intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân tại Vườn Quốc gia Đông Ăm Pham tỉnh Attapeu, CHDCND Lào

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:137

31
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng tại VQG của Nước Lào trên cơ sở cộng đồng người dân địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân tại Vườn Quốc gia Đông Ăm Pham tỉnh Attapeu, CHDCND Lào

  1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT 2.1. d TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ----------------------------- SOMCHIT VANNAXON NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI DÂN TẠI VƢỜN QUỐC GIA ĐÔNG ĂM PHAM, TỈNH ATTAPEU, CHDCND LÀO LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2017
  2. ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ----------------------------- SOMCHIT VANNAXON NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI DÂN TẠI VƢỜN QUỐC GIA ĐÔNG ĂM PHAM, TỈNH ATTAPEU, CHDCND LÀO Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 60.62.02.11 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN HẢI HÕA Hà Nội, 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn thạc sỹ mang tên “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân tại Vườn Quốc gia Đông Ăm Pham tỉnh Attapeu, CHDCND Lào” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Hà Nội, tháng 6 năm 2017 Tác giả Somchit VANNAXON
  4. ii LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành luận văn thạc sỹ, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Hải Hòa đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và hoàn thiện luận văn này. Tôi chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, lãnh đạo Phòng đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo Khoa Quản lý tài nguyên Rừng và Môi trường, các anh chị Lớp 23QLA1.1 đã quan tâm và tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ủy ban chính quyền huyện Phu Vông, Sở Nông-Lâm nghiệp tỉnh Attapeu - Nước CHDCND Lào đã tạo điều kiện cho tôi về vật chất, tinh thần và thời gian trong quá trình học tập và thu thập số liệu. Tôi xin chân thành cảm ơn Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào đã tạo điều kiện cho tôi được học tập theo học bổng hiệp định của hai Chính phủ. Xin chúc sự hợp tác của hai nước chúng ta ngày càng bền chặt, thắm thiết, mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững. Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã động viên, giúp đỡ và ủng hộ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn./. Mặc dù đã làm việc nghiêm túc với tất cả nỗ lực, nhưng do trình độ và thời gian hạn chế, nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy, Cô giáo, các nhà khoa học, các bạn bè đồng nghiệp và xin chân thành tiếp thu các ý kiến đóng góp đó. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 6 năm 2017 Tác giả Somchit VANNAXON
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT .............................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 3 1.1.Khái niệm cơ bản ........................................................................................ 3 1.1.1. Khái niệm về cộng đồng ......................................................................... 3 1.1.2. Khái niệm về Vườn Quốc gia ................................................................. 5 1.2.Quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân ............................. 7 1.2.1. Trên thế giới ............................................................................................ 7 1.2.2. Tại Lào .................................................................................................. 12 Chƣơng 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .19 2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 19 2.1.1. Mục tiêu tổng quan ............................................................................... 19 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 19 2.2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 19 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 19 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 19 2.3.Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 20 2.3.1. Nghiên cứu đánh giá đặc điểm hiện trạng tài nguyên rừng và hoạt động quản lý tài nguyên rừng VQG Đông Ăm Pham .............................................. 20 2.3.2. Đánh giá vai trò tham gia của cộng đồng đối với công tác quản lý tài nguyên rừng tại VQG Đông Ăm Pham, tỉnh Attapeu ..................................... 20
  6. iv 2.3.3. Nghiên cứu cơ hội và thách thức đối với sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng tại VQG Đông Ăm Pham ............................... 21 2.3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sự tham gia của cộng đồng để quản lý VQG Đông Ăm Pham. ....................................................................... 21 2.4.Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 21 2.4.1. Phương pháp luận ................................................................................. 21 2.4.2. Phương pháp cụ thể ............................................................................... 22 Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU .......................................................................... 36 3.1.Đặc điểm điều kiện tự nhiên ..................................................................... 36 3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 36 3.1.2. Phạm vi ranh giới .................................................................................. 37 3.1.3. Địa hình ................................................................................................. 37 3.1.4. Địa chất đất đai ..................................................................................... 38 3.1.5. Khí hậu, thủy văn .................................................................................. 39 3.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ......................................... 40 3.2.1. Dân tộc, dân số và lao động .................................................................. 40 3.2.2. Hiện trạng đói nghèo và tình hình định canh định cư........................... 42 3.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng ....................................................................... 43 3.2.4. Tình hình phát triển kinh tế ................................................................... 46 3.2.5. Các giá trị cảnh quan tự nhiên và văn hóa ............................................ 49 3.3.Nhận xét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại vùng nghiên cứu ...... 49 3.3.1. Thuận lợi ............................................................................................... 49 3.3.2. Khó khăn ............................................................................................... 50 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 52 4.1.Đặc điểm tài nguyên rừng và hoạt động quản lý tài nguyên rừng VQG Đông Ăm Pham ............................................................................................... 52 4.1.1. Đặc điểm tài nguyên rừng tại VQG Đông Ăm Pham ........................... 52
  7. v 4.1.2. Hoạt động quản lý tài nguyên rừng VQG Đông Ăm Pham .................. 55 4.2.Vai trò tham gia của cộng đồng trong hoạt động quản lý bảo tồn tài nguyên rừng..................................................................................................... 67 4.2.1. Vai trò tham gia của cộng đồng trong hoạt động quản lý tài nguyên rừng VQG Đông Ăm Pham............................................................................. 67 4.2.2. Đánh giá mức tham gia của người dân địa phương .............................. 71 4.2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia. 74 của người dân .................................................................................................. 74 4.3.Cơ hội và thách thức hoạt động quản lý tài nguyên rừng tại VQG Đông Ăm Pham. ........................................................................................................ 77 4.3.1. Những cơ hội thúc đẩy các hoạt động tham gia quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân địa phương ...................................................... 78 4.3.2. Những thách thức đối với người dân địa phương trong hoạt động tham ....81 gia quản lý tài nguyên rừng VQG Đông Ăm Pham ........................................ 81 4.4.Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân địa phương ......................................................................... 88 4.4.1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về quản lý và bảo vệ rừng cho người dân..................................................................................... 89 4.4.2. Hỗ trợ nâng cao đời sống cho người dân .............................................. 90 4.4.3. Đối với chính quyền cấp huyện ............................................................ 91 4.4.4. Phát triển du lịch sinh thái .................................................................... 93 4.4.5. Quản lý bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng ......................... 94 4.4.6. Đối với Ban quản lý VQG .................................................................... 94 4.4.7. Kêu gọi vốn đầu tư ................................................................................ 95 Chƣơng 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ ............................... 96 5.1. Kết luận .................................................................................................... 96 5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 96 5.3. Khuyến nghị ............................................................................................. 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. vi DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT Viết tắt Nguyên nghĩa BCC Dự án Hành lang bảo tồ n đa da ̣ng sinh ho ̣c BT.NL Bộ trưởng. Bộ Nông – Lâm nghiệp CHDCND Lào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào CT.HĐBT Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ĐDSH Đa dạng sinh học GS.TS Giáo sư. Tiến sỹ HGĐ Hộ gia đình IUCN Liên minh Quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên KBT Khu bảo tồn KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên KT-XH Kinh tế - xã hội PCCCR Phòng chống chữa cháy rừng PRA Participatory Rural Appraisal (Đánh giá nông thôn có sự tham gia cuả người dân) QĐ/TTg-CP Quyết định/Thủ tướng-Chính phủ QLBVR Quản lý bảo vệ rừng QH Quốc hội RRA Rapid Rural Appraisal (Đánh gia nhanh nông thôn) TNR Tài nguyên rừng UBCQ Ủy ban chính quyền VQG-ĐAP Vườn Quốc gia – Đông Ăm Pham WWF Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích 3 loại rừng của nước CHDCND Lào.............................. 12 Bảng 2.1. Bảng thống kê số mẫu phỏng vấn các ban ngành liên quan. ....... 288 Bảng 2.2. Bảng thống kê số lượng phỏng vấn Chính quyền địa phương..... 299 Bảng 2.3. Tình hình dân số và dân tộc tại 4 làng đại diện. .......................... 300 Bảng 2.4. Sơ đồ phân tích SWOT. ............................................................... 333 Bảng 3.1. Tình hình dân số và dân tộc tại 4 làng của Cụm làng Sôm Boun. ....... 41 Bảng 3.2. Tình hình đói nghèo của 4 Làng nghiên cứu. ................................ 42 Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất đai của 4 làng nghiên cứu ......................... 47 Bảng 4.1. Loại hình đất đai của VQG Đông Ăm Pham. ................................ 52 Bảng 4.2. Bảng thống kê vi phạm công tác quản lý bảo vệ rừng VQG Đông Ăm Pham. ........................................................................................................ 59 Bảng 4.3. Sự tham gia công tác quản lý tài nguyên rừng VQG Đông Ăm Pham của người dân địa phương. .................................................................... 61 Bảng 4.4. Đánh giá mức độ tham gia của người dân về công tác quản lý tài nguyên rừng VQG Đông Ăm Pham. ............................................................... 72 Bảng 4.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân thông qua ý kiến người dân. .............................................. 75 Bảng 4.6. Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân thông qua ý kiến của chính quyền làng bản. ..................... 76 Bảng 4.7. Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân thông qua ý kiến của các ban ngành liên quan. ................. 77 Bảng 4.8. Phân tích SWOT về công tác quản lý bảo vệ rừng tại VQG Đông Ăm Pham. ........................................................................................................ 87
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ phương pháp thu thập và xử lý số liệu. ................................ 24 Hình 3.1. Vị trí VQG Đông Ăm Pham – tỉnh Attapeu. .................................. 36 Hình 3.2. Cơ cấu thành phần dân tộc tại Cụm làng Sôm Boun – huyện Phu Vông, tỉnh Attapeu. ......................................................................................... 41 Hình 3.3. Toàn cảnh nhà người dân Làng Phu Nhang năm 2017. ................. 43 Hình 3.4. Hệ thống đường bộ Làng Phu Cưa (1) và Làng Phu Nhang (2). ... 44 Hình 3.5. Biểu tượng làm lễ của dân tộc Brâu Làng Nặm Suôn. ................... 45 Hình 3.6. Bản đồ sử dụng đất đai của 4 làng nghiên cứu............................... 46 Hình 3.7. Hiện trạng sử dụng đất đai của 4 làng nghiên cứu. ........................ 47 Hình 3.8. Hồ Tiên Nong Phạ Tại VQG Đông Ăm Pham. .............................. 49 Hình 4.1. Bản đồ VQG Đông Ăm Pham. ....................................................... 53 Hình 4.2. Một khu hệ sinh thái rừng tại VQG Đông Ăm Pham. ................... 54 Hình 4.3. Sơ đồ về cơ cấu tổ chức trong công tác quản lý tài nguyên rừng VQG. ........................................................................................................... 56 Hình 4.4. Hình những bảng nội quy và cột mốc VQG Đông Ăm Pham. ...... 57 Hình 4.5. Tình hình vi phạm công tác Quản lý tài nguyên rừng VQG Đông Ăm Pham. ........................................................................................................ 59 Hình 4.6. Biểu đồ mức độ tham gia của người dân trong hoạt động quản lý tài nguyên rừng..................................................................................................... 72 Hình 4.7. Sự diễn biến diện tích đất VQG Đông Ăm Pham. ......................... 82 Hình 4.8. Một khu rừng thuộc VQG bị người dân chặt phá để làm nương rẫy. .... 83 Hình 4.9. Một hiện tượng khai thác gỗ trái phép của một số nhóm người dân..... 84 Hình 4.10. Gỗ củi sử dụng làm nhiên liệu đốt của người dân........................ 85
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là nguồn cung cấp chủ yếu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu, cung cấp những lâm sản ngoài gỗ rất có giá trị khác như nguyên liệu dược, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái... Ngoài ra, rừng còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay. Vườn Quốc gia (VQG) có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn nguồn gen, đa dạng sinh học và mang lại lợi ích cho con người. Hiện nay, VQG trên thế giới đã và đang chịu áp lực từ phía cộng đồng người dân sống xung quanh và trong VQG, chịu áp lực của phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt vấn này càng trở nên phức tạp ở các nước đang phát triển đặc biệt là nước Lào. Nhiều vùng nông thôn của Lào tài nguyên rừng là nguồn sống chủ yếu của người dân sống trong và gần rừng từ bao đời nay, người dân đã quen sống với rừng, như là nhà ở của họ, họ thói quen chiếm hữu đất đai canh tác, phát nương làm rẫy, săn bắt động vật, chặt gỗ, lấy củi, thu lượm các sản phẩm từ rừng và do đó ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý VQG. VQG Đông Ăm Pham có diện tích 200.000 ha nằm trong địa bàn của 2 tỉnh Attapeu có diện tích VQG khoảng 175.936 ha, tương đương 87,97% của tổng diện tích và tỉnh Sê Kong có diện tích khoảng 24.064 ha, tương đương 12,03% của tổng diện tích (Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Attapeu, 2016). Hiện nay có khoảng 11 làng bản sinh sống trong VQG và có khoảng 15 làng bản sinh sống xung quanh VQG Đông Ăm Pham với hơn 6.084 người, gồm 9 dân tộc chính là Lào lùm, Brâu, Kayong, Sa đang, Su, Ta ổi, Sa Lắng, Ta liếng và Yae đã sinh sống lâu đời ở nơi đây với những tập quán truyền thống như canh tác nương rẫy, du canh du cư, săn bắt động vật, chặt gỗ, lấy
  12. 2 củi, thu lượm các sản phẩm từ rừng. Nếu so với những năm gần đây tài nguyên rừng khu vực VQG Đông Ăm Pham gồm các loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao, động vật quý hiếm, lâm sản ngoài gỗ và độ che phủ rừng đã giảm đi rất nhiều do đời sống của người dân địa phương phần lớn dựa vào nguồn tài nguyên rừng là chính (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Attapeu, 2016). Có thể nói rằng hiện nay VQG Đông Ăm Pham đang có nguy cơ đe dọa bị xâm lấn cũng như bị tàn phá cao từ các áp lực từ bên ngoài và bản thân bên trong VQG, nên rất cần có sự chung tay tham gia quản lý bảo vệ rừng của mọi cấp mọi ngành và của toàn xã hội, đặc biệt là cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, từ trước tới nay chưa có nghiên cứu nào về đánh giá sự tham gia của người dân trong các hoạt động bảo tồn tài nguyên rừng cũng như đánh giá hiệu quả vai trò sự tham gia của người dân tại VQG Đông Ăm Pham. Đó chính là lý do tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân tại Vườn Quốc gia Đông Ăm Pham tỉnh Attapeu, CHDCND Lào”. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng ở VQG Đông Ăm Pham.
  13. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm về cộng đồng Cộng đồng là một nhóm người sống trong một môi trường có những điểm tương đối giống nhau, có những mối quan hệ nhất định với nhau (Korten, 1987). Cộng đồng trong khái niệm quản lý rừng cộng đồng (QLRCĐ), được giới hạn là tập hợp của các cá nhân trong một thôn bản gần rừng gắn bó chặt chẽ với nhau qua hoạt động sản xuất, sinh hoạt và đời sống văn hoá xã hội (FAO, 2000). Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương (Luật bảo vệ và phát triển rừng, 2004). Theo Tô Duy Hợp và cộng sự (2000) thì cộng đồng là một thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức (chặt chẽ hoặc không chặt chẽ), là một nhóm người cùng chia sẻ và chịu ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên. Cộng đồng là những công dân cư trú trong một khu vực địa lý nhất định hợp tác với nhau vì lợi ích chung hoặc chia sẻ những văn hóa chung. Cộng đồng có 3 đặc trưng: cùng trong khu vực địa lý, hợp tác với nhau và chia sẻ những giá trị văn hóa chung (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005). Hoskin (1994) cho rằng: “Sự tham gia là sự thực hiện trồng và quản lý rừng của Nam và Nữ trong cộng đồng với sự hỗ trợ bên ngoài cộng đồng”. FAO (1982): “Sự tham gia của người dân như là một quá trình mà qua đó người nghèo nông thôn có khả năng tự tổ chức và như các tổ chức của
  14. 4 chính họ, có khả năng nhận hết nhu cầu của chính mình và tham gia trong thiết kế thực hiện và đánh giá các phương án tại địa phương”. Hội nghị FAO (1983) lại đưa ra khái niệm: “Sự tham gia của người dân như là sự hợp tác chặt chẽ của họ tới mức người”. Sự tham gia của cộng đồng là sự chia sẻ của cộng đồng đối với các hoạt động cụ thể trong việc xác định các mục tiêu, xác định nội dung cụ thể, triển khai tổ chức thực hiện, giám sát đánh giá và vận hành tài nguyên thiên nhiên. Quản lý rừng dựa vào cộng đồng là một trong những mô hình quản lý rừng đang thu hút sự quan tâm ở cấp Trung ương và địa phương (Nguyễn Bá Ngãi, 2005). Xét về mặt lịch sử Việt Nam, rừng cộng đồng đã tồn tại từ lâu đời, gắn liền với sự sinh tồn và tín ngưỡng của các cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng. Đặc biệt, trong vài năm gần đây, xuất phát từ yêu cầu quản lý rừng, một số địa phương đã triển khai giao đất, giao rừng cho cộng đồng (làng bản , nhóm hộ...) quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, theo đó, cộng đồng với tư cách như một chủ rừng. Ngoài ra, các cộng đồng còn tham gia nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng của các tổ chức Nhà nước. Thực tiễn một số nơi đã chỉ rõ quản lý rừng dựa vào cộng đồng địa phương sống gần rừng là mô hình quản lý rừng có tính khả thi về kinh tế - xã hội, phù hợp với tập quán sản xuất truyền thống của nhiều dân tộc ở Việt Nam (Nguyễn Bá Ngãi, 2005 ). Quản lý rừng cộng đồng đang trở thành một trong những phương thức quản lý rừng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và tồn tại song song với các phương thức quản lý khác như quản lý rừng của hệ thống sản xuất kinh doanh lâm nghiệp nhà nước, quản lý rừng tư nhân. Trong thực tiễn, có nhiều hình thái biểu hiện khác nhau, đa dạng và phong phú của phương thức quản lý rừng này càng khẳng định vai trò của quản lý rừng cộng đồng như rừng và đất rừng do cộng đồng tự công nhận và quản lý từ lâu đời; rừng và đất rừng sử
  15. 5 dụng vào mục đích lâm nghiệp được chính quyền địa phương giao cho cộng đồng quản lý, sử dụng ổn định lâu dài; rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp của các tổ chức nhà nước khoán cho các cộng đồng khoán bảo vệ, khoanh nuôi và trồng mới theo hợp đồng khoán rừng; rừng và đất rừng của hộ gia đình và cá nhân là thành viên trong cộng đồng tự liên kết lại với nhau thành các nhóm cộng đồng (nhóm hộ) cùng quản lý để tạo nên sức mạnh để bảo vệ, hỗ trợ, đổi công cho nhau trong các hoạt động lâm nghiệp (IUCN, 2009). 1.1.2. Khái niệm về Vườn Quốc gia VQG là khu rừng được thành lập để mục đích bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên động vật, thực vật, hệ sinh thái rừng và nguồn tài nguyên có giá trị khác, di tích lịch sử, văn hóa, du lịch, môi trường, giáo dục và nghiên cứu khoa học (Luật Lâm nghiệp Lào, 2007). Theo định nghĩa của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN, 1994) thì vườn quốc gia là: Khu vực tự nhiên của vùng đất và/hoặc vùng biển, được chọn để bảo vệ tình trạng nguyên vẹn sinh thái của một hay nhiều hệ sinh thái cho các thế hệ hiện tại và tương lai, loại bỏ việc khai thác hay chiếm giữ không thân thiện đối với các mục đích của việc chọn lựa khu vực và chuẩn bị cơ sở cho các cơ hội tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí và thăm quan, tất cả các cơ hội đó phải có tính tương thích về văn hóa và môi trường. Theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, thay thế cho Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2001 về Quy chế quản lý rừng thì vườn quốc gia là một dạng rừng đặc dụng, được xác định trên các tiêu chí sau: Vườn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc
  16. 6 đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp. Vườn quốc gia được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng và hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái. Vườn quốc gia được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinh thái đặc trưng; các loài động vật, thực vật đặc hữu; về diện tích tự nhiên của vườn và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của vườn. VQG là khu bảo tồn thiên nhiên do nhà nước quyết định thành lập, nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác và phá hủy giới tự nhiên trong đó nhằm bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái, bảo tồn nguyên vị loài động vật, thực vật, bảo tồn nguồn gen tự nhiên có giá trị khoa học, kinh tế, giải trí, giáo dục và thẩm mĩ. Hệ thống sinh thái trong khu VQG phải được giữ nguyên trạng, không có sự can thiệp của con người vào môi trường vật lí và các hệ động vật, thực vật. Các mối quan hệ qua lại giữa hệ sinh vật và môi trường, giữa các hệ sinh vật và bên trong mỗi hệ sinh vật vận hành theo quy luật cân bằng tự nhiên. Các chức năng sản xuất, điều hoà và bảo vệ trong hệ thống triển khai một cách bình thường. VQG là đối tượng quản lí theo một quy chế nghiêm ngặt do nhà nước ban hành. VQG được phân thành 3 phân khu: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu hành chính - dịch vụ. Các khu dịch vụ dành cho hoạt động tham quan, giải trí và trụ sở cơ quan quản lí; có thể thiết kế đường xá, vườn cây, hồ nước và công trình phục vụ khách tham quan. Để bảo đảm an toàn việc bảo tồn các hệ động vật, hệ thực vật, hệ sinh thái có vùng đệm. Vùng đệm là vùng đất đai được phép khai thác hạn chế vì mục đích dân sinh nằm liền kề với VQG hay khu bảo tồn thiên nhiên, là hành lang an toàn bảo vệ, kiểm soát, ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài vào VQG. VQG thường được xây dựng tại các danh lam thắng cảnh, nơi có nhiều tài nguyên quý giá, nhất là tài nguyên sinh vật, dùng làm nơi
  17. 7 nghiên cứu tự nhiên nguyên sinh hoặc làm nơi du lịch, nghỉ ngơi. VQG đầu tiên trên thế giới là VQG Yelâuxtân (Yellowstone) ở Hoa Kì, xây dựng vào năm 1872. 1.2. Quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của ngƣời dân 1.2.1. Trên thế giới Trong nhiều thập kỷ qua, có nhiều công trình nghiên cứu nhằm nỗ lực thay đổi chiến lược bảo tồn tài nguyên rừng, nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng. Một chiến lược bảo tồn được hình thành và khẳng định tính ưu việt, đó là liên kết quản lý VQG và KBT với các hoạt động sinh kế của người dân địa phương, cần thiết có sự tham gia bình đẳng của các cộng đồng trên cơ sở tôn trọng nên văn hóa trong quá trình xây dựng các quyết định (Nguyễn Văn Trang, 2014). Nhìn chung, các VQG đều được thiết lập vì mục đích chung của Quốc gia, ít nghĩ đến các nhu cầu và mong muốn của người dân địa phương (Đinh Đức Thuận, 2005). Phương thức quản lý của nhiều VQG chủ yếu bao gồm việc ngăn cấm người dân địa phương xâm nhập vào VQG và khai thác tài nguyên rừng. Tại các nước Đông Nam Á, phương thức này tỏ ra không thích hợp vì để duy trì sự đa dạng sinh học thì người dân địa phương bị mất quyền tiếp cận với nguồn tài nguyên rừng, trong khi sự phụ thuộc của họ vào tài nguyên rừng là rất lớn. Các kết quả nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định rằng để quản lý thành công cần dựa trên mô hình quản lý gắn bảo tồn đa dạng sinh học với bảo tồn văn hóa của người dân địa phương. Tại VQG Kakadu (Australia), người dân địa phương chẳng những được sống với VQG một cách hợp pháp mà họ còn được thừa nhận là chủ hợp pháp của VQG và được tham giam quản lý thông qua các đại diện các đại diện của họ trong ban quản lý (Trần Ngọc Thể, 2009).
  18. 8 Các tác giả Dorji, D.C. Chavada, B. Thinley và Wangchuks (2005) cho rằng rừng chủ yếu là nguồn cung cấp gỗ xây dựng và làm hàng rào, cung cấp củi, nơi chăn thả và chuông trại cho gia súc (Trần Ngọc Thể, 2009). Chúng cũng cung cấp một phần lớn những yêu cầu về thức ăn gia súc, lợi tức, công ăn việc làm và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất và nước trên vùng đất dốc (FAO, 1996). Theo Gadgil và VP. Vartok năm 1976 trong tác phẩm: “Những lùm cây thiêng miền Tây dãy Ghats ở Ấn Độ” cho rằng người dân địa phương ở Ấn Độ đã bảo vệ được các đám rừng từ dưới 0,5 ha đến 10 ha dưới dạng lùm cây thiêng để thờ các vị thần của lùm cây. Việc thờ cúng tại những lùm cây thiêng đó được hình thành từ các xã hội chuyên về săn bắn và hái lượm. Việc lấy ra bất cứ sản phẩm nào đều bị cấm kỵ. Với nạn phá rừng ngày càng tăng, những lùm cây đó đã trở thành những di sản còn lại của rừng tự nhiên và do đó đã trở nên quan trọng trong việc thu lượm một số sản phẩm như: Cây thuốc, lá rụng, gỗ khô…Việc khai thác gỗ đã bị cấm nhưng đôi khi vẫn xảy ra tình trạng khai thác gỗ trộm (FAO, 1996). Các tác giả Apple Gate, G.B và Gilmour, D.A (1987), khi nghiên cứu kinh nghiệm tác nghiệp trong việc quản lý phát triển rừng tại vùng đồi Nêpan đã nhận thấy có mỗi quan hệ giữa rừng và các hệ canh tác hỗn hợp ở trung du miền núi. Tác giả cho rằng các hệ canh tác phụ thuộc nhiều vào rừng đang bị suy thoái nhanh. Sự bền vững lâu dài của các hệ canh tác phụ thuộc vào việc gia tăng về diện tích dưới bất cứ các dạng che phủ thực vật nào. Sự tham gia của người dân địa phương tại một số nước khu vực Đông Nam Á vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học là một biện pháp cần thiết và thường có hiệu quả. Nỗ lực của các cơ quan chính phủ nhằm đưa dân chúng ra khỏi VQG đã không mang lại kết quả như mong muốn trên cả phương diện quản lý TNR và kinh tế xã hội. Việc đưa người dân vốn quen sống trên địa bàn của họ đến một nơi mới và khi đó lực lượng khác có thể xâm lấn và khai
  19. 9 thác TNR mà không có người bảo vệ. Người dân địa phương có nhiều kiến thức cổ truyền về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và các thể chế cộng đồng đã tỏ ra có hiệu quả trong việc quản lý các nguồn tài nguyên này. Thái Lan là một nước được các nước trong khu vực và các nước trên thế giới đánh giá cao về những thành tựu trong công tác xây dựng các phương trình bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng. Ở đây, sử dụng đất đai được thông qua chương trình làng rừng, hộ nông dân được giao đất nông nghiệp, đất thổ cư, đất để trồng rừng. Người nông dân được Chính phủ cấp giấy, chứng nhận quyền sử dụng đất và có trách nghiệm quản lý đất, không được chặt hoặc sử dụng cây rừng. Việc cấp giấy chứng quyền sử dụng đất hợp phát đã làm gia tăng mức độ an toàn cho người được nhận đất. Do vậy, đã ảnh hưởng tích cực về việc khuyến khích đầu tư và tăng sức sản xuất của đất. Chiến lược quốc gia của Philippines về bảo tồn đa dạng sinh học chỉ ra rằng: “ Điều chủ chốt dẫn đén thắng lợi cho bảo tồn đa dạng sinh học là phải bảo đảm rằng các cộng đồng địa phương, những người ít bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi mọi quyết định về chính sách liên quan đến môi trường, sẽ tham gia vào quá trình lập kế hoạch và quản lý đối với bảo tồn đa dạng sinh học” (Lê Sỹ Trung, 2005; Denr và TCSD, 1994). Tác giả Peluso (1986) tại Indonesia, đã cho rằng “Các ảnh hưởng qua lại giữa đất và rừng của nhà nước như: Rừng sản xuất, rừng trồng, rừng tự nhiên điều đã được nghiên cứu. Sản phẩm là những mặt hàng sinh lời được và khó quản lý đối với các cơ quan Lâm nghiệp nhưng nó có giá trị to lớn đối với người dân địa phương”. Kế hoạch hành động đa dạng sinh học ở Indonesia cũng ghi nhận rằng: Việc tăng cường sự tham gia của công chúng, đặc biệt là cộng đồng sinh sống bên trong và phụ thuộc vào các vùng có tính đa dạng sinh học cao, là mục tiêu chính của kế hoạch hành động và là điều kiện tiên quyết đối với việc thực hiện kế hoạch (Lê Sỹ Trung, 2005; Bappenas, 1993).
  20. 10 Theo Bink Man W.1988 trong tài liệu giới thiệu nghiên cứu định hình chi tiết về Làng Ban Pong tỉnh Sisaket (Thái Lan) chỉ ra rằng các tầng lớp nghèo phải phụ thuộc vào rừng để chăn thả gia súc và thu hải tài nguyên lâm sản như: Củi đun và hoa quả trong rừng [9]. Đây là một minh họa rất cần thiết của người dân đia phương tham gia vào việc lập kế hoạch và thiết kế các dự án phát triển (FAO, 1996). Năm 1980, Conklin, H.C. Trong lập ATLAT, cung cấp một mô tả chi tiết về các mối tương quan giữa rừng, lương thực và nước, giữa những người xây dựng ruộng bậc thang làm lúa nước và những người làm canh tác nương rẫy. Việt Nam so với các nước trên thế giới và khu vực thì lịch sử thành lập các khu rừng đặc dụng tương đối sớm. Từ những năm 1960, Nhà nước Việt Nam đã ban hành rất nhiều văn bản pháp qui, chỉ thị và chính sách liên quan đến bảo vệ rừng. Từ những năm 1980, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu có những quan tâm đặc biệt tới phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Nhiều văn bản pháp quy liên quan đến các VQG đã được ban hành, nhiều dự án, chuơng trình lớn được thực hiện đã tạo ra nền tảng để nâng cao nhận thức và các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự hiểu biết về bảo tồn thiên nhiên nói chung và VQG nói riêng còn rất nhiều bất cập, nhất là đối với các cộng đồng sinh sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa (Phạm Văn Dũng, 2011). Donovan et al. (1997), đã đề cập đến các sản phẩm từ rừng và sức ép của người dân địa phương vào rừng. Nhóm tác giả đã chỉ ra rằng: Diện tích rừng già ở miền núi phía Bắc Việt Nam đã giảm sút nghiêm trọng do việc khai thác gỗ, củi và các lâm sản khác như: tre nứa, nấm, cây dược liệu, động vật hoang dã và được xem là nguồn sinh kế chủ yếu của người dân miền núi. Kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Lân (1999) và các cộng sự, đã đưa ra kết luận: Các nông hộ trong vùng đệm Pù Mát có sự gắn bó chặt chẽ với
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1