Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm lâm học làm cơ sở quản lý và đề xuất một số giải pháp phát triển loài Ươi (Scaphium macropodum (Miq.) Beumée ex K.Heyne) tại khu vực phía Nam Vườn Quốc gia Cát Tiên
lượt xem 4
download
Đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Xác định được một số đặc điểm lâm học của loài Ươi tại khu vực nghiên cứu; đề xuất một số biện pháp quản lý và định hướng phát triển loài Ươi khu vực nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm lâm học làm cơ sở quản lý và đề xuất một số giải pháp phát triển loài Ươi (Scaphium macropodum (Miq.) Beumée ex K.Heyne) tại khu vực phía Nam Vườn Quốc gia Cát Tiên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN VĂN MINH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LÀM CƠ SỞ QUẢN LÝ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI ƯƠI (Scaphium macropodum (Miq.) Beumée ex K.Heyne) TẠI KHU VỰC PHÍA NAM VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN, TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM HỌC Đồng Nai, 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN VĂN MINH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LÀM CƠ SỞ QUẢN LÝ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI ƯƠI (Scaphium macropodum (Miq.) Beumée ex K.Heyne) TẠI KHU VỰC PHÍA NAM VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN, TỈNH ĐỒNG NAI CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60 62 02 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. BÙI THẾ ĐỒI Đồng Nai, 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Minh i
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận văn này tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và các cơ quan. Trước hết, tác giả xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới thầy giáo PGS.TS.Bùi Thế Đồi - người hướng dẫn trực tiếp đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và có rất nhiều đóng góp trong nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tác giả bày tỏ lòng cảm ơn tới Thầy Nguyễn Văn Huy nguyên trưởng bộ môn thực vật rừng Trường Đại học Lâm nghiệp, người đã giúp tôi trong quá trình định danh tên cây rừng tại hiện trường. Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Ban Giám đốc Phân hiệu - Trường Đại học Lâm nghiệp, các Thầy, Cô giáo và Khoa Khoa học - Công nghệ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi được tham gia học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật, cán bộ Kiểm lâm địa bàn Vườn Quốc gia Cát Tiên trong việc cung cấp số liệu và thông tin liên quan đến đề tài, bố trí điều tra thực địa. Đề tài còn có sự động viên, đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Đồng Nai, tháng 04 năm 2017 Nguyễn Văn Minh ii
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 Chƣơng 1 ....................................................................................................................3 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................3 1.1. Nghiên cứu về đặc điểm lâm học .........................................................................3 1.1.1. Trên thế giới ......................................................................................................3 1.1.2. Ở Việt Nam .......................................................................................................6 1.2. Một vài nét về loài Ươi (Scaphium macropodum (Miq.) Beumée ex K.Heyne) .7 1.3. Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài Ươi ...............................................................7 1.3.1. Trên thế giới ......................................................................................................7 1.3.2. Ở Việt Nam .....................................................................................................10 1.4. Thảo luận vấn đề ................................................................................................14 Chƣơng 2 ..................................................................................................................16 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................16 2.1. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................16 2.2. Đối tượng và giới hạn của đề tài ........................................................................16 2.2.1. Đối tượng của đề tài ........................................................................................16 2.2.2. Giới hạn đề tài .................................................................................................16 2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................16 2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm phân bố loài Ươi ..........................................................16 2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng nơi có loài Ươi phân bố .........................17 2.3.3. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên nơi có loài Ươi phân bố ....................17 2.3.4. Đề xuất một số biện pháp quản lý và định hướng phát triển loài Ươi tại VQG Cát Tiên. ....................................................................................................................17 2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................17 iii
- 2.4.2. Phương pháp kế thừa.......................................................................................18 2.4.3. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp.................................................................19 2.4.4. Phương pháp nội nghiệp .................................................................................22 Chƣơng 3 ..................................................................................................................26 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..............................................26 3.1.Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................26 3.1.1. Vị trí, ranh giới ................................................................................................26 3.1.2. Địa hình ...........................................................................................................26 3.1.3. Địa chất - thổ nhưỡng......................................................................................27 3.1.4. Khí hậu ............................................................................................................28 3.1.5. Thủy văn ..........................................................................................................28 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................................29 Chƣơng 4 ..................................................................................................................35 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................................35 4.1. Đặc điểm phân bố loài Ươi ................................................................................35 4.2. Đặc điểm cấu trúc rừng nơi có loài Ươi phân bố ...............................................52 4.3. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên nơi có loài Ươi phân bố .......................59 4.3.1. Tổ thành tái sinh và phân bố tầng cây tái sinh tại KVNC ...............................59 4.3.3. Đặc điểm tái sinh loài Ươi ..............................................................................65 4.4. Đề xuất một số biện pháp quản lý và định hướng phát triển loài Ươi tại VQG Cát Tiên .....................................................................................................................70 Chƣơng 5 ..................................................................................................................72 KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ...............................................................72 5.1. Kết luận ..............................................................................................................72 5.2. Tồn tại ................................................................................................................75 5.3. Kiến nghị ............................................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................76 iv
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa 1 VQG Vườn Quốc gia 2 KVNC Khu vực nghiên cứu 3 Cm Centimét 4 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 5 GPS Máy định vị 6 DT Đường kính tán (m) 7 D1.3 Đường kính ở vị trí 1,3m (cm) 8 ĐDSH Đa dạng sinh học 9 ĐT Đông – Tây 10 Hvn Chiều cao vút ngọn (m) 11 Hdc Chiều cao dưới cành (m) 0 12 C Nhiệt độ 13 M Mét 14 NB Nam – Bắc 15 ODB Ô dạng bản 16 OTC Ô tiêu chuẩn 17 TB Trung bình 18 PTNT Phát triển nông thôn 19 QĐ Quyết định 20 QXTVR Quần xã thực vật rừng 21 SĐVN Sách đỏ Việt Nam 22 VU Sẽ nguy cấp 23 UB Ủy ban 24 UBND Uỷ ban nhân dân v
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 3.1 Dân số, dân tộc của các xã sống ven VQG Cát Tiên 29 3.2 Thu nhập và tỷ lệ đói nghèo tại VQG Cát Tiên 30 4.1 Phân bố loài Ươi theo đai độ cao tại KVNC 35 4.2 Phân bố loài Ươi theo kiểu rừng (trạng thái rừng) 39 4.3 Tính đa dạng thành phần loài cây đi kèm với loài Ươi tại KVNC 42,43 4.4 Mức độ thường gặp loài mọc kèm với Ươi tại KVNC 45,46 4.5 Thành phần loài ưu thế đi kèm cùng với Ươi 48 4.6 Một số tính chất lý hóa học của đất tại KVNC 49 4.7 Tổ thành tầng cây cao theo số cây (N) và chỉ số IV% 53 4.8 Mật độ và độ tàn che của quần xã nơi có loài Ươi phân bố 58 4.9 Công thức tổ thành tầng cây tái sinh 60 4.10 Phân bố cây tái sinh trên mặt đất 61 4.11 Phân bố theo cấp chiều cao, chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh 62 4.12 Tỷ lệ cây tái sinh triển vọng và nguồn gốc cây tái sinh 65 4.13 Đặc điểm tái sinh loài Ươi tại KVNC 66 4.14 Phân bố theo cấp chiều cao, chất lượng cây tái sinh của loài Ươi 67 4.15 Tổng hợp đặc điểm tầng cây bụi, thảm tươi 69 vi
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang 2.1 Sơ đồ khái quát quá trình nghiên cứu 18 2.2 Sơ đồ bố trí ODB trong OTC 21 4.1 Bản đồ phân bố loài Ươi theo đai độ cao KVNC 38 4.2 Bản đồ phân bố loài Ươi theo trạng thái rừng KVNC 41 4.3 Trắc đồ dọc, ngang quần xã thực vật tại OTC3 55 4.4 Trắc đồ dọc, ngang quần xã thực vật tại OTC3 55 4.5 Trắc đồ dọc, ngang quần xã thực vật tại OTC3 56 4.6 Đồ thị phân bố số cây tái sinh theo cấp chất lượng tại OTC1 62 4.7 Đồ thị phân bố số cây tái sinh theo cấp chất lượng tại OTC2 63 4.8 Đồ thị phân bố số cây tái sinh theo cấp chất tại OTC3 63 4.9 Biểu đồ tỷ lệ cây tái sinh triển vọng 65 4.10 Đồ thị phân bố số cây tái sinh theo cấp chất lượng của loài Ươi 67 vii
- ĐẶT VẤN ĐỀ Loài Ươi có tên khoa học là Scaphium macropodum (Miq.) Beumée ex K.Heyne, thuộc họ Trôm (Sterculiaceae), là cây gỗ lớn, thân thẳng, cao từ 20- 25m, nhánh non có lông hoe, đường kính 50-100 cm, lá mọc tập trung ở đỉnh cành, lá có phiến xẻ từ 3-5 thùy ở cành non, hình bầu dục ở cành trưởng thành, cuống lá dài từ 10-30 cm. Quả nang, mặt ngoài màu đỏ, mặt trong màu bạc. Ươi có phân bố tự nhiên khá rộng, trải dài trên các tỉnh như: Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh, Đồng Nai, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông, Lâm Đồng, Kiên Giang. Chúng mọc rất rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa ẩm, ở độ cao không quá 1000 m so với mực nước biển, trên đất dày, màu mỡ và ẩm và phân bố chủ yếu tập trung ở tỉnh Lâm Đồng. Ươi là loài cây cho quả có giá trị dược liệu và giá trị kinh tế cao, nên bị người dân khai thác cạn kiệt. Lúc đầu trái Ươi được người dân sinh sống gần rừng vào lấy quả rụng về phục vụ cho nhu cầu cá nhân, càng về sau nhu cầu tăng cao, trái ươi được buôn bán đi các nơi khác phục vụ nhu cầu giải khát, chữa bệnh, được một số nhà buôn ở Chợ Lớn xuất khẩu sang Hồng Kông, Đài Loan… Hiện nay, giá thị trường khoảng 400 đến 500 ngàn đồng/kg quả Ươi khô. Mỗi cây ươi có trung bình khoảng từ 50-100 kg trái. Có nhiều cách thu hoạch loại trái này nhưng chủ yếu là bằng cách lượm, gần đây việc thu hái không đơn thuần là đi lượm trái ươi nữa mà người dân thu cả các trái già còn trên cây hoặc những trái còn xanh bằng cách trèo lên, thậm chí đốn hạ cây để thu hái. Tại VQG Cát Tiên, loài Ươi phân bố tại một số khu vực và thường mọc thành quần thụ khá tập trung ở phía Bắc, phía Tây của Vườn. Đặc biệt loài này mọc tập trung ở phía Nam của Vườn trên các vùng có độ cao tương đối từ 200 đến 1000m. Hiện nay tình trạng khai thác trái Ươi mất kiểm soát của người dân địa phương bằng phương thức khai thác tận diệt (chặt cây lấy trái) dẫn đến suy 1
- giảm đáng kể về số lượng và phạm vi phân bố của loài và đang có nguy cơ bị đe dọa cao. Việc triển khai nghiên cứu bảo tồn chúng là rất cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đặt ra, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm học làm cơ sở quản lý và đề xuất một số giải pháp phát triển loài Ươi (Scaphium macropodum (Miq.) Beumée ex K.Heyne) tại khu vực phía Nam Vườn Quốc gia Cát Tiên”. 2
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nghiên cứu về đặc điểm lâm học 1.1.1. Trên thế giới Thuật ngữ sinh thái học "Ecology" bắt nguồn từ tiếng Hy-Lạp: Oikos, nghĩa là nhà hoặc là nơi sinh sống; Logos, nghĩa là môn học. Lịch sử ra đời môn sinh thái học được kể từ đầu thế kỷ 20, nhưng nguồn gốc của môn học này đã có từ rất lâu. Thế kỷ 19 được xem là thời kỳ các nhà khoa học sinh vật tích lũy những dẫn liệu về tự nhiên. Tuy vậy, các nhà khoa học thời đó cũng chỉ dừng lại ở việc mô tả lịch sử tự nhiên của các sinh vật, phương thức sống của sinh vật, nơi sinh sống và nguồn thức ăn của sinh vật, phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường. Với những cách thức nghiên cứu và mô tả như thế, có thể xem đây là giai đoạn phát triển của sinh thái cá thể.Mặc dù vậy những nghiên cứu này cũng hết sức quan trọng đối với thực tiễn.Vào khoảng giữa những năm 1920, sinh thái cá thể đã phát triển cao hơn thành sinh thái học quần thể và sinh thái học quần xã. Năm 1935, A.Tensley đã trình bày khái niệm đầu tiên về hệ sinh thái. Năm 1957, C. Vili đã dùng khái niệm hệ sinh thái để chỉ "Một đơn vị tự nhiên bao gồm tập hợp các yếu tố sống và không sống, do kết quả tương tác của các yếu tố ấy tạo nên một hệ thống ổn định, tại đây có chu trình vật chất giữa thành phần sống và không sống". Theo Odum (1978) [18], sinh thái học là môn khoa học nghiên cứu cấu trúc và chức năng của tự nhiên. Krebs (1978) định nghĩa sinh thái học là khoa học về những sự tương tác ấn định sự phân bố và mật độ của các sinh vật. Sinh thái rừng nghiên cứu rừng như là một quần xã sinh vật, nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa các loài cây rừng với các sinh vật khác hình thành nên quần xã và nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật với môi 3
- trường tự nhiên của chúng (Stephen H.spurr và Bunrton V. Barnes, 1973). Sinh thái rừng là một bộ phận của sinh thái học, là một môn sinh thái học ứng dụng. Các kết quả của nghiên cứu sinh thái rừng đem lại nhiều ý nghĩa khác nhau: - Xây dựng cơ sở khoa học lâm sinh: Đó là khoa học về gây trồng và nuôi dưỡng rừng. Trồng rừng, nuôi dưỡng rừng, khai thác và nâng cao năng suất rừng. - Phân loại các thảm thực vật rừng, lập bản đồ thảm thực vật rừng, bản đồ lập địa. - Phân vùng sản xuất Lâm nghiệp, xác định cơ cấu cây trồng hợp lý. - Xây dựng phương thức kinh doanh rừng ổn định, lâu dài. - Kết quả nghiên cứu sinh thái rừng là cơ sở khoa học để trợ giúp cho việc xác định chiến lược diệt trừ sâu bệnh và những loài gây hại khác. - Xây dựng các giải pháp bảo vệ và bảo tồn những loài cây, con quý hiếm. - Xây dựng hệ thống các biện pháp tổng hợp để bảo vệ rừng và môi trường, phòng chống ô nhiễm môi trường. Trong lâm nghiệp, nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu về sinh thái rừng làm cơ sở đề xuất biện pháp tác động hợp lý và xây dựng thành các hệ thống kỹ thuật lâm sinh. Một số công trình tiêu biểu như: Rừng mưa nhiệt đới Baur (1962) [1]. Trên cơ sở nghiên cứu sinh thái rừng mưa, Geoge N. Baur đã tổng kết các biện pháp lâm sinh tác động vào rừng và phân loại các biện pháp theo mục đích nhằm đem lại rừng căn bản đều tuổi, không đều tuổi, các phương pháp xử lý cải thiện. Baur G.N (1962) [1] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói chung và cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng. Trong đó đi sâu nghiên cứu các nhân tố về cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. 4
- Catinot (1965) [2] đã nghiên cứu cấu trúc hình thái rừng thông qua việc biểu diễn các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo các khái niệm sống, tầng phiến… Hiện tượng thành tầng là một trong những đặc trưng cơ bản về cấu trúc hình thái của quần thể thực vật và là cơ sở để tạo nên cấu trúc tầng thứ. Phương pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng do David và P.W Risa (1933-1934) đề sướng và sử dụng lần đầu tiên ở Guyan, đến nay phương pháp đó vẫn được sử dụng, nhưng nhược điểm là chỉ minh họa được cách sắp xếp theo hướng thẳng đứng trong một diện tích có hạn. Cusen (1951) đã khắc phục bằng cách vẽ một số dải kề nhau và đưa lại một hình tượng về không gian 3 chiều. Richards P. W (1968) [22] đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng mưa đới về mặt hình thái.Theo tác giả, đặc điểm nổi bật của rừng mưa nhiệt đới tuyệt đại bộ phận thực vật đều thuộc cây thân gỗ và thường có nhiều tầng. Ông đã nhận định: “Rừng mưa thực sự là một quần lạc hoàn chỉnh và cầu kỳ nhất về mặt cấu tạo và cũng phong phú nhất về mặt loài cây” Việc nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng được nhiều tác giả nghiên cứu có kết quả, và đã đưa ra hàng loạt các phẫu đồ mô tả cấu trúc hình thái rừng mưa. Các tác giả sử dụng các loại hàm khác nhau như: hàm Weibull, Meyer, Hyperbol, Poisson,… Trên thế giới khi nghiên về tái sinh rừng các nhà khoa học tìm hiểu về “hiệu quả tái sinh rừng”. Họ đã cho rằng hiệu quả tái sinh rừng được xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố. Mặt khác sự tương đồng hay khác biệt về tổ thành lớp cây tái sinh với tầng cây gỗ lớn được đề cập khi nghiên cứu (Mibbreuad, 1930; Aubreville, 1938, Richards, 1933; 1939; Beard, 1946; Lebrun và Gilbert, 1954; Joné, 1955-1956; Schultz, 1960; Baur, 1976 - 1979; Rollet, 1969) (dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 1992) [24]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu họ chỉ tập trung nghiên cứu các loài cây có ý nghĩa về mặt thực tiễn ở trong tổ thành cây tái sinh. Đối với rừng mưa nhiệt 5
- đới, do quá trình tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới vô cùng phức tạp và còn ít được nghiên cứu. Cho nên phần lớn đến nay, những tài liệu nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của rừng mưa thường mới chỉ tập trung vào một số loài cây có giá trị kinh tế dưới điều kiện rừng đã ít nhiều bị biến đổi. Nghiên cứu khả năng tái sinh rừng, Richards (1965) [22] cho rằng sau thời kỳ thứ nhất, chắc chắn vào năm đầu hay năm sau, cây mạ từ hạt giống mọc lên thường bị chết hàng loạt do thiếu chất dinh dưỡng và do thiếu ánh sáng, những cây con và cây nhỡ được sống sót lại phải trải qua một thời kỳ ức chế kéo dài đến mấy năm, thậm chí hàng chục năm do sự cạnh tranh dành lấy ánh sáng và sau đó, khi có điều kiện thuận lợi mới vươn lên, với một tốc độ sinh trưởng rất nhanh, để chiếm lấy vị trí trong tầng mà chúng sẽ là thành viên chính thức. Tác giả cũng cho rằng: nhưng cách thức tái sinh liên tục dưới tán rừng không phải là cách tái sinh duy nhất và cách thức đó hình như chỉ thích hợp với các loài cây chịu bóng. 1.1.2. Ở Việt Nam Ở nước ta, rất nhiều công trình khoa học của nhiều tác giả trong nước đã tập trung vào việc nghiên cứu các đặc điểm cấu trúc của các kiểu rừng tự nhiên. Một số công trình điển hình là: - Thái Văn Trừng (1978) [29] trên quan điểm sinh thái đã chia rừng Việt Nam thành 14 kiểu thảm thực vật, đây là công trình tổng quát, đáp ứng nhu cầu về quy luật sinh thái. - Nguyễn Hải Tuất (1975-1982-1990) [30] đã sử dụng hàm Meyer, Khoảng cách - hình học để biểu diễn cấu trúc đường kính rừng thứ sinh và ứng dụng quá trình Poisson vào nghiên cứu cấu trúc quần thể rừng. - Vũ Tiến Hinh (1991) [8] đã sử dụng một số phân bố lý thuyết để nắn phân bố Weibull là phân bố lý thuyết thích hợp nhất. 6
- 1.2. Một vài nét về loài Ƣơi (Scaphium macropodum (Miq.) Beumée ex K.Heyne) Phân loại thực vật: Loài Ươi thuộc họ Trôm (Sterculiacae), tên khoa học:(Scaphium macropodum (Miq.) Beumée ex K.Heyne); Scaphium lychnophorum (Hance) Kost; Sterculia lyhnophora Hance, tên thường gọi: Ươi, cây Lười ươi, Đười ươi, Cây Thạch, Bàngđại hải, An nam tử (Cương Mục Thập Di), Hồ đại hải (Tục danh), Đại hải tử (TQ Dược học Đại từ điển), cây Đại đổng. - Đặc điểm thực vật học: Loài thân gỗ lớn cao 20 - 25m, đường kính trung bình 45-50cm, cao nhất đường kính có thể đạt 80 - 82cm, cành non phủ màu nâu vàng [6]. Lá mọc cách thường tập trung ở đầu cành, lá có nhiều dạng thường xẻ thuỳ 3-5 thuỳ sâu, đuôi lá hình khiên hoặc hình tim, hệ chân vịt, cuống lá dài 10 - 25cm, lá kèm hình dải. Hoa tạp tính, dài hợp hình ống 4-5 răng, không có tràng, ra hoa tháng 1 - 3. Quả chín tháng 6 - 8, quả đại kép, gồm 4-5 vỏ đại, vỏ mỏng mỗi đại 1 hạt, vỏ hạt nâu nhăn nheo. - Đặc điểm sinh thái: cây mọc tự nhiên ở Tây Nguyên và các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Sông Bé, Tây Ninh. Ươi mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, ở độ cao không quá 1000m, trên đất dày, màu mỡ và ẩm. - Phân bố: Trên thế giới, Ươi phân bố tự nhiên trong một số rừng mưa nhiệt đới ẩm tại Miến điện, Lào, Cămpuchia, Thái lan, Indonexia, cây trưởng thành có thể cao tới 40m (Kostermans 1953, Yamada và Suzuki, 2000) - Giá trị: Ươi là một cây đa tác dụng, nó có giá trị cao về kinh tế, giá trị sử dụng và giá trị môi trường. Có thể tận dụng nhiều sản phẩm của cây, từ lấy gỗ cho đến lấy quả và lá cây. 1.3. Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài Ƣơi 1.3.1. Trên thế giới Ươi là loài cây rừng có giá trị và đang được quan tâm nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và Đông Á. Nhìn chung các nghiên cứu về cây Ươi trên Thế giới mới chỉ tập trung lĩnh vực đặc 7
- điểm sinh lý, sinh thái cá thể, tái sinh tự nhiên, sinh học quần thể. Có một số nghiên cứu bước đầu về kỹ thuật nhân giống vô tính bằng hom, chiết cành và đặc biệt về phân tích đánh giá thành phần và hoạt tính dược lý hạt Ươi làm cơ sở sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên còn chưa có các nghiên cứu về cải thiện giống, kỹ thuật gây trồng và khai thác quản lý bền vững. Cụ thể các nghiên cứu cây Ươi trên thế giới như sau: Về đặc điểm sinh lý sinh thái: Yarwudhi và cộng sự (1994) đã tiến hành nghiên cứu cây Ươi (Scaphium macrophylla) tại 3 loại hiện trường là rừng tự nhiên (P1), rừng thứ sinh sau khai thác (P2) và trảng cỏ cây bụi (P2) tại tỉnh Kanchanaburi của Thái Lan. Kết quả nghiên cứu cho thấy loài có chỉ số giá trị quan trọng IV cao nhất trong 3 loại hiện trường trên (P1, P2 và P3) tương ứng là Shorea siamensis, Scaphium macrophylla và Trema orientalis. Kết quả cũng cho thấy, loài Ươi có mật độ tái sinh cao nhất tại P1 & P2 và Ươi có khả năng tái sinh tự nhiên cao đặc biệt trong các khoảng trống. Yamada và Suzuki (1997) đã tiến hành nghiên cứu về khả năng tái sinh tự nhiên của Ươi và kết quả cho thấy tái sinh được thiết lập thành công thường nằm ngoài tán của cây mẹ, cách gốc khoảng 14m. Các cây mẹ trưởng thành và cây non tái sinh thường phân bố riêng rẽ theo cách “loại trừ nhau“, mật độ hạt và nảy mầm được phát hiện cao nhất dưới tán cây mẹ, nhưng tại đây cũng có tỷ lệ chết cây con cao nhất, bởi tầng rơi rụng và tầng tán các cây mẹ quá dày. Yamada và cộn g sự (2000) nghiên cứu cấu trúc tán và tương quan sinh trưởng cho thấy cây Ươi chỉ bắt đầu phát triển cành bên tự nhiên khi đường kính thân đạt được hàng chục cm trở lên, Ươi phát triển tăng đường kính tán chủ yếu bằng tăng kích thước và số lượng lá trong tán. Về nhân giống và kỹ thuật gây trồng : Wichianchan và cộn g sự (2001) nghiên cứu ảnh hưởng của IBA tới sự ra rễ của cành chiết Ươi cho thấy Ươi chiết cành có khả năng và tỷ lệ hình thành rễ tốt khi sử dụng chất kích thích rễ 8
- IBA hoặc không sử dụng, và trồng cây Ươi chiết có bộ rễ tốt có tỷ lệ sống cao 96.3 % trong khi đó cây chiết có bộ rễ kém có tỷ lệ sống thấp 33,3 %. Các nhà khoa học tại Vân Nam, Trung Quốc đã bước đầu nghiên cứu tạo được cây Ươi “lùn” cao 3-5 m bằng kỹ thuật ghép chồi bên và ức chế sinh trưởng, với các cành bên dài không quá 1 m. Sau 5 năm trồng cây Ươi ghép có thể cho quả, năng suất cao, dễ thu hái (Li và Wu, 2003). Kết quả nghiên cứu bước đầu về kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây Ươi chiết cành của Koolpluksee và cộng sự (2003) cho thấy tàn che sáng 50 % khi trồng có tác dụng làm tăng sinh trưởng chiều cao, tăng số lượng lá và diện tích lá, tuy nhiên lại hạn chế sinh trưởng đường kính của cây Ươi chiết so với đối chứng không che sáng. Về tài nguyên di truyền: Lee và cộng sự (2002) đã nghiên cứu phân tích đa dạng di truyền và chỉ số H (Shanoon index) của một số quần thể Ươi dưới tác động của các tác động khai thác chọn, kết quả cho thấy với tác động ngắn hạn của khai thác chọn thì chưa ảnh hưởng tới đa dạng di truyền và H, nhưng với những tác động kéo dài liên tục thì đa dạng di truyền bị suy giảm nghiêm trọng (chỉ số H suy giảm tới 31,5%) ở những quần thể có mật độ cây Ươi thấp. Điều này có thể do sự trôi dạt di truyền, gen và quá trình tự thụ xảy ra do suy thoái quần thể, một hậu quả của các vấn đề khai thác. Về sử dụng sản phẩm: Hạt Ươi là loại dược liệu quý, có tác dụng chữa trị và phòng ngừa các bệnh đường ruột, dạ dày, ho, phổi, viêm họng. Hạt Ươi chứa nhiều các hợp chất Polisaccharide và axit béo (Chen và cộng sự , 1995b). Wang và cộng sự (2003) đã lần đầu tiên phân tích, tách triết và xác định được cấu trúc của 2 hợp chất Alkaloid mới có hoạt tính dược lý cao từ hạt Ươi có tên là Sterculinine 1 và Sterculinine 2. Đồng thời nhóm tác giả cũng đã tách chiết được 13 loại hợp chất khác có tác dụng dược lý đã được biết đến trong hạt Ươi . Chen và cộng sự (1995a) đã tiến hành các nghiên cứu phân tích xác định thành phần 9
- hóa học và hoạt tính các hợp chất acid béo trong hạt Ươi, làm cơ sở cho việc sử dụng các sản phẩm quả Ươi. 1.3.2. Ở Việt Nam Đặng Thái Dương, (1995) [4], nghiên cứu đã tiến hành các vấn đề sau: (1) điều tra, phân tích về đặc điểm sinh lý – sinh thái của cây Ươi tại Thừa Thiên Huế; (2) xác định một số loài cây có thể trồng kết hợp với cây Ươi; (3) xác định được một số biện pháp kỹ thuật gây trồng: thử nghiệm giâm hom; xác định tỉ lệ nảy mầm (với quả tươi, quả khô, hạt tươi, hạt khô). Có thể nói đây là nghiên cứu khởi đầu bao gồm nhiều khía cạnh về cây Ươi ở nước ta, một loài cây mà trước đó còn ít được quan tâm nghiên cứu. Cũng trong nghiên cứu này, tác giả đã thu được một số kết quả khả quan, làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo và đóng góp vào việc xây dựng biện pháp gây trồng loài cây này. Một số kết quả khá quan trọng như: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng loài Ươi trong cùng điều kiện lập địa tại khu vực nghiên cứu thì loài này sinh trưởng và phát triển tốt nhất khi trồng hỗn giao Ươi với Chò nhai, Trám, Tràm, Kiền kiền, Giổi, Đào, Sến, Huỷnh, Keo lá tràm; nghiên cứu cũng chỉ ra điều kiện để hạt có tỷ lệ nảy mầm cao và sinh trưởng mầm nhanh, không mất sức là sau khi thu hái, nên đem gieo ngay sẽ đạt tỉ lệ nảy mầm rất cao (trên 90%); cây con ở vườn ươm giai đoạn nhỏ hơn 3 tháng tuổi nên che bóng ở độ tàn che 50% và chăm sóc bình thường như các loài cây khác. Năm 2001, Bùi Việt Hải và một số cộng sự khác đã tiến hành thí nghiệm “Nghiên cứu kết hợp trồng cây Ươi và các cây có chu kỳ kinh doanh ngắn trên đấtnương rẫy” tại Da Nhar, tỉnh Lâm Đồng. Mục đích chính của nghiên cứu nàylà tìmhiểu được sự khác nhau khi trồng cây Ươi tại vị trí sườn đồi và vị trí đỉnh đồi, đánh giá được hiệu quả khi trồng cây Ươi kết hợp với cây Keo lai và cây Chè. Với 2 vị trí trên, tác giả đã chia thành 3 công thức thí nghiệm: Một công thức là trồng xen câyƯơi (sử dụng cây Ươi con sản xuất từ hạt giống được thu hái từ cây tái sinh tự nhiên từ hạt trong rừng tự nhiên ở Lâm Đồng) với cây 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào việc giáo dục y đức cho sinh viên ngành y ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 228 | 35
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 192 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn