Đến năm 1994 đã có 2 cuộc hội thảo quốc tế về PRA tại Ấn Độ, đến nay hầu hết các nước đã và đang áp dụng PRA vào phát triển các lĩnh vực: + Quản lý tài nguyên thiên nhiên. + Nông nghiệp. + Các chương trình xã hội và xoá đói giảm nghèo. + Y tế và an toàn lương thực. PRA vẫn đang tiếp tục phát triển, dần được hoàn thiện và trở thành một phương pháp QHSDĐ cấp vi mô có sự tham gia của người dân. QHSDĐ có sự tham gia của người dân được đề cập khá đầy đủ và toàn diện trong tài liệu hội thảo VFC-TV Dresden, 1998 của Dr. H.Uibrig. Tài liệu đã phân tích một cách đầy đủ về mối quan hệ giữa các loại hình canh tác có liên quan như: Quy hoạch rừng, vấn đề phát triển nông thôn, quy hoạch sử dụng đất, phân cấp hạng đất và phương pháp tiếp cận mới trong quy hoạch sử dụng đất .
- 7 Cũng trong chương trình Hội thảo quốc tế tại Việt Nam (1998) - Tài liệu hội thảo về QHSDĐ cấp thôn (Land use planning at village level) của FAO [6] đã đề cập một cách chi tiết khái niệm về sự tham gia, đề xuất các chiến lược QHSDĐ và giao đất. Về cơ bản chiến lược nêu lên: - Sự tham gia của người dân trong những hoạt động thực thi QHSDĐ và giao đất: + Đào tạo cán bộ và chuẩn bị. + Hội nghị làng và chuẩn bị. - Điều tra ranh giới làng, khoanh vẽ đất đang sử dụng, điều tra rừng và xây dựng bản đồ sử dụng đất. - Thu thập số liệu và phân tích số liệu. - QHSDĐ và giao đất. - Xác định đất canh tác nông nghiệp. - Sự tham gia của người dân trong hợp đồng (khế ước) và chuyển nhượng đất nông lâm nghiệp. - Mở rộng quản lý và sử dụng đất. - Kiểm tra và đánh giá. Những tài liệu hướng dẫn trên là phương tiện tốt để tiến hành QHSDĐ cho cấp xã theo phương pháp cùng tham gia. 1.1.4. Phát triển công nghệ có sự tham gia Phát triển công nghệ có sự tham gia (Participatory Technology Development - PTD) [28] hay còn gọi là phát triển công nghệ cùng với người nông dân chính là sự kết hợp kiến thức và năng lực nghiên cứu của những cộng đồng địa phương và các tổ chức phát triển trong quá trình học hỏi lẫn nhau nhằm mục đích tăng cường kinh nghiệm và khả năng quản lý kỹ thuật của cộng đồng và người dân địa phương bằng chính nội lực của họ, trong đó hoạt động của người dân giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ tiến trình. Tuy nhiên, phát triển công nghệ có sự tham gia đòi hỏi có nhiều thời gian, sự kiên nhẫn và nhiệt thành từ phía những người bên ngoài - nhà nghiên cứu và các cán bộ khuyến nông lâm.
- 8 1.1.5. Các nghiên cứu về sử dụng đất * Hệ thống canh tác (Farming System) là sự bố trí một cách thống nhất và ổn định các ngành trong nông trại, được quản lý bởi hộ gia đình trong môi trường tự nhiên, sinh học và kinh tế xã hội, phù hợp với các mục tiêu mong muốn và nguồn lực của hộ (Shaner, Philip và Schemmedli, 1984) [45]. Hệ thống canh tác bao gồm các nguồn lực (đất, lao động, vốn) được sử dụng cho các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nghề phụ để sản xuất các nông sản (lương thực, nguyên liệu thô, tiền mặt) trong nông trại với điều kiện nhất định (William C.Beet, 1990). Trên thế giới mô hình sử dụng đất đầu tiên là du canh (Shifting cultivation), đó chính là những hệ thống nông nghiệp trong đó đất đã được phát quang để canh tác trong một thời gian, ngắn hơn thời gian bỏ hoá (Conklin, 1957). Sau du canh là sự ra đời của các phương thức Taungya (Canh tác đồi núi) ở vùng nhiệt đới. Taungya là một hệ thống canh tác mà trong đó bao gồm sự kết hợp của hai thành phần (cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp) trong giai đoạn đầu tiên hình thành rừng trồng . Hệ thống canh tác Taungya được cải tiến sửa đổi và dần dần được hoàn thiện, phổ biến trên toàn thế giới và được coi như là một hệ thống sử dụng đất có hiệu quả kinh tế lẫn môi trường sinh thái. Theo thông báo của FAO năm 1990, đến nay đã có tới 117 nước trên thế giới áp dụng phương thức này. Hệ thống kỹ thuật canh tác trên đất dốc (SALT) nhằm sử dụng đất dốc bền vững và được trung tâm đời sống nông thôn Bapstit Mintanao Philippin tổng kết, hoàn thiện và phát triển từ giữa những năm 1970 đến nay. - Mô hình SALT 1 (Sloping Agriculture Land Technology) với cơ cấu 25% cây lâm nghiệp + 25% cây lưu niên (NN) + 50% cây nông nghiệp hàng năm. - Mô hình SALT 2 (Simple Agro - Livestock Technology) với cơ cấu 40% NN + 20% LN + 20% chăn nuôi +20 % làm nhà ở và chuồng trại. - Mô hình SALT 3 (Sustainable Agro - Forest land Technology) với cơ cấu 40% NN + 60% LN.
- 9 - Mô hình SALT 4 (Small Agro - Fruit Likelihood Technology) với cơ cấu 60% LN + 15% NN + 25% cây ăn quả. Các mô hình canh tác nông nghiệp bền vững trên đất dốc có sự phối hợp hài hoà giữa cây nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc đều dựa trên cơ sở có sự nghiên cứu phân bổ các loại đất đai một cách hợp lý, khoa học nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất và bền vững nhất về mặt môi trường sinh thái. Những kết quả phân tích hệ thống canh tác xác nhận rằng phân tích hệ thống canh tác là một công cụ của quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp cấp địa phương. Tác giả Erwin(1999) [42] đã phân tích hệ thống canh tác là công cụ cho phân tích các trở ngại trong hệ thống nông trại hộ gia đình, đề xuất mục tiêu quy hoạch, xác định các kiểu sử dụng đất hiện tại và phương án sử dụng đất, đánh giá phương án sử dụng đất khác nhau nhằm chọn ra phương án tốt nhất. Vì vậy để thỏa mãn nhu cầu về lương thực ngày càng cao, con người tìm cách giải quyết theo một trong hai hướng chính đó là: Tăng năng suất cây trồng bằng việc tận dụng tối đa tiềm năng của các loại đất, thâm canh tăng mùa vụ và mở rộng diện tích canh tác. Để làm được điều đó thì công tác điều tra, khảo sát, phân loại và đánh giá đất đai để tìm ra giải pháp sử dụng đất có hiệu quả nhất trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất hợp lý, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi và đặc biệt là theo hướng nghiên cứu đánh giá tổng hợp tiềm năng của đất đai cho các mục tiêu sử dụng bền vững đã trở thành một yêu cầu rất bức thiết. * Quan điểm sử dụng đất bền vững Quan điểm về sử dụng đất đai, tài nguyên rừng bền vững đã được nhiều tác giả ở các quốc gia khác nhau đề cập tới, các khái niệm đều cho thấy những điểm giống nhau khi nói đến quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên rừng bền vững đều được thể hiện ở 3 vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường. Thuật ngữ "bền vững" được sử dụng trong nhiều khái niệm, ví dụ "sự phát triển bền vững", "kinh tế bền vững", "xã hội bền vững", và "sử dụng bền vững". Theo "Chiến lược cho cuộc sống bền vững", một hoạt động là bền vững nhằm đạt tất cả các mục đích thực tiễn của nó, là hành động có thể tiếp tục mãi mãi (IUCN,
- 10 UNEP,WWF 1993) [10]. Uỷ ban quốc tế về môi trường và phát triển (Wcea) đã định nghĩa "Phát triển bền vững là phát triển để đáp ứng nhu cầu của đời này mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của đời sau". Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) [10] với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học". Khái niệm phát triển bền vững được đề cập chính thức trong báo cáo "Tương lai của chúng ta" của Hội đồng thế giới về phát triển bền vững họp ở Brundland (WCED, 1987) [37]. Theo khái niệm này "Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn mọi nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến những khả năng phát triển để thoả mãn mọi nhu cầu của những thế hệ tiếp theo". Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: Kinh tế, xã hội và môi trường. Thế giới đang đứng trước nguy cơ to lớn về sự xuống cấp và huỷ hoại của môi trường sinh thái. Sự gia tăng dân số, phát triển công nghiệp và các hoạt động phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ đã tác động tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Để sử dụng một cách có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, đồng thời bảo vệ môi trường sống và khả năng tái tạo cần phải có một cách tiếp cận kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế, xã hội với bảo vệ môi trường sinh thái. Năm 1993, nhóm công tác Quốc tế đã kiến nghị một khung đánh giá hệ thống quản lí và sử dụng đất bền vững và định nghĩa như sau: "Quản lý sử dụng đất bền vững" bao hàm các quy trình công nghệ, chính sách và hoạt động nhằm hội nhập những nguyên lý kinh tế xã hội với các mối quan tâm về môi trường sao cho có thể đồng thời: Duy trì nâng cao sản xuất và dịch vụ, giảm thiểu sự rủi ro cho sản xuất, bảo vệ tiềm năng của các nguồn lợi tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hoá chất lượng đất, có khả năng thực thi về kinh tế, có thể chấp nhận được về mặt xã hội.
- 11 Cùng với nguyên tắc trên, Dumanski [41] cũng đã đề xuất các chỉ tiêu để đánh giá và giám sát việc sử dụng đất bền vững. Các chỉ tiêu này bao gồm: Năng suất cây trồng, cân bằng dinh dưỡng, sự bảo toàn độ che phủ đất, chất lượng, số lượng đất, chất lượng, số lượng nước, lợi nhuận nông trại và sự áp dụng các biện pháp bảo vệ đất. Các chỉ tiêu này là cơ sở quan trọng để phân tích đánh giá các hệ thống sử dụng đất về tính bền vững, thiết lập nền móng cho chiến lược sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên đất. Một mô hình sử dụng đất tổng hợp, bền vững phải đáp ứng một số nội dung sau: - Giải quyết được nhiều vấn đề đặt ra cho mọi người ở từng bản làng, buôn sóc, ở từng địa phương, trong cả nước và trên toàn cầu. - Tổng hợp được các hiểu biết truyền thống với khoa học hiện đại, vận dụng thích hợp cho từng nơi. - Lấy các hệ thống thiên nhiên làm mẫu chuẩn, bắt chước các hành động hoà hợp với thiên nhiên. - Tạo lập ra các mô hình định canh lâu bền bằng việc xây dựng phù hợp với điều kiện sinh thái từng nơi. Để đảm bảo sử dụng đất mang tính tổng hợp bền vững cần thực hiện theo các nguyên tắc sau: + Đa dạng hoá các loại hình sản xuất, các chế độ canh tác, các loại hình sản phẩm, các dạng hình sinh thái. + Kết hợp nhiều ngành nghề: Nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản.... + Ngăn ngừa được những tai biến môi trường, những rủi ro và nạn ô nhiễm, suy thoái. + Sử dụng được các động thực vật hoang dã, các loài cây bản địa, các loài cây quý hiếm, đa tác dụng. + Tận dụng các nguồn tài nguyên: Đất, nước, năng lượng, sinh học làm cho nó được bảo toàn, tái tạo, tự điều chỉnh và tự tái sinh. + Sử dụng được đất theo quy mô nhỏ, thâm canh hiệu quả, được quản lý, chăm sóc, bảo vệ và phục hồi đất.
- 12 Tóm lại, sử dụng đất bền vững là nhu cầu cấp bách của nhiều quốc gia trên thế giới. Những hiện tượng sa mạc hoá, thiên tai, lũ lụt, hạn hán, diện tích đất trống, đồi núi trọc ngày càng tăng lên, đây chính là kết quả của việc sử dụng đất đai không hợp lý. Khái niệm bền vững được các nhà khoa học trên thế giới chủ yếu hướng vào 3 yêu cầu sau: - Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận. - Bền vững về mặt xã hội - nhân văn: Được xã hội chấp nhận cao, thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã hội. - Bền vững về mặt môi trường: Bảo vệ được đất đai, ngăn chặn được thoái hoá, xói mòn, rửa trôi, bảo vệ môi trường tự nhiên. 1.1.6. Những kết luận rút ra từ kinh nghiệm của thế giới - Hầu hết các phương pháp QHSDĐ chủ yếu tập trung vào mục tiêu phát triển kinh tế, chưa thực sự quan tâm đến xã hội và bảo vệ môi trường nên tính bền vững chưa cao. - Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp phải dựa trên nền tảng là quy hoạch sử dụng đất, kết hợp quy hoạch từ trên xuống bằng các định hướng chiến lược và ưu tiên phạm vi vùng với nhu cầu của cộng đồng thông qua quy hoạch phát triển và xây dựng kế hoạch cấp thôn bản. - Phương pháp cùng tham gia, phân tích hệ thống canh tác cần được vận dụng vào đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội và thể chế chính sách của Việt Nam. - Hệ thống canh tác trên đất dốc, quan điểm sử dụng đất bền vững là những giải pháp quan trọng và là cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất cấp vi mô. 1.2. Ở VIỆT NAM 1.2.1. Các quan điểm quy hoạch sử dụng đất Công tác QHSDĐ ở Việt Nam đã được khởi xướng từ 1963 và được hoàn thiện dần theo thời gian. Trước đây việc QHSDĐ thường dựa vào các đơn vị hành chính (tỉnh, huyện, xã), hoặc quy hoạch theo ngành (Lâm nghiệp, Nông nghiệp,
- 13 Thủy sản). Quy hoạch phân bổ sử dụng đất cho các ngành chủ yếu là dựa vào điều kiện tự nhiên như: Đất đồi có độ dốc < 150 thuộc về đất canh tác nông nghiệp, > 150 là đất lâm nghiệp và vùng ngập mặn ven biển, sau đó từng ngành có quy định theo vùng sản xuất và theo chức năng. Giai đoạn trước năm 1993, công tác QHSDĐ cô lập và cách biệt không có sự liên kết giữa các ngành, các vùng với nhau. Công tác QHSDĐ được thực hiện bởi các tổ chuyên môn, trong từng ngành, căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước, nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương, ở Trung ương có Viện Điều tra quy hoạch, ở các tỉnh có các đoàn, đội điều tra quy hoạch. Tiến hành quy hoạch tổng thể cấp vĩ mô (quy hoạch phát triển kinh tế xã hội), trong cả nước, các tỉnh, huyện, xã [35]. Đây là phương pháp QHSDĐ mà người lập QHSDĐ hoàn toàn tuân thủ những quy định, văn bản hướng dẫn của Nhà nước như quy trình kỹ thuật, luận chứng kinh tế xã hội .... Hoạt động QHSDĐ hoàn toàn tách biệt với người dân. Trong đầu những năm 1990, các vấn đề quy hoạch nông lâm nghiệp cấp vi mô được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Các nhà khoa học trong và ngoài nước đều cho rằng quan điểm quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp cấp địa phương nên đi theo hướng sau: - Tiến hành nghiên cứu khả năng chuyển từ quy hoạch nông lâm nghiệp chủ yếu dựa trên chức năng sử dụng đất sang dựa trên tiềm năng đất đai. - Rà soát và xem lại hệ thống chính sách nhằm hướng tới đa mục đích sử dụng đất bằng đa dạng hoá các hoạt động sản xuất trong mỗi bản quy hoạch của cộng đồng. - Gắn 2 quá trình quy hoạch và giao đất để công tác quy hoạch và kế hoạch gắn với các chủ thể sử dụng đất và coi đó là hai bộ phận có quan hệ chặt chẽ để làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp ở mỗi địa phương và mỗi cộng đồng. - Nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp cùng tham gia trong quá trình quy hoạch, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, xác định và phân tích rõ các chủ thể trong quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp cấp xã.
- 14 1.2.2. Các kết quả nghiên cứu về sử dụng đất ở Việt Nam Ở Việt Nam, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về các mô hình canh tác nông lâm nghiệp và sử dụng đất dốc có hiệu quả. Trong tài liệu “Sử dụng đất tổng hợp và bền vững”, Nguyễn Xuân Quát (1996) [23] đã phân tích tình hình sử dụng đất đai cũng như mô hình sử dụng đất tổng hợp bền vững, mô hình khoanh nuôi và phục hồi rừng ở Việt Nam. Đồng thời đề xuất tập đoàn cây trồng thích hợp cho các mô hình sử dụng đất tổng hợp bền vững. Trong tài liệu ''Đất rừng Việt Nam'', Nguyễn Ngọc Bình [1] đã trình bày những vấn đề cơ bản, quan trọng chung nhất về đất rừng Việt Nam và đưa ra những quan điểm nghiên cứu và phân loại đất rừng trên cơ sở những đặc điểm cơ bản của đất rừng Việt Nam. Về luân canh, tăng vụ, trồng xen, trồng gối vụ để sử dụng hợp lý đất đai đã được nhiều tác giả: Phạm Văn Chiểu (1964); Bùi Huy Đáp (1977); Vũ Tuyên Hoàng (1987); Lê Trọng Cúc (1971); Nguyễn Ngọc Bình (1987); Bùi Quang Toản (1991) đã đề cập tới việc lựa chọn hệ thống cây trồng. Năm 1994, Tổng cục Địa chính lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 1995 - 2000 trên quy mô cả nước [27]. Trong đó việc lập kế hoạch giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào mục đích khác cũng được đề cập tới. Báo cáo đánh giá tổng quát hiện trạng sử dụng đất và định hướng phát triển đến năm 2000 làm căn cứ để các địa phương, các ngành thống nhất triển khai công tác quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất. Năm 1996, Trần An Phong nghiên cứu các mô hình sử dụng đất dốc đã đi đến kết luận: Biện pháp sử dụng đất có hiệu quả là bố trí một chế độ thâm canh hợp lý, triệt để lợi dụng nước trời, áp dụng các biện pháp canh tác nhằm bảo vệ, giữ gìn độ ẩm tối đa trong các lớp đất đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt [19]. Năm 2001, Ngô Đình Quế và Đinh Thanh Giang đã nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác nương rẫy nhằm kéo dài thời gian sử dụng đất, đẩy nhanh tốc độ phục hồi độ phì đất, rút ngắn thời gian bỏ hóa [24], các tác giả kết luận để áp dụng các mô hình cải tiến vào sản xuất cần phải sử dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, các giống cây trồng mới có năng suất cao, phẩm chất tốt.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 203 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn