intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm Khu hệ chim tại Khu bảo tồn thiên nghiên Kẻ Gỗ - Hà Tĩnh

Chia sẻ: Tri Lễ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

19
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá tính đa dạng của khu hệ chim ở KBTTN Kẻ Gỗ; đánh giá tình trạng và phân bố của các loài chim, đặc biệt là các loài chim ưu tiên bảo tồn tại KBTTN Kẻ Gỗ; đề xuất một số giải pháp quản lý bảo tồn các loài chim tại KBTTN Kẻ Gỗ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm Khu hệ chim tại Khu bảo tồn thiên nghiên Kẻ Gỗ - Hà Tĩnh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP BÙI HÙNG TRỊNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ CHIM TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KẺ GỖ - HÀ TĨNH Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.VŨ TIẾN THỊNH Hà Nội, 2011
  2. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ động vật nói chung và chim nói riêng có vai trò to lớn không chỉ đối với tự nhiên mà còn đối với cuộc sống của con người. Lớp chim chiếm một số lượng lớn trong giới động vật. Hiện nay trên thế giới có khoảng 10.000 loài chim riêng, ở Việt nam có gần 900 loài (Nguyễn Cử et al., 2005). Các loài chim là một thực thể nằm trong chuỗi thức ăn của tự nhiên, do vậy chúng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tính đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái. Tính đa dạng về các loài chim đã góp phần giúp cho hệ sinh thái luôn được cân bằng. Bên cạnh đó, cùng với côn trùng, chim còn góp phần không nhỏ trong việc thụ phấn cho hoa phát tán hạt giống, tạo điều kiện cho nhiều loài thực vật tồn tại, phát triển và mở rộng vùng sống, góp phần vào sự tồn tại và phát triển hệ thực vật trên trái đất. Đối với xã hội loài người thì các loài chim là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng trong đời sống hàng ngày. Cũng chính từ vai trò đó mà nhiều loài chim đã được thuần dưỡng và trở thành các loài vật nuôi quen thuộc phục vụ nhu cầu của con người như: Thực phẩm Gà, Đà điểu, Công, Trĩ, Yến...Ngoài ra, các loài chim còn cung cấp cho con người nhiều giá trị quan trọng khác. Chim là một động vật nuôi làm cảnh phổ biến tại nhiều quốc gia hiện nay, đặc biệt tại Việt Nam. Nhiều loài đã được con người khai thác, sử dụng và trở thành những mặt hàng thương mại mang lại giá trị kinh tế cao như Công, Sáo, Yểng, Vẹt. Tuy nhiên, cũng giống như các loài sinh vật khác trên trái đất, các loài chim đang phải đối mặt với nhiều thách thức cho sự tồn tại và phát triển. Khu hệ chim tại nhiều khu vực đang bị suy giảm một cách nghiêm trọng, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là các loài quý hiếm. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều loài quý hiếm đang bị khai thác quá mức. Giá trị to lớn mà các loài chim mang lại cho con người. Hơn nữa, các loài chim rất nhạy cảm với những tác động của con người và biến đổi của môi
  3. 2 trường sống. Chương trình BirdLife quốc tế đã công bố đánh giá hàng năm về tình trạng các loài chim trên toàn cầu. Theo đánh giá năm 2005, tổng số loài đang bị đe doạ tuyệt chủng là 1.212. Nếu cộng với số loài sắp bị đe doạ tuyệt chủng thì con số này lên tới 2.000 loài, chiếm hơn 20% tổng số 9.775 loài chim trên toàn cầu. Ở Việt Nam, có 72 loài chim hiện đang bị đe dọa và sắp bị đe dọa tuyệt chủng ở mức độ toàn cầu (SĐ IUCN 2010). Trong đó, có 51 loài đã được khẳng định thường xuyên có phân bố với số lượng đáng kể ở ít nhất ở một vùng chim quan trọng của Việt Nam, số còn lại có hiện diện nhưng chưa xác định được có thường xuyên cư trú hay không. Đây thực sự là một thách thức rất lớn trong việc bảo tồn các loài chim nói riêng và tính đa dạng sinh học nói chung tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) kẻ gỗ được thành lập để bảo tồn hệ sinh thái rừng đặc trưng cho vùng núi thấp vùng miền Trung. Khu bảo tồn là nơi cứ trú của nhiều loài chim ưu tiên bảo tồn như Gà lôi lam Hà Tĩnh (Lophura hatinhensis), Ngan cánh trắng (Cairina scutulata), Trĩ sao (Rheinardia ocellata). Do có tầm quan trọng trong công tác bảo tồn chim, KBTTN Kẻ Gỗ đã được công nhận là một trong số các vùng chim quan trọng tại Việt Nam (Tordoff et al. 2002). Tuy nhiên, những thông tin về thành phần loài chim còn thiếu và tản mạn bởi từ năm 1995 đến nay chưa có đợt điều tra nào về khu hệ chim ở KBTTN Kẻ Gỗ. Vì vậy, điều tra xác định thành phần loài chim tại KBTTN Kẻ Gỗ là cần thiết. Kết quả của đợt điều tra sẽ khẳng định sự có mặt hay vắng mặt của các loài chim nơi đây, đặc biệt là các loài quý hiếm. Đây là nguồn thông tin cơ bản giúp định hướng cho các hoạt động tiếp theo nhằm bảo tồn đa dạng sinh học chim tại KBTTN Kẻ Gỗ. Do vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và bảo tồn khu hệ chim nói chung và tài nguyên đa dạng sinh học nói riêng tại Khu bảo tồn thiên nghiên Kẻ Gỗ, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm Khu hệ chim tại Khu bảo tồn thiên nghiên Kẻ Gỗ - Hà Tĩnh”.
  4. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀ I LIỆU 1.1. Nghiên cứu Chim ở Đông Dương Đã từ lâu, Đông Dương với cảnh quan thiên nhiên phong phú đã được nhiều nhà Điểu học chú ý đến. Việc nghiên cứu các loài Động vật hoang dã đặc biệt là chim trên lãnh thổ Đông Dương đã có lịch sử hơn 100 năm và đã có nhiều nhà sinh học nước ngoài đến đây nghiên cứu. Mặc dù vậy, cho đến nay những hiểu biết về động vật Đông Dương nói chung và chim nói riêng vẫn còn bị hạn chế. Tài liệu chim đầu tiên là bản mô tả các loài Gà rừng (Gallus galus) của Linne với tiêu bản bắt được ở đảo Côn Lôn (Linne, 1758 Sysema naturae ,1,tr.158). Sau đó 30 năm, năm 1788 Gomolanh mô tả loài thứ 2 bắt được ở Đông Dương, đó là một loài chim xanh nam bộ (Chloropsis cochinchinensis) (Gmelin, 1788). Vào khoảng giữa thế kỷ thứ XIX một vài loài chim khác ở Đông Dương được mô tả . Sau khi xâm chiếm ở miền nam Đông Dương người Pháp bắt đầu chú ý đến việc nghiên cứu thiên nhiên vùng này. Mặc dù vào thời gian đầu họ không tổ chức một cuộc sưu tầm nào lớn, nhưng đến năm 1862 đến năm 1874 nhiều đợt nghiên cứu Chim khá quy mô do các nhà tự nhiên học nghiệp dư đã sưu tầm một mẫu vật rất lớn và được chuyển về Pháp để giám định. Từ năn 1874 đến 1903, M.E. Oustales cho xuất bản công trình “Chim Camphuchia, Lào, Nam bộ và Bắc Bộ Việt Nam” và từ năm 1905 đến năm 1907 Uxtale và Gecmanh cho xuất bản tập: Danh Sách Chim miền Nam Việt Nam, Nam Bộ”. Vào thời điểm đó, Bắc Việt Nam có Butan tổ chức sưu tầm Chim và kết quả đã được công bố trong tập “Mười năm nghiên cứu động vật” Ông đã ghi nhận được 90 loài và một số dữ liệu về sinh học của một số loài.
  5. 4 Năm 1918, lần đầu tiên một cuộc sưu tầm chim được tổ chức dưới sự chỉ đạo của Boden Klox, với kết quả thu được là 1525 tiêu bản đã được thu thập. Kết quả này được Robinson và Klox thông báo trong tập “Chim Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam”. Công trình này ghi nhận 235 loài và trong đó có 34 loài mới cho khoa học. Trong khoảng thời gian đó nhà điểu học người Nhật Kuroda phân tích bộ sưu tập chim do S. Txikia và ghi nhận được 130 loài và loài phụ. Từ năm 1923 đến năm 1938 J. Dơlacua, P. Jabuio, J. Grinuay và đồng nghiệp đã tiến hành 7 cuộc sưu tầm lớn ở nhiều vùng khác nhau trên lãnh thổ Đông Dương với kết quả đáng ngạc nhiên là 23 nghìn tiêu bản đã được thu thập đưa về Pháp giám định. Các tiêu bản này sau đó được phân chia cho các viện Bảo tàng lớn ở Pháp, Anh và Mỹ. Năm 1940 Dolacua và Grinuay cho xuất bản danh sách chim thu thập được trong cuộc sưu tầm lần thứ 7 gồm 224 loài và loài phụ.Từ năm 1941 đến năm 1950, một số tiêu bản Chim được thu thập ở Lào, Lạng Sơn cùng một số địa phương khác ở miền Bắc Việt Nam và được gửi về phòng nghiên cứu động vật trường Đại học tổng hợp Đông Dương để giám định. Các tiêu bản này đã được Buaret phân tích và công bố. Cũng trong thời gian này nhiều tác giả đã công bố các công trình thu thập về chim ở Đông Nam Á, trong đó có 20 dạng mới sưu tầm được trên lãnh thổ Đông Dương vào năm 1951, dựa vào các công trình mới này Dolacua lại bổ sung lần thứ 3 danh sách chim Đông Dương (J. Delacour, 1951). Lần này tác giả mở rộng danh sách đến 1085 loài và loài phụ, trong đó có 2 dạng mới. 1.2. Nghiên cứu chim ở Việt Nam Trước năm 1945, tất cả các công trình nghiên cứu về chim ở Viêt nam đều do các nhà kkhoa học người nước ngoài thực hiện. Từ năm 1945 đến năm 1954, do các hoạt động nghiên cứu ở Việt Nam đều bị gián đoạn do chiến tranh. Cho đến sau khi Bắc Việt Nam giải phóng ít lâu, một số nhà khoa học
  6. 5 Việt Nam mới bắt đầu nghiên cứu. Đáng chú ý có công trình nghiên cứu của tác giả Võ Quý, Trần Gia Huấn 1960-1961; Võ Quý 1962-1966; Võ Quý, Đỗ Ngọc Quang 1965; Võ Quý và Alogiava N.C 1967, 1967. Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu Fiso và Lê Diên Dực 1966 về chim miền Bắc Việt Nam. Hầu hết các công trình này cũng chỉ mới đề cập đến khu hệ chim của một vài vùng nhỏ ở Việt Nam. Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu theo hướng phát hiện loài mới và phân loại. Năm 1971, Võ Quý đã tổng hợp kết quả nghiên cứu về đời sống của các loài chim phổ biến ở miền Bắc Việt Nam và xuất bản công trình "Sinh học các loài chim thường gặp ở Việt Nam". Trong sách tác giả có mô tả các đặc điểm về thức ăn, nơi ở, đặc điểm sinh sản và một số tập tính khác của gần hai trăm loài chim ở miền Bắc, đa số các loài này có ý nghĩa kinh tế. Đây là một công trình nghiên cứu về chim đầy đủ và có hệ thống. Sau khi đất nước thống nhất (1975), công trình "Chim Việt Nam, Hình thái phân loại (Tập I,II) của Võ Quý 1975-1981" là công trình đầu tiên nghiên cứu chim trên toàn lãnh thổ Việt Nam về mặt hình thái và phân loại. "Danh lục chim Việt Nam" của Võ Quý - Nguyễn Cử (1995) đã xuất bản cuốn. Bản danh lục gồm 19 bộ, 81 họ và 828 loài chim đã tìm thấy ở Việt Nam (tính đến năm 1995). Với mỗi loài các tác giả đều dẫn các đặc điểm về hiện trạng và vùng phân bố. Cho đến những năm gần đây, cùng với sự tích cực trong nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học của Chính phủ Viêt nam thì nhiều dự án bảo tồn đa dạng sinh học do các tổ chức: Bảo tồn chim Quốc tế (Bird life International), Tổ chức bảo vệ động thực vật quốc tế (FFI), Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Qũy quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), Ngân hàng thế giới (WB) đã được triển khai do vậy công tác bảo tồn đa dạng sinh học của nước ta được được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Một loạt các công trình nghiên cứu về động vật
  7. 6 hoang dã đã xuất bản. Chương trình hợp tác giữa Viện Điều Tra Quy hoạch rừng và tổ chức bảo vệ Chim quốc tế (BirdLife International) đã tiến hành điều tra một số khu vực rừng đặc dụng, và phát hiện thêm 2 loài chim mới cho khoa học, đó là Khướu ngọc linh (Garrulax ngoclinhensis) và Khướu vằn đầu đen (Actinoduru sodangorum). Hai loài này là những phát hiện mới đầu tiên về chim được mô tả cho Việt Nam và lục địa Đông Nam Á trong vòng 30 năm trở lại đây. Ngoài ra một số loài chim ưu tiên bảo tồn như: Mi núi bà (Crocias langbianis), Gà lôi Hà Tĩnh (Lophura hatinhensis) cũng được tái phát hiện. Công trình nghiên cứu về chim gần đây nhất là cuốn “Chim Việt Nam” của tập thể các tác giả Nguyễn Hữu Cử, Lê Trọng Trải, Karen Phillipps. (Năm 200) Tài liệu này giới thiệu hơn 500 loài chim tổng số gần 850 loài chim hiện có ở Việt Nam. Cuốn sách được biên soạn nhằm mục đích giúp người xem nhận dạng các loài chim ngoài thực địa và cung cấp các thông tin về dăc điểm sinh học, sinh thái và phân bố của loài. Đây là tài liệu hướng dẫn tốt cho các nhà nghiên cứu. Tóm lại, việc nghiên cứu chim ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng đã có lịch sử vài thế kỷ. Tính cho đến nay, trên lãnh thổ Việt Nam đã tìm thấy 828 loài. Nếu tính cả phân loài thì khu hệ chim Việt Nam có khoảng gần 1500 loài và phân loài chim thuộc 81 họ, 19 bộ, chiếm khoảng 9% tổng số loài chim trên toàn thế giới (Võ Quý, Nguyễn Cử, 1995) trong đó có nhiều loài quý hiếm, đặc hữu đối với Việt Nam và khu vực Đông Dương. Tuy nhiên các nghiên cứu trước thập niên 90 của thế kỷ XX mang ý nghĩa lập danh lục và phân loại là chính, mục đích bảo tồn chưa được quan tâm nhiều. 1.3. Nghiên cứu Khu hệ Chim tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ Khu bảo tồn thiên nhiên Kể Gỗ được thành lập theo quyết định số 970/QĐ-TTG ngày 28 tháng 12 năm 1996 của Thủ Tướng Chính Phủ với diện
  8. 7 tích là 21.758,9 ha, nằm trong danh giới của 3 huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là vùng rừng thường xanh cây lá rộng thuộc dạng rừng trên địa hình thấp còn sót lại ở vùng đồng bằng ven biển miền Trung Việt Nam. Mục tiêu ban đầu của KBTTN Kẻ Gỗ là nhằm bảo vệ quần thể của 2 loài Gà lôi là Gà lôi lam đuôi trắng (Lophura hatinhensis) và Gà lôi lam mào đen (Lophura imperalis). Kết quả nghiên cứu chim khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ cho thấy tại đây có 270 loài, chiếm khoảng 75,6% tổng số loài chim vùng Bắc Trung Bộ và khoảng 34% tổng số loài chim đã biết được trong cả nước (Võ Quý, Nguyễn Cử 1995). Khu hệ chim tại KBTTN Kẻ Gỗ có 17 bộ, 61 họ, trong số đó có 17 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (Anon., 1992) và thế giới (Collar et al., 1994). Tuy nhiên, từ năm 1995 đến nay chưa có có công trình nghiên cứu nào bổ xung thông tin về khu hệ chim cho KBTTN Kẻ Gỗ.
  9. 8 Chương 2 MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn Đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá tính đa dạng của khu hệ chim ở KBTTN Kẻ Gỗ. - Đánh giá tình trạng và phân bố của các loài chim, đặc biệt là các loài chim ưu tiên bảo tồn tại KBTTN Kẻ Gỗ. - Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo tồn các loài chim tại KBTTN Kẻ Gỗ. 2.2. Đối tượng Các loài động vật thuộc lớp chim (Aves) đang cư trú trong KBTTN Kẻ Gỗ. 2.3. Phạm vi nghiên cứu Khu hệ chim tại các sinh cảnh khác nhau trong KBTTN Kẻ Gỗ. 2.4. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài chim tại KBTTN Kẻ Gỗ. - Xác định các dạnh sinh cảnh chính và mô tả đặc điể m phân bố theo sinh cảnh của các loài chim ta ̣i KBTTN Kẻ Gỗ. - Đánh giá hiện trạng quần thể của các loài chim ưu tiên bảo tồn tại KBTTN Kẻ Gỗ. - Xác định các mối đe dọa đến khu hệ chim KBTTN Kẻ Gỗ. - Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn tính đa dạng về thành phần các loài chim, đặc biệt là các loài chim ưu tiên bảo tồn tại KBTTN Kẻ Gỗ.
  10. 9 2.5. Thời gian nghiên cứu Thời gian Hoạt động Kết quả đạt được - Tìm hiểu tài liệu - Đề cương nghiên cứu - Xây dựng đề cương - Xác lập được các tuyến điều tra nghiên cứu qua những dạng sinh cảnh chính, - Dự kiến kế hoạch đại diện, các khu vực có phân bố 4/2010 khảo sát khu vực của các loài chim ưu tiên bảo tồn điều tra, xác định các dạng sinh cảnh, xác định tuyến điều tra 10/2010 - 3/2011 - Điều tra thực địa - Bộ số liệu đầy đủ -Xử lý số liệu và viết - Luận văn nghiên cứu hoàn thiện 4/2011- 9/2011 luận văn 11/2011 - Bảo vệ luận văn - Hội đồng thông qua 2.6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các nội dung nghiên cứu đặt ra, đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 2.6.1. Kế thừa có chọn lọc các nguồn tài liệu Tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm: - Các bài báo đã đăng trên tạp chí chuyên ngành hoặc báo điện tử. - Các báo cáo đăng trong kỷ yếu hội nghị khoa học hoặc các dữ liệu khác (ảnh, báo cáo, bản đồ số,…) là sản phẩm của các dự án. - Các sách chuyên khảo có ghi rõ nhà xuất bản hoặc cơ quan xuất bản.
  11. 10 2.6.2. Phỏng vấn kết hợp phân tích mẫu vật Phương pháp phỏng vấn người dân địa phương được sử dụng để thu thập thông tin về các loài chim trong Khu bảo tồn. Đối tượng được phỏng vấn bao gồm: Thợ săn, những người sống chủ yếu dựa vào rừng và cán bộ Kiểm lâm. Để thông tin phỏng vấn được đảm bảo, chúng tôi chỉ thu thập thông tin về những loài có đặc trưng về mặt hình thái, tiếng kêu và là đối tượng săn bắt của người dân. Hình ảnh trong các tài liệu nhận dạng động vật hoang dã sẽ được sử dụng trong quá trình phỏng vấn để giúp người được phỏng vấn nhận diện chính xác loài. Với mỗi loài, thông tin thu thập bao gồm: sự xuất hiện của loài ở khu vực điều tra, địa điểm, thời gian, số cá thể bắt gặp và tình trạng của loài, v.v... Ngoài ra, sự có mặt của loài còn được ghi nhận qua các mẫu vật được lưu trữ trong cộng đồng dân cư địa phương. Toàn bộ thông tin được ghi chép vào phiếu phỏng vấn (Mẫu biểu 01) và sổ ghi chép thực địa. Mẫu biểu 01: Phiếu phỏng vấn thợ săn Ngày..…. tháng.…… năm 200…. Tên người được phỏng vấn:.............................Tuổi.........Dân tộc...................... Địa chỉ : (Bản ............................Xã.......................Huyện..................................) Tên loài Số Địa điểm Thời gian Ghi TT Tên địa Tên phổ lượng gặp gặp chú phương thông gặp 2.6.3. Điều tra thực địa Dựa vào bản đồ địa hình và trạng thái, các tuyến điều tra được xác định trên bản đồ của KBTTN Kẻ Gỗ. Hoạt động điều tra được tiến hành từ sáng
  12. 11 sớm đến 11:00h và từ 15:00 đến 17:30h. Các loài chim được thu thập qua quan sát trực tiếp bằng mắt thường, ống nhòm, hoặc gián tiếp qua tiếng kêu, tiếng hót và các dấu vết (lông, vết bới, tổ,…) để lại trên nền rừng, đặc biệt chú ý tại nơi đặt bẫy, lán của thợ săn. Ngoài ra, tiếng hót của các loài chim ưu tiên bảo tồn được phát bằng loa để kích thích chúng hót trở lại, nâng cao khả năng phát hiện các loài quan tâm. Đề tài tiến hành 4 đợt khảo sát thực địa tại các khu vực thuộc địa giới hành chính của 5 xã. Cụ thể như sau: - Đợt 1: Khảo sát tại xã Cẩm Thịnh (tập trung ở 2 khu vực: Xe Cháy, trạm Mũi Tru) và xã Cẩm Mỹ (tập trung ở 2 khu vực: Giếng Vuông, Rào Môn). Tổng chiều dài các tuyến khoảng 54.8km, đi qua các dạng sinh cảnh chính là rừng tre nứa, trảng cỏ cây bụi, rừng phục hồi, rừng trung bình, khe suối, rừng giàu. - Đợt 2: Khảo sát tại xã Cẩm Mỹ (tập trung ở 4 khu vực: Trạm BVR số 2, Rào Pheo, Rào Len, Rào Bưởi). Tổng chiều dài các tuyến khoảng 20.5km, đi qua các dạng sinh cảnh hồ nước, trảng cỏ cây bụi, rừng trồng, rừng tre nứa, rừng phục hồi, khe suối, rừng trung bình, rừng giàu. - Đợt 3: Khảo sát tại xã Cẩm Mỹ (tập trung ở 2 khu vực: Vườn ươm, Eo giang) và xã Hương Trạch (tập trung ở khu vực Rào Bội). Tổng chiều dài các tuyến khoảng 23.5km, đi qua các dạng sinh cảnh chủ yếu là trảng cỏ cây bụi, rừng trồng, khe suối, rừng giàu, rừng phục hồi. - Đợt 4: Khảo sát tại xã Cẩm Thịnh (tập trung ở 2 khu vực: Khe Dơi, Rào Cái), xã Cẩm Sơn (tập trung ở khu vực khe Bổ Sọt) và xã Kỳ Thượng (tập trung ở 3 khu vực: Cát Bịn, Rào Choang, Rào Trổ). Tổng chiều dài các tuyến khoảng 26.9km, đi qua các dạng sinh cảnh chủ yếu là hồ nước, trảng cỏ cây bụi, rừng trồng, khe suối, rừng phục hồi. Các tuyến khảo sát được thể hiện trong hình 2.1.
  13. 12 Bẫy ảnh cũng được sử dụng trong quá trình điều tra. Bẫy ảnh được buộc cố định vào thân cây cách mặt đất 40cm, ở nơi yên tĩnh ít tác động của con người để tập trung ghi nhận các loài chim sống ở mặt đất, đặc biệt các loài Gà. Lưới mờ được sử dụng để bẫy bắt các loài chim nhỏ, bay thấp, chủ yếu sống trong bụi. Lưới mờ được giăng từ sáng sớm tới chiều tối và được kiểm tra thường xuyên, khoảng 30 phút một lần. Thời gian kiểm tra ngắn hơn nếu thời tiết nóng hoặc lưới phơi ra ngoài nắng. Các cá thể chim dính lưới được định loại đến loài sau đó đeo vòng nhựa và thả trở lại môi trường tự nhiên.
  14. 13 Hình 2.1. Các tuyến điều tra chính tại khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ 13
  15. 14 Những ghi nhận về các loài chim ngoài thực địa được ghi vào sổ nhật ký và các mẫu biểu chuẩn bị sẵn. (Mẫu biểu 02) Mẫu biểu 02: Biểu điều tra chim trên tuyến Ngày điều tra:.................... Thời gian bắt đầu:.............. Kết thúc:...................... Người điều tra:.................... Thời tiết:......................Thôngtin khác:.................. Khoảng cách Độ Thời Giới Vị trí Số Dấu Sinh Tọa cao gian Loài tính/ Cự (độ lượng Góc R hiệu cảnh độ (Mặt tuổi ly cao) biển) Ngoài ra, trong quá trình điều tra các dấu hiệu tác động của con người tới Khu hệ chim cũng được ghi nhận và ghi vào mẫu biểu sau (Mẫu biểu 03) Mẫu biểu 03: Biểu đánh giá tác động Người điều tra:............................ Điểm quan sát số:........................................... Ngày điều tra:……….Thời tiết hôm qua:………Thời tiết hôm nay………….. Thời gian Tác động Sinh cảnh Tọa độ Ghi chú 2.6.4. Công tác nội nghiệp 2.6.4.1. Thống kê thành phần loài chim các loài chim tại KBTTN Kẻ Gỗ Danh lục các loài chim ghi nhận tại Khu bảo tồn được lập theo hệ thống của Richard Howard và Alick Moore, 1991 (Mẫu biểu 04). Tên phổ thông của các loài được dựa theo Võ Quý và Nguyễn Cử (2005).
  16. 15 Mẫu biểu 04: Danh lục chim tại KBTTN Kẻ Gỗ Tên Tên Nguồn Thông Tin Tình TT phổ khoa SĐ SĐ NĐ C.Ư TL QS MV PV trạng thông học IUCN VN 32 CITES Các loài được xác định là loài ưu tiên bảo tồn là những loài có trong SĐ IUCN, SĐVN, NĐ32 và các loài đang là đối tượng săn bắt của người dân. 2.6.4.2. Phương pháp xác định đặc điểm phân bố và các khu vực cư trú quan trọng của các loài chim ưu tiên bảo tồn Ứng dụng phần mềm Mapinfo để thể hiện, và đặc điểm phân bố và xác định các khu vực cư trú quan trọng. Cụ thể như sau: Tọa độ nơi ghi nhận loài các loài chim ưu tiên bảo tồn sẽ được thể hiện trên bản đồ bằng công cụ MapInfo 10.5. Đề tài kế thừa cơ sở dữ liệu GIS (Global Information System) đã được số hóa trên môi trường MapInfo 7.5 của KBTTN Kẻ Gỗ gồm: Ranh giới khu bảo tồn, ranh giới phân khu chức năng và ranh giới tiểu khu, hiện trạng thảm thực vật, ranh giới 7 xã có diện tích nằm trong khu bảo tồn, đường đồng mức, điểm độ cao, sông suối, khu dân cư, v.v. Các dữ liệu này được chọn lọc và kết hợp với số liệu của các đợt khảo sát thực địa để biên tập các lớp thông tin như: địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật, các khu vực ghi nhận chim ưu tiên bảo tồn và các điểm nóng trong bảo tồn. Tiến hành chồng ghép nhiều lớp thông tin để lựa chọn các khu vực cư trú quan trọng của chim ưu tiên bảo tồn. Việc xác định mật độ quần thể của một loài chim nào đó là khó thực hiện do số lượng quan sát nhỏ. Do vậy để so sánh mức độ phong phú giữa các khu vực khác nhau của cùng một loài hoặc mức độ phong phú giữa các loài
  17. 16 có cùng dấu hiệu nhận biết, đề tài đã sử dụng chỉ số “hiệu suất tìm kiếm”. Hiệu suất tìm kiếm cho một loài tại một khu vực nào đó được xác định theo công thức sau: N X= m H H=  ni i 1 Trong đó: X - Hiệu suất tìm kiếm; m - Số cá thể loài tìm thấy; H - Tổng thời gian tìm kiếm; ni - Thời gian tìm kiếm của điều tra viên thứ i; N - Tổng số điều tra viên Do điều tra viên ở các nhóm đều đồng nhất về trang thiết bị, kỹ năng và phương pháp điều tra nên hiệu suất tìm kiếm có thể thích hợp trong so sánh về mức độ phong phú giữa các khu vực khác nhau của cùng một loài hoặc mức độ phong phú giữa các loài có cùng dấu hiệu nhận biết. Các khu vực cư trú quan trọng của các loài chim ưu tiên bảo tồn trong KBTTN Kẻ Gỗ được xác định dựa trên ba tiêu chí như sau: - Là nơi phân bố tập trung của nhiều loài chim hoặc là nơi phân bố ổn định của các quần thể các loài chim ưu tiên bảo tồn. - Là nơi có sinh cảnh phù hợp với yêu cầu sinh thái của nhiều loài chim ưu tiên bảo tồn. - Là nơi có mức độ đe doạ thấp (xa các điểm nóng trong bảo tồn) đối với các loài chim ưu tiên bảo tồn và sinh cảnh sống của chúng. 2.6.4.3. Phương pháp đánh giá các mối đe dọa tới Khu hệ chim tại KBTTN Kẻ Gỗ Các mối đe dọa tới các các loài chim cũng được ghi nhận trong quá trình điều tra. Chúng tôi xếp các mối đe dọa theo 6 nhóm sau: Săn bắn, khai thác gỗ, thu hái lâm sản ngoài gỗ, chăn thả gia súc, cháy rừng, khai thác cá và sinh vật thủy sinh khác.
  18. 17 Phương pháp để đánh giá mức độ quan trọng của các mối đe dọa là phương pháp TRA (Threats Reduction Assessment) được phát triển bởi (Margoluis & Salafsky, 2001). Phương pháp đánh giá các mối đe dọa dựa vào 3 tiêu chuẩn: Phạm vi, cường độ và mức độ cấp thiết. Các tiêu chuẩn này được định nghĩa như sau: Phạm vi: Tỉ lệ diện tích trong KBTTN mà mối đe dọa sẽ tác động đến. Mối đe dọa này sẽ tác động tới toàn thể KBTTN hay chỉ một phần nhỏ của KBTTN? Cường độ tác động: Cường độ suy thoái đa dạng sinh học do mối đe dọa đó gây ra. Trong diện tích quan tâm, mối đe dọa sẽ phá hủy hoàn toàn tài nguyên đa dạng sinh học hay chỉ gây ra sự thay đổi nhỏ? Mức độ cấp thiết: Tính cấp thiết của mối đe dọa. Mối đe dọa đó đang xảy ra ngay bây giờ hay là chỉ xảy ra trong tương lai gần/xa? Trong khi phân hạng mức độ đe dọa tới các loài chim ưu tiên bảo tồn trong KBTTN, mối đe dọa ảnh hưởng trên phạm vi lớn nhất sẽ được cho điểm cao nhất, trong khi đó mối đe dọa ảnh hưởng đến diện tích nhỏ nhất sẽ được cho điểm thấp nhất. Tương tự như vậy, mối đe dọa có cường độ tác động lớn nhất và cấp thiết nhất sẽ được cho điểm cao nhất và ngược lại. Sau khi cho điểm, tổng điểm của 3 tiêu chí sẽ được cộng lại và phân cấp mức độ đe dọa được xác định dựa trên tổng điểm của 3 tiêu chí đó. Mối tác động có điểm cao nhất là mối tác động chính. Đây là mối tác động có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính toàn vẹn của tài nguyên đa dạng sinh học ngay trong thời điểm hiện nay.
  19. 18 Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 3.1.1. Vị trí địa lý KBTTN Kẻ Gỗ nằm ở phía Nam của tỉnh Hà Tĩnh và phía Đông bắc của dãy Trường Sơn, cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 20 km về phía tây Nam. KBTTN Kẻ Gỗ nằm trên địa bàn 3 huyên Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và Hương Khê. Phần lớn diện tích thuộc rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Kẻ Gỗ. Toạ độ địa lý: 19 0 91’ đến 200 16’ vĩ độ Bắc 105 033’ đến 1050 64’ kinh độ Đông 3.1.2. Diện tích KBTTN Kẻ Gỗ có diện tích tự nhiên là 24.801 ha trong đó diện tích khu bảo vệ nghiêm ngặt là 20.537 ha và diện tích khu phục hồi sinh thái là 4.264 ha. Ngoài ra KBTTN Kẻ Gỗ cón có với diện tích khoảng trên 22.000 ha. 3.1.3. Ranh giới Phía Bắc KBTTN được giới hạn bởi Rào Cời, cột ngập nước hồ Kẻ Gỗ và Rào Cát. Phía Tây là hệ thống đỉnh dông của lưu vực Rào Bội, Phía Nam được giới hạn bởi ranh giới của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, phía Đông giới hạn bởi Khe Thờ và Rào Cát Bịn. 3.1.4. Địa hình Toàn bộ KBTTN Kẻ Gỗ thuộc địa hình vùng đồi núi thấp của miền Trung, có độ cao tuyệt đối phổ biến từ 150m - 500 m. Địa hình bị chia cắt phức tạp bởi các khe, suối, vùng thượng nguồn Kẻ Gỗ bị chia cắt mạnh hơn. Nhìn chung địa hình có những cấp độ dốc như sau: - Độ dốc cấp I (< 90) có diện tích ít.
  20. 19 - Độ dốc cấp II(15 - 200) chiếm phần lớn diện tích của KBTTN, đó là các lưu vực Rào cời, Rào len, Rào bưởi, Rào trường, Rào bội, Rào pheo, Rào cái và thung lũng Cát Bịn - thượng nguồn Kẻ Gỗ. 3.1.5. Khí hậu thuỷ văn KBTTN Kẻ Gỗ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình hàng năm 2.700 mm, chủ yếu tập trung vào các tháng 8, 9,10. Gió Tây Nam khô nóng thổi từ tháng 4 - 8, gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24 0C. Độ ẩm trung bình hàng năm là 84%. Do dãy núi Hoành Sơn (Đèo Ngang) chắn ngang đón gió mùa Đông Bắc nên ở các tháng 12, 1 và 2 mưa phùn thường kéo dài trong nhiều ngày, lượng mưa không lớn nhưng độ ẩm cao, bình quân 90-91%. Khu bảo tồn nằm trong vùng ảnh hưởng của gió Lào nhưng không mạnh như các huyện Hương Khê và Hương Sơn vì gió Lào sau khi vượt qua dãy Trường Sơn một phần bị cuốn hút theo lưu vực sông Ngàn Sâu, một phần trườn theo dải đồi thấp qua khu bảo tồn. 3.1.6. Thuỷ văn Gồm có 3 lưu vực sông suối chính nằm trong khu bảo tồn - Lưu vực Rào Bội: Nằm trong địa phận của lâm trường Hà Đông (Hương Khê) chảy theo hướng Bắc và Tây Nam hợp với thượng nguồn của sông Ngàn Sâu. Sông Ngàn Sâu cùng với sông Ngàn Phố gặp nhau ở huyện Đức Thọ và cùng chảy về sông Lam rồi đổ ra biển ở cửa Hội. - Lưu vực hồ Kẻ Gỗ: Lớn nhất trong 3 lưu vực. Với hệ thống suối nhỏ đổ về các suối lớn có dòng chảy quanh năm như: Rào Cội, Rào Len, Rào Bưởi, Rào Môn, Rào Cát (Rào Cái), Rào Pheo và Rào Trường. Hệ thống suối nói trên cung cấp phần lớn lượng nước cho hồ Kẻ Gỗ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2